Mất ngủ trong nghiện rượu: biểu hiện lâm sàng và cách điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

mất ngủ trong nghiện rượu

Tác giả: PGS.TS. Bùi Quang Huy

Bài viết Mất ngủ trong nghiện rượu: biểu hiện lâm sàng và cách điều trị được trích trong sách Rối loạn giấc ngủ (tái bản lần thứ nhất) của Nhà xuất bản Y học.

1. Dịch tễ học của nghiện rượu

– Tuổi: nghiện rượu hay gặp ở lứa tuổi 30 trở lên. số người nghiện rượu tăng nhanh theo lứa tuổi, khoảng 70% số người nghiện rượu ở độ tuổi dưới 40 và 90% số người nghiện rượu ở độ tuổi dưới 50.

– Giới: tỳ lệ người nghiện rượu nam/nữ khoảng 8/1. Trong lâm sàng, tuyệt đại đa số bệnh nhân nghiện rượu là nam.

– Nghề nghiệp: nghiện rượu gặp ở mọi nhóm nghề nghiệp trong xã hội. Các nhóm nghề lao động chân tay, bồi bàn, kinh doanh… có tỷ lệ nghiện rượu cao hơn hẳn các nhóm nghề nghiệp khác.

– Trình độ học vấn: nghiện rượu gặp ở mọi loại trình độ học vấn, từ mù chữ đến những người có trình độ trên đại học. Ở Việt Nam, có tới 80% số người nghiện rượu tốt nghiệp phổ thông trung học.

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu

Ngày nay, hầu hết các tác giả đã thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu như sau:

– Thời gian uống rượu liên tục trên 10 năm.

– Lượng rượu uống hàng ngày là từ 300ml rượu 40 độ cồn trở lên.

3. Sự hấp thu của rượu

Sự hấp thu của rượu diễn ra ở đường tiêu hoá, chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng. Thời gian hấp thu của rượu phụ thuộc vào lượng thức ăn có trong dạ dày. Nếu dạ dày đầy thức ăn thì thời gian hấp thu chậm vì rượu mất thời gian nằm trong dạ dày. Các thức ăn có nhiều mỡ sẽ làm chậm việc hấp thu rượu.

Rượu đi qua màng tế bào dễ dàng, phụ thuộc vào những yếu tố sau:

– Sự chênh lệch về nồng độ.

– Tính thấm của màng hấp thu.

– Tốc độ lưu chuyển của máu.

Rượu được hấp thu nhanh nhất khi có nồng độ từ 10 đến 30 độ cồn, trên và dưới nồng độ này thì tốc độ hấp thu đều chậm lại. Khoảng 5% lượng rượu hấp thu được thải trừ nguyên vẹn qua nước tiểu, hơi thở, mồ hôi, còn 95% lượng rượu sẽ được chuyển hoá tại gan.

4. Biểu hiện lâm sàng của nghiện rượu

4.1. Giai đoạn 1 (giai đoạn suy nhược thần kinh)

Bệnh nhân thích uống rượu và lượng rượu cũng tăng dần. Mỗi ngày bệnh nhân uống tối đa được 500ml rượu 40 độ cồn.

Sau khi say rượu, bệnh nhân mất dần phản xạ nôn nên bệnh nhân sẽ bị ngộ độc rượu nặng hơn. Bệnh nhân có thể có các cơn say rượu bệnh lý biểu hiện bằng tình trạng rối loạn ý thức trầm trọng xuất hiện sau khi uống rượu. Trong cơn say rượu bệnh lý, bệnh nhân có thể đập phá, đánh người… và kết thúc đột ngột bằng một giấc ngủ. Khi tỉnh dậy thì bệnh nhân không nhớ những gì xảy ra trong cơn.

Bệnh nhân dần thay đổi tính tình, hay đa nghi, hay quấy nhiễu và độc ác. Bệnh nhân hay quên, mất ngủ, trí nhớ và chú ý kém, hay mệt mỏi.

Nêu bệnh nhân cai rượu ở giai đoạn này thì khả năng lao động lại phục hồi hoàn toàn.

