Cách hạ sốt không dùng thuốc

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Sot

Nhathuocngocanh – Sốt là một tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải, triệu chứng điển hình là tình trạng tăng thân nhiệt đi kèm với mệt mỏi và mất nước. Sốt nhẹ thường không đáng ngại, nhưng nếu sốt từ 39 độ trở lên thì bắt buộc phải điều trị với thuốc. Vậy sốt là gì? khi nào cần phải dùng thuốc và cách hạ sốt không cần dùng thuốc là gì? bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Sốt là tình trạng gì?

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường. Tình trạng này xảy ra khi bộ điều nhiệt độ của cơ thể (nằm ở vùng dưới đồi) đặt lại nhiệt độ cao hơn, nguyên nhân chính là để đáp ứng lại với tình trạng nhiễm trùng, phản ứng viêm nhằm bảo vệ cơ thể.

Nhiệt độ cơ thể thông thường sẽ thay đổi theo vị trí đo cũng như thời gian đo trong ngày, tuy nhiên nhiệt độ cơ thể sẽ dao động từ 36.5°C đến 37.5 °C (98–100 °F), nhiệt độ trung bình là 36,8 °C.

Các vị trí đo thân nhiệt phổ biến là khoang miệng và trực tràng, tai, trán và nách. Nhiệt độ trực tràng và tai thường cao hơn nhiệt độ của miệng khoảng 0,6°C, trong khi đó nhiệt độ ở trán, nách thường thấp hơn khoảng 0,6°C so với nhiệt độ của khoang miệng. Trong 1 ngày, nhiệt độ thay đổi từ mức thấp nhất vào sáng sớm đến cao nhất vào cuối buổi chiều, nhiệt độ chênh lệch tối đa khoảng 0,6°C.

Nhiệt độ khoang miệng được xem là tăng cao khi:

  • Lớn hơn hoặc bằng 37,2°C vào lúc sáng sớm.
  • Lớn hơn hoặc bằng 37,8°C vào bất kỳ lúc nào sau khi sáng.
  • Thân nhiệt cao hơn mức bình thường đã biết.

Ngưỡng nhiệt độ này sẽ được điều chỉnh tùy vào vị trí đo khác nhau.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì chỉ cần thay đổi một chút nhiệt độ cũng có thể là dấu hiệu của những tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao

Sinh lý bệnh của bệnh

Nhiệt độ cơ thể người thường được xác định bằng sự cân bằng giữa sản xuất nhiệt bởi hệ thống các mô (đặc biệt là gan và cơ) và sự mất nhiệt ra môi trường ngoài. Thông thường trung tâm điều nhiệt nằm ở vùng dưới đồi sẽ luôn duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Tình trạng sốt xuất hiện khi cơ thể tăng điểm đặt nhiệt để đáp ứng lại với những phản ứng gây viêm, từ đó gây ra sự co thắt mạch máu, giảm máu đến ngoại vi để hạn chế tình trạng mất nhiệt, khi khi bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng run rẩy để làm tăng sản xuất nhiệt. Quá trình này sẽ kéo dài cho đến khi nhiệt độ ở máu đạt tới điểm đặt nhiệt của vùng dưới đồi. Khi thân nhiệt tăng, cơ thể sẽ bắt đầu quá trình làm mất nhiệt thông qua việc toát mồ hôi và giãn mạch.

Sinh lý bệnh của bệnh
Sinh lý bệnh của bệnh

Hậu quả của sốt

Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể đáp ứng với những tác động tiêu cực từ môi trường ngoài đến cơ thể. Tuy nhiên sự tăng nhiệt độ quá cao thường lớn hơn hoặc bằng 41°C có thể để lại những hậu quả nặng nề. Khi cơ thể đạt ngưỡng nhiệt độ này, sẽ xảy ra sự biến dạng của Protein, các Cytokine viêm kích hoạt dòng thác viêm được giải phóng. Dẫn đến rối loạn chức năng của tế bào, khiến các cơ quan và hệ cơ quan bị suy yếu, dòng thác đông máu bị kích hoạt có thể dẫn đến tình trạng đông máu rải rác nội mạch.

