Bài viết VŨ DƯ LƯƠNG – Bài thuốc cổ truyền giúp trục thủy, tiêu trướng.
Tham khảo sách Những bài thuốc Cổ phương đặc hiệu, Phần 1 – Nhà xuất bản Y học – Tải file PDF Tại đây.
Tác giả: TTND. BS Nguyễn Xuân Hướng.
LAI LỊCH BÀI THUỐC
Nguyên phương gia giảm Trần bì, quyển 3 sách “Đan Khê tâm pháp” của Chu Tấn Hanh nhà Nguyên.
THÀNH PHẦN CỦA BÀI THUỐC
Vũ dư lương (nung giấm)
Xà hàm thạch (nung giấm) Châm sa (nung giấm 3 lần) Hoài ngưu tất (tẩm rượu) Nhục quế Bào khương Đại hồi hương (sao) Tam lăng (sao cám) Nga truật (chích giấm) Đương quy (rửa rượu) Phục linh Phụ tử (chế) Thanh bì (sao) Thích tật lê (sao nước muối) |
3 lạng
3 lạng 5 lạng 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cân 5 đồng cần 5 đồng cân |
18 vị thuốc nói trên có trọng lượng chung là 18 lạng 5 đồng cân |
=> Xem thêm: DƯƠNG HÒA HOÀN – Bài thuốc giúp thông cân, hoạt lạc.
CÁCH CHẾ
Dạng viên hồ
Tán bột và trộn đều: Những vị thuốc nói trên cùng tán thành bột nhỏ, trộn đều, qua rây.
Chế hồ: Lấy riêng 5 lạng 5 đồng cần 5 phần bột gạo nếp, cho nước lã vào trộn thành từng nắm, chọ vào chõ hấp chín, lấy ra để nguội.
Làm viên: Lấy hồ trộn đầy đủ với thuốc bột nói trên, nhào nhậu thành nắm thuốc mềm dẻo, chia từng cục vê thành thỏi nhỏ, viên thành viên nhỏ, phơi khô.
Quy cách: Viên thuốc tròn bóng đều, đồng màu, mỗi lạng thuốc có chừng 300 viên, mỗi túi nặng 3 đồng cân.
Đóng gói: Đựng vào túi giấy bóng, cho vào hộp dán kín.
Bảo quản cất giữ: Để trong nhà nơi khô ráo râm mát.
CÔNG NĂNG
Trục thủy, tiêu trướng.
CHỦ TRỊ
Thủy khí đầy trướng, chân đầu gối sưng phù, suyễn thở đầy ách, tiểu tiện không lợi.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG
Mỗi lần Uống 1 đồng cân 5 phân đến 3 đồng cân, mỗi ngày uống 2 lần, uống với nước đun sôi để ấm hoặc nước sắc của Trần bì, Sinh khương, người hư nhược uống với nước Nhân sâm.
CẤM KỴ
Kiêng ăn muối.
=> Tham khảo: VÔ CỰC ĐƠN – Thanh nhiệt trừ thử (nắng nóng), trấn yên, khỏi nôn.