Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nhẹ và cách điều trị hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nhẹ và cách điều trị hiệu quả

Bạn đang gặp vấn đề sau mỗi lần đi đại tiện. Đau rát, ngứa ngáy, châm chích, thậm chí có đôi lần còn chảy máu tươi. Bạn đang lo lắng không biết liệu có phải mình đã mắc bệnh trĩ hay không? Với triệu chứng như vậy là bệnh trĩ nhẹ hay là dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh nào khác? Bài viết của Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) dưới đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc đó. 

Bệnh trĩ nhẹ là như thế nào?

Bệnh trĩ nhẹ là như thế nào?
Bệnh trĩ nhẹ là như thế nào?

Bệnh trĩ nhẹ hay còn gọi là bệnh trĩ độ 1, ở những giai đoạn đầu, khi các búi trĩ mới chớm hình thành ở vùng hậu môn của người bệnh. Bản chất của búi trĩ là tĩnh mạch hậu môn bị thoái hóa và phình giãn lâu ngày dẫn đến sự kém đàn hồi, kích thước mạch máu lớn hơn bình thường.

Thời điểm này, búi trĩ kích thước còn khá nhỏ, mạch máu vẫn còn khả năng đàn hồi. Búi trĩ chỉ hơi phình ra khi đi đại tiện và cọ xát với bề mặt phân. Từ đó gây cảm giác đau rát, sau đó là ngứa châm chích bên trong hậu môn hoặc đôi khi chảy máu tươi.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nhẹ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nhẹ
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nhẹ

Chế độ ăn

  • Ăn nhiều đồ có tính cay nóng như ớt, tiêu, ít chất xơ.
  • Ăn nhiều đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh.
  • Sử dụng chất kích thích như rượu bia, cafe thường xuyên.
  • Uống không đủ 2 lít – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Chế độ sinh hoạt

  • Không thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
  • Thói quen ngồi lâu 1 chỗ, ít vận động.
  • Người lao động hay bê vác nặng.

Một số nguyên nhân khác

  • Mắc bệnh táo bón lâu năm.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người có khối u vùng đại tràng, tử cung gây tắc nghẽn lưu thông máu dẫn đến phình tĩnh mạch hậu môn.
  • Người cao tuổi, khả năng đàn hồi mạch máu kém khiến dễ bị sa búi trĩ.

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ
Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ, nam giới hay bát kỳ đối tượng nào ở giai đoạn đầu thường được nhận biết với một số triệu chứng cụ thể như: đại tiện khó khăn, đau rát hậu môn, đôi khi có thấy máu tươi. Hiện tượng rát, ngứa ngáy không biến mất ngày mà kéo dài khiến bệnh nhân khó chịu. Bên cạnh đó bệnh trĩ nhẹ còn được phát hiện với một số triệu chứng thực thể khác.

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại nhẹ

Do vị trí của búi trĩ ngoại là nằm dưới đường lược gần miệng hậu môn. Vì vậy khi búi trĩ có hiện tượng giãn ra, bệnh nhân có thể cảm nhận thấy phần thịt thừa hơi lòi ra ngoài mỗi lần đi đại tiện. Tuy nhiên búi trĩ sẽ tự co lại mà không cần tác động.

Triệu chứng bệnh trĩ nội nhẹ

Khác với bệnh trĩ ngoại, vị trí của búi trĩ nội ở phía trên. Do vậy nếu chưa gặp phải các vấn đề như đau rát, ngứa hay đại tiện ra máu thì bệnh nhân khó có thể phát hiện ra. Búi trĩ được nhìn thấy qua thăm khám bằng phương pháp nội soi.