Khi bị sốt, chuyển hóa cơ sở sẽ tăng lên khoảng 10% đến 12% với mỗi 1°C khi tăng trên 37°C, tạo thành gánh nặng cho những bệnh nhân có sức khỏe yếu, người cao tuổi có nhiều bệnh lý nên đặc biệt là người có tiền sử suy tim hoặc mắc bệnh phổi. Sốt có thể làm xấu đi tình trạng ở người sa sút trí tuệ.

Sốt cao kéo dài ở trẻ em còn có thể gây ra những cơn co giật.

Khi nào thì tình trạng sốt cần thăm khám bác sĩ?

Trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi có nhiệt độ đo ở trực tràng trên 38°C.
  • Trẻ em từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi nếu nhiệt độ đo được ở trực tràng trên 39°C, trẻ có biểu hiện khó chịu, cáu gắt, quấy khóc liên tục.
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi nếu nhiệt độ đo được ở trực tràng trên 39°C, tình trạng này kéo dài hơn 1 ngày, sốt đi kèm với những tình trạng khác như cảm lạnh, tiêu chảy,…

Trẻ em

Nếu trẻ có biểu hiện sốt nhưng vẫn chơi, tỉnh táo thì hoàn toàn có thể theo dõi tại nhà, tuy nhiên nếu bé những biểu hiện dưới đây thì cần cho bé đi thăm khám ngay:

  • Trẻ cáu gắt, khóc quấy, nôn ói liên tục. Trẻ có những cơn đau đầu dữ dội đau bụng không xác định được vị trí đau, có biểu hiện vật vã, da khô, khóc không thấy có nước mắt.
  • Tình trạng sốt kéo dài trên 3 ngày và trẻ không đáp ứng với những loại thuốc hạ sốt không kê đơn.
  • Trẻ có hệ thống miễn dịch kém, có nhiều bệnh lý nền từ trước đó.

Người trưởng thành

Đến bệnh viện thăm khám nếu có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao trên 39,5°C không đáp ứng với những thuốc hạ sốt không kê đơn.
  • Cơn sốt kéo dài và liên tục (kéo dài hơn 48 giờ hoặc 72 giờ).
  • Có những bệnh lý nền nghiêm trọng như suy tim hoặc có các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến phổi từ trước đó.
  • Người xuất hiện những vết phát ban hoặc bầm tím.
  • Người bệnh sốt cao đi kèm với những biểu hiện nghiêm trọng như mệt mỏi, vật vã, khó thở, nôn ói liên tục, đi tiểu nhiều, co giật, ảo giác,…
Khi nào thì tình trạng sốt cần thăm khám bác sĩ?
Khi nào thì tình trạng sốt cần thăm khám bác sĩ?

Sốt có phải điều trị bằng thuốc không?

Sốt thường không cần phải điều trị bằng thuốc nếu bệnh nhân không cảm thấy quá khó chịu hoặc có tiền sử co giật do sốt. Bởi sốt là một phản ứng tự vệ nhằm bảo vệ cơ thể.

Nhiệt độ cao hơn mức bình thường không hẳn là nguy hiểm trừ khi bệnh nhân có những bệnh lý nền nguy hiểm hoặc từng có tiền sử co giật do sốt. Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử co giật do sốt cao thì việc dùng thuốc hạ sốt vẫn có thể khiến tình trạng này tái diễn, do đó cần theo dõi sát sao thân nhiệt, và trạng thái của bệnh nhân.

Với người trưởng thành, nếu không quá mệt mỏi nhiệt độ không quá cao, ở trẻ em, bé vẫn ăn và ngủ tốt và chơi ngoan, thì trẻ có thể không cần điều trị bằng thuốc.

