Rôm sảy là gì? Cách phân biệt rôm sảy với các bệnh ngoài da khác

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Trẻ bị rôm sảy

Nhathuocngocanh.com – Khi trẻ bị rôm sảy hay dị ứng, trẻ đều xuất hiện các đốm nhỏ, đỏ, gây ngứa, thường xuất hiện ở đầu, cổ, vai, ngực, lưng hay ở kẽ nách, háng của trẻ. Vì vậy, các bà mẹ thường khó phân biệt được với một số bệnh ngoài da thường gặp khác như dị ứng, hăm tã, sốt phát ban…dẫn đến sai lầm trong cách cách chăm sóc và điều trị bệnh. Vậy làm thế nào để phân biệt được những căn bệnh này? Trong bài viết này, Nhà thuốc Ngọc Anh xin được giới thiệu Cách phân biệt rôm sảy với các bệnh ngoài da khác

Tìm hiểu về tình trạng rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy hay còn gọi là phát ban do nhiệt là tình trạng xuất hiện những vết sưng nhỏ, màu đỏ xuất hiện trên da của bé do nhiệt độ cơ thể quá cao dẫn đến tuyến mồ hôi bị bít tắc gây nên sự ứ đọng mồ hôi dẫn đến da bị viêm. Một số nơi xuất hiện rôm sảy là bụng, ngực, cổ, mông và xung quanh đáy quần. Nếu như bố mẹ thường cho bé đội mũ thì rôm sảy có thể xuất hiện trên trán và da đầu. Vị trí thường xuất hiện rôm sảy đó là trên cổ em bé.

Hình ảnh rôm sảy ở trẻ em
Hình ảnh rôm sảy ở trẻ em

Rôm sảy có thể gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé và khiến bé khá quấy khóc nếu mắc phải. Mặc dù mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị tình trạng này, nhưng trẻ sơ sinh đặc biệt dễ mắc hơn vì tuyến mồ hôi của chúng kém phát triển hơn so với trẻ lớn hơn và người lớn. Nếu bạn thấy con bạn bị rôm sảy thì điều quan trọng trước tiên cần làm là làm dịu cơn ngứa. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng rôm sảy không cần chăm sóc y tế và rôm sảy có thể tự hết bằng cách điều trị tại nhà.

Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy?

Rôm sảy xảy ra trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi mồ hôi ra nhiều làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi, giữ mồ hôi bên dưới da và dẫn đến xuất hiện các nốt mụn đỏ hoặc mụn nước. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến nhất vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm, mặc quần áo chật hoặc quá ấm có thể làm bệnh nặng hơn.

Bằng cách tránh những yếu tố gây ra tình trạng rôm sảy, cha mẹ có thể làm giảm hoặc loại bỏ hầu hết các trường hợp rôm sảy lành tính ở trẻ sơ sinh. Có một số nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy mà cha mẹ cần lưu ý như sau:

  • Mặc quá nhiều trong thời tiết ấm áp: Nhiều chuyên gia luôn hướng dẫn bố mẹ nên mặc quần áo cho trẻ tương tự như cách cha mẹ mặc quần áo và trong trường hợp khi ra ngoài thì nhiệt độ có thể thay đổi, có thể mặc thêm một chiếc áo khoác. Ví dụ, nếu bên ngoài trời ấm áp và cha mẹ chỉ mặc một lớp hoặc áo ngắn tay. Hãy mặc quần áo cho bé tùy theo thời tiết và tránh các loại vải như nilon hoặc tơ nhân tạo. Thay vào đó, hãy chọn chất liệu cotton, mềm mại và thoáng khí.
  • Quấn tã nhiều: Quấn tã trong thời tiết nóng có thể giữ nhiệt và dẫn đến rôm sảy. Tránh quấn tã cho con bạn trong thời gian dài.
  • Nhiệt độ và độ ẩm quá mức: nhiều trẻ sơ sinh có thể bị rôm sảy khi ở một nơi quá nóng hoặc ẩm ướt. Khi trẻ ở trong nhà vào mùa hè, hãy cân nhắc giảm điều hòa không khí nếu bắt đầu thấy nóng và ngột ngạt, hoặc bật quạt trần hoặc quạt đứng để giúp lưu thông không khí và giảm độ ẩm trong phòng. Chỉ cần tránh hướng quạt trực tiếp vào em bé của bạn.
  • Sử dụng quá nhiều hoặc dùng với liều lượng quá nhiều các sản phẩm trên da của em bé: Da trẻ sơ sinh có thể bị khô nhanh chóng, đó là lý do tại sao trong cửa hàng thường luôn bày bán các sản phẩm dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh. Có thể nhiều cha mẹ sẽ mua các sản phẩm dưỡng ẩm về bôi lên da của bé nhưng chưa biết cách bôi kem đúng cách hoặc quá lạm dụng khiến da của trẻ bị bít tắc, có thể khiến các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Điều này dẫn đến trẻ bị rôm sảy.
Trẻ bị rôm sảy do đâu?
Trẻ bị rôm sảy do đâu gây nên?

