nhathuocngocanh.com – Kerion là bệnh nhiễm trùng da liễu thường xuất hiện ở da đùa với dạng à mảng bám có mụn mủ và không có bọng nước. Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải bệnh Kerion nhưng phổ biến nhất vẫn là ở đối tượng trẻ em. Để biết rõ thêm về bệnh Kerion mời bạn đọc cùng với nhà thuốc Ngọc Anh theo dõi bài viết dưới đây.
Kerion là bệnh gì?
Kerion được coi là một dạng nấm da đầu, chính là kết quả của phản ứng mẫn cảm qua trung gian tế bào T đối với nấm sợi gây bệnh. Một số trường hợp Kerion là do Microsporum còn hầu hết là do Trichophyton.
Vị trí nấm nhiều nhất ở da đầu và ngoài ra nó có thể phát sinh ở bất cứ vị trí nào tiếp xúc với nấm như chi trên và mặt. Kerion thường bị chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Khi thành viên trong gia đình bị bệnh Kerion có lây nhiễm nấm cho người khác nếu dùng chung khăn tắm, chung giường, đội chung mũ và tiếp xúc gần gũi. Bàn chải tóc và lược nên vứt bỏ hoặc khử trùng để ngăn ngừa tái nhiễm hoặc lây nhiễm.
Kerion thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng da liễu và thường gặp ở da đầu, xuất hiện ở dạng mảng bám bị viêm, có mụn mủ và không có bọng nước. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị bệnh Kerion. Nhưng thường gặp nhất là nấm da đầu ở trẻ em. Ở nam giới, khi bị bệnh Kerion ở râu cằm có thể xuất hiện những tổn thương viêm nhiễm. Ngoài cảm giác ngứa, bệnh còn gây rụng tóc hay tróc vẩy, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh Kerion
Phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào T đối với các nấm sợi gây bệnh là nguyên nhân chính gây ra bệnh Kerion. Trong đó thường gặp nhất là 4 loại nấm sợi: Trichophyton tonsurans, Microsporum canis, Trichophyton mentagrophytes, Trichophyton verrucosum.
Khi sử dụng chung vật dụng bệnh Kerion có thể lây từ người này sang người khác hoặc lây từ vật nuôi trong nhà qua người.
Bệnh hắc lào ở da đầu có thể gây ra kerion – một chứng viêm da đầu nặng và gây đau đớn. Kerion xuất hiện dưới dạng các nốt phồng mềm, nổi lên và chảy mủ.
Triệu chứng của bệnh Kerion
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh Kerion đa phần là gây ra triệu chứng trên da đầu và có một số vị trí khác như cổ, da mặt, tay.
Người bị bệnh Kerion xuất hiện những ổ áp xe có kích thước khoảng vài cm và có thể có nhiều tổn thương trên vùng da đó hoặc chỉ có một tổn thương. Vùng da xung quanh ổ áp xe này bị sưng nề lên và chứa nhiều mủ ở bên trong. Khi mủ chảy ra từ ổ áp xe chúng khô lại và tạo thành vảy có màu vàng, dày.
Ở vị trí bị tổn thương nhiễm nấm bị rụng tóc. Ngoài ra, có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng toàn thân trên người bệnh như: tăng thân nhiệt mệt mỏi, hạch sưng to, da đầu bị ngứa như khi bị bệnh chàm eczema.
Triệu chứng cận lâm sàng
Nếu nguyên nhân gây bệnh là Microsporum canis, khi soi thương tổn dưới đèn Wood (loại thiết bị phát ra tia UVA bước sóng dài) sẽ cho huỳnh quang màu vàng-xanh lá cây. Tuy nhiên, nếu thương tổn viêm, mủ nhiều che lấp sự hiện diện của sợi nấm thì thí nghiệm này âm tính.
Soi tươi dưới kính hiển vi có thể thấy sợi nấm nằm trong và ngoài sợi tóc. Muốn chẩn đoán loài nấm gây bệnh cần nuôi cấy nấm. Ngoài ra, có thể nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bội nhiễm trong ổ áp-xe.
Phương pháp điều trị bệnh Kerion
Điều trị bệnh Kerion bằng phương pháp kết hợp trích rạch, dẫn lưu mủ ở những ổ áp-xe và dùng thuốc chống nấm toàn thân.
Thuốc chống nấm toàn thân sử dụng cho người bị bệnh Kerion từ 6 đến 8 tuần bao gồm Itraconazole, Terbinafine, Griseofulvin. Dùng thuốc bôi chống nấm tại chỗ sẽ không có hiệu quả đối với những trường hợp người bệnh có nấm nhiễm sâu và nang tóc.
Điều trị bệnh Kerion đối với người lớn sử dụng Terbinafine 250mg mỗi ngày hoặc Griseofulvin với liều 1g mỗi ngày.
Với bé từ 1 đến 12 tháng tuổi điều trị bệnh Kerion bằng cách dùng Griseofulvin với liều 1g trong ngày đối với trẻ 12 đến 18 tháng tuổi hoặc liều 5 đến 29 mg/kg/ngày. Hoặc cho trẻ sử dụng Terbinafin theo hướng dẫn cân nặng, Itraconazol với liều 3-5mg/kg/ngày.