Một số lưu ý khi điều trị sốt

Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị sốt:

  • Giữ cho phòng ốc luôn thoáng mát, để người bệnh mặc quần áo mỏng tránh việc đắp chăn hoặc mặc áo quá dày vì có thể làm cản trở quá trình đào thải nhiệt.
  • Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước hoặc các dịch khác (nước trái cây pha loãng, dung dịch điện giải,…).
  • Nếu phòng quá bí hoặc quá nóng thì có thể bật quạt để thông gió.
  • Người bệnh không nhất thiết phải nằm trên giường mà có thể đi lại nhẹ nhàng trong nhà, tránh việc chảy nhảy hoặc vận động mạnh.
  • Nếu sốt là triệu chứng của một bệnh truyền nhiễm (như thủy đậu hoặc cúm), thì cần cách ly người bệnh khỏi những đối tượng dễ nhiễm bệnh như trẻ em, người già, hoặc người có sức đề kháng kém, người bị ung thư.

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Siêu âm Doppler động mạch cảnh trong – Bác sĩ Nguyễn Quang Trọng

Hạ sốt bằng cách chườm ấm

Chườm ấm cho trẻ em

Cách hạ sốt nhanh tại nhà là chườm ấm hoặc dùng các thuốc hạ sốt. Trong hầu hết các trường hợp, thì sử dụng Acetaminophen hoặc Ibuprofen đường uống là cách thuận tiện nhất để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên bạn có thể kết hợp việc dùng thuốc với chườm ấm để giúp hạ sốt nhanh hơn.

Việc chườm ấm sẽ thích hợp việc dùng Acetaminophen hoặc Ibuprofen nếu trẻ có tiền sử dị ứng hoặc không dung nạp với thuốc hạ sốt.

Nên kết hợp chườm với việc dùng thuốc hạ sốt nếu:

  • Trẻ có biểu hiện khó chịu, thân nhiệt tăng cao lâu hạ.
  • Trẻ xảy ra tình trạng nôn, trớ và không thể giữ thuốc ở trong dạ dày được.

Cách hạ sốt tại nhà cho bé bằng việc chườm ấm:

  • Để chườm cho trẻ thì hãy đặt trẻ vào bồn tắm hoặc chậu tắm của trẻ, nhưng chỉ thêm từ 3 đến 5 cm nước ấm (29,4 – 32,2 °C) trong chậu. Nếu bạn không có nhiệt kế thì có thể kiểm tra nước bằng mu bàn tay hoặc cổ tay. Cảm thấy nước hơi ấm là được. Không sử dụng nước lạnh, vì điều này có thể gây khó chịu và làm trẻ bị rét run. Nếu con bạn bắt đầu run, thì tức là nước đã quá lạnh. Run có thể làm sốt nặng hơn do đó cần cho trẻ ra khỏi chậu tắm nếu trẻ có biểu hiện run lên.
  • Đặt trẻ ngồi trong nước sẽ thoải mái hơn là cho trẻ nằm. Sau đó, sử dụng một khăn sạch, thấm đẫm nước rồi chườm lên cánh tay, chân, nách, bẹn trẻ. Nước sẽ giúp làm mát cơ thể. Giữ nhiệt độ phòng khoảng 23.9°C, và tiếp tục chườm cho đến khi nhiệt độ của trẻ ở mức chấp nhận được. Không bao giờ cho thêm cồn vào nước do cồn có thể bị hấp thụ qua da hoặc hít vào, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, như hôn mê.
  • Thường thì chườm sẽ giúp hạ sốt từ 0.5°C đến 1°C trong vòng 30 – 45 phút. Tuy nhiên, nếu con bạn kháng cự lại, hãy dừng chườm và chỉ để trẻ ngồi và chơi trong nước. Nếu ở trong chậu tắm làm trẻ thấy khó chịu thì tốt nhất là bế trẻ ra, kể cả khi cơn sốt của trẻ không thay đổi.
Hạ sốt bằng cách chườm ấm
Hạ sốt bằng cách chườm ấm

Chườm ấm cho người lớn

Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm là biện pháp hạ sốt dựa trên nguyên lý tác động từ bên ngoài để giảm nhiệt độ cơ thể. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sốt cao không hạ là do các lỗ chân lông bị bít lại một cách đột ngột, mạch máu co lại khiến lượng máu lưu thông trong lòng mạch giảm. Chườm nóng sẽ làm cho các lỗ chân lông giãn nở tốt hơn, giãn mạch máu nhỏ ngoại vi, từ đó giúp tăng đào thải nhiệt.

Khăn chườm không nên để quá ướt và cần thay khăn đều đặn sau mỗi 3 đến 5 phút, khi thay khăn cần phải những khăn vào nước ấm, vắt bớt lượng nước trên khăn rồi chườm bào trán, nách và bẹn.

Nếu nước trong chậu đã hết ấm thì cần thay nước mới, nếu có thể thì nên tiến hành lau người khoảng 10 đến 15 phút đồng hồ.

Sau khi chườm ấm khoảng 30 phút, thân nhiệt sẽ hạ xuống, lúc này bạn nên cặp lại nhiệt độ để có được phương án điều trị tiếp theo. Khi chườm ấm không nên để nhiệt độ phòng quá thấp hoặc để quạt chĩa thẳng vào người vì có thể gây cảm lạnh.

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Nguyên tắc 4 chữ D và 4 giai đoạn rose trong hồi sức dịch sốc nhiễm trùng

Cách làm hạ cơn sốt bằng thảo dược

Hạ sốt bằng chanh tươi

Hạ sốt bằng chanh tươi là một phương pháp hạ sốt dân gian đã phổ biến từ lâu.

Theo y học cổ truyền, quả chanh có vị chua, tính mát, có khả năng sát khuẩn tại chỗ và cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi ăn uống khó tiêu. Ngoài ra chanh còn giúp thanh nhiệt, giải độc và hạ sốt nhanh.

Trong vỏ chanh chứa rất nhiều tinh dầu, mỗi quả có thể chứa đến 50ml tinh dầu. Do đó khi dùng để đắp ngoài da có thể kích thích sự dãn nở của lỗ chân lông, tạo điều kiện cho việc toát mồ hôi và điều hòa thân nhiệt ở những người đang bị sốt cao.

Ngoài ra tinh dầu vỏ chanh còn giúp thư giãn tinh thần, cải thiện tình trạng căng thẳng và mệt mỏi.

Cách hạ sốt tại nhà bằng chanh:

Chuẩn bị chanh tươi, nhiều nước, lưu ý nên chọn những quả có phần vỏ căng bóng nhìn rõ được các túi tinh dầu ở vỏ quả.

Rửa sạch chanh với nước, cắt chanh thành những lát mỏng, sau đó đắp hoặc chà nhẹ lên trán, tay, gan bàn chân và dọc cột sống.

Sau khi đắp từ 3 đến 5 phút thì bỏ những lát chanh đã cũ và thay bằng những lát chanh mới, lặp lại cho đến khi thấy nhiệt độ giảm xuống mức có thể chấp nhận được thì dùng khăn ấm lau lại người.

Hạ sốt bằng chanh là một phương pháp có độ an toàn cao, hiệu quả nhanh, chỉ khoảng 2- đến 30 phút là người bệnh đã có thể hạ sốt.

Lưu ý khi hạ sốt bằng chanh tươi:

Khi bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện tăng thân nhiệt thì cần thực hiện ngay, nhằm hạn chế việc phải sử dụng thuốc hạ sốt.

Nếu bệnh nhân sốt trên 38,5°C thì cần phải kết hợp giữa việc hạ sốt bằng chanh tươi và dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc cần phải có chỉ dẫn từ thầy thuốc.

Không đắp chanh vào những chỗ trầy xước, mẩn đỏ vì có thể khiến trẻ bị xót.

Kết hợp với việc bổ sung nhiều dịch và muối khoáng sẽ giúp bệnh nhân nhanh hạ sốt và giảm cảm giác mệt mỏi.

Hạ sốt bằng chanh tươi
Hạ sốt bằng chanh tươi

Hạ sốt bằng tía tô

Trong đông y tía tô có vị cay, tính ôn, khi dùng sẽ quy vào hai kinh phế và tỳ. Dược liệu là một vị thuốc giải cảm, phát tán phong hàn, loãng đờm, giải độc và an thai. Chủ trị các chứng ho đờm đặc, nóng sốt, nôn mửa, động thai.

Theo y học hiện đại, dịch chiết từ cây tía tô có tác dụng giãn các mao mạch ngoại vi đồng thời kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi, từ đó giúp hạ sốt nhanh.

