Viêm mào tinh hoàn cấp tính theo BMJ Best Practice

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Viêm mào tinh hoàn cấp tính theo BMJ Best Practice

Tác giả: Hossein Sadeghi-Nejad, MD, FACS, Lorenzo DiGiorgio, MD

nhathuocngocanh.com – Để tải file PDF của bài viết Viêm mào tinh hoàn cấp tính theo BMJ Best Practice, xin vui lòng click vào link ở đây.

Tóm tắt

  • Viêm mào tinh hoàn gây đau và sưng, thường ở một bên và phát triển trong một vài ngày.
  • Ở nam giới hoạt động tình dục (<35 tuổi), nguyên nhân thường gặp nhất của viêm mào tinh hoàn là Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae.
  • Ở nam giới lớn tuổi, các sinh vật gây bệnh thường là các mầm bệnh đường ruột và viêm mào tinh hoàn có thể liên quan đến tắc nghẽn đường ra của bàng quang, đặt dụng cụ vào đường tiết niệu gần đây hoặc bệnh toàn thân.
  • Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm nhuộm Gram dịch tiết niệu đạo, được thực hiện trên mẫu phết niệu đạo, trước khi lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm khuếch đại axit nucleic nhằm tìm cả C trachomatis và N gonorrhoeae.
  • Điều trị dựa vào các biện pháp hỗ trợ, bao gồm nằm nghỉ ngơi, nâng cao bìu và dùng thuốc giảm đau, kết hợp với sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm dựa trên tuổi của bệnh nhân và tiền sử lâm sàng và tình dục.
  • Nếu C trachomatis hoặc N gonorrhoeae là mầm bệnh được xác nhận hoặc nghi ngờ, cần khuyến nghị bệnh nhân đưa (các) bạn tình đi đánh giá và điều trị.

Định nghĩa

Viêm mào tinh hoàn cấp tính là tình trạng viêm mào tinh hoàn, đặc trưng bởi đau và sưng bìu trong thời gian dưới 6 tuần. Bệnh có thể có triệu chứng kích thích đường tiết niệu dưới, tiết dịch niệu đạo và sốt. Bệnh thường xảy ra ở một bên. Tình trạng này được gọi là viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn cấp tính nếu bị viêm đồng thời cả tinh hoàn. Biểu hiện cấp tính của viêm mào tinh hoàn sẽ bị che giấu.

Dịch tễ học

Có rất ít dữ liệu tại Hoa Kỳ và châu Âu về tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ lưu hành bệnh viêm mào tinh hoàn cấp tính, vì tình trạng này không thuộc diện theo dõi của quốc gia. Năm 1977, ước tính có 634.000 bệnh nhân tìm đến điều trị y tế vì viêm mào tinh hoàn tại Hoa Kỳ.[5] Một nghiên cứu tại Canada đã cho thấy rằng 0,9% trong số 8712 nam giới bắt gặp tại một cơ sở điều trị ngoại trú trong khoảng thời gian 2,5 năm đến khám với bệnh viêm mào tinh hoàn.[6] Một nghiên cứu khác, được tiến hành tại châu Âu, đã ước tính tỷ lệ mắc mới viêm mào tinh hoàn là 1,2 trên 1000 trẻ nam.[7] Phần lớn các ca bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ em xảy ra trong thời gian dậy thì ở thời kỳ đầu của tuổi vị thành niên.[8]

Tại Hoa Kỳ, dữ liệu của Dự án Sử dụng và Chi phí Chăm sóc Sức khỏe đã cho thấy ít thay đổi về số lượng ca nhập viện bị viêm mào tinh hoàn cấp tính từ năm 1996.[9] Bộ dữ liệu của phòng khám ngoại trú của Bộ Cựu chiến binh cho năm 2001 đã báo cáo tỷ lệ là 50 ca bệnh viêm mào tinh hoàn trên 100.000 ca thăm khám ngoại trú, với tỷ lệ so sánh ở tất cả các nhóm tuổi 10 năm một từ 25 đến 34 tuổi cho đến 55 đến 64 tuổi (61 ca trên 100.000 đến 73 ca trên 100.000).[9]

Tỷ lệ cao nhất được thấy ở người da đen (87 ca trên 100.000) và những người sống tại quốc gia phát triển (57 ca trên 100.000).

Bệnh căn học

Viêm mào tinh hoàn cấp tính thường gặp nhất do nhiễm khuẩn gây ra.[10]

Ở nam giới >35 tuổi, phần lớn các ca bệnh là do nhiễm khuẩn không lây truyền qua đường tình dục với các mầm bệnh từ đường tiết niệu thường gặp như Escherichia coli và Enterococcus faecalis.[10] Trong nhóm này, nhiễm khuẩn cũng có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ khác như tắc nghẽn đường ra của bàng quang, đặt dụng cụ vào đường tiết niệu gần đây hoặc bệnh toàn thân.

Ở nam giới <35 tuổi, nhiễm khuẩn thường lây truyền qua quan hệ tình dục và các sinh vật gây bệnh bao gồm Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae.[11] [12] Phải lưu ý rằng mầm bệnh đường ruột cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ở nam giới là những người có quan hệ tình dục qua hậu môn của bạn tình.[11] [13]

Việc mô tả các nhóm này theo độ tuổi không bó buộc, và về mặt căn nguyên gây bệnh thì vẫn tồn tại một mức độ chồng chéo. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét kỹ tiền sử của bệnh nhân, bao gồm tiền sử tình dục.

Các nguyên nhân hiếm gặp gây viêm mào tinh hoàn cấp tính bao gồm viêm mào tinh hoàn vô khuẩn có thể hồi phục do điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp amiodarone,[2] và liên quan với các quá trình viêm mạch ở hội chứng Behcet và ban xuất huyết Henoch-Schonlein.[3] [4] Viêm mào tinh hoàn do lao có thể xảy ra ở vùng lưu hành dịch. Viêm mào tinh hoàn do vi-rút hiếm gặp ở người lớn, nhưng đã thấy tăng tỷ lệ viêm mào tinh hoàn do quai bị tại Anh Quốc do dịch quai bị năm 2005 ở nhóm người lớn không được chủng ngừa.[1]

Sinh lý bệnh học

Việc lây lan ngược dòng mầm bệnh ở đường tiết niệu từ niệu đạo và bàng quang, qua ống phóng tinh và ống dẫn tinh, dẫn đến sự khu trú và gây viêm mào tinh hoàn. Quá trình viêm bắt đầu ở đuôi mào tinh hoàn và sau đó lan đến thân và đầu của mào tinh hoàn. Ở nhiều ca bệnh, tinh hoàn bị tổn thương trong quá trình viêm, và tình trạng này được gọi là viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn. Chưa rõ cơ chế đằng sau viêm mào tinh hoàn không do vi khuẩn, là do thuốc hay do viêm mạch.

Phân loại

Phân loại dựa trên các yếu tố gây bệnh

Nhiễm trùng do vi khuẩn

Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae ở nam giới <35 tuổi; mầm bệnh đường ruột ở nam giới có quan hệ tình dục qua hậu môn của bạn tình).

Nhiễm khuẩn không lây truyền qua đường tình dục (mầm bệnh đường ruột như Escherichia coli hoặc lao). Vi-rút
Cần xem xét viêm tinh hoàn do quai bị do sự tăng lên số ca bệnh quai bị ở những người lớn không được chủng ngừa tại Anh Quốc.[1]

Do thuốc gây ra

Viêm mào tinh hoàn vô trùng, có thể phục hồi là tác dụng bất lợi hiếm gặp khi điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp amiodarone.[2]

Viêm mạch

Đã có báo cáo về các ca bệnh viêm mào tinh hoàn hiếm gặp ở những bệnh nhân bị hội chứng Behcet và ban xuất huyết Henoch-Schonlein.[3] [4]

Tự phát

Không có yếu tố nguy cơ rõ ràng, và vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Ngăn ngừa sơ cấp

Đối với viêm mào tinh hoàn cấp tính lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa dựa trên việc giao hợp có bảo vệ bằng bao cao su.

Cần xem xét sử dụng biện pháp dự phòng bằng kháng sinh ở nam giới lớn tuổi đã biết bị tắc nghẽn đường ra của bàng quang và đang trải qua các thủ thuật liên quan đến đặt dụng cụ đường tiết niệu. Biện pháp này làm giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu và vì vậy có khả năng làm giảm nguy cơ bị viêm mào tinh hoàn, mặc dù không có bằng chứng hỗ trợ rõ ràng.

Ngăn ngừa thứ cấp

Ở các ca bệnh bị viêm mào tinh hoàn cấp tính lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ điều trị cần thận trọng thảo luận về việc quan hệ tình dục an toàn và biện pháp bảo vệ bằng rào chắn. Tránh quan hệ tình dục cho đến khi hoàn thành quá trình điều trị của bệnh nhân và tất cả các bạn tình sẽ giúp ngăn ngừa tái nhiễm. Bệnh nhân đã được biết là viêm mào tinh hoàn do nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cần được giới thiệu đi sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Ở các ca bệnh bị viêm mào tinh hoàn cấp tính không lây truyền qua đường tình dục, cần thảo luận về các vấn đề vệ sinh chung cùng với đánh giá các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân cũng như thăm dò và điều trị các bệnh lý đường tiết niệu tiềm ẩn.

Tiền sử ca bệnh

Tiền sử ca bệnh #1

Một nam thanh niên 21 tuổi đến khám với tiền sử 3 ngày bị đau và sưng bìu bên trái trở nặng. Bệnh nhân báo cáo nhận thấy dịch tiết niệu đạo màu trắng trong 24 giờ qua. Bệnh nhân là người cân đối và khỏe mạnh, không dùng thuốc nào thường xuyên. Bệnh nhân quan hệ tình dục khác giới và có một bạn tình nữ duy nhất, và giao hợp không bảo vệ với người đó. Thăm khám cho thấy nhạy cảm đau, ban đỏ, sưng nửa bìu bên trái kèm theo mào tinh hoàn dày lên sờ thấy được.

Tiền sử ca bệnh #2

Một người đàn ông 74 tuổi có tiền sử phì đại tuyến tiền liệt lành tính và đái tháo đường tuýp 2 cần dùng insulin đến khám với tiền sử 7 ngày bị đau và sưng bìu bên phải trở nặng. Các triệu chứng ban đầu của chứng khó tiểu và tần suất đi tiểu đã khỏi vì bác sĩ gia đình của ông đã kê đơn một liệu trình thuốc kháng sinh 4 ngày trước. Thăm khám cho thấy nhạy cảm đau, sưng mào tinh hoàn bên phải kèm theo tràn dịch màng tinh.

Các bài trình bày khác

Viêm mào tinh hoàn cấp tính do tất cả các nguyên nhân đều biểu hiện một cách tương tự.

Cách tiếp cận chẩn đoán từng bước

Biểu hiện lâm sàng của viêm mào tinh hoàn cấp tính thường là đau và sưng một bên bìu. Chẩn đoán phân biệt quan trọng nhất cần xem xét là xoắn tinh hoàn, đặc biệt khi khởi phát đau đột ngột và nặng, và khám và xét nghiệm ban đầu cho thấy không có bằng chứng viêm hoặc nhiễm khuẩn.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố này bao gồm quan hệ tình dục không bảo vệ. Tiền sử quan hệ qua hậu môn có thể liên quan đến nhiễm khuẩn do các sinh vật đường ruột. Các yếu tố nguy cơ không thường gặp bao gồm tiền sử bị quai bị[1] hoặc nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với bệnh lao. Ở nam giới lớn tuổi, nhiễm các sinh vật đường ruột có liên quan đến tắc nghẽn đường ra bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đặt dụng cụ vào đường tiết niệu gần đây hoặc bệnh toàn thân, đặc biệt là ức chế miễn dịch.

Đánh giá lâm sàng

Thông tin tiền sử đầy đủ có vai trò tối quan trọng trong việc xác định căn nguyên có khả năng gây viêm mào tinh hoàn cấp tính. Đặc biệt là cần phải biết tiền sử tình dục cùng với tiền sử các triệu chứng đường tiết niệu dưới có trước đó hoặc đặt dụng cụ gần đây. Cùng với tuổi tác của bệnh nhân, những yếu tố này sẽ cho phép xác định các tác nhân gây bệnh tiềm năng và tiến hành biện pháp điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm thích hợp trước khi có kết quả xét nghiệm chẩn đoán.
Thăm khám có thể cho thấy nửa bìu bị nóng, ban đỏ, sưng kèm theo phình to mào tinh hoàn nhạy cảm đau. Phình to tinh hoàn lan tỏa sẽ xuất hiện trong viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn. Dịch tiết có mủ có thể xuất hiện ở lỗ sáo của niệu đạo. Ở các ca bệnh nặng, bệnh nhân có thể bị sốt và ốm yếu toàn thân. Hình thành áp-xe có thể thấy rõ qua thay đổi về sưng và chai cứng mô bìu bề mặt.

Các đặc điểm lâm sàng của viêm mào tinh hoàn không nhiễm khuẩn tương tự như các đặc điểm với nguyên nhân nhiễm khuẩn, nhưng bệnh nhân có thể có tiền sử dùng amiodarone hoặc các triệu chứng viêm mạch, chẳng hạn như phát ban và sẽ không thường bị sốt cao hoặc các triệu chứng khác của nhiễm khuẩn huyết.

Các thăm dò

Các xét nghiệm được chỉ định để xác định nguyên nhân tiềm ẩn của viêm mào tinh hoàn.

Lấy mẫu phết niệu đạo trước khi đi tiểu để gửi đi nhuộm Gram và nuôi cấy dịch tiết niệu đạo. Xét nghiệm này có độ nhạy và đặc hiệu cao để ghi nhận viêm niệm đạo và có nhiễm lậu cầu hay không.

Xét nghiệm bằng que thử nước tiểu dương tính với bạch cầu gợi ý nhiễm khuẩn đường niệu sinh dục dưới và cần gửi mẫu nước tiểu đầu dòng để soi nước tiểu dưới kính hiển vi và nuôi cấy. Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) để phát hiện Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae trên mẫu nước tiểu đầu dòng có độ nhạy cao hơn so với nuôi cấy và là xét nghiệm ưu tiên cho bệnh nhân nghi bị các tình trạng nhiễm khuẩn này.

Siêu âm duplex màu được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu gợi ý hình thành áp-xe hoặc có khả năng bị xoắn tinh hoàn.[15] Mổ thăm dò có thể được chỉ định ở các ca bệnh không thể chắc chắn loại trừ xoắn tinh hoàn.

Các nguyên nhân không do nhiễm khuẩn của viêm mào tinh hoàn thường có thể thấy rõ từ tiền sử dùng amiodarone hoặc viêm mạch tiềm ẩn và được xác nhận thông qua các xét nghiệm âm tính với nhiễm vi khuẩn. Xét nghiệm ba mẫu nước tiểu đi vào sáng sớm để phát hiện vi khuẩn kháng axit và cồn (AAFB) được chỉ định ở bệnh nhân nghi bị bệnh lao. Viêm mào tinh hoàn vô căn là một chẩn đoán loại trừ.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ mạnh

Giao hợp không bảo vệ

  • Ở nam giới <35 tuổi, viêm mào tinh hoàn cấp tính thường gặp nhất do mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục, như Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae.[13]
  • Nam giới đồng tính có nguy cơ vị viêm mào tinh hoàn cấp tính do lây truyền mầm bệnh đường ruột như Escherichia coli trong khi giao hợp qua hậu môn không được bảo vệ.[12]

Tắc nghẽn đường ra của bàng quang

  • Ở nam giới lớn tuổi, các triệu chứng tắc nghẽn niệu đạo thứ phát sau tắc nghẽn cổ bàng quang, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính hoặc hẹp niệu đạo có liên quan đến tăng nguy cơ viêm mào tinh hoàn cấp tính.[14]
  • Đi tiểu không hết và áp lực đi tiểu cao hơn dẫn đến trào ngược nước tiểu bị nhiễm bệnh vào hệ thống ống dẫn và lây mầm bệnh cho mào tinh hoàn.

Đặt dụng cụ vào đường tiết niệu

  • Các thủ thuật nội soi bàng quang và đặt sonde tiểu (thành từng đợt và đặt bên trong) làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới.[10] Sau đó mầm bệnh có thể lan vào mào tinh hoàn qua ống phóng tinh và ống dẫn tinh.
  • Điều quan trọng cần nhớ là những bệnh nhân trải qua các thủ thuật này cũng có nhiều khả năng bị các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác hơn, như tắc nghẽn đường ra của bàng quang.

Các yếu tố nguy cơ yếu

Sự ức chế miễn dịch

  • Các tình trạng bệnh lý khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn hoặc hạn chế khả năng chống lại nhiễm khuẩn, như đái tháo đường, suy tủy xương và nhiễm HIV, sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm mào tinh hoàn cấp tính.
  • Bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nặng có nguy cơ bị viêm mào tinh hoàn cấp tính thứ phát do nhiễm các mầm bệnh không điển hình, như vi khuẩn mycobacterium và nấm.

Viêm mạch

  • Thường gặp nhất là hội chứng Behcet và ban xuất huyết Henoch-Schonlein.
    amiodarone
  • Hiếm gặp, nhưng là nguyên nhân do thuốc thường gặp nhất.

Bệnh quai bị

  • Viêm mào tinh hoàn do vi-rút hiếm gặp ở người lớn, nhưng đã thấy tăng tỷ lệ viêm mào tinh hoàn do quai bị tại Anh Quốc do dịch quai bị năm 2005 ở nhóm người lớn không được chủng ngừa.[1]

Phơi nhiễm với bệnh lao

  • Nguyên nhân hiếm gặp.

Các yếu tố về tiền sử và thăm khám

Các yếu tố chẩn đoán chủ yếu

Có các yếu tố nguy cơ (thường gặp)

  • Các yếu tố này bao gồm bạn tình bị nhiễm Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae; tiền sử giao hợp qua hậu môn, có thể liên quan đến nhiễm khuẩn do các sinh vật đường ruột; tiền sử nhiễm vi-rút (quai bị, vi-rút coxsackie, varicella và vi-rút echo); hoặc nhiễm hoặc tiếp xúc với bệnh lao. Ở nam giới lớn tuổi, nhiễm các sinh vật đường ruột có liên quan đến tắc nghẽn đường ra bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đặt dụng cụ vào đường tiết niệu gần đây hoặc bệnh toàn thân, đặc biệt là ức chế miễn dịch.

<35 tuổi: nhiều khả năng hơn bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (thường gặp)

  • Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, như Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae, là các tác nhân gây bệnh thường gặp nhất.[13]
  • Nam giới lớn tuổi: nhiều khả năng hơn bị bệnh do các sinh vật đường ruột (thường gặp)
  • Mầm bệnh đường ruột thường gặp, như Escherichia coli, là các tác nhân gây bệnh.[10] [11]

Đau và sưng một bên bìu khởi phát từ từ (thường gặp)

  • Đau và sưng thường phát triển trong một vài ngày (không như xoắn tinh hoàn, thường khởi phát đột ngột).

Thời gian có triệu chứng <6 tuần (thường gặp)

  • Các triệu chứng kéo dài trên 6 tuần cho biết tình trạng viêm mạn tính.

Nhạy cảm (thường gặp)

Mào tinh hoàn có thể được cảm nhận như một cấu trúc dạng ống nằm phía sau tinh hoàn và chạy trong một mặt phẳng đứng dọc.

Nửa bìu nóng, ban đỏ, sưng (thường gặp)

  • Phình to tinh hoàn lan tỏa sẽ xuất hiện trong viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn.

Tiểu tiện thường xuyên và đau (không thường gặp)

  • Đặc điểm thường gặp của nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới.

Chảy mủ ở niệu đạo (không thường gặp)

  • Gợi ý nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

Các yếu tố chẩn đoán khác

Sốt (không thường gặp)

  • Khó chịu toàn thân gợi ý nhiều về nguyên nhân nhiễm khuẩn.

Sưng thay đổi hoặc chai cứng mô bìu (không thường gặp)

  • Có thể xuất hiện sự hình thành áp-xe.

Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm thứ nhất cần yêu cầu

Xét nghiệm Kết quả
Nhuộm Gram dịch tiết niệu đạo

  • Lấy mẫu phết niệu đạo trước khi đi tiểu.
  • Nhuộm Gram dịch tiết niệu đạo có độ nhạy và đặc hiệu cao để ghi nhận viêm niệm đạo và có nhiễm lậu cầu hay không.
≥5 WBC trên mỗi quang trường nhúng dầu; có mặt song cầu khuẩn gram âm nội bào
Xét nghiệm bằng que thử nước tiểu

  • Nếu xét nghiệm que thử của nưi.ớc tiểu đầu dòng cho thấy dương tính với WBC, thì gợi ý viêm niệu đạo và nhiễm khuẩn đường tiết niệu dướ
Xét nghiệm esterase bạch cầu dương tính được thể hiện dưới dạng thay đổi màu sắc của que thuốc thử
Soi nước tiểu

  • Mẫu nước tiểu đầu dòng.
  • Xác nhận kết quả xét nghiệm bằng que thử nước tiểu ban đầu.
  • Có thể được sử dụng nếu không có sẵn xét nghiệm bằng que thử.
≥10 WBC trên một quang trường khuếch đại lớn
Nuôi cấy nước tiểu

  • Cần có một mẫu nước tiểu giữa dòng.
  • Nuôi cấy xác định mầm bệnh trong nước tiểu không phải lậu cầu, không phải nấm chlamydia.
Phân lập sinh vật gây bệnh
Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) dịch tiết niệu đạo hoặc nước tiểu đầu dòng để phát hiện C trachomatis và N gonorrhoeae

  • NAAT để phát hiện C trachomatis và N gonorrhoeae trên mẫu nước tiểu đầu dòng có độ nhạy cao hơn so với nuôi cấy và là xét nghiệm ưu tiên ở bệnh nhân nghi bị các nhiễm khuẩn này.
Có thể dương tính
Nuôi cấy dịch tiết niệu đạo

  • Xét nghiệm cần vài ngày mới cho kết quả.
Nuôi cấy dương tính với N gonorrhoeae hoặc C trachomatis

Các xét nghiệm khác cần cân nhắc

Xét nghiệm Kết quả
Siêu âm duplex màu

  • Siêu âm duplex màu có độ nhạy là 96% và độ đặc hiệu là 84% đến 95% trong chẩn đoán viêm mào tinh hoàn cấp tính.[15] Xét nghiệm này cũng có thể xác định sự hình thành áp-xe và nhồi máu tinh hoàn. Thường là xét nghiệm theo sau, có thể được sử dụng ngay lúc đầu khi độ nặng của cơn đau ngăn không thể sờ mào tinh hoàn.
Mào tinh hoàn bị phình to và sung huyết, với quy luật dạng sóng động mạch một pha trở kháng thấp; tốt để xác định vị trí cho các vùng viêm, có thể sử dụng cụ thể khi độ nặng của cơn đau khiến không thể sờ mào tinh hoàn và để xác nhận chẩn đoán ở các ca bệnh không bị nhiễm khuẩn
Phẫu thuật thăm dò

  • Mổ thăm dò bìu tiêu chuẩn có thể được chỉ định ở các ca bệnh không thể chắc chắn loại trừ xoắn tinh hoàn.
Mào tinh hoàn phù nề kèm sung huyết mạch máu và có bằng chứng của phản ứng viêm xung quanh, không có bằng chứng của xoắn tinh hoàn hoặc bệnh lý khác
3 mẫu nước tiểu đi vào sáng sớm để phát hiện trực khuẩn kháng axit và cồn (AAFB)

  • Được chỉ định khi nghi bị viêm mào tinh hoàn do lao.
Có thể dương tính

Chẩn đoán khác biệt

Tình trạng Các dấu hiệu/triệu chứng khác biệt Các xét nghiệm khác biệt
Xoắn tinh hoàn
  • Thường biểu hiện với tình trạng đau bìu một bên nặng, khởi phát đột ngột.
  • Cần được xem xét như một chẩn đoán phân biệt ở tất cả các bệnh nhân nam có biểu hiện đau bìu cấp tính, đặc biệt là khi không có các triệu chứng và dấu hiệu liên quan đến nguyên nhân nhiễm khuẩn, như đi tiểu thường xuyên, đau khi đi tiểu và tiết dịch niệu đạo.
  • Xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ vị thành niên, nhưng có thể xảy ra ở tất cả các nhóm tuổi.
  • Dấu hiệu Prehn âm tính: không giảm đau khi nửa bìu ảnh hưởng được nâng cao.
  • Siêu âm duplex màu đã được chứng minh là hữu ích trong phân biệt giữa bệnh lý xoắn và viêm ở các ca bệnh mà tiền sử và các phát hiện lâm sàng còn nhiều nghi vấn.[16]
  • Tuy nhiên, không được chậm trễ trong việc thực hiện mổ thăm dò bìu ở các ca bệnh mà xoắn tinh hoàn được xem là chẩn đoán phân biệt có thể.
Phù nề bìu vô căn cấp tính
  • Thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng đã có báo cáo ở người lớn.[17]
  • Khởi phát cấp tính tấy đỏ và phù nề, nhưng thường không đau.
  • Có thể ở một bên hoặc hai bên.
  • Thường được chẩn đoán lâm sàng. Có thể sử dụng siêu âm để xác nhận chẩn đoán.
Tình trạng Các dấu hiệu/triệu chứng khác biệt Các xét nghiệm khác biệt
Tràn dịch tinh mạc do nhiễm bệnh
  • Tiền sử tràn dịch tinh mạc có trước đó.
Siêu âm xác nhận sự có mặt của tràn dịch tinh mạc chứa dịch đục, với hình dạng và lưu lượng máu đến mào tinh hoàn và tinh hoàn bình thường.
Thoát vị bẹn nghẹt
  • Tiền sử sưng bẹn bìu thành từng đợt trước đó, có hoặc không đau.
  • Khởi phát đau đột ngột và không thể giảm thoát vị. Đi kèm buồn nôn và nôn.
  • Có thể khó sờ thấy tinh hoàn và mào tinh hoàn khi thoát vị bẹn nghẹt lớn.
  • Thường được chẩn đoán lâm sàng.
Khối u tinh hoàn
  • Thường sưng không đau khi khởi phát từ từ, nhưng có thể giống viêm mào tinh hoàn ở một số biểu hiện ác tính. Tình trạng này thường do sự có mặt của khối u cực phía trên trong lưới tinh hoàn.
  • Siêu âm sẽ xác nhận sự có mặt của khối u tinh hoàn.

Cách tiếp cận điều trị từng bước

Các mục tiêu chung trong điều trị viêm mào tinh hoàn cấp tính là:

  • Giảm triệu chứng
  • Loại bỏ nhiễm khuẩn nếu có
  • Ngăn lây truyền cho người khác (viêm mào tinh hoàn lây truyền qua đường tình dục)
  • Ngăn ngừa biến chứng tiềm ẩn (ví dụ: hình thành áp-xe, vô sinh hoặc đau/viêm mào tinh hoàn mạn tính).

Giảm triệu chứng

Nằm nghỉ ngơi trên giường, nâng cao bìu và dùng thuốc giảm đau đơn giản là các liệu pháp hỗ trợ chính trong điều trị viêm mào tinh hoàn cấp tính bất kể căn nguyên gây bệnh của tình trạng này. Các biện pháp này được khuyến cáo cho đến khi khỏi các dấu hiệu viêm cục bộ hoặc sốt. Nếu bệnh nhân bị ốm yếu toàn thân kèm sốt cao, chỉ định nhập viện để dùng thuốc kháng sinh và dịch qua đường tĩnh mạch. Ở viêm mào tinh hoàn cấp tính do thuốc amiodarone, giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc sẽ nhanh chóng cải thiện các triệu chứng. Viêm mào tinh hoàn do viêm mạch sẽ cải thiện bằng các biện pháp bảo tồn và điều trị nguyên nhân tiềm ẩn. Có thể cần ý kiến của bác sĩ chuyên về bệnh thấp vì các ca bệnh viêm mạch nặng có thể cần điều trị bằng corticosteroid và các thuốc ức chế miễn dịch toàn thân.

Loại bỏ nhiễm khuẩn

Ở các ca bệnh mà nhiễm khuẩn được cho là yếu tố nguyên nhân, điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm được chỉ định trước khi có các kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Lựa chọn kháng sinh sẽ phụ thuộc vào tuổi tác của bệnh nhân và các yếu tố nguy cơ liên quan, bao gồm tiền sử giao hợp không bảo vệ, đặt dụng cụ vào đường tiết niệu gần đây, tắc nghẽn đường ra của bàng quang hoặc bệnh/ức chế miễn dịch toàn thân.

Ở các ca bệnh mà viêm mào tinh hoàn có thể do nhiễm lậu cầu hoặc nấm chlamydia, ceftriaxone cộng với doxycycline được khuyến cáo là như biện pháp điều trị theo kinh nghiệm ban đầu.[11] [18] Tuy nhiên, một số hướng dẫn khuyến cáo chỉ sử dụng ceftriaxone nếu có khả năng có Neisseria gonorrhoeae.[19]

Đối với viêm mào tinh hoàn cấp tính có nhiều khả năng do sinh vật đường ruột, sử dụng quinolone (ví dụ: ofloxacin hoặc levofloxacin) được khuyến cáo. Do tỷ lệ kháng trị cao, quinolone không còn được khuyến cáo trong trường hợp nghi bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Các nguyên nhân khác không thường gặp. Viêm mào tinh hoàn do quai bị được điều trị bằng chăm sóc nâng đỡ. Viêm mào tinh hoàn do lao cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh toàn thân theo các hướng dẫn tại địa phương, do các chủng vi khuẩn lao biến đổi nhiều và đề kháng kháng sinh.

Phòng ngừa biến chứng tiềm ẩn

Điều trị và các biện pháp hỗ trợ kịp thời sẽ hạn chế độ nặng tổng thể của tình trạng này và do đó giảm nguy cơ phát triển các biến chứng. Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm kịp thời có thể phòng ngừa hình thành áp-xe, do đó tránh phải nhập viện và phẫu thuật.[20] Thiếu máu cục bộ/nhồi máu tinh hoàn là biến chứng hiếm gặp của viêm mào tinh hoàn nặng, có thể dẫn đến các vấn đề về hiếm muộn/vô sinh. Mặc dù cho đến nay còn ít dữ liệu, việc sử dụng corticosteroid chưa được chứng minh là mang lại lợi ích đáng kể nào trong việc giảm di chứng lâu dài của tắc nghẽn mào tinh hoàn thứ phát sau viêm.[21] Hiếm gặp hiện tượng phát triển đau/viêm mào tinh hoàn mạn tính sau khi viêm mào tinh hoàn cấp tính, và căn nguyên gây bệnh cũng như sinh bệnh học của tình trạng này cũng ít được biết.[22]

Tổng quan về các chi tiết điều trị

Tham khảo cơ sở dữ liệu dược địa phương của quý vị để biết thông tin toàn diện về thuốc, bao gồm các chống chỉ định, tương tác giữa các loại thuốc, và liều dùng thay thế. ( xem Tuyên bố miễn trách nhiệm )

Cấp tính Tóm tắt
Nhiễm khuẩn: có khả năng lây truyền qua đường tình dục
Với khả năng bị nhiễm khuẩn đường ruột 1 Ceftriaxone cộng với doxycycline theo kinh nghiệm
Thêm Biện pháp điều trị hỗ trợ
Bổ sung Quinolone
Nhiễm khuẩn: không lây truyền qua đường tình dục
1 Quinolone theo kinh nghiệm
Thêm Biện pháp điều trị hỗ trợ
Do amiodarone
1 Giảm liều hoặc ngưng thuốc
Thêm Biện pháp điều trị hỗ trợ
Viêm mạch tiềm ẩn
1 Giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa thấp khớp
Thêm Biện pháp điều trị hỗ trợ
Vô căn hoặc vi-rút
1 Biện pháp điều trị hỗ trợ
Lao
1 Thuốc kháng sinh kháng lao, giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa và các biện pháp hỗ trợ

Các lựa chọn điều trị

Cấp tính
Nhiễm khuẩn: có khả năng lây truyền qua đường tình dục
1 Ceftriaxone cộng với doxycycline theo kinh nghiệm

Các lựa chọn sơ cấp

  • Ceftriaxone: đơn liều 250 mg trong cơ

-và-

  • Doxycycline: 100 mg uống mỗi ngày hai lần trong 14 ngày
  • Ở nam giới <35 tuổi có hoạt động tình dục, viêm mào tinh hoàn cấp tính thường gặp nhất do Chlamydia trachomatisor, Neisseria gonorrhoeae. Ở các ca bệnh mà viêm mào tinh hoàn có thể do nhiễm lậu cầu hoặc nấm chlamydia, ceftriaxone cộng với doxycycline được khuyến cáo là như biện pháp điều trị theo kinh nghiệm ban đầu.[11] [18] Tuy nhiên, một số hướng dẫn khuyến cáo chỉ sử dụng ceftriaxone nếu có khả năng có N gonorrhoeae.[19]
  • Cần tư vấn cho bệnh nhân tránh giao hợp không an toàn cho đến khi bệnh nhân và (các) bạn tình của họ đã được điều trị dứt điểm.
  • Có thể sử dụng quinolone (ofloxacin hoặc levofloxacin) ở những bệnh nhân mà, trong các xét nghiệm sau đó, âm tính với nấm chlamydia hoặc bệnh lậu (vì tỷ lệ kháng trị cao, quinolone không còn được khuyến cáo trong trường hợp nghi bị bệnh lây truyền qua đường tình dục).

 

Thêm Biện pháp điều trị hỗ trợ
Các lựa chọn sơ cấp

  • Paracetamol: 500-1000 mg uống mỗi 4-6 giờ khi cần, tối đa 4000 mg/ngày

HOẶC

  • Naproxen: 250-500 mg, 12 giờ một lần khi cần, tối đa 1250 mg/ngày

HOẶC

  • Ibuprofen: 400-800 mg, 6-8 giờ một lần khi cần, tối đa 2400 mg/ngày
  • Nằm nghỉ ngơi trên giường và nâng cao bìu được khuyến cáo cho đến khi khỏi các dấu hiệu viêm cục bộ hoặc sốt.
  • Cần tiếp tục dùng thuốc giảm đau như paracetamol
    cho đến khi thuyên giảm sốt và viêm cục bộ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể hữu ích.
  • Có thể thêm NSAID không chọn lọc vào paracetamol để giảm đau. Liều nhỏ nhất có hiệu quả được sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể hoặc theo từng đợt.
  • Nếu bệnh nhân bị ốm yếu toàn thân với các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, có thể chỉ định bồi phụ dịch qua đường tĩnh mạch (IV) và điều trị kháng sinh qua IV ban đầu.