Các triệu chứng rôm sảy ở trẻ như thế nào?

Làm thế nào cha mẹ có thể biết em bé của mình đang gặp tình trạng rôm sảy? Trẻ em sẽ có làn da mềm mại, mỏng manh hơn so với người lớn. Điều này có nghĩa là da của chúng sẽ nhạy cảm hơn và dễ bị các tình trạng như khô, chàm và phát ban. Rôm sảy ở trẻ có thể được xác định bởi các triệu chứng sau:

  • Các đám mụn đỏ nhỏ, thường ẩm tương tự như mụn nhọt hoặc mụn nước.
  • Thường xuất hiện trên mặt và các nếp gấp da ở cổ, cánh tay, chân, ngực trên và vùng quấn tã.
  • Ngứa và ngứa ran, đau “như kim châm” – mặc dù vì em bé của bạn không thể nói cho bạn biết làn da của bé đang khiến cho chúng khó chịu, nên bạn có thể sẽ nhận điều này nếu thấy bé đang hành động cực kỳ cáu kỉnh và quấy khóc.
  • Bé cũng có thể khó ngủ hơn bình thường.

Nếu bố mẹ nhận thấy những dấu hiệu nhận biết này trên da của bé, có thể em bé đang bị rôm sảy. Hãy theo dõi sát sao các vị trí ở ngực, cổ, vùng quấn tã hoặc nách của bé. Em bé có nhiều khả năng bị rôm ở những nơi này vì chúng là những khu vực thường tiết ra nhiều mồ hôi nhất. Quần áo cũng có xu hướng ôm sát vào những bộ phận này trên cơ thể.

Bên cạnh những biểu hiện đã nêu ở trên thì trong một số trường hợp trẻ bị rôm sảy có thể xuất hiện một số các biểu hiện khác như:

  • Trẻ có thể bị sốt cao và sốt trên 38 độ C.
  • Quan sát thấy trẻ có thể bị ớn lạnh.
  • Có thể nổi hạch ở một số vị trí như ở cổ, nách hoặc háng.

==>> Xem thêm: Chàm là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh theo BMJ

Cách điều trị rôm sảy cho bé

Như ở trước đó chúng tôi đã từng nói rôm sảy rất dễ điều trị và thường biến mất sau hai đến ba ngày. Dưới đây là những cách tốt nhất để điều trị rôm sảy cho bé tại nhà:

  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ và nước ấm trong khi tắm để giúp làm dịu làn da của bé. Thấm khô nhẹ nhàng.
  • Giữ cho vùng da bị ảnh hưởng khô ráo: Tại sao việc giữ cho làn da của trẻ khô ráo lại quan trọng như vậy? Nguyên nhân dẫn đến rôm sảy là do mồ hôi làm tắc lỗ chân lông của bé. Vì thế để làn da khô thoáng là một cách tuyệt vời để chữa rôm sảy cho bé.
  • Nếu trời quá nóng, hãy sử dụng quạt để giúp thoát mồ hôi. Điều đặc biệt quan trọng là đảm bảo rằng em bé của bạn không quá nóng khi ngủ . Điều chỉnh điều hoà hoặc thử bật quạt ở mức thấp cho bé nếu trong phòng có xu hướng quá nóng vào ban đêm.
  • Bỏ qua phấn, dầu và kem dưỡng da, chúng sẽ chỉ làm cho tình trạng rôm sảy trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó hãy lựa chọn cho trẻ các loại kem điều trị rôm.
  • Cho bé cởi bỏ quần áo trên thảm chơi hoặc để bé trần truồng đi dạo hoặc bò quanh nhà.
  • Chườm mát: Nếu trẻ bị mọc rôm thì bố mẹ có thể lấy khăn mát chườm lên vùng nổi rôm để giúp làm giảm nhiệt độ của cơ thể bé. Khi thực hiện xong thì mẹ cần lưu ý thấm khô vùng da bị rôm. Hãy mặc quần áo thoáng mát cho bé và có thể sử dụng thêm phấn rôm bôi lên để làm dịu làn da.
  • Quần áo, ga gối của trẻ nên được thay thường xuyên: Những đồ này thường hay bám nhiều bụi bẩn nên nếu để em bé nằm lâu ngày không thay vệ sinh thì sẽ khiến da của bé có thể bị làm cho tình trạng rôm sảy trở nên nặng hơn.
  • Dùng dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa nhiều loại vitamin như A, D, E,… những loại vitamin này dễ hấp thu được qua da nên sẽ giúp da trở nên mềm mại hơn. Nên dùng dầu dừa bôi một lượng vừa phải xong đó mát xa lên da của bé.
  • Nấu nước lá cho trẻ tắm: Nhiều bậc phụ huynh vẫn đang tìm kiếm xem trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì để nhanh khỏi? Từ xưa các ông bà ta đã có mẹo dân gian thường truyền nhau rằng tắm nước lá như: lá dâu tằm, lá khế, lá trầu không, lá chè xanh,… sẽ giúp trẻ khỏi bị rôm sảy. Cách nấu rất đơn giản, mẹ chỉ cần lấy một trong bất kỳ các loại lá trên rồi nấu cùng nước, đun sôi thì hoà thêm với nước lạnh và tắm cho bé. Mẹ có thể áp dụng tắm hằng ngày cho bé.