Tinh dầu tía tô có khả năng tăng đường huyết đồng thời ức chế hoạt động của một số vi khuẩn và virus gây bệnh đường ruột.

Dược liệu còn được chứng minh là có khả năng giảm co thắt cơ trơn phế quản, và giảm tiết dịch phế quản, từ đó giúp long đờm trừ ho.

Nhờ những đặc điểm trên mà tía tô có thể được dùng để hạ sốt.

Với trẻ đang bú mẹ, người mẹ có thể thêm tía tô vào chế độ ăn rồi cho con bú. Còn đối với những trẻ đã ăn dặm thì có thể bổ sung tía tô vào bữa ăn, vừa giúp cải thiện vị giác vừa giúp trẻ hạ sốt nhanh.

Đối với người lớn bị sốt, có thể rửa sạch tía tô đun hoặc giã lấy nước rồi uống.

Hạ sốt bằng tía tô
Hạ sốt bằng tía tô

Hạ sốt bằng bạc hà

Tinh có trong bạc hà sẽ giúp kích thích hệ thống các lỗ chân lông giãn nở, tăng tiết mồ hôi giúp hạ nhiệt nhanh. Ngoài ra mùi thơm của tinh dầu bạc hà cũng giúp cho người bệnh tư thái hơn, cải thiện tình trạng tắc nghẹt mũi.

Cách hạ sốt bằng bạc hà:

  • Để hạ sốt bằng bạc hà, bạn cần chọn những lá bạc hà bánh tẻ, loại bỏ những lá úa già rồi đem rửa sạch với nước.
  • Đem gia hoặc xay lấy nước cốt.
  • Lấy một ít nước cốt bạc hà rồi pha loãng với nước ấm rồi uống.
  • Bạn cũng có thể vò nát lá bạc hà với nước ấm, sau đó dùng khăn mềm thấm dung dịch đã pha loãng rồi lau toàn thân.

Lưu ý: Tinh dầu bạc hà chỉ được khuyến cáo cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở nên.

Hạ sốt bằng bạc hà
Hạ sốt bằng bạc hà

Hạ sốt bằng cỏ mực

Cây cỏ mực hay nhọ nhồi hoặc hàn liên thảo có tên khoa học là Eclipta prostrata L, thuộc họ Cúc. Dược liệu có tính hàn, vị chua, ngọt khi dùng sẽ quy vào hai kinh Can và Thận. Vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, thường được dùng để điều trị viêm họng, chảy máu cam, sốt xuất huyết hoặc sốt phát ban.

Cách dùng cỏ mực để hạ sốt:

  • Lấy một nắm cỏ mực, loại bỏ rễ các lá già úa rồi rửa sạch.
  • Giã lấy nước hoặc xay lấy nước rồi đút cho trẻ uống hoặc dùng bã đem bọc vào khăn sạch rồi chườm vào trán bé.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ bằng cỏ mực: Dùng 20g cỏ mực, 12g hoa hòe, 16g cam thảo đất, 12g lá trắc bá và 20g sắn dây củ đem sắc lấy nước uống.

Chữa sốt phát ban: Lấy 60g cỏ mực rửa sạch rồi đem nấu nước, chia thuốc thành từng thang nhỏ, ngày dùng từ 2 đến 4 lần.

Hạ sốt bằng cỏ mực
Hạ sốt bằng cỏ mực

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, việc sử dụng thuốc hạ sốt chính là biện pháp nhanh và đơn giản nhất. Tuy nhiên nếu bệnh nhân sốt nhẹ và không có những biểu hiện bất thường thì nên ưu tiên những biện pháp khác như chườm ấm, bù điện giải hoặc sử dụng những loại thảo dược có công dụng hạ sốt.

Tài liệu tham khảo

1.Neural Mechanisms of Inflammation-Induced Fever, nguồn NCBI, truy cập 5/4/2023.

2.Prognosis of home-cared or hospital-treated acute fever in older adults: A prospective multicenter case-control study, nguồn NCBI, truy cập 5/4/2023.

3.Eclipta prostrata (L.) L. (Asteraceae): Ethnomedicinal Uses, Chemical Constituents, and Biological Activities, nguồn NCBI, truy cập 5/4/2023.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here