Đau dây thần kinh tọa: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

nhathuocngocanh.comĐau dây thần kinh tọa là căn bệnh phổ biến, tuy khó gặp ở giới trẻ, nhưng nếu không chăm sóc cơ thể khỏe mạnh thì có nguy cơ cao mắc phải khi về già. Hãy xem đau dây thần kinh tọa là bệnh như thế nào qua bài viết sau đây của Nhà thuốc Ngọc Anh.

Đau dây thần kinh tọa là gì?

Đối tượng chịu sự tác động của bệnh chính là dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa (còn có tên gọi khác là dây thần kinh hông to) là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, gồm 2 dây thần kinh trái, phải kéo dài từ thắt lưng tới các đốt ngón chân, có nhiệm vụ điều khiển các hoạt động,vận động, nuôi dưỡng các bộ phận mà nó đi qua và tiếp nhận cảm giác ở chi dưới rồi truyền về xung thần kinh. Khi dây thần kinh tọa bị tác động, chèn ép thì sẽ dẫn đến triệu chứng đau thần kinh tọa. Thường thì những người bị đau thần kinh tọa chỉ đau 1 bên ( trái hoặc phải), không đau cả 2 bên.

Đau thần kinh tọa là một triệu chứng không hề hiếm gặp ở Việt Nam, được xếp là bệnh lý về xương khớp phổ biến thứ 2 (sau viêm khớp dạng khớp), những người mắc bệnh này phần lớn có độ tuổi trên 30. Theo thống kê, có hơn 40% những người có độ tuổi trung niên, người cao tuổi mắc phải bệnh này. Ở những người trẻ tuổi, nguy cơ mắc bệnh sẽ ít hơn trừ  những người phải thường xuyên làm công việc nặng nhọc gây ảnh hưởng tới cột sống.

 Triệu chứng của đau dây thần kinh tọa

Khi đau thần kinh tọa sẽ có tình trạng đau dọc theo những nơi mà dây thần kinh tọa đi qua. Dây thần kinh này ảnh hưởng đến toàn bộ chi dưới của cơ thể, vậy nên khi bị đau thần kinh tọa sẽ có rất nhiều các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị tổn thương, mọi người nên chú ý:

  • Triệu chứng điển hình nhất là bị đau vùng cột sống, thắt lưng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông, đùi, lan rộng đến cẳng chân, ngón chân.
  • Những cơn đau xuất  hiện thường xuyên, có thể kéo dài vài phút hoặc vài giây.
  • Thường xuyên gặp tình trạng mỏi lưng, đau lưng, mỏi eo.
  • Bị tê buốt, đau đớn khi vận động, đi lại.
  • Tê ngứa, yếu cơ, có biểu hiện teo cơ.
  • Tê ngứa 2 bàn chân (do maus huyết không lưu thông vì tắc nghẽn dây thần kinh).
  • Chân bị tê, mất cảm giác hoặc có cảm giác đau âm ỉ như bị kim châm chích.
  • Khi cúi người, nghiêng người, đứng lên khó khăn, đau đớn, bị hạn chế vận động.
  • Thời tiết thay đổi bị tê cứng cột sống, nhức cẳng chân, mỏi chân nhiều hơn.
  • Đi tiểu đêm, tiểu dắt, tiểu nhiều lần hoặc són tiểu, bí tiểu.
  • Chức năng tình dục suy giảm.

Đau thần kinh tọa dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng: Làm tê liệt, làm mất chức năng hoạt động của các cơ quan. Vậy nên ,khi gặp một trong các triệu chứng trên nên nhanh chóng đi khám và tiếp nhận điều trị.

