Nhuận tràng, thuốc xổ
nhathuocngocanh.com – Thuốc nhuận tràng được chỉ định đối với những người mắc táo bón (khó đi ngoài), giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. Dưới đây là 5 nhóm thuốc phổ biến nhất hiện nay, cách dùng cùng những lưu ý khi sử dụng.
Thuốc nhuận tràng là gì?
Thuốc nhuận tràng là loại thuốc làm tăng khả năng đào thải phân bằng các cơ chế khác nhau. Nó thường được sử dụng để điều trị táo bón hoặc dùng để chuẩn bị cho một cuộc phẫu thuật, nội soi đại tràng.
Sau khi sử dụng thuốc, bình thường sau vài giờ sử dụng thuốc bạn sẽ thấy được hiệu quả. Bạn dễ dàng đi đại tiện hơn và cải thiện tình trạng táo bón.
Nhu động ruột là khác nhau ở mỗi người, thông thường bạn cần đi tiêu ít nhất là 3 lần mỗi tuần. Nếu đi ít hơn mức này, bạn có thể đang gặp tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, tình trạng phân bị khô, cứng và khó đi ra ngoài cũng gây ra táo bón.
Táo bón là tình trạng thường chuyên xảy ra ở trẻ em, ở người lớn ít hơn tuy nhiên cũng vẫn có, đặc biệt là những bệnh nhân mắc những bệnh lý làm tăng nguy cơ táo bón. Hiện nay có nhiều các nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng táo bón, một số nguyên nhân chính bao gồm:
Nguyên nhân thực thể (khoảng 5 – 10%): Do bệnh nhân mắc các bệnh như cường giáp, viêm ruột, bệnh lý thần kinh cơ ổ bụng…
Nguyên nhân chức năng (khoảng 90 – 95%) bao gồm:
- Nhịn không chịu đi ngoài. Thường xảy ra ở trẻ con. Do trẻ không chịu đi ngoài, làm phân lưu lại lâu hơn, nước sẽ được tái hấp thu nhiều hơn làm phân trở nên khô và rắn hơn, sẽ gây khó khăn cho việc đào thải.
- Trẻ lười vận động hay người mới phẫu thuật xong ít đi làm làm giảm nhu động ruột, gây tăng nguy cơ táo bón.
- Uống ít nước, ăn ít chất xơ cũng là nguyên nhân gây táo bón
- Sử dụng một số loại thuốc làm giảm nhu động ruột (ví dụ: thuốc opium, thuốc giảm ho, kháng acid có Al3+, thuốc kháng cholinergic, thuốc điều trị tiêu chảy …)
- Căng thẳng, stress cũng dễ gây ra tình trạng táo bón.
- Ở trẻ nhỏ, việc chuyển từ ăn thức ăn loảng sang đặc, ví dụ từ uống sữa sang ăn cháo cũng có thể gây tình trạng táo bón. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước. Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
Phân loại các nhóm thuốc nhuận tràng
Dưới đây là 5 nhóm thuốc nhuận tràng được sử dụng trong điều trị và cơ chế tác dụng của chúng:
Thuốc nhuận tràng tạo khối
- Là dạng polysacarid thiên nhiên hoặc điều chế tổng hợp. Các chất này sẽ hút nước tạo thành 1 khối gel làm mềm phân, đồng thời kích thích nhu động ruột làm tăng khả năng đào thải phân ra bên ngoài.
- Thuốc có tác dụng chậm, vì vậy được sử dụng chủ yếu để phòng ngừa bệnh (1 – 3 ngày).
- Thuốc điều trị tốt trên các bệnh nhân phân cứng và nhỏ.
- Trên các bệnh nhân viêm ruột, hội chứng ruột kích thích và trẻ sơ sinh, thuốc đều có tác dụng tốt, là lựa chọn tốt cho điều trị.
- Quá trình sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn: Một số tác dụng phụ có thể xảy ra: đầy hơi, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Các tác dụng phù này không gây nguy hiểm, và cũng ít khi gặp phải. Thuốc cũng gây ra một tác dụng phụ khác là có thể gây táo bón ngược, vì vậy cần uống nhiều nước để tránh táo bón ngược và không nên uống thuốc trước khi đi ngủ.
- Một số thuốc phổ biến có mặt trên thị trường: Inuline, Fructo Oligosaccharid, Glacto Oligosaccharid.
Thuốc nhuận tràng làm mềm
- Là muối của docusat, các thuốc loại này chứa lượng lớn muối của calci, natri và kali.