Nếu con bạn bị ngứa nhiều thì bạn có thể liên hệ bác sĩ nhi khoa xin thuốc trị rôm sảy cho bé. Hoặc có các biểu hiện như sốt, nổi hạch, ớn lạnh,… tình trạng rôm sảy xảy ra hơn một tuần mà vẫn chưa khỏi hoặc có dấu hiệu lan rộng thì khi này cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Cách phòng ngừa rôm sảy ở trẻ em

Dưới đây là một số lời khuyên mà cha mẹ có thể lưu ý để phòng tránh tình trạng rôm sảy xảy ra ở bé:

  • Tránh mặc quần áo dày cho bé, mặc quần áo rộng rãi làm từ vải mềm, thoáng khí cho bé, đặc biệt là trong thời tiết ấm áp.
  • Hạn chế đóng bỉm cả ngày cho trẻ.
  • Bố mẹ cần cho trẻ vui chơi ở những nơi thoáng mát, tránh những nơi tụ tập đông người, thời tiết nóng bức.
  • Hãy hạn chế cho trẻ ở ngoài nắng trong thời gian dài.
  • Giữ cho chỗ ngủ của bé mát mẻ và thông thoáng, điều này cũng làm giảm nguy cơ SIDS.

Cách phân biệt rôm sảy với các bệnh ngoài da khác

Các tình trạng có thể nhầm lẫn với rôm sảy ở trẻ như: chàm sữa, phát ban, sởi, dị ứng,… Vậy làm thế nào bạn có thể phân biệt rôm sảy với các tình trạng da khác như chàm sữa, phát ban,..? Những loại bệnh ngoài da này khác nhau như thế nào với rôm sảy, cùng nhau phân biệt qua bảng sau:

Chàm sữa ở trẻ

Phân biệt chàm sữa với rôm sảy ở trẻ em
Phân biệt chàm sữa với rôm sảy ở trẻ em
Chàm sữa
Nguyên nhân gây bệnh Hiện tại nguyên nhân dẫn đến chàm sữa ở bé vẫn chưa được xác định cụ thể. Những người ta cho rằng chàm sữa xảy ra có thể do các yếu tố sau:

  • Có thể do cơ địa của em bé như trẻ trong tình trạng sợ hãi hoặc chuẩn bị mọc răng dẫn đến ảnh hưởng đến rối loạn hệ tiêu hoá, nội tiết,… nên có thể làm trẻ xuất hiện chàm sữa.
  • Nếu như trong gia đình có người từng bị các bệnh hen suyễn, chàm sữa, viêm da cơ địa,.. thì khi em bé sinh ra có thể sẽ bị chàm sữa, đặc biệt ở chàm sữa ở mặt. Điều này quyết định khoảng 40% .
  • Có thể do cách chăm sóc da cho trẻ của bố mẹ không đúng cách.
  • Trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc, ô nhiễm, nấm mốc,… đó là những điều kiện khiến cho bệnh chàm sữa dễ phát triển.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Mẹ có thể nhận biết bé bị chàm sữa bằng cách quan sát ở trên mặt, chàm sữa thường hay xuất hiện nhất ở hai bên má và nó có tính chất đối xứng, việc mọc chàm sữa một bên rất hiếm xảy ra. Ngoài ra ở các vị trí như trán hay thân mình có thể xuất hiện nhưng thường là ở những lần tái phát sau.

Mẹ có thể nhận biết dựa vào việc chạm tay vào vị trí bé bị chàm sữa, da ở khu vực đó sẽ khô và có thể quan sát thấy có vảy.

Các dấu hiệu khác Một số triệu chứng kèm theo khi bé bị chàm sữa như: các biểu hiện của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.
Các thời điểm mắc bệnh Thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và tình trạng này xảy ra quanh năm.
Vị trí nổi bệnh Có thể xuất hiện ở mặt sau đó sẽ có thể lan rộng sang tay chân và toàn thân.
Tiến triển bệnh Chàm sữa ở trẻ sẽ tiến triển theo 5 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn tấy đỏ, ngứa: khi này vùng da bị chàm sữa sẽ xuất hiện các mảng đỏ, nó khiến cho trẻ cảm thấy ngứa, khó chịu.
  • Giai đoạn nổi mụn nước: khi này trên da của sẽ có những nốt mụn mụn li ti trắng trong xuất hiện.
  • Giai đoạn chảy nước: những nốt mụn lúc này sẽ bị vỡ ra có thể do trẻ gãi khiến mụn vỡ hoặc cũng có thể do mụn vỡ tự nhiên.
  • Giai đoạn da nhẵn: khi mụn vỡ ra thì sẽ tạo trên da của trẻ một lớp huyết thanh. Lớp này sẽ khô lại tạo thành vảy, sau một thời gian thì sẽ bong ra, lúc này da trẻ sẽ nhẵn và mỏng. Giai đoạn này thường diễn ra từ 1-3 ngày.
  • Giai đoạn bong vảy da: lớp da ở giai đoạn trước sẽ bị nứt nẻ, bong tróc, vỡ ra ngày càng dày lên như vụn cám.
Thời gian khỏi bệnh Bệnh sẽ tự hết dần và hết hoàn toàn sau vài tuần.
Cách điều trị Chàm sữa là tình trạng dễ tái phát nhiều lần. Tuy nhiên nếu như ba mẹ biết cách điều trị đúng thì có thể ngăn ngừa được tình trạng này tái phát lại. Có thể tham khảo một số cách chữa chàm sữa như sau:

  • Dùng thuốc sát trùng: Khi bé bị chàm sữa da sẽ bị nứt nẻ, rát đỏ. Điều này sẽ là cơ hội cho vi khuẩn tấn công, mẹ cần tham khảo một số loại thuốc sát trùng để sử dụng thêm. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhi khoa.
  • Dùng kem chống viêm: Giai đoạn mụn nước bị vỡ sẽ rất dễ khiến trẻ gặp biến chứng viêm. Mẹ cần chú ý quan tâm và cho trẻ sử dụng thêm các loại kem bôi chứa corticoid ở liều lượng nhẹ. Hãy tham khảo bác sĩ, đừng tự ý mua thuốc lung tung về sử dụng.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Khi trẻ đang bị chàm sữa ở giai đoạn nhẹ, thời điểm da trẻ đang bị bong tróc thì hãy bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ vì nó sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho da.
  • Bôi các loại thuốc giúp giảm ngứa cho trẻ như Hydrocortisone 1%, Eucerin,…
  • Hãy vệ sinh không gian xung quanh thật sạch sẽ, các khu vực bị chàm mẹ hãy lưu ý lau rửa thường xuyên và cố gắng hãy chú ý không để bé gãi.
  • Nên lựa chọn những loại nước tắm thảo dược có thành phần từ tự nhiên để dùng cho trẻ.
  • Khi thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện như sưng nóng, mụn mủ, lở loét,… thì mẹ cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất, tránh những hậu quả xấu xảy ra.