Đau dây thần kinh tọa là gì?
Đau dây thần kinh tọa là gì?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa

Đối tượng mắc phải nhiều nhất là những người có có độ tuổi từ 30 trở lên, thường là do các yếu tố tác động như sau:

  • Làm những công việc lao động nặng nhọc thường xuyên, gây tổn thương dây thần kinh, ảnh hưởng tới cơ thể, đặc biệt là vùng lưng và cột sống.
  • Ngồi làm việc cùng một tư thế trong thời gian dài và liên tục, không vận động ở các vùng chi dưới ( điển hình là nhân viên văn phòng).
  • Những người cao tuổi có cơ thể đang dần thoái hóa, xương khớp cũng đang yêu dần nên rất dễ mắc các bệnh về xương khớp, vận động khó khăn.
  • Người có trọng lượng lớn, béo phì: Cân nặng sẽ chèn ép lên cột sống từ đó gây chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Phụ nữ có thai: Thai nhi ngày càng lớn, đè nén lên vùng cột sống lưng, xương chậu, làm ảnh hưởng tới dây thần kinh.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: bệnh này có nguy cơ tổn hại dây thần kinh, các dây thần kinh sẽ bị chèn ép bởi các u, cơ, nhiễm trùng trong máu, nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, còn có những yếu tố tác động trực tiếp vào hệ thần kinh, xuất phát từ những thói quen xấu,không lành mạnh: sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, chịu nhiều áp lực, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.

Nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Một số các nguyên nhân phải kể đến như:

Nguyên nhân bệnh lý

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau thần kinh tọa, chiếm phần lớn  trong số các trường hợp mắc bệnh. Đĩa đêm gồm 2 thành phần bao xơ và nhân nhầy. Khi bị thoát vị nghĩa đệm, bao xơ bị rách dẫn đến nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài, làm đĩa đệm lồi, thoát ra, chèn trực tiếp lên các dây thần kinh xung quanh cột sống gây nên những cơn đau, làm tăng nguy cơ mắc phải đau thần kinh tọa.
  • Trượt đốt sống lưng, chấn thương cột sống: Các đốt sống bị lệch khỏi vị trí ban đầu sẽ gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh hông xung quanh , lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới vùng mông, đùi, cẳng chân, bàn chân, khiến việc đi lại khó khăn.
  • Hẹp ống sống: Các đốt sống ở thắt lưng bị tổn thương và thoái hóa gây áp lực, chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh tọa ở vùng lưng gây đau thần kinh tọa.
  • Các bệnh về thoái hóa xương khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống: Cột sống là nơi bắt đầu của dây thần kinh tọa, được bao quanh bởi nhiều dây thần kinh khác nhau nên những ảnh hưởng tới cột sống sẽ liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa.

Nguyên nhân sinh lý

  • Tuổi tác cao, các chức năng dần suy giảm, cơ thể bị lão hóa, cột sống bị thoái hóa, dễ mắc các bệnh đau thần kinh.
  • Tác động từ bên ngoài và cơ thể gây chấn thương cột sống, chèn ép dây thần kinh tọa: Làm việc nặng nhọc, có tính chất thực hiện các động tác lặp đi lặp lại (nhấc các vật nặng) làm tăng áp lực lên cột sống; sinh hoạt, vận động sai tư thế; béo phì, thừa cân, lười vận động hay đang có thai.
Biểu hiện đau ở Đau dây thần kinh tọa
Biểu hiện đau ở Đau dây thần kinh tọa

Biến chứng khi bị đau dây thần kinh tọa

Tính tới thời điểm hiện tại, những trường hợp tử vong liên quan đến bệnh đau thần kinh tọa là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới cuộc sống sau này: làm mất khả năng lao động, bại liệt, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Những biến chứng thường gặp nhất là:

  • Bị teo cơ, cứng khớp: do dây thần kinh bị chèn ép một thời gian dài, khó khăn trong việc nuôi dưỡng các cơ quan. Việc vận động khó khăn, ít vận động sẽ làm các cơ bị teo dần, mất chức năng hoạt động.
  • Mất khả năng kiểm soát chi dưới (đôi chân): kiệt sức, không đủ khả năng di chuyển, không được các dây thần kinh hỗ trợ hoạt động.
  • Biến dạng cột sống: Cột sống bị cong vẹo, các cơ ở xung quanh cột sống sẽ dần bị cứng lại, xương chậu, sống lưng lệch về 1 phía.
  • Chức năng thận bị rối loạn: Dây thần kinh tọa bị chèn ép làm chức năng thận mất tự chủ dẫn đến bí tiểu, tiểu không tự chủ.