4.2. Giai đoạn 2 (giai đoạn có hội chứng cai)

Giai đoạn này, bệnh nhân thực sự trở thành nghiện rượu. Họ thèm rượu thường xuyên và không thể kiềm chế. Sau một khoảng thời gian nhất định, bệnh nhân lại phải uống rượu để giảm cơn thèm, nếu không được uống rượu tiếp tục thì họ sẽ có hội chứng cai rượu.

Khả năng uống rượu của bệnh nhân ở giai đoạn này tăng đến cực điểm, họ có thể uống mỗi ngày 1500ml đến 2000ml rượu 40 độ cồn. Bệnh nhân luôn trong tình trạng căng thẳng, hành vi hung bạo, độc ác, nhân cách biến đổi trầm trọng, bê tha.

4.3. Giai đoạn 3 (giai đoạn có bệnh não thực tổn do rượu)

Trong giai đoạn này, triệu chứng thèm rượu của bệnh nhân có xu hướng giảm đi, bớt lè nhè và bớt quấy nhiễu hơn trước. Khả năng dung nạp rượu của bệnh nhân giảm nhiều, họ có thể say sau khi uống chừng 150 đến 200ml rượu 40 độ cồn. Nhân cách của bệnh nhân rất suy đồi, họ bất chấp tất cả mà chỉ suy nghĩ đến rượu. Bệnh nhân có các hoang tưởng ghen tuông, cảm xúc căng thẳng, chống đối xã hội, hành vi thô bạo, chú ý và trí nhớ rất kém.

Bệnh nhân có các bệnh não thực tổn do rượu gây ra như bệnh Korsakov, bệnh viêm não Wernicke và mất trí do rượu. Trên phim chụp CT.Scan não sẽ thấy có hình ảnh teo não. Hình ảnh teo não được coi là hậu quả trực tiếp của rượu trên não và hậu quả của tổn thương gan gây ra. Các bệnh lý về gan gây cản trở việc nuôi dưỡng não, từ đó gây teo não.

5. Hội chứng cai rượu

Hội chứng cai rượu à hội chứng xuất hiện ở những người nghiện rượu nhưng đã ngừng uống rượu môt cách đột ngột hoặc giảm đáng kể lượng rượu uống hàng ngày.

5.1. Lý do ngừng uống rượu

– Bệnh nội khoa: chiếm 75% các lý do gây ngừng uống rượu ở bệnh nhân nghiện rượu. Các bệnh mà họ hay gặp phải là nhiễm trùng, cao huyết áp, viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm gan, xơ gan, viêm cầu thận mạn tính…

– Bệnh ngoại khoa: chiếm 20% số trường hợp cai rượu; đó là các chấn thương; các bệnh đòi hỏi phải vào viện phẫu thuật như đau ruột thừa, viêm tụy cấp

– Tự cai: chỉ chiếm 5% số trường hợp cai rượu.

5.2. Triệu chứng của hội chứng cai rượu

– Thèm rượu mãnh liệt: Triệu chứng này xuất hiện ở tất cả cá bệnh nhân cai rượu. Bệnh nhân thèm rượu đến mức mọi suy nghĩ và hành động chỉ tập trung vào việc sao cho có rượu uống để giảm bớt cơn thèm rượu.

– Run tay chân: triệu chứng này xuất hiện rất sớm sau khi ngưng uống rượu chừng 2-3 giờ. Bệnh nhân thường run tay biên độ nhỏ, họ đi đứng loạng choạng. Họ không làm được các nghiệm pháp giữ thăng bằng. Run có thể xảy ra ở miệng hay ở mặt của bệnh nhân.

– Ăn ít, nôn, buồn nôn: bệnh nhân luôn trong tình trạng chán ăn, thậm chí không ăn gì. Bệnh nhân luôn cảm thấy buồn nôn, nôn khan hay họ nôn hết thức ăn vừa ăn được.

– Mất ngủ: đây là triệu chứng rất hay gặp trong cai rượu. Mất ngủ thường sẽ xuất hiện ngay vào tối đầu tiên sau khi cai rượu. Lúc này bệnh nhân rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và thường xuyên gặp ác mộng. Giấc ngủ của bệnh nhân rất ngắn, giấc ngủ chập chờn, thường hay thức giấc giữa chừng, mỗi khi ngủ dậy họ đều thấy cơ thể của mình rất mệt mỏi. Tình trạng mất ngủ này tăng dần và đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3 đến thứ 5 sau cai rượu, lúc này rất có thể bệnh nhân mất ngủ hoàn toàn.