- Cơ chế: Docusat là chất diện hoạt loại anion, chất này sẽ làm giảm sức căng bề mặt của khối phân, từ đó nước sẽ dễ dàng dễ thấm vào khối phân, làm mềm phân. Thuốc còn làm tăng bài tiết dịch, chất điện giải vào ruột non và ruột già làm tăng mật độ nước. Tuy nhiên nhóm thuốc này ít hiệu quả hơn các thuốc khác nên ngày nay ít sử dụng.
- Một số thuốc phổ biến có mặt trên thị trường: Ausagel 100mg của Me-AusPharm, Pedia – Lax,..
Thuốc nhuận tràng làm trơn
- Thuốc có thành phần chủ yếu là dầu khoáng. Vị trí tác dụng chủ yếu của thuốc là tại ruột già, có tác dụng làm khối phân dễ di chuyển. Thuốc không bị chuyển hóa và hiệu quả ở bệnh nhân bị nứt hậu môn và làm giảm căng thẳng do đại tiện đối với những người bị mắc bệnh tim mạch.
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc: Thuốc sẽ làm giảm hấp thu vitamin tan trong dầu (A, D, E, K)… Không uống thuốc lúc đi ngủ hay ở tư thế nằm do thuốc có thể sẽ hít vào phổi gây viêm phổi “dạng lipid”. Nên uống thuốc sau ăn để tránh tác dụng phụ của thuốc nên dạ dày
Thuốc nhuận tràng kích thích
- Các thuốc nhóm này sẽ kích thích đầu dây thần kinh của niêm mạc kết tràng, từ đó làm tăng nhu động ruột, tăng khả năng đào thải phân của cơ thể.
- Do tác dụng nhanh nên ngoài chỉ định sử dụng điều trị táo bón thuốc còn được sử dụng để làm sạch ruột chuẩn bị cho phẫu thuật.
- Tác dụng nhanh và mạnh cũng gây ra tác dụng không mong muốn khi sử udnjg thuốc: Đau bụng, rối loạn nước và chất điện giải – hạ kali huyết, mất trương lực ruột khi sử dụng lâu dài bởi ruột bị kích thích trong một thời gian dài sẽ gây ra rối loạn.
- Vì những tác dụng phụ như trên, thuốc không nên được sử dụng thường xuyên để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn.
- Một số thuốc phổ biến có mặt trên thị trường: BisacodylDHG, Bisalaxyl 5mg…
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
- Các thuốc nhóm này được sử dụng thường xuyên và rộng rãi nhất.
- Thuốc được chia thành 3 nhóm nhỏ: muối nhuận tràng (muối Mg2+, Na+,..), các poly – alcohol không hấp thu (lactoluse, sorbitol, glycerin) và polyethylen glycol (PEG 3350).
- Cơ chế tác dụng: Thuốc chứa chủ yếu là muối hay các chất không hấp thu, khi ở trong ruột sẽ tạo dung dịch ưu trương, từ đó kéo nước từ các mô xung quanh vào lòng ruột nhờ tác dụng thẩm thấu dẫn đến làm tăng nhu động ruột.
- Nhóm thuốc nàu có 2 dạng đường dùng, dạng thứ nhất là bơm trực tràng/hậu môn khởi phát tác dụng nhanh: 15 – 30 phút và dạng thứ hai là dùng đường uống, dạng này tác dụng chậm hơn (1 – 4 giờ).
- Các thuốc phổ biến trên thị trường: Sorbitol 5g của Dược Hậu Giang, thuốc Lactoluse, Macrogol 4000 Mylan,…
Để dễ hình dung và có cái nhìn tổng quát, 5 nhóm thuốc trên được tổng hợp thành bảng dưới đây để dễ so sánh:
Nhóm thuốc | Thành phần chính | Cơ chế tác dụng của thuốc | Thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng |
Thuốc nhuận tràng khối (tăng khối lượng phân) | Polysaccarid | Tăng chất xơ, tăng chất nhày trong phân | 12-24h |
Thuốc nhuận tràng làm mềm | Muối của Docusat | Tăng khả năng thấm nước vào khối phâ, làm mềm phân | 24-72h |
Thuốc làm trơn | Dầu khoáng | Tạo lớp màng, giúp phân dễ di chuyển | 6-8h |
Thuốc nhuận tràng kích thích | Enna, Bisacodyl và natri picosulphat | Kích thích làm tăng nhu động ruột | 6-12h |
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu | Muối nhuận tràng, poly alcohol không hấp thu , Polyetylenglycol | Kích thích, tăng phản xạ đẩy phân ra ngoài | 15-30 phút |
Các loại thuốc nhuận tràng phổ biến trên thị trường
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc nhuận tràng dựa trên 1 trong 5 cơ chế tác dụng như đã nêu trên. Dưới đây là 7 thuốc thường được dùng nhất
Thuốc Sorbitol:
- Nhà sản xuất: XL Laboratories Pvt., Ltd – ẤN ĐỘ.