Cách chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa

Lá lốt chữa đau thần kinh tọa

Cần chuẩn bị: Lá lốt, muối hạt.

Cách thức thực hiện:

  • Đem lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất bám trên lá.
  • Đem đi xay, hoặc giã nhuyễn sau đó đem đi rang nóng, trong lúc rang bỏ thêm muối hạt vào.
  • Bọc hỗn hợp rang được vào vải mỏng, để bớt nóng, tránh gây bỏng rộp rồi đắp lên vùng bị   đau ( vùng dây thần kinh bị chèn ép).

Lưu ý: khi hỗn hợp nguội có thể rang lại và tiếp tục đắp.

Ngoài ra, sau khi rửa sạch lá lốt có thể đun trực tiếp với nước, đến khi nước cạn (còn khoảng 1 chén) thì gạt cạn, lấy nước uống khi còn ấm.

Chữa đau thần kinh tọa bằng cách kết hợp các lốt với ngải cứu

Nguyên liệu cần thiết: lá lôt, ngải cứu ( lấy số lượng bằng nhau), giấm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu.
  • Đem lá lốt và ngải cứu đi xay hoặc giã nát rồi cho thêm giấm.
  • Đem các nguyên liệu đi đun nóng.
  • Để nguội rồi đắp hỗn hợp lên vùng bị đau.

Giảm đau dây thần kinh tọa bằng cỏ xước

Nguyên liệu cần chuẩn bị: cỏ xước, ý dĩ, tô mọc, cẩu tích, ngải cứu, lá thông, lá lốt, đỗ trọng. Những nguyên liệu trên có thể tới tìm ở các tiệm thuốc đông y.

Cách thực hiện:

  • Đem nguyên liệu đi rửa sạch sau đó đem đun sôi với 1 lít nước.
  • Đun nhỏ lửa cho nước cạn dần, chỉ còn khoản 350 ml thì dừng lại.
  • Chắt lấy nước uống.

Sử dụng 2 lần trong một ngày. Kiên trì uống trong 1 tháng sẽ thấy giảm đau.

Điều trị Đau dây thần kinh tọa
Điều trị Đau dây thần kinh tọa

Chữa trị đau thần kinh tọa bằng cây đinh lăng

Nguyên liệu: Rễ đinh lăng, gừng, mật ong.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ đinh lăng, để ráo nước rồi sắt nhỏ.
  • Tẩm đinh lăng với gừng và mật ong sau đó mang đi sao khô.
  • Đem nguyện liệu đi sắc với nước, lấy nước uống trực tiếp khi còn ấm.

Kiên trì uống nửa tháng sẽ thấy có hiệu quả.

Xoa bóp, bấm nguyệt

Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể nghỉ ngơi tuyệt đối cùng với kết hợp sử dụng các phương pháp điều trị cổ truyền:  xoa bóp, bấm nguyệt, kéo dãn cơ,…

Hãy nắm sấp và xoa bóp dọc theo đường đi của dây thần kinh để làm mạch máu được lưu thông, cơ thể được thư giãn. Thứ tự thực hiện lần lượt là:

  • Xoa bóp các khối cơ ở vùng lưng, mông, đùi và gót chân để làm giảm sự tê cứng cơ.
  • Lăn đều các ngón tay trên khu vực bị đau đớn
  • Tiếp tục thực hiện hành động nắn, bóp nên các khối cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.

Xác định và thực hiện xoa bóp tại các huyệt vị để các dây thần kinh bị chèn ép được giải phóng.

Thực hiện vật lý trị liệu

Trị liệu sẽ giúp phục hồi thương tổn, giúp xương khớp linh hoạt hơn, giảm thiểu đau đớn do bệnh tật mang lại mà không mang lại các tác dụng phụ khác. Những biện pháp trị liệu thường được áp dụng : trị liệu thần kinh cột sống, massage vùng đau nhức, thực hiện các bài tập giải áp lực lên cột sống, dây thần kinh,…

Phẫu thuật

Khi sử dụng các biện pháp trị liệu không mang lại hiệu quả thì bắt buộc phải dùng phương pháp phẫu thuật. Có 2 loại phẫu thuật chính để điều trị đau thần kinh tọa, đó là phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm và phẫu thuật cắt bỏ cung sau. Khi cắt bỏ đĩa đệm bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ tất cả những tác nhân chèn ép, gây áp lực cho thần kinh tọa để loai bỏ cảm giác đau đớn do chúng mang lại. Còn với cắt bỏ cung sau, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ lớp màng của vòng xương bao phủ tủy sống và các mô chèn ép vào dây thần kinh tọa- là các tác nhân gây đau thần kinh tọa.

