Nhathuocngocanh – Tỷ lệ người mắc bệnh viêm bàng quang đang ngày một gia tăng, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày của bạn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về viêm bàng quang, để giúp bạn phát hiện sớm những triệu chứng nghi ngờ bệnh, nhờ đó mà có thể can thiệp và điều trị bệnh kịp thời.
Viêm bàng quang là gì?
Viêm bàng quang được biết đến là một loại bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu thể cấp tính. Thông thường các tác nhân gây bệnh viêm bàng quang là một trong số các loại vi khuẩn sống ở bàng quang hoặc một số trường hợp khác bệnh có thể do tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc, sau liệu trình xạ trị chữa bệnh ung thư hoặc là do biến chứng của các bệnh lý toàn thân khác. Bệnh viêm bàng quang thường chiếm khoảng 50% trong tổng số những ca nhiễm trùng đường niệu. Bệnh nhân có thể bị tái phát viêm bàng quang tái đi tái lại nhiều lần cho dù đã được điều trị khỏi bệnh.
Viêm bàng quang có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường gặp viêm bàng quang ở nữ giới nhiều hơn so với nam. Nguyên nhân gây ra sự khác nhau này là do tính chất niệu đạo của người phụ nữ ngắn hơn, chỉ khoảng 3- 5cm, do đó các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập từ vùng tầng sinh môn qua niệu đạo đến bàng quang. Khoảng 50% phụ nữ có ít nhất một lần trong đời bị viêm bàng quang, bệnh có thể được chữa khỏi theo liệu trình điều trị của bác sĩ nhưng cũng có thể có nguy cơ tái nhiễm cao nếu không được vệ sinh đúng cách. Ở nam giới tỷ lệ bị bệnh viêm bàng quang ít hơn nữ giới nhưng nguy cơ bị bệnh gia tăng theo độ tuổi.
Nguyên nhân gây viêm bàng quang
Viêm bàng quang nói riêng và các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu nói chung thường gặp nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng. Trong đó, các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập từ bên ngoài vào qua niệu đạo dẫn đến viêm nhiễm tại bàng quang, ngược dòng lên nữa có thể gây viêm thận, viêm bể thận,…
Bình thường cơ thể của chúng ta có cơ chế tự bảo vệ trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn thông qua cấu trúc giải phẫu, van chống trào ngược bàng quang niệu quản, hàng rào niêm mạc bảo vệ, tính acid của nước tiểu cùng các rào cản miễn dịch. Nhưng khi hệ thống bảo vệ bị suy yếu do nguyên nhân nào đó sẽ làm cho sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, hay làm cho niệu đạo bị tổn thương, đây chính là cơ hội để cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Các loại vi khuẩn hay gặp nhất gây nên tình trạng viêm bàng quang là Escherichia coli (E.coli), ngoài ra còn có các loại vi khuẩn khác cũng có thể gặp như Mycoplasma, Proteus, Chlamydia, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis.
Ngoài nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn, bệnh viêm bàng quang có thể gặp do các nguyên nhân khác như sau:
- Sử dụng các loại thuốc trong liệu trình hóa trị trong điều trị bệnh ung thư như Ifosfamide, Cyclophosphamide.
- Do một số loại hóa chất: tiếp xúc với xà phòng tạo bọt, dung dịch vệ sinh phụ nữ, kem thuốc diệt tinh trùng.
- Do người bệnh phải đặt ống thông tiểu thường xuyên trong thời gian dài.
- Do người bệnh phải trải qua một quá trình xạ trị, đặc biệt xạ trị tại vùng khung chậu, sinh dục.
- Viêm bàng quang là biến chứng của các bệnh lý khác như sỏi thận, đái tháo đường, viêm hay u phì đại tuyến tiền liệt.
Viêm bàng quang có biểu hiện như thế nào?
Dưới đây là những triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh viêm bàng quang, nếu phát hiện bản thân đang có một trong những dấu hiệu trên, các bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn:
- Có dấu hiệu rối loạn tiểu tiện
Người bệnh sẽ có biểu hiện đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác buồn tiểu và cần phải đi tiểu gấp nhưng mỗi lần đi không thể hết được nước tiểu, tiểu rắt, chỉ tiểu ra một chút một. Có thể kèm theo tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, kèm theo đó, mỗi lần đi tiểu bạn sẽ có cảm giác đau hoặc nóng rát, tiểu buốt.
- Bệnh nhân cảm thấy đau vùng bụng dưới hoặc đau âm ỉ vùng chậu, lưng, đau nhẹ vùng phía trên khớp mu khi bàng quang trong trạng thái căng đầy nước tiểu.
- Có thể có biểu hiện sốt nhẹ, cảm giác gai rét
- Ở trẻ em, bé thường có biểu hiện tè dầm vào ban ngày.
Viêm bàng quang có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp của viêm bàng quang?
Viêm bàng quang có nguy hiểm không? – Viêm bàng quang nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ có thể nhanh chóng khỏi bệnh, ổn định, những tình trạng như tiểu buốt, tuổi rắt sẽ hết nhanh chóng và không để lại di chứng gì nặng nề. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm bàng quang là do viêm nhiễm, xâm nhập của vi khuẩn, vì vậy nguy cơ tái phát của bệnh là rất cao ở những người có tiền sử đã từng mắc bệnh dù đã được điều trị khỏi bệnh trước đó.
Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với biến những nghiêm trọng.
- Nhiễm trùng tại thận, dẫn đến tình trạng suy thận: Đây là một biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm bàng quang. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào bên trong bàng quang thì chúng sẽ di chuyển theo đường niệu quản để đi ngược lên phía trên thận, gây ra tình trạng nhiễm trùng tại thận. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến hậu quả suy thận cấp, nếu không được điều trị thì lâu dần sẽ dẫn đến các tổn thương thực thể tại thận, gây ra tình trạng suy thận mãn, khi đó người bệnh có thể phải chạy thận chu kỳ.
- Tiểu ra máu kéo dài có nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu máu, tuy nhiên biến chứng này hiếm gặp do người bệnh thường tìm đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu tiểu ra máu. Thiếu máu do biến chứng của viêm bàng quang thường là thiếu máu do thiếu sắt.
- Tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới: Ở nam giới, có mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ tiết niệu và sinh dục. Đường bài xuất nước tiểu ở niệu đạo đồng thời là đường xuất tinh, do đó viêm nhiễm tiết niệu có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, làm giảm khả năng sinh sản.
- Bàng quang tăng hoạt: Biến chứng này thường gặp ở những người bị bệnh nhiều lần, khiến cho bàng quang trở nên kích thích, giảm khả năng chứa nước tiểu, gây nên tình trạng đi tiểu nhiều lần.
Viêm bàng quang uống thuốc gì?
Các bác sĩ điều trị viêm bàng quang phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp viêm bàng quang do vi khuẩn xâm nhập, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh, có thể lựa chọn những kháng sinh phổ rộng như Amoxicillin, Ciprofloxacin, Sulfamethoxazole, Trimethoprim.
Tùy thuộc vào số lần nhiễm khuẩn của bạn mà thời gian sử dụng thuốc khác nhau.
- Nếu lần đầu tiên bị bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh trong vòng từ 3 ngày cho đến 1 tuần, đến khi các triệu chứng được cải thiện. Nếu dùng kháng sinh những ngày đầu không hiệu quả thì các bác sĩ sẽ xem xét điều chỉnh và thay đổi loại kháng sinh khác. Đây được gọi là phương pháp dùng kháng sinh thử liều.
- Khi viêm bàng quang bị tái phát nhiều lần, thời gian sử dụng các