- Cơ chế tác dụng: Thuốc làm gia tăng áp suất thẩm thấu nước ở ruột, từ đó kéo nước vào ruột nhiều hơn, tăng khả năng đào thải phân
- Dạng bào chế: thuốc bột pha uống.
- Cách sử dụng: Hòa vào 1 cốc nước, uống trước khi ăn sáng. Người lớn 1 gói/ngày, trẻ em ½ gói/ngày
- Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định với những người bị tắc mật, viêm đại tràng mạn tính, không dung nạp fructose hay nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Xem thêm: Thuốc Sorbitol 5g: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Thuốc Forlax:
- Nhà sản xuất: Công ty Ipsen Pharma – Pháp.
- Cơ chế tác dụng: Thuốc kích thích làm tăng nhu động ruột, tăng tốc độ đào thải phân.
- Dạng bào chế: thuốc bột pha uống, thành phần chính: macrogol 4000.
- Cách sử dụng: Pha 1 gói với 1 cốc nước, uống sau khi ăn sáng. Ngày uống 1 – 2 gói.
- Chống chỉ định: Người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bị viêm ruột nặng. Đau bụng không rõ nguyên nhân cũng không nên sử dụng thuốc.
Xem thêm: Thuốc Forlax: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Thuốc nhuận tràng Takeda:
- Nhà sản xuất: Công ty Takeda – Nhật Bản.
- Cơ chế tác dụng: thuốc kích thích nhu động ruột, làm mềm phân giúp tăng hấp thụ nước để phân mềm.
- Dạng bào chế: Viên nén, có nguồn gốc từ thảo dược.
- Cách sử dụng: Uống 2-3 viên/ngày.
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thuốc Biofermin S:
- Nhà sản xuất: Công ty Takeda – Nhật Bản.
- Cơ chế tác dụng: Thuốc chứa axit lactic, có tác dụng làm mềm phần, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.
- Dạng bào chế: Viên nén
- Cách sử dụng: 9 viên/lần và 3 lần/ngày.
- Thuốc làm mềm phân Bisacodyl
- Cơ chế tác dụng: Thuốc làm tăng nhu động ruột, kích thích đại tràng, tăng tốc độ đào thải phân.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim dùng dạng uống hoặc viên đặt hậu môn
- Cách sử dụng:
Đối với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Đối với thuốc uống: uống 1 – 2 viên 5 mg với nước vào buổi tối. Đối với viên đặt: đặt 1 viên đặt hậu môn 10 mg vào buổi sáng.
Đối với trẻ em từ 6 – 10 tuổi: Đối với viên uống: uống 1 viên 5 mg với nước vào buổi tối. Đối với viên đặt: đặt 1 viên đặt hậu môn 5 mg vào buổi sáng. - Chống chỉ định: Trẻ em dưới 6 tuổi, do thuốc có tác dụng mạnh không nên dùng cho trẻ nhỏ. Thuốc cũng ko nên dùng cho người bị chảy máu trực tràng.
Thuốc Duphalac:
- Nhà sản xuất: Công ty Abbott Biologicals – Hà Lan.
- Cơ chế tác dụng: kích thích nhu động ruột, tăng thẩm thấu nước vào phân làm ẩm phân.
- Dạng bào chế: Được bào chế dưới dạng dung dịch. Thành phần chính: Lactulose.
- Cách sử dụng: Bệnh nhân có thể uống trực tiếp dung dịch, sau đó uống nước lọc để tráng miệng. Hoặc có thể pha loãng dung dịch với nước lọc rồi uống.
- Chống chỉ định: Người không dung nạp lactose, tắc nghẽn dạ dày – ruột.
Xem thêm: Thuốc Duphalac®: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Hướng dẫn sử dụng thuốc nhuận tràng
Việc sử dụng thuốc nhuận tràng quá liều, sai cách dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, mặc dù đã có hướng dẫn của nhà sản xuất, tuy nhiên cần nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ.
Dưới đây là một số nguyên tắc giúp sử dụng thuốc một cách hiệu quả nhất:
- Chỉ dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.
- Việc sử dụng thuốc không nên kéo dài, cần ngừng thuốc sớm sau khi cải thiện tình trạng táo bón để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn
- Thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ thống ruột như kích thích, tăng bài tiết, tăng như động, giảm hấp thu… vì vậy nếu sử dụng không đúng cách, sử dụng kéo dài rất dễ gây rối loạn hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
- Chính vì vậy, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài (1 tuần) mà không cải thiện tình hình thì cần liên hệ với bác sĩ để tư vấn kịp thời. Nếu trong quá trình sử dụng gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào cũng cần liên hệ với bác sĩ để điều trị kịp thời.