Chụp cổng hưởng từ ở người Đau dây thần kinh tọa
Chụp cổng hưởng từ ở người Đau dây thần kinh tọa

Các bài tập chữa trị đau dây thần kinh tọa

Trước khi thực hiện các bài tập phải khởi động nhẹ nhàng để làm ấm cơ thể giúp làm tăng lưu thông máu.

Những bài tập có thể thực hiện:

  • Các bài tập giãn cơ ở vùng thắt lưng, vùng đùi: giúp thư giãn và tăng độ linh hoạt cho các cơ.
  • Tập Đứng, ngồi, hoạt động đúng cách. Những tư thế đúng sẽ làm giảm áp lực lên lưng.
  • Học cách nâng các đồ vật: giữ lưng thẳng và ngang tầm với đồ vật, đứng lên bằng sức mạnh của chân và hông. Đặc biệt lưu ý đối với những người phải thường xuyên mang vác nặng, phải luôn nhớ làm đúng tư thế tránh để xảy ra hiện tượng chấn thương lồi đĩa đệm hoặc trật khớp đốt sống.

Lưu ý khi tập: thực hiện đúng các động tác, không được tập luyện quá sức mà phải tùy theo thể trạng mạng.

Phác đồ điều trị đau dây thần kinh tọa

Các kĩ thuật chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa

  • Chụp X-quang: Quan sát các mô, gai xương đang chèn ép lên dây thần kinh, xem được mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Chụp CT: Quan sát được ảnh cột sống. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc nhuộm tương phản vào ống sống, thuốc nhuộm sẽ được lan truyền quanh tủy sống và dây thần kinh cột sống và sẽ xuất hiện màu trắng  ở những vùng có tia X quét vào.
  • MRI: Là phương pháp sử dụng sóng vô tuyến và nam châm để chụp hình ảnh cắt ngang của sống lưng.
  • EMG: Phương pháp đo xung điện được tạo ra từ các dây thần kinh và phản ứng của các mô cơ. Nó có thể tìm nguyên nhân gây chèn ép các dây thần kinh tọa (thường là do thoát vị nghĩa đệm, hẹp ống sống).

Khi được chẩn đoán bị đau thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ được đưa vào các giai đoạn trị liệu khác nhau. Nếu như trường hợp nhẹ có thể giảm các cơn đau chỉ một vài tuần, còn những người có bệnh chuyển biến nặng sẽ được bác sĩ sử dụng các biện pháp trị liệu vật lý kết hợp sử dụng với các loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức (các loại thuốc thuộc nhóm non-steroid). Nếu như cần thiết , bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để xử lý kịp thời.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị treo đúng nguyên nhân, tình trạng bệnh.

Nếu còn có thể có khả năng vận động và hồi phục ( trường hợp bệnh vừa và nhẹ) sẽ được điều trị nội khoa.

Nội khoa không đạt kết quả thì cần thiết có sự can thiệp của ngoại khoa.

Phác đồ điều trị Đau dây thần kinh tọa
Phác đồ điều trị Đau dây thần kinh tọa

Điều trị nội khoa

Dùng các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc giãn cơ.

Điều trị bằng vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập giúp kéo dãn, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho cột sống.

Điều trị nội khoa

Các triệu chứng đau không thuyên giảm , cơn đau tiếp tục kéo dài từ 1-2 tháng, bệnh nhân sẽ được xem xét để làm phẫu thuật.

Hầu hết các ca phẫu thuật được thực hiện trên cơ sở nguyện vọng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ là người tư vấn, phân tích lợi và hại khi phẫu thuật.