Xem thêm: [Review] Top 7 thuốc điều trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay 

Tác hại khi không điều trị bệnh trĩ nhẹ

Trĩ nhẹ hay trĩ độ 1 dù không có nhiều triệu chứng và cản trở sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, bệnh trĩ nhẹ có khả năng sẽ tiến triển nặng hơn, kích thước của búi trĩ ngày một lớn dần, gây nhiều triệu chứng nặng hơn và bất tiện cho người bệnh. Điển hình là một số các vấn đề sau:

  • Đau rát, ngứa kéo dài: búi trĩ cọ xát với phân gây nên cảm giác đau rát cho người bệnh. Búi trĩ phát triển hơn, bệnh nhân càng cảm nhận rõ sự đau rát, khó chịu mỗi lần đại tiện và thấy ngứa châm chích kéo dài cả ngày. Không những vậy nó còn ảnh hưởng đến sự đóng mở của cơ hậu môn, làm rối loạn chức năng đại tiện của người bệnh.
  • Thiếu máu: thành mạch yếu dễ hư tổn khi bị giãn ra và cọ xát nhiều gây chảy máu. Tình trạng chảy máu mỗi ngày khi đi đại tiện sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu cho người bệnh.
  • Viêm nhiễm hậu môn: do búi trĩ theo thời gian sẽ có xu hướng sa xuống ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Các dịch tiết hậu môn theo đó cũng gây sự ẩm ướt, khó chịu cho người bệnh, và có thể gây viêm nhiễm sang vùng khác nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Cách điều trị bệnh trĩ nhẹ

Cách điều trị bệnh trĩ nhẹ
Cách điều trị bệnh trĩ nhẹ

Chữa bệnh trĩ nhẹ bằng phương pháp dân gian

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng phương pháp dân gian hiện nay đang được khá nhiều người tìm hiểu và làm theo. Tuy nhiên bạn cần dùng liên tục trong thời gian dài và kiên trì mới đạt được kết quả thực sự lâu bền. Bên cạnh đó bạn cần chọn lọc nguồn thông tin chính thống đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho bản thân.

  • Sử dụng rau diếp cá: bổ sung rau diếp cá vào thực đơn hàng ngày hoặc xay sinh tố, uống đều đặn 2 lần sáng và tối mỗi ngày. Rau diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde và quercetin là những hoạt chất có tác dụng gia tăng tính bền vững của thành mạch, kháng khuẩn tốt.
  • Lá trầu không: loại lá này được biết đến với tác dụng chống nhiễm khuẩn tốt, giảm ngứa châm chích cho người bệnh. Dùng lá trầu không sau khi đã rửa sạch, nấu với khoảng 3 lít nước. Sau đó ngâm ngập vùng hậu môn trong nước lá trầu không tối thiểu 20 phút mỗi ngày.
  • Nha đam: chất nhờn của cây nha đam chứa hàm lượng nước và khoáng chất lớn giúp làm mềm da vùng hậu môn và giảm sưng hiệu quả. Nha đam sau khi đã được làm sạch và lột bỏ vỏ. Sử dụng phần nhớt của nha đam để thoa trực tiếp lên hậu môn ngày 2 lần sáng và tối.
  • Lá chè xanh: ngoài trầu không thì chè xanh cũng là một loại lá có tính kháng khuẩn tốt, giúp làm giảm ngứa, giảm sưng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Sử dụng lá chè xanh nấu nước rồi dùng khi còn nóng để xông vùng hậu môn mỗi ngày. Bạn hãy tận dụng nước xông sau khi đã nguội dùng để vệ sinh làm sạch vùng hậu môn.
  • Dầu dừa: dầu dừa trong dân gian xưa nay luôn được ưa chuộng dùng bởi khả năng dưỡng ẩm tuyệt đối. Vì vậy nó cũng được sử dụng để bôi lên búi trĩ hay vết tổn thương vùng hậu môn để làm mềm giúp giảm ngứa rát, tái tạo tế bào da mới, thích hợp bôi hàng ngày. Bôi một lớp dầu dừa mỏng lên vùng hậu môn và nghỉ tại chỗ đợi đến khi khô ráo hoàn toàn mới mặc quần áo.
  • Lá bỏng: lá bỏng phát triển rất nhiều ngoài tự nhiên nhưng có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và cầm máu, sử dụng hiệu quả cho người bệnh trĩ, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Lá bỏng cần ngâm rửa với nước muối để làm sạch hoàn toàn. Sau đó sử dụng 3 – 4 lá bỏng rồi giã nát cùng 1 ít muối hạt để tiết ra được các tinh chất, sau đó đắp lên hậu môn trong khoảng 20 phút. Vệ sinh lại hậu môn một lần nữa bằng nước sạch.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ nhẹ

Một số người bệnh do không có sự kiên trì trong điều trị bằng phương pháp dân gian hoặc không đáp ứng tốt đối với những mẹo đó thì nên kết hợp sử dụng thuốc điều trị.

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: các hoạt chất ở nhóm NSAID có tác dụng giảm đau rất hiệu quả, giúp chống viêm từ đó làm giảm triệu chứng sưng đau do bệnh trĩ gây ra.
  • Kem bôi tại chỗ: các dòng kem bôi chứa corticoid giúp chống viêm tốt hoặc một số dòng kem bôi chiết xuất từ thảo dược làm mềm da, diệt vi khuẩn vùng hậu môn và hỗ trợ co búi trĩ. Tuy nhiên với dòng corticoid, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện thời gian điều trị để hạn chế tác dụng phụ.
  • Một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa rutin: Rutin là thành phần có tác dụng làm bền vững thành mạch, tăng tính đàn hồi, làm giảm nguy cơ rách mạch máu gây chảy máu khi đi đại tiện.
  • Thuốc co mạch: có tác dụng co mạch máu từ đó giúp giảm tình trạng sưng đau, hỗ trợ làm teo búi trĩ.
  • Viên đặt: hiện nay trên thị trường khá đa dạng các dòng viên đặt có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống khoa học

Chế độ ăn và sinh hoạt có vai trò không nhỏ trong điều trị bệnh trĩ nhẹ. Nó giúp cải thiện một phần các nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên trong cơ thể.

  • Tăng cường chất xơ, giúp làm mềm phân, hạn chế sự ma sát với mạch máu.
  • Bổ sung hoa quả giàu vitamin C, giúp thanh nhiệt cơ thể, hạn chế được tình trạng táo bón kéo dài.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, giúp thải độc, làm mát cơ thể.
  • Hoạt động thể thao đều đặn mỗi ngày, kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể, hạn chế sự tích tụ, ứ máu vùng hậu môn gây trĩ.
  • Hoạt động hằng ngày giúp kích thích nhu động ruột làm việc tốt hơn, tăng cường chức năng bộ máy tiêu hóa, cải thiện táo bón.
  • Không nên bê vác nặng thường xuyên.
  • Duy trì thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định hàng ngày, không được nhịn đại tiện.

Bệnh trĩ nhẹ có tự khỏi không?

Bệnh trĩ nhẹ có tự khỏi không?
Bệnh trĩ nhẹ có tự khỏi không?

Trĩ là một bệnh mãn tính, phát triển và diễn biến trong một thời gian dài. Mạch máu tĩnh mạch bị giãn ra lâu ngày không thể co lại trở về trạng thái bình thường. Dù đang ở giai đoạn nhẹ, bệnh trĩ cũng không thể tự khỏi.

Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường nhẹ, triệu chứng ít và người bệnh có thể dễ dàng bỏ qua. Trĩ nhẹ có khả năng đáp ứng với điều trị khá cao. Nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng và ngăn chặn được bệnh phát triển nặng hơn. Người bệnh nên thay đổi lối sống, sinh hoạt chế độ ăn để cải thiện. Đồng thời phải kết hợp sử dụng thuốc trị bệnh trĩ để tăng hiệu quả điều trị và tránh tái phát.

Những lưu ý khi bị bệnh trĩ nhẹ

Những lưu ý khi bị bệnh trĩ nhẹ
Những lưu ý khi bị bệnh trĩ nhẹ

Bệnh trĩ nhẹ thường có dấu hiệu chưa rõ ràng hoặc ít xuất hiện. Bạn thường không lưu tâm đến những triệu chứng đó nên dễ có khả năng bỏ qua thời điểm điều trị vàng cho căn bệnh này. Vì vậy hãy quan tâm và lắng nghe cơ thể để phát hiện bất thường.

Nên kiên trì điều trị trong thời gian dài và kết hợp lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ tái phát cũng như làm gia tăng mức độ bệnh.

Nên gặp bác sĩ thăm khám kịp thời nếu triệu chứng bệnh ngày một nặng hơn.

Xem thêm: Lá vông chữa bệnh trĩ: Bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả!

Tài liệu tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-benh-tri-va-cach-day-lui-hieu-qua-169157755.htm

Ngày viết: UTC+7 - Tuyên bố từ chối trách nhiệm Báo cáo nội dung không chính xác
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here