 

Với khả năng bị nhiễm khuẩn đường ruột Bổ sung Quinolone
Các lựa chọn sơ cấp

  • Ofloxacin: 300 mg, uống hai lần mỗi ngày trong 10 ngày

HOẶC

  • Levofloxacin: 500 mg, uống mỗi ngày một lần trong 10 ngày
  • Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với Neisseria gonorrhoeae hoặc nhiễm khuẩn có khả năng do các sinh vật đường ruột (tiền sử giao hợp qua hậu môn) thì khuyến cáo điều trị bổ sung bằng quinolone do tỷ lệ kháng trị cao với các nhiễm khuẩn đường ruột này. Quinolone không còn được khuyến cáo trong trường hợp nghi bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nhiễm khuẩn: không lây truyền qua đường tình dục
1 Quinolone theo kinh nghiệm

Các lựa chọn sơ cấp

  • Ofloxacin: 300 mg, uống hai lần mỗi ngày trong 10 ngày

HOẶC

  • Levofloxacin: 500 mg, uống mỗi ngày một lần trong 10 ngày
  • Viêm mào tinh hoàn lây truyền qua đường tình dục tương đối không thường gặp ở nam giới >35 tuổi; tuy nhiên, vi khuẩn niệu thứ phát sau tắc nghẽn đường ra của bàng quang tăng theo độ tuổi.
  • Viêm mào tinh hoàn không lây truyền qua đường tình dục thường do sinh vật đường ruột gây ra và thường liên quan đến việc đặt dụng cụ vào đường tiết
    niệu gần đây, bệnh toàn thân hoặc ức chế miễn dịch.
  • Quinolone là thuốc kháng sinh lựa chọn ở nhóm bệnh nhân này (vì tỷ lệ kháng trị cao, quinolone không còn được khuyến cáo trong trường hợp nghi bị bệnh lây truyền qua đường tình dục).
Thêm Biện pháp điều trị hỗ trợ
Các lựa chọn sơ cấp

  • Paracetamol: 500-1000 mg uống mỗi 4-6 giờ khi cần, tối đa 4000 mg/ngày
  • Naproxen: 250-500 mg, 12 giờ một lần khi cần, tối đa 1250 mg/ngày
  • Ibuprofen: 400-800 mg, 6-8 giờ một lần khi cần, tối đa 2400 mg/ngày
  • Nằm nghỉ ngơi trên giường và nâng cao bìu được khuyến cáo cho đến khi khỏi các dấu hiệu viêm cục bộ hoặc sốt.
  • Cần tiếp tục dùng thuốc giảm đau như paracetamol cho đến khi thuyên giảm sốt và viêm cục bộ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể hữu ích.
  • Có thể thêm NSAID không chọn lọc vào paracetamol để giảm đau. Liều nhỏ nhất có hiệu quả được sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể hoặc theo từng đợt.
  • Nếu bệnh nhân bị ốm yếu toàn thân với các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, có thể chỉ định bồi phụ dịch IV và điều trị kháng sinh qua IV ban đầu.
Do amiodarone
1 Giảm liều hoặc ngưng thuốc

  • Các tác dụng phụ của amiodarone, bao gồm viêm mào tinh hoàn, được biết là phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị.[23]
  • Các dấu hiệu và triệu chứng nhanh chóng cải thiện sau khi giảm liều hoặc ngưng điều trị.

 

Thêm Biện pháp điều trị hỗ trợ
Các lựa chọn sơ cấp

  • Paracetamol: 500-1000 mg uống mỗi 4-6 giờ khi cần, tối đa 4000 mg/ngày
  • Naproxen: 250-500 mg, 12 giờ một lần khi cần, tối đa 1250 mg/ngày
  • Ibuprofen: 400-800 mg, 6-8 giờ một lần khi cần, tối đa 2400 mg/ngày
  • Nằm nghỉ ngơi trên giường và nâng cao bìu được khuyến cáo cho đến khi khỏi các dấu hiệu viêm cục bộ hoặc sốt.
  • Cần tiếp tục dùng thuốc giảm đau như paracetamol cho đến khi thuyên giảm sốt và viêm cục bộ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể hữu ích.
  • Có thể thêm NSAID không chọn lọc vào paracetamol để giảm đau. Liều nhỏ nhất có hiệu quả được sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể hoặc theo từng đợt.
  • Nếu bệnh nhân bị ốm yếu toàn thân với các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, có thể chỉ định bồi phụ dịch IV và điều trị kháng sinh qua IV ban đầu.
Viêm mạch tiềm ẩn
1 Giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa thấp khớp

Viêm mạch dẫn đến viêm mào tinh hoàn hiếm gặp nhưng có thể do hội chứng Behcet hoặc ban xuất huyết Henoch-Schonlein. Cần giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa thấp khớp để thiết lập chẩn đoán và xác định liệu sự ảnh hưởng đến mào tinh hoàn có phải do quá trình viêm mạch toàn thân hay không, và lập kế hoạch điều trị phù hợp.

Thêm Biện pháp điều trị hỗ trợ
Các lựa chọn sơ cấp

  • Paracetamol: 500-1000 mg uống mỗi 4-6 giờ khi cần, tối đa 4000 mg/ngày
  • Naproxen: 250-500 mg, 12 giờ một lần khi cần, tối đa 1250 mg/ngày
  • Ibuprofen: 400-800 mg, 6-8 giờ một lần khi cần, tối đa 2400 mg/ngày
  • Nằm nghỉ ngơi trên giường và nâng cao bìu được khuyến cáo cho đến khi khỏi các dấu hiệu viêm cục bộ hoặc sốt.
  • Cần tiếp tục dùng thuốc giảm đau như paracetamol cho đến khi thuyên giảm sốt và viêm cục bộ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể hữu ích.
  • Có thể thêm NSAID không chọn lọc vào paracetamol để giảm đau. Liều nhỏ nhất có hiệu quả được sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể hoặc theo từng đợt.
  • Nếu bệnh nhân bị ốm yếu toàn thân với các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, có thể chỉ định bồi phụ dịch IV và điều trị kháng sinh qua IV ban đầu.
Vô căn hoặc vi-rút
Biện pháp điều trị hỗ trợ

Các lựa chọn sơ cấp

  • Paracetamol: 500-1000 mg uống mỗi 4-6 giờ khi cần, tối đa 4000 mg/ngày
  • Naproxen: 250-500 mg, 12 giờ một lần khi cần, tối đa 1250 mg/ngày
  • Ibuprofen: 400-800 mg, 6-8 giờ một lần khi cần, tối đa 2400 mg/ngày
  • Nằm nghỉ ngơi trên giường và nâng cao bìu được khuyến cáo cho đến khi khỏi các dấu hiệu viêm cục bộ hoặc sốt.
  • Cần tiếp tục dùng thuốc giảm đau như paracetamol cho đến khi thuyên giảm sốt và viêm cục bộ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể hữu ích.
  • Có thể thêm NSAID không chọn lọc vào paracetamol để giảm đau. Liều nhỏ nhất có hiệu quả được sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể hoặc theo từng đợt.
  • Nếu bệnh nhân bị ốm yếu toàn thân với các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, có thể chỉ định bồi phụ dịch IV và điều trị kháng sinh qua IV ban đầu.
Lao 1 Thuốc kháng sinh kháng lao, giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa và các biện pháp hỗ trợ

Viêm mào tinh hoàn do lao cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh toàn thân theo các hướng dẫn tại địa phương, do các chủng vi khuẩn lao biến đổi nhiều và đề kháng kháng sinh.

Khuyến nghị

Giám sát

Không cải thiện trong vòng 3 ngày từ khi bắt đầu điều trị gợi ý cần tái đánh giá chẩn đoán và điều trị. Các triệu chứng dai dẳng có thể cho biết hình thành áp-xe, nhồi máu ở tinh hoàn, nhiễm khuẩn không điển hình (viêm mào tinh hoàn do lao hoặc nấm) hoặc khối u tiềm ẩn.

Bệnh nhân đã được biết là viêm mào tinh hoàn do nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cần được giới thiệu đi sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Ngoài ra, cũng khuyến cáo đánh giá và điều trị tất cả các bạn tình gần đây.
Ở các ca bệnh viêm mào tinh hoàn không lây truyền qua đường tình dục do mầm bệnh đường ruột, cần xem xét thăm dò bệnh lý tiềm ẩn ở đường tiết niệu dưới sau khi bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.