Lưu ý trong quá trình điều trị

Trong quá trình điều trị, cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ  , nhớ phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Đừng tự ý sử dụng thuốc cũng như sử dụng quá liều để tránh gặp phải các tác dụng phụ không đáng có. Hãy dừng uống thuốc ngay khi có những triệu chứng lạ.

Phải kiên trì rèn luyện và điều trị. Trong lúc điều trị cần có chế độ ăn uống và tập luyện để có hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cần biết  về đau thần kinh tọa, hi vọng sẽ giúp ích được cho mọi người. Mọi người hãy chú ý để phòng và tránh bệnh nhé.

Thuốc đặc trị đau dây thần kinh tọa

Khi điều trị tại bệnh viện, người bệnh thuwongf được sử dụng các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc giảm đau, chống viêm thuộc nhóm non steroid: Aspirin, piroxicam, celecoxib, naproxen,… Trong trường hợp đau nhiều có thể cần phải dùng đến các chất có tác dụng mạnh morphin.
  • Các loại thuốc giảm đau thần kinh:Gabapentin, Pregabalin, các vitamin nhóm B,  Mecobalamin,…
  • Thuốc giãn cơ: Tolperisone, Eperisone,…

Tuy nhiên, những loại thuốc trên có khá nhiều tác dụng phụ nên bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc. Phải luôn làm theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Thuốc giảm đau Aspirin 81mg
Thuốc giảm đau Aspirin 81mg

Biện pháp phòng bệnh đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân mà mọi người không thể dự đoán, đề phòng trước được tránh: tai nạn, mang thai. Tuy nhiên, dù không thể ngăn chặn mọi nguy cơ gây đau thần kinh tọa nhưng mọi người có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mắc bệnh bằng cách :

  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể dẻo dai
  • Việc sinh hoạt và ăn uống đầy đủ, lành mạnh.
  • Tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá. Đây là những tác nhân xấu ảnh hưởng tới dây thần kinh và gây thoái hóa cột sống.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi khi đau đớn, không nên quá sức.

Hãy giữ cơ thể luôn ổn định và khỏe mạnh để không chỉ phòng tránh được bệnh đau thần kinh tọa.

Một số câu hỏi liên quan đến đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì?

Những người bị đau thần kinh tọa nên kiêng hoặc hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thực  phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường.
  • Các loại hải sản.
  • Các loại thịt đỏ, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Đồ uống chứa chất kích thích: rượu, bia,…

Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa vitamin B6, B9, B12 và vitamin C :Cà chua, rau chân vịt, các loại hạt, ngũ cốc, súp lơ, bí đỏ, tôm,…

Động tác giảm Đau dây thần kinh tọa
Động tác giảm Đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa không đe dọa trực tiếp tới tính mạng ảnh của người bệnh. Tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng hơn như là  teo cơ, mất khả năng hoạt động, bại liệt.

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Khi đi đau thần kinh tọa, người bệnh vẫn có thể đi bộ bình thường. Việc đi bộ sẽ giúp luyện sức khỏe giúp, xương cốt linh hoạt, dẻo dai hơn, các mạch máu cũng được lưu thông, giảm thiểu áp lực đè ép lên dây thần kinh.

Đau thần kinh tọa có chữa được không?

Bệnh đau thần kinh tọa có thể chữa được nhưng không thể để điều trị dứt điểm vì khả năng bệnh tái phát lại là rất cao. Vì vậy, sau khi được điều trị bằng các phương pháp trị liệu và phẫu thuật vẫn thì người bệnh vẫn phải tiếp tục thực hiện các bài tập rèn luyện tại nhà nhà, tự xây dựng mình một chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh vận động mạnh để giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh đau thần kinh tọa, hi vọng sẽ giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức để phòng tránh tình trạng đau thần kinh tọa!

Xem thêm:

Điều trị và phục hồi chức năng đau thắt lưng

Tài liệu tham khảo

Tác giả Mayo Clinic Staff, Sciatica, Mayo Clinic, đăng ngày 01 tháng 08 năm 2020. Truy cập ngày 01 tháng 12 năm 2021.

1 thoughts on “Đau dây thần kinh tọa: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here