Người bệnh có thể dùng thêm thuốc kháng sinh phù hợp để đề phòng nhiễm khuẩn sau trích rạch hay xác định có bội nhiễm.
Có thể dùng dầu gội có thành phần là Ciclopirox hoặc Ketoconazole để tránh tình trạng nấm lan rộng ở da đầu.
Cách chẩn đoán bệnh Kerion
Những bệnh nhân Kerion, khi soi tổn thương dưới đèn wood có thể thấy màu huỳnh quang vàng-xanh lá cây khi nguyên nhân là do Microsporum. Các tổn thương viêm mủ nhiều nên che khuất sự hiện diện của sợi nấm nên có thể đưa ra kết quả âm tính.
Các sợi nấm bị tổn thương khi soi tươi dưới kính hiển vi có thể thấy các sợi nấm. Cần tiến hành nuôi cấy để xác định chính xác nguyên nhân gây Kerion.
Cần phân biệt bệnh Kerion với áp xe do vi khuẩn, viêm nang lông da đầu, chốc da đầu.
Cách phòng bệnh Kerion như thế nào?
Bệnh Kerion rất khó phòng vì tỉ lệ người lành mang bệnh trong cộng đồng cao và trong không khí có nhiều bào tử nấm. Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể khử tế bào nấm ở tất cả các đồ vật có trong gia đình ha ở trong môi trường mà nấm tồn tại ở khắp nơi.
Có nhiều trường hợp bệnh Kerion không được chẩn đoán trong tập thể nên khi cách ly bệnh nhân trong thời gian điều trị là không đúng.
Có một số bước tiến hành để phòng tái phát cho bệnh nhân điều trị và phát hiện ở những người tiếp xúc trong gia đình và trường hợp nhiễm nấm ở súc vật. Sử dụng Shampoo povidone iodine một tuần dùng 2 lần và sử dụng liên tiếp trong 4 tuần để điều trị những người lành mang nấm khỏi tới 90%.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số biện pháp phòng tránh bệnh Kerion dưới đây:
- Không nên gội đầu với dầu gội có độ tẩy gầy cao với tần suất nhiều.
- Luôn giữ cho tóc khô ráo, sạch sẽ và không cào mạnh làm xây xước da đầu.
- Khi gội đầu cần phải xả nước sạch nhiều lần để tránh dầu gội đầu còn sót lại. Và cần làm khô tóc ngay sau khi gội đầu hoặc đi ngoài mưa bị ướt đầu.
- Bạn không nên đội mũ quá chật và không đội trong thời gian lâu sẽ làm cho tóc bị ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm tóc phát triển và sinh sản.
- Không nên dùng chung lược chải tóc, khăn lau, mũ đội đầu của nhau đặc biệt là của những người có biểu hiện nấm Kerion hoặc nhiều gàu.
- Bệnh Kerion rất dễ lây lan nên mọi người cần chú ý để phòng ngừa cho các thành viên trong gia đình.
Bệnh Kerion có lan xuống mặt không?
Bên cạnh vấn đề gây rụng tóc, khó chịu dẫn tới mất thẩm mỹ mà có ột số trường hợp khi bị bệnh Kerion có thể lây lan ra những vùng lân cận khiến cho người bệnh thêm lo lắng.
Nấm có thể lan xuống mặt dẫn đến việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn. Lúc này bệnh lý sẽ phát triển trong thời gian dài và dai dẳng không khỏi. Những triệu chứng do bệnh Kerion gây ra sẽ làm cho người bệnh mất tự tin và ảnh hưởng tới cuộc sống. Đặc biệt vùng trán và da mặt sẽ bị tổn thương khi bệnh bước vào giai đoạn nặng.
Khi bị bệnh Kerion xuất hiện các triệu chứng gây ngứa ngáy nên người bệnh sẽ gãi nhiều làm tổn thương da và lân lan mạnh mẽ. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra và không được xử lý kịp thời sẽ gây biến chứng thành nấm mặt.
Các chuyên gia cho biết bệnh Kerion là bệnh tự miễn nên khi bị bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên sẽ dễ nhầm lẫn với gàu nên không chú ý để điều trị. Và đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho bệnh Kerion dễ lây lan xuống mặt cổ và nặng hơn là toàn thân và thường xuyên tái phát.
Những biến chứng do bệnh Kerion làm cho quá trình điều trị kéo dài và ngày càng trở nên khó khăn hơn. Ở những trường hợp nặng, bệnh Kerion không chỉ lan xuống da mặt mà còn làm suy yếu vùng da đầu gây nhiễm trùng dẫn đến tình trạng rụng nang tóc và nếu kéo dài có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
Trên đây là một số thông tin về bệnh Kerion mà nhà thuốc mang đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào về bệnh Kerion cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với nhà thuốc Ngọc Anh.
Xem thêm:
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Hidenori Nakagawa, Masato Nishihara,a and Takashi Nakamurab, NCBI, đăng ngày 28 tháng 6 năm 2018.
Kerion and tinea capitis