Hướng dẫn dành cho bệnh nhân

Trong khi điều trị viêm mào tinh hoàn, các biện pháp hỗ trợ bệnh nhân sẽ bao gồm nằm nghỉ ngơi trên giường và nâng cao bìu cho đến khi các dấu hiệu của viêm cục bộ hoặc sốt đã hết. Có thể tiếp tục dùng thuốc giảm đau như paracetamol cho đến khi thuyên giảm sốt và viêm cục bộ. Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) có thể hữu ích. Nếu bệnh nhân bị ốm yếu toàn thân với các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, có thể chỉ định bồi phụ dịch qua đường tĩnh mạch (IV) và điều trị kháng sinh qua IV ban đầu.

Sự cải thiện nhanh chóng các triệu chứng sau khi điều trị có thể dẫn đến không tuân thủ điều trị và tái phát. Cần phải thông báo cho bệnh nhân về tầm quan trọng của việc hoàn thành liệu trình điều trị để ngăn ngừa biến chứng như vô sinh do tắc nghẽn mào tinh hoàn hoặc teo tinh hoàn.

Ở các ca bệnh bị viêm mào tinh hoàn cấp tính lây truyền qua đường tình dục, bắt buộc phải hướng dẫn bệnh nhân về tính lây truyền của tình trạng này và khả năng bị di chứng lâu dài cho họ và bạn tình nếu không điều trị. Tất cả các bạn tình gần đây cũng được khuyến cáo đánh giá và điều trị. Bệnh nhân cần được tư vấn tránh quan hệ tình dục cho đến khi hoàn thành quá trình điều trị của mình và của (các) bạn tình.

Các biến chứng

Các biến chứng Khung thời gian Khả năng
Hình thành áp-xe Ngắn hạn Thấp
Tỷ lệ hình thành áp-xe tổng thể là 3% đến 8%.[20]

Điều trị bằng kháng sinh kịp thời sẽ giảm nguy cơ hình thành áp-xe và do đó giảm sự cần thiết phải nhập viện và phẫu thuật.

Có thể cần phẫu thuật dẫn lưu.

Thiếu máu cục bộ/nhồi máu tinh hoàn Ngắn hạn Thấp
Các biến chứng Khung thời Khả năng gian
Tắc nghẽn các mạch máu tinh hoàn, do tổn thương mạch máu trong quá trình viêm hoặc do lực nén từ bên ngoài bởi mào tinh hoàn bị phù nề, có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu tinh hoàn.

Teo tinh hoàn sau đó có thể dẫn đến các vấn đề hiếm muộn hoặc vô sinh.

Điều trị kịp thời và cải thiện tình trạng viêm cục bộ sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng hiếm gặp này.

Tắc nghẽn mào tinh hoàn Dài hạn Thấp
Nếu nhiễm khuẩn không được điều trị đầy đủ, quá trình viêm cuối cùng sẽ dẫn đến hình thành sẹo và tắc nghẽn mào tinh hoàn. Trong thời gian dài, tình trạng này có thể dẫn đến hiếm muộn hoặc vô sinh.

Việc sử dụng corticosteroid chưa được chứng minh là mang lại lợi ích đáng kể trong việc làm giảm nguy cơ phát triển tắc nghẽn mào tinh hoàn.[21]

Đau mạn tính sau khi viêm mào tinh hoàn Dài hạn Thấp
Hiếm gặp hiện tượng phát triển đau mạn tính sau khi viêm mào tinh hoàn cấp tính, và căn nguyên gây bệnh cũng như sinh bệnh học của tình trạng này cũng ít được biết.[22]

Cách xử trí hiện tại dựa trên việc trấn an và điều trị hỗ trợ bằng thuốc giảm đau, cân nhắc làm thủ thuật cắt bỏ mào tinh hoàn chỉ ở các ca bệnh trầm trọng.

Vô sinh do yếu tố nam Dài hạn Thấp
Có thể do phẫu thuật, tắc nghẽn, viêm mạn tính, thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu tinh hoàn.

Tiên lượng

Ở nam giới bị viêm mào tinh hoàn cấp tính do nhiễm khuẩn, các triệu chứng thường cải thiện nhanh sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh phù hợp. Sự cải thiện nhanh chóng này có thể dẫn đến không tuân thủ điều trị và tái phát. Trong những trường hợp hiếm gặp, viêm mào tinh hoàn do nhiễm khuẩn được điều trị không đầy đủ, đặc biệt là nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, có thể dẫn đến tắc nghẽn mào tinh hoàn hoặc teo tinh hoàn, và sau đó dẫn đến các vấn đề vô sinh.

Hướng dẫn chẩn đoán

Châu Âu
Guidelines on urological infections
Nhà xuất bản: European Association of UrologyXuất bản lần cuối: 2018
Guidelines on paediatric urology
Nhà xuất bản: European Association of UrologyXuất bản lần cuối: 2018
2010 United Kingdom national guideline for the management of epididymo-orchitis
Nhà xuất bản: British Association for Sexual Health and HIVXuất bản lần cuối: 2010
Bắc Mỹ
Sexually transmitted diseases treatment guidelines 2015
Nhà xuất bản: Centers for Disease Control and PreventionXuất bản lần cuối: 2015
ACR appropriateness criteria: acute onset of scrotal pain – without trauma, without antecedent mass

Nhà xuất bản: American College of Radiology

Xuất bản lần cuối: 2014

Hướng dẫn điều trị

Châu Âu
Guidelines on urological infections
Nhà xuất bản: European Association of UrologyXuất bản lần cuối: 2018
Guidelines on paediatric urology
Nhà xuất bản: European Association of UrologyXuất bản lần cuối: 2018
Guidelines on male infertility
Nhà xuất bản: European Association of UrologyXuất bản lần cuối: 2018
The 2016 European guideline on the management of epididymo-orchitis
Nhà xuất bản: International Union against Sexually Transmitted InfectionsXuất bản lần cuối: 2017
2010 United Kingdom national guideline for the management of epididymo-orchitis
Nhà xuất bản: British Association for Sexual Health and HIVXuất bản lần cuối: 2010
Bắc Mỹ
Sexually transmitted diseases treatment guidelines 2015
Nhà xuất bản: Centers for Disease Control and PreventionXuất bản lần cuối: 2015
Châu Đại Dương
Australian STI management guidelines for use in primary care: epididymo-orchitis
Nhà xuất bản: Australian Sexual Health AllianceXuất bản lần cuối: 2018
Epididymo-orchitis

Nhà xuất bản: The New Zealand Sexual Health Society

Xuất bản lần cuối: 2017

Các bài báo chủ yếu

  • Nickel JC, Teichman JM, Gregoire M, et al. Prevalence, diagnosis, characterization, and treatment of prostatitis, interstitial cystitis, and epididymitis in outpatient urological practice: the Canadian PIE Study. Urology. 2005 Nov;66(5):935-40. Tóm lược
  • Workowski KA, Bolan GA; Centers for Disease Control and Prevention. Sexually transmitted diseases treatment guidelines, 2015. MMWR Recomm Rep. 2015 Jun 5;64(RR-03):1-137. Toàn văn Tóm lược
  • Centers for Disease Control and Prevention. Update to CDC’s sexually transmitted diseases treatment guidelines, 2010: oral cephalosporins no longer a recommended treatment for gonococcal infections. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2012 Aug 10;61(31):590-4. Toàn văn Tóm lược

Tài liệu tham khảo

  1. Street E, Joyce A, Wilson J; Clinical Effectiveness Group, British Association for Sexual Health and HIV. 2010 United Kingdom national guideline for the management of epididymo-orchitis. 2010 [internet publication]. Toàn văn
  2. Gabal-Shehab LL, Monga M. Recurrent bilateral amiodarone induced epididymitis. J Urol. 1999 Mar;161(3):921. Tóm lược
  3. Kaklamani VG, Vaiopoulos G, Markomichelakis N, et al. Recurrent epididymo-orchitis in patients with Behçet’s disease. J Urol. 2000 Feb;163(2):487-9. Tóm lược
  4. Lee JS, Choi SK. Acute scrotum in 7 cases of Schoenlein-Henoch syndrome. Yonsei Med J. 1998 Feb;39(1):73-8. Tóm lược
  5. Berger RE, Alexander ER, Harnisch JP, et al. Etiology, manifestations and therapy of acute epididymitis: prospective study of 50 cases. J Urol. 1979 Jun;121(6):750-4. Tóm lược
  6. Nickel JC, Teichman JM, Gregoire M, et al. Prevalence, diagnosis, characterization, and treatment of prostatitis, interstitial cystitis, and epididymitis in outpatient urological practice: the Canadian PIE Study. Urology. 2005 Nov;66(5):935-40. Tóm lược
  7. Somekh E, Gorenstein A, Serour F. Acute epididymitis in boys: evidence of a post-infectious etiology. J Urol. 2004 Jan;171(1):391-4. Tóm lược
  8. Redshaw JD, Tran TL, Wallis MC, et al. Epididymitis: a 21-year retrospective review of presentations to an outpatient urology clinic. J Urol. 2014 Oct;192(4):1203-7. Tóm lược
  9. Chorba T, Tau G, Irwin K. Sexually transmitted diseases. In: Litwin MS, Saigal CS, eds. Urologic diseases in America. US Department of Health and Human Services, Public Health Service, National Institutes of Health, National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. Washington, DC: US Government Printing Office; 2007: NIH Publication No. 07-5512:647-95.
  10. Chan PT, Schlegel PN. Inflammatory conditions of the male excurrent ductal system: part I. J Androl. 2002 Jul- Aug;23(4):453-60. Toàn văn Tóm lược
  11. Workowski KA, Bolan GA; Centers for Disease Control and Prevention. Sexually transmitted diseases treatment guidelines, 2015. MMWR Recomm Rep. 2015 Jun 5;64(RR-03):1-137. Toàn văn Tóm lược
  12. Berger RE. Acute epididymitis: etiology and therapy. Semin Urol. 1991 Feb;9(1):28-31. Tóm lược
  13. Berger RE, Kessler D, Holmes KK. Etiology and manifestations of epididymitis in young men: correlations with sexual orientation. J Infect Dis. 1987 Jun;155(6):1341-3. Tóm lược
  14. Thind P, Brandt B, Kristensen JK. Assessment of voiding dysfunction in men with acute epididymitis. Urol Int. 1992;48(3):320-2. Tóm lược
  15. American College of Radiology. ACR appropriateness criteria: acute onset of scrotal pain – without trauma, without antecedent mass. 2014 [internet publication]. Toàn văn
  16. Lin EP, Bhatt S, Rubens DJ, et al. Testicular torsion: twists and turns. Semin Ultrasound CT MR. 2007 Aug;28(4):317-28. Tóm lược
  17. Shah J, Qureshi I, Ellis BW. Acute idiopathic scrotal oedema in an adult: a case report. Int J Clin Pract. 2004 Dec;58(12):1168-9. Tóm lược
  18. Centers for Disease Control and Prevention. Update to CDC’s sexually transmitted diseases treatment guidelines, 2010: oral cephalosporins no longer a recommended treatment for gonococcal infections. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2012 Aug 10;61(31):590-4. Toàn văn Tóm lược
  19. European Association of Urology. Guidelines on urological infections. 2018 [internet publication]. Toàn văn
  20. Luzzi GA, O’Brien TS. Acute epididymitis. BJU Int. 2001 May;87(8):747-55. Tóm lược
  21. Moore CA, Lockett BL, Lennox KW, et al. Prednisone in the treatment of acute epididymitis: a cooperative study. J Urol. 1971 Oct;106(4):578-80. Tóm lược
  22. Nickel JC. Chronic epididymitis: a practical approach to understanding and managing a difficult urologic enigma. Rev Urol. 2003 Fall;5(4):209-15. Toàn văn Tóm lược
  23. Greene HL, Graham EL, Werner JA, et al. Toxic and therapeutic effects of amiodarone in the treatment of cardiac arrhythmias. J Am Coll Cardiol. 1983 Dec;2(6):1114-28. Tóm lược

Tuyên bố miễn trách nhiệm

Bên ngoài Hoa Kỳ và Canada. BMJ Publishing Group Ltd (”BMJ Group”) nỗ lực để đảm bảo rằng các thông tin được cung cấp là chính xác và cập nhật, nhưng chúng tôi và cả những người cấp giấy phép của chúng tôi, là những người cung cấp các nội dung nhất định có liên kết với nội dung của chúng tôi hoặc có thể truy cập được từ nội dung của chúng tôi, đều không đảm bảo điều đó. BMJ Group không ủng hộ hay xác nhận việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay trị liệu nào trong đó và BMJ Group cũng không thực hiện chẩn đoán cho các bệnh nhân. Các chuyên gia y tế cần sử dụng những cân nhắc chuyên môn của mình trong việc sử dụng thông tin này và chăm sóc cho bệnh nhân của họ và thông tin trong này không được coi là sự thay thế cho việc đó.
các phương pháp chẩn đoán, điều trị, liên lạc theo dõi, thuốc và bất kỳ chống chỉ định hay phản ứng phụ nào. Ngoài ra, các tiêu chuẩn và thực hành y khoa đó thay đổi khi có thêm số liệu, và quý vị nên tham khảo nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị người dùng nên xác minh độc lập các chẩn đoán, điều trị và theo dõi liên lạc được đưa ra, đồng thời đảm bảo rằng thông tin đó là phù hợp cho bệnh nhân trong khu vực của quý vị. Ngoài ra, liên quan đến thuốc kê toa, chúng tôi khuyên quý vị nên kiểm tra trang thông tin sản phẩm kèm theo mỗi loại thuốc để xác minh các điều kiện sử dụng và xác định bất kỳ thay đổi nào về liều dùng hay chống chỉ định, đặc biệt là nếu dược chất được cho sử dụng là loại mới, ít được sử dụng, hay có khoảng trị liệu hẹp. Quý vị phải luôn luôn kiểm tra rằng các loại thuốc được dẫn chiếu có giấy phép để sử dụng cho mục đích được nêu và trên cơ sở được cung cấp trong tình trạng “hiện có” như được nêu, và trong phạm vi đầy đủ được pháp luật cho phép BMJ Group và những người cấp giấy phép của mình không chịu bất kỳ trách nhiệm nào cho bất kỳ khía cạnh chăm sóc sức khỏe nào được cung cấp với sự hỗ trợ của thông tin này hay việc sử dụng nào khác của thông tin này.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here