Sốt phát ban ở trẻ

Phân biệt sốt phát ban với rôm sảy ở trẻ em
Phân biệt sốt phát ban với rôm sảy ở trẻ em
Sốt phát ban
Nguyên nhân gây bệnh Trẻ bị sốt phát ban chủ yếu là do virus gây nên, thường đó là những loại virus ở đường hô hấp, ví dụ như: rubella, virus sởi, echo virus, nhóm enterovirus…
Dấu hiệu nhận biết bệnh Với trẻ bị sốt phát ban thì trên cơ thể sẽ thường xuất hiện các nốt ban đỏ, ở xung quanh sẽ có các quầng trắng. Mới đầu các nốt này sẽ nổi ở phần ngực sau đó thì sẽ lan sang toàn thân.
Biểu hiện: Trên khắp cơ thể nổi các nốt ban đỏ, xung quanh có quầng trắng. Đầu tiên, các nốt phát ban sẽ xuất hiện ở ngực sau đó lan rộng ra toàn thân. Trẻ có thể sẽ quấy khóc nhiều vì cơ thể bị sốt và xảy ra tình trạng viêm họng.
Các dấu hiệu khác Trẻ có thể có các biểu hiện khác kèm theo như: chảy nước mắt, nước mũi, trẻ bị ho, mẹ kiểm tra mặt thấy mắt trẻ đỏ.
Các thời điểm mắc bệnh Thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng – 36 tháng tuổi. Ở giai đoạn này trẻ thường có sức đề kháng kém.
Vị trí nổi bệnh Ban đầu sẽ từ ngực lan rộng sang khắp lưng, bụng, cánh tay. Sau đó lan xuống hai chân và mặt. Các nốt ban này ít gồ lên mặt da. Nổi khắp cơ thể.
Tiến triển bệnh Ban đầu trẻ sẽ bị sốt cao trên 39,4 độ C, có thể kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho,… kéo dài trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày. Sau đó trẻ sẽ xuất hiện hiện tượng phát ban. Khi hết bệnh thì các nổi ban sẽ lặn hết và sẽ không để lại dấu vết gì trên da của trẻ.
Thời gian khỏi bệnh Thông thường khoảng thời gian khỏi bệnh sốt phát ban vào khoảng từ 3 – 7 ngày.
Cách điều trị
  • Khi trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ nên lưu ý không nên đưa con ra ngoài chơi.
  • Hãy hạ sốt cho con đúng cách. Hãy sử dụng đúng liều lượng thuốc được bác sĩ hướng dẫn.
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm.
  • Hãy cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung vitamin C cho trẻ.
  • Có thể giảm ho và đau họng cho trẻ bằng cách cho trẻ sử dụng mật ong chanh đào hoặc cho trẻ uống trà gừng mỗi ngày.
  • Những ngày trẻ sốt thì có thể cho ăn cháo, những loại thức ăn mềm.
  • Nếu như trẻ bị sốt cao, cho uống thuốc những vẫn không hạ, trẻ bị co giật thì bố mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Tình trạng dị ứng ở trẻ

Dị ứng thức ăn là một trong số các dị ứng hay gặp ở trẻ. Trẻ bị dị ứng sẽ nổi các nốt đỏ khiến người mẹ nhầm với rôm sảy
Dị ứng thức ăn là một trong số các dị ứng hay gặp ở trẻ. Trẻ bị dị ứng sẽ nổi các nốt đỏ khiến người mẹ nhầm với rôm sảy
Dị ứng
Nguyên nhân gây bệnh Dị ứng ở trẻ em là vấn đề phản ứng của hệ thống miễn dịch. Hầu hết các phản ứng dị ứng xảy ra do những sai lầm của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Theo tự nhiên thì khi có những yếu tố lạ như virus, vi khuẩn, bụi, nấm mốc hoặc phấn hoa,… xâm nhập vào cơ thể thì hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng để bảo vệ cơ thể nên sẽ gây ra các triệu chứng ở cơ thể. Với trẻ em có thể xảy ra nhiều dạng dị ứng với nhiều biểu hiện khác nhau và gây ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể cũng khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Trên da của trẻ sẽ xuất hiện các nốt sần phù có màu hồng.
Các dấu hiệu khác Bên cạnh các nốt hồng thì trẻ bị dị ứng sẽ bị ngứa ngáy, người khó chịu, quấy khóc. Nốt sần có thể lặn ở vị trí này rồi lặn, rồi lại nổi ở vị trí khác trên da.
Các thời điểm mắc bệnh Bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Vị trí nổi bệnh Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể trẻ.
Tiến triển bệnh Tình trạng dị ứng sẽ xảy a khoảng vài giờ và sau đó sẽ lặn hết, không để lại dấu vết gì trên da của trẻ.
Thời gian khỏi bệnh Có loại dị ứng sẽ hết sau vài giờ, có loại dị ứng sẽ kéo dài hàng tuần.
Cách điều trị Tuỳ theo từng loại dị ứng mà trẻ gặp phải mà sẽ có cách điều trị phù hợp. Thông thường điều trị dị ứng sẽ dùng các loại kem bôi ngoài da, tắm rửa cho trẻ thật sạch sẽ và kết hợp cho trẻ em những loại đồ ăn mát.

