Bệnh Thiếu dương chưa giải, nhiệt kết Dương minh: lúc nóng, lúc lạnh, ngực sườn trướng đau, nôn mửa, táo bón, rêu lưỡi vàng,.. dùng bài ĐẠI SÀI HỒ THANG
Thành phần
- Sài hồ (quân) 12g
- Hoàng cầm (quân) 8g
- Đại hoàng (thần) 8g
- Chỉ thực nướng (thần) 6g
- Bạch thược (tá) 8g
- Bán hạ (tá) 12g
- Sinh khương (tá) 12g
- Đại táo (sứ) 3 quả.
Cách dùng
Sắc uống. Ngày 1 thang.
Tác dụng
Ngoài tả Thiếu dương, trong tả nhiệt kết. Trị lúc nóng lúc lạnh, ngực sườn đầy đau, nôn mửa không cầm, phiền nhiệt, dưới tim đầy tức hoặc trướng đau, đại tiện táo bón khó đi, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền hữu lực.
==>> Xem thêm: Tiểu Sài Hồ Thang – Bài thuốc cổ truyền Hòa giải thiểu dương
Giải thích bài thuốc
Bài này phối hợp giữa “tiểu sài hồ thang” và “tiểu thừa khí thang” gia giảm, trị chứng Thiếu dương và Dương minh. Tà ở thiếu dương có biểu hiện lúc nóng lúc lạnh, ngực sườn đầy đau, cho nên dùng Sài hồ, Hoàng cầm để giải Thiếu dương.
Bên trong thực nhiệt, biểu hiện dưới tim đầy tức, đau, uất hơi, phiền nhiệt, đại tiện bí kết, vì vậy dùng Đại hoàng, Chỉ thực, để tả nhiệt kết. Bỏ Nhân sâm, Cam thảo là vì khí ở lý chưa hư.
Dùng bán hạ, tăng thêm lượng Sinh khương vì nôn mửa không cầm. Không dùng Hậu phác vì vị trí bệnh ở dưới tim. Đại hoàng hợp với Bạch thược trị khí huyết không hoà, bụng đau, phiền đầy, không nằm được. Vì thế bài bày tác dụng hoà giải Thiếu dương, vốn không dùng được phép hạ, nhưng trường hợp nhiệt tà kết ở trong vị đã thực, tuy có chứng nôn mửa không cầm, cũng là chứng tà thực, lúc đó cần để ý cả biểu lẫn lý.
Uông Ngang nói: ” thiếu dương vốn không hạ được, nhưng kiêm có chứng của Dương minh phủ thì nên hạ. Cho trong bài ” tiểu sài hồ thang ” bỏ Nhân sâm, Cam thảo mà thêm Đại hoàng, Chỉ thực, Bạch thược để trừ bớt sự kết thực, như thế không trái với nguyên tắc Thiếu dương cấm hạ đồng thời biểu lý đều giải.
Đại sài hồ thang thích hợp với người có thể trạng béo phì. Dùng thời gian lâu có thể điều chỉnh chức năng chuyển hoá, tống khứ ra khỏi cơ thể những chất cặn bã và trừ mỡ. Bài thuốc này cải thiện chức năng toàn cơ thể, trừ chất tinh khiết ra khỏi máu và làm người béo gầy đi.
==>> Xem thêm: Long Đởm Tả Can Thang – Tả can đởm thực hỏa, thanh hạ tiêu thấp nhiệt
SO SÁNH ĐẠI SÀI HỒ THANG VÀ TIỂU SÀI HỒ THANG
Điểm chung
Dược vị: đều có Sài hồ, Hoàng Cầm, Bán hạ, Sinh khương và Đại táo.
Tác dụng: đều có tác dụng hoà giải Thiếu dương, biểu hiện lúc nóng lúc lạnh, hông sườn đầy tức, phiền, nôn mửa, mạch Huyền.
Khác nhau
Tiểu Sài hồ thang:
Phối với Nhân sâm, Cam thảo để ích khí, phù chính. Trị chứng của Sài hồ, kèm chứng chính khí bất túc có đặc điểm tâm phiền, thích nôn, không thích ăn uống, miệng khát, họng khô, hoa mắt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền nhưng không sác.
Đại sài hồ thang:
Trọng dụng sinh khương. Phối với Đại hoàng, Chỉ thực, Bạch thược kèm tả nhiệt kết ở trong.
Trị bệnh ở Thiếu dương và Dương minh hợp lại. Tâm phiền, nôn mửa, đặc điểm là nôn không ngừng, uất, phiền, thường thấy vùng dưới tim đầy cứng hoặc trướng đau, đại tiện không thông hoặc tiêu chảy do nhiệt, rêu lưỡi vàng, mạch huyền