– Rối loạn thần kinh thực vật: bệnh nhân có mạch nhanh trên 100 lần/phút, mồ hôi ra như tắm mặc dù thời tiết không nóng; kèm theo, bệnh nhân có huyết áp cao và huyết áp tối đa có thể đạt tới 180-200mmHg. Tuy nhiên, huyết áp của bệnh nhssn không phải cao thường xuyên mà giao động, lúc cao, lúc lại trở về bình thường. Thân nhiệt của bệnh nhân có thể tăng tới 38-39 độ C do run cơ và gây ra tình trạng mất nước, mất điện giải.

– Lo lắng quá mức: bệnh nhân lo lắng nhiều vào ngày thứ 2 của cai rượu. Họ luôn có cảm giác lo lắng mơ hồ sẽ có điều gì đó không lành xảy ra với họ. Bệnh nhân có lú lẫn, timhf trạng này tăng tăng lên vào buổi tối.

– Kích động tâm thần vận động: bệnh nhân la hét, chửi bới, đập phá đồ đạc, đánh vợ, con… để có tiền uống rượu.

– Hoang tưởng và ảo giác: Các triệu chứng này thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến thứ 5 của cai rượu. Khoảng 85% số bệnh nhân cai rượu sẽ có ảo thanh thật, là các tiếng người không có thật, nhưng bệnh nhân nghe thấy rất rõ ràng, vọng từ ngoài môi trường vào đầu bệnh nhân. Nội dung của ảo thanh thường là những tiếng chửi rủa bệnh nhân khiến họ thấy rất hoảng sợ.

Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện ảo thị, chúng là những hình ảnh không có thật như việc bệnh nhân nhìn thấy các động vật nhỏ (chim, chuột, côn trùng) hoặc các hình ảnh rất ghê rợn mà bệnh nhân cho rằng mình nhìn thấy ma quỷ.

Khoảng 65% số bệnh nhân cai rượu là có hoang tưởng. Hoang tưởng xuất hiện ở những bệnh nhân này thường là hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng bị hại.

– Cơn co giật kiểu động kinh: đây là triệu chứng trầm trọng nhất của hội chứng cai rượu. Bệnh nhân có các cơn co giật xuất hiện lần lượt theo các giai đoạn co cứng, co giật, doãi mềm và hôn mê ngắn. Các cơn co giật này hay xảy ra ở ngày thứ 3 đến thứ 5 của cai rượu, nó xuất hiện khi hội chứng cai đạt đên đỉnh điểm và báo hiệu bệnh nhân sắp vào sảng rượu.

5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai rượu theo DSM-5

A. Ngừng rượu đột ngột hay giảm sử dụng rượu trên người đã và đang sử dụng rượu số lượng nhiều và trong một thời gian dài.

B. Hai (hoặc nhiều hơn) các biểu hiện dưới đây phát triển trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi ngừng (hoặc giảm) việc sử dụng rượu được mô tả trong tiêu chuẩn A.

(1) Tăng hoạt động tự động (ví dụ đổ mồ hôi hoặc nhịp tim >100 chu kỳ/phút).

(2) Tăng run tay.

(3) Mất ngủ.

(4) Buồn nôn hoặc nôn.

(5) Có xuất hiện ảo giác thị giác, ảo giác xúc giác, ảo thanh hoặc ảo tưởng…

(6) Kích động tâm thần vận động.

(7) Lo âu.

(8) Co cứng-co giật toàn thể.

C. Các dấu hiệu hay triệu chứng trong tiêu chuẩn trong mục B gây tổn thương đáng kể trên lâm sàng hay gây suy giảm chức năng xã hội-nghề nghiệp và các lĩnh vực quan trọng khác.

D. Các dấu hiệu và triệu chứng trên không liên quan đến tình trạng bệnh lý cơ thể và không được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn tâm thần khác; bao gồm nhiễm độc hoặc cai một chất khác.

5.4. Điều trị nghiện rượu

– Cần điều trị bệnh nhân nghiện rượu tại bệnh khoa tâm thần. Bệnh nhân được cắt rượu tuyệt đối và cho thuốc sớm theo đơnn sau:

(1) Diazepam 10mg x 2 ống/ngày; tiêm bắp sáng 1 ống, tối 1 ống.

(2) Vitamin BI 0,1 x 2 ống/ngày; tiêm bắp sáng 1 ống, tối 1 ống.

(3) Ringer lactat 500ml xx 2 chai, truyền tĩnh mạch 40 giọt/phút.

(4) Piracetam lg xx 4 ống/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm.

– Dùng thuốc trên 3 ngày, sau đó chuyển sang thuốc uống như sau:

(ỉ) Diazepam 5mg x 2 viên/ngày; sáng uống 1 viên, tối uống 1 viên.

(2) Vitamin BI 0,1 x 2 viên/ngày; sáng uống 1 viên, tối uống 1 viên.

(3) Piracetam 0,4g x 8 viên/ngày; uống sáng 4 viên, chiều 4 viên.

– Uống tiếp 5 ngày, sau đó chuyển sang đom thuốc sau:

(1) Olanzapine 10mg x 1 viên/ngày, uống buổi tối.

(2) Amitriptylin 25mg x 4 viên/ngày; uống sáng 2 viên, tối 2 viên.

Uống đơn trên 2 tuần, sau đó chuyển sang điều trị chống tái nghiện rượu bằng uống esperal 500mg X 1/2 viên/ngày, uống buổi sáng. Nên bắt đầu uống thuốc này 2-3 ngày trước khi ra viện. Thời gian uống thuốc ít nhất 2 năm để tránh tái nghiện. Do esperal ức chế men ADH2, khiến quá trình chuyển hoá rượu bị dở dang và dừng lại ở aldehyd. Neu bệnh nhân tiếp tục uống rượu thì nồng độ aldehyde trong máu sẽ tăng vọt (gấp hàng chục đến hàng trăm lần) và gây ra các phản ứng rất dữ dội như đau đầu, đánh trống ngực, đỏ da, sợ hãi, nôn, buồn nôn… làm bệnh nhân rất sợ rượu.

6. Sảng rượu

Sảng rượu là một cấp cứu tâm thần tối khẩn cấp, phát triển trên nền một hội chứng cai rượu nặng.Tỷ lệ tử vong của sảng rượu là 22-33% nếu như không có các biện pháp điều trị kịp thời.

6.1. Triệu chứng của sảng rượu

Sảng rượu thường xuất hiện sau cai rượu 3-5 ngày, có triệu chứng rất đa dạng và phong phú. Ba triệu chứng chính của sảng rượu gồm:

– Mất ngủ hoàn toàn: bệnh nhân mất ngủ trầm trọng, họ không ngủ được một tí gì trong vài ngày.

– Rối loạn ý thức: bệnh nhân bị rối loạn định hướng không gian (không biết đây là đâu), thời gian (không biết giờ là sáng hay chiều), rối loạn định hướng bản thân thường ít gặp. Nếu nặng, bệnh nhân sẽ có ý thức u ám và đi vào hôn mê.

– Hoang tưởng và ảo giác rất rầm rộ: bệnh nhân có các ảo thanh thật, ảo thị và hoang tưởng bị hại biểu hiện rất rầm rộ. Các hoang tưởng và ảo giác này rất rầm rộ và chi phối hành vi của bệnh nhân. Vì vậy, họ hay vùng chạy đột ngột, tấn công các kẻ thù vô hình… kết quả là có thể gây ra các tai nạn (ngã, sờ vào ổ điện, chém vào tay chân minh) và tử vong. Các triệu chứng của sảng rượu thường tăng lên về tối và giảm đi vào buổi sáng.

6.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán sảng rượu theo DSM-5

A. Rối loạn ý thức cùng với giảm sự tập trung, sự chú ý luôn xê dịch.

B. Rối loạn nhận thức: bệnh nhân gặp phải tình trạng giảm trí nhớ, rối loạn định hướng, rối loạn ngôn ngữ hay rối loạn khả năng quan sát.

C. Các rối loạn này thường xảy ra cấp tính (trong khoảng vài giờ đến vài ngày) và tiến triển có khuynh hướng giao động trong ngày.

D. Có bằng chứng về một hội chứng cai rượu.

6.3. Điều trị sảng rượu

Sảng rượu cần phải được điều trị trong phòng cấp cứu của khoa tâm thần, cần có đầy đủ bình oxy, máy hút và các thiết bị cấp cứu cần thiết khác. Cần tiến hành ngay các bước sau:

– Dùng 3 sợi dây to bản cố định bệnh nhân tại giường.

– Cho ngửi bông cồn hoặc cho uống rượu vang (30ml rượu 10 độ cồn mỗi lần, ngày 3 lần) để làm giảm nhẹ các triệu chứng của sảng rượu.

– Chế độ hộ lý cấp 1.

– Hút đờm dãi (nếu cần), thở oxy.

– Kiểm tra các xét nghiệm huyết học, chức năng gan, chức năng thận, đặc biệt là đường máu.

– Dùng thuốc:

(1) Diazepam 10mg x 2 ống/ngày; tiêm bắp sáng 1 ống, tối 1 ống.

(2) Vitamin BI 0,1 x 2 ống/ngày; tiêm bắp sáng 1 ống, tối 1 ống.

(3) Ringer lactat 500ml x 2 chai, truyền tĩnh mạch với tốc độ 40 giọt/phút.

(4) Piracetam 1g x 4 ống/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm.

+ Dùng thuốc trên 5 ngày, sau đó chuyển sang điều trị như bệnh nhân có hội chứng cai rượu. Cụ thể như sau:

(1) Diazepam 5mg x 2 viên/ngày; sáng uống 1 viên, tối uống 1 viên.

(2) Vitamin BI 0,1 x 2 viên/ngày; sáng uống 1 viên, tối uống 1 viên.

(3) Piracetam 0,4g x 8 viên/ngày, uống sáng 4 viên, chiều 4 viên.

+ Uống tiếp 5 ngày, sau đó chuyển sang đơn thuốc sau:

(1) Olanzapin 10mg x 1 viên/ngày, uống tối.

(2) Amitriptylin 25mg x 4 viên/ngày; uống sáng 2 viên, tối 2 viên.

+ Uống đơn trên 2 tuần, sau đó chuyển sang điều trị chống tái nghiện rượu bang esperal 500mg x 1/2 viên/ngày, uống vào buổi sáng, thời gian bắt đầu uống thuốc từ 2-3 ngày trước khi ra viện. Thời gian uống thuốc ít nhất 2 năm để tránh tái nghiện.

6.4. Điều trị cai rượu bằng naltrexone

Rượu vào cơ thể được chuyển hoá qua nhiều giai đoạn với nhiều chất trung gian chuyển hoá khác nhau. Một trong những sản phẩm chuyển hoá dở dang của rượu là acetaldehyd. Chất này liên kết với monoamin ở não để tạo thành tetra isoquinolin. Đây chính là chất có tác dụng giống morphin, vì thế khi chúng gắn lên các thụ cảm thể morphin trong não sẽ tạo ra khoái cảm cho bệnh nhân. Chính các khoái cảm do chất này tạo nên khiến bệnh nhân thích uống rượu, uống ngày càng thường xuyên và số lượng ngày càng tăng. Khi chúng ta dùng naltrexone trong điều trị cho những người nghiện rượu, các thụ cảm thể morphin trên não sẽ bị naltrexone ức chế. Chất tetra isoquinolin không tác dụng được lên các thụ cảm thể morphin nữa, do vậy bệnh nhân sẽ không còn cảm giác khoái cảm khi uống rượu. Do cảm giác khoái cảm của bệnh nhân khi uống rượu không còn nữa.

– Diễn biến điều trị nghiện rượu của naltrexone (natrex, nodict) như sau:

+ Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân giảm được 50% lượng rượu uống mỗi ngày

+ Sau 2 tháng điều trị, bệnh nhân giảm được 70% số lượng rượu uống mỗi ngày (chỉ còn uống được 300ml rượu 40 độ cồn mỗi ngày).

+ Sau khoảng 3 tháng điều trị, bệnh nhân căn bản kiểm soát được hành vi uống rượu của họ và họ có thể bỏ rượu hoàn toàn.

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần phải uống thuốc điều trị củng cố tiếp tục trong ít nhất 2 năm tiếp theo để tránh tái phát bệnh.

– Liều dùng: naltrexone 50mg x 1 viên/ngày, uống vào buổi sáng.

– Ưu điểm của phương pháp cai rượu bằng naltrexone:

+ Bệnh nhân không phải ngừng rượu đột ngột vì vậy sẽ không có hội chứng cai rượu.

+ Do không xuất hiện hội chứng cai rượu nên bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú.

+ Lượng rượu uống hàng ngày giảm từ từ nên bệnh nhân có thể dễ chấp nhận hơn.

+ Có thể uống rượu khi cần thiết mà không sợ bị các phản ứng khó chịu như đối với esperal.

– Nhược điểm của phương pháp này là:

+ Thời gian cai rượu kéo dài, không có lợi cho bệnh nhân đã có biểu hiện suy gan, thận, cao huyết áp, các bệnh não do rượu…

+ Khó cai rượu một cách tuyệt đối bởi bệnh nhân vẫn có thể uống được một lượng rượu nhỏ.

+ Giá thành của thuốc đắt hơn nhiều so với esperal.

– Áp dụng cụ thể cho từng trường hợp:

+ Bệnh nhân nghiện rượu đã có tổn thương chức năng gan, thận, cao huyết áp, xuất huyết tiêu hoá… cần phải điều trị nội trú, cắt cơn cai rượu bang seduxen và vitamin Bl; sau đó điều trị củng cố bằng esperal.

+ Bệnh nhân lạm dụng rượu, nghiện rượu nhưng thể trạng chung còn tốt, chưa tổn thương gan thận và các bệnh thực tồn như đã nêu trên, có thể điều trị ngoại trú bằng naltrexone.

CÔNG THỨC CHUNG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ

(1) Clomipramine 25mg x 2 viên, uống buổi tối.

(2) Olanzapine 10mg x 1 viên/ngày, uống buổi tối.

(3) Bromazepam 6mg x 1/4 viên, uống buổi tối.

Giải thích:

– Mất ngủ do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: trầm cảm, hưng cảm, tâm thần phân liệt, lo âu, mất ngủ mãn tính, sau cai rượu và ma tuý.

+ Clomipramine là thuốc chống trầm cảm, lo âu, có tác dụng gây ngủ rất tốt, thuốc rất ít tác dụng phụ; vì vậy, có hiệu quả điều trị tốt cho trầm cảm, lo âu, mất ngủ mãn tính. Thuốc còn dùng để phối hợp với olanzapine để điều trị các triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt. Các bệnh nhân sau cai rượu, ma tuý đều có trầm cảm, lo âu nên thuốc cho kết quả tốt. Clomipramine không có tác dụng cho cơn hưng cảm, nhưng cũng không gây ảnh hưởng xấu đến các triệu chứng của cơn này.

+ Olanzapine là thuốc an thần thế hệ mới, thuốc có tác dụng chống loạn thần (tốt cho tâm thần phân liệt, loạn thần do rượu, ma tuý), chống trầm cảm nhẹ (tốt cho trầm cảm), an dịu (tốt cho lo âu), gây ngủ tốt. Ngoài ra, thuốc olanzapine còn có tác dụng chỉnh khí sắc. Vì vậy, thuốc dùng tốt cho tất cả các

trường hợp gây mất ngủ đã nêu trên. Thuốc rất ít tác dụng phụ, an toàn khi dùng quá liều.

+ Bromazepam là thuốc binh thần, có tác dụng giảm lo âu nhanh, tạo ra giấc ngủ giống với giấc ngủ tự nhiên. Với liều rất thấp (chi l,5mg/tối) thì thuốc không gây ra tình trạng phụ thuộc thuốc, do đó, có thể điều trị lâu dài.

– Ưu điểm: bác sĩ không cần có kiến thức sâu rộng về tâm thần; công thức đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền.

– Nhược điểm: trong từng trường hợp cụ thể, có thể có 1 thứ thuốc không cần thiết phải sử dụng; tuy nhiên, việc sử dụng chúng cũng không ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị mất ngủ.

– Thời gian điều trị: tối thiểu 18 tháng do các bệnh nêu trên đều là bệnh mạn tính, tiến triển kéo dài; vì vậy, liệu trình điều trị phải kéo dài tối thiểu 18 tháng, thậm chí nhiều năm hoặc suốt đời.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here