Bệnh sởi ở trẻ em

Phân biệt sởi với rôm sảy ở trẻ em
Phân biệt sởi với rôm sảy ở trẻ em
Sởi
Nguyên nhân gây bệnh Sởi xảy ra ở trẻ em là do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae chi Morbillivirus xâm nhập vào cơ thể trẻ gây nên.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Trẻ bị bệnh sởi sẽ có các biểu hiện như sốt mức độ nhẹ và vừa; sau đó sẽ bị sốt cao, các cơn sốt này không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi nào trẻ xuất hiện các nốt ban thì sốt mới hạ.
Các dấu hiệu khác Có thể kèm theo các biểu hiện như: chảy nước mặt, mũi, ho, mắt có gì nhìn tèm nhèm, quan sát mi mắt thấy sưng nề.
Các thời điểm mắc bệnh Thường vào mùa đông.
Vị trí nổi bệnh Trên da theo thứ tự ở khu vực tai, mặt; tiếp theo đến ngực, lưng, cổ, cánh tay; cuối cùng là bụng, chân.
Tiến triển bệnh Sởi ở trẻ sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Virus sởi xâm nhập vào cơ thể khoảng 10 – 12 ngày thì cơ thể trẻ vẫn chưa có những biểu hiện gì, trẻ vẫn vui chơi hoạt động như đứa trẻ bình thường khác.
  • Giai đoạn tiền triệu: Trong vòng 2-4 ngày tiếp theo là thời điểm trẻ sẽ ủ bệnh. Ở thời gian này trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện như: có thể bị sốt nhẹ, chảy nước mũi, có trường hợp bị ho khan, ho không có đờm. Có nhiều báo cáo ghi nhận trẻ có thể bị sợ ánh sáng, viêm kết mạc. Ở trên da khi này sẽ xuất hiện những nốt đỏ có kích thước bé li ti màu trắng ngà. Để ý những nốt này sẽ có viền xung quanh. Những nốt này sẽ biến mất trong vòng 1 – 2 ngày.
  • Giai đoạn phát ban sởi:các nốt ban sẽ nổi khắp người trẻ sau 10-18 ngày.
  • Giai đoạn lui bệnh: các nốt ban trên da sẽ biến mất dần theo thứ tự xuất hiện, ở vị trí nào xuất hiện trước sẽ lặn trước. Sau khi lặn sẽ để lại một lớp da mỏng loang lổ.
Thời gian khỏi bệnh Có thể kéo dài hơn 20 ngày.
Cách điều trị Khi trẻ bị bệnh sởi, bố mẹ sẽ điều trị triệu chứng cho phù hợp:

  • Khi con sốt sẽ cho con uống thuốc hạ sốt paracetamol. Kem theo cho trẻ uống thuốc thì nên dùng khăn mát lau người cho con.
  • Cho con dùng thuốc kháng histamine, loratadin, diphenhydramin.
  • Sử dụng cac loại kem bôi ngoài da để dùng khi con bị phát ban, nổi mẫn.
  • Sử dụng thêm các loại sát trùng mũi, họng.
  • Khi thấy con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác hãy đến cơ sở y tế gần nhất.

==>> Xem thêm bài viết khác: Nhiễm sởi: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị theo BMJ

Rôm sảy có các biểu hiện khá giống với những bệnh ngoài da như chàm sữa, phát ban, dị ứng,… Điều này khiến cho không ít bậc phụ huynh nhầm lẫn giữa các tình trạng này với nhau. Việc nhận biết sai tình trạng mà con gặp phải dẫn đến lựa chọn biện pháp điều trị cho con không phù hợp dẫn đến tình trạng trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hy vọng rằng qua bài viết có thể giúp được nhiều bố mẹ giúp bố mẹ hiểu thêm về bệnh rôm sảy và biết cách phân biệt rôm sảy với các bệnh ngoài da khác. Nếu có bất kỳ điều gì cần giải đáp thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Medically reviewed by Karen Gill, M.D. — By Zawn Villines, What to know about heat rash in babies, đăng ngày 29 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2023.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here