- Các thuốc đại tràng đều có tác dụng làm mềm phân, tăng nước vào ruột, vì vậy uống nước nhiều là biện pháp giúp tăng tác dụng của thuốc nhuận tràng.
Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc nhuận tràng
Khi sử dụng thuốc nhuận tràng, có thể gặp một trong những tác dụng phụ dưới đây, cần lưu ý khi sử dụng:
- Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài, sử dụng thuốc khi đang mang bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột, tắc ruột sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Nếu tình trạng táo bón do bệnh lý viêm ruột, tắc ruột gây ra, thì sử dụng thuốc sẽ làm tăng nặng tình trạng bệnh lý. Vì vậy cần khai thác lý do bị táo bón trước khi sử dụng, và nghiêm túc tuân thủ kê đơn của bác sĩ.
- Chóng mặt
- Nhịp tim không đều.
- Trực tràng bị chảy máu.
- Phân có máu.
- Chuột rút hoặc đau dữ dội.
- Suy nhược hoặc mệt mỏi bất thường.
- Phát ban, ngứa da.
- Có cảm giác khó nuốt (giống như có khối u trong cổ họng).
Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào nêu trên, cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.
Tương tác thuốc
Tác dụng của thuốc có thể bị ảnh hưởng khi thuốc tương tác với một số thuốc khác, hoặc người bệnh đang mang bệnh lý gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc. Vì vậy quá trình điều trị nếu có bệnh lý gì hay đang sử dụng thuốc gì, cần báo với bác sĩ, dược sĩ để có tư vấn điều trị phù hợp.
Các thuốc gây tương tác: một số thuốc kháng sinh, các loại thuốc điều trị bệnh tim và xương nhất định. Một số loại thuốc khi dùng chung với thuốc làm mềm phân có thể gây ảnh hưởng tới dược tính hoặc tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc chữa bệnh tim.
- Thuốc aspirin.
- Dầu khoáng.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng
Các đối tượng sau đây không nên dùng hoặc dùng một cách thận trọng dưới sự tư vấn của của bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ dưới 6 tuổi có hệ thống tiêu hóa còn non, chưa vận hành tốt như người lớn, vì vậy những tác động của thuốc như kích thích tăng nhu động, tăng bài tiết, tăng đào thải phân sẽ dễ gây rồi loạn hệ thống tiêu hóa của trẻ.
- Người già nằm liệt giường. Với những bệnh nhân nằm liệt giường, hệ thống nhu động ruột hoạt động kém, gây tình trạng táo bón nhiều hơn. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc đi ngoài cho bệnh nhân, sẽ gây tác động xấu, làm tệ hơn tình trạng của bệnh nhân.
- Phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc có thể qua được nhau thai, qua được sữa mẹ, vì vậy nếu trong thời gian mang thai hoặc ho con bú
- Người bị viêm ruột, tắc ruột. Tình trạng viêm ruột, tắc ruột cũng dẫn đến táo bón ở bệnh nhân. Nếu dùng thuốc nhuận tràng có thể làm tình trạng viêm ruột, tắc ruột của bệnh nhân tăng lên.
- Không dùng thuốc nhuận tràng cho trẻ dưới 6 tuổi nếu không có chỉ định của bác sĩ, bởi thuốc có tác dụng mạnh trên hệ tiêu hóa của trẻ sẽ dễ gây rối loạn hệ tiêu hóa hơn người lớn.
- Nếu bạn đang mang thai, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
- Đối với bà bầu mới sinh con, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Mặc dù thuốc an toàn khi cho con bú nhưng những hoạt chất của thuốc vẫn có thể qua đường sữa mẹ và gây những tác dụng nhất định trên con.
- Một số biện pháp hỗ trợ trong quá trình sử dụng thuốc nhuận tràng
- Thông báo với bác sĩ về bệnh lý đang mắc kèm và thuốc đang được sử dụng. Sẽ giúp lựa chọn được thuốc phù hợp, liều điều trị phù hợp.
- Sử dụng thuốc kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt…làm cải thiện tình trạng táo bón, hạn chế các đồ ăn sẵn, đồ cay nóng, rượu bia không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tình trạng nhu động ruột và giảm căng thẳng.
- Tạo lập thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
Bài viết cung cấp những thông tin về cách sử dụng thuốc nhuận tràng nhằm hỗ trợ người bệnh hiểu đúng hơn trong liệu trình điều trị, và có những biện pháp phù hợp bảo vệ cho bản thân và người thân xung quanh.
Xem thêm:
Thuốc lợi tiểu là gì? Cách sử dụng các nhóm thuốc lợi tiểu trên lâm sàng
Tài liệu tham khảo
Laxatives, NHS England, đăng ngày 10 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2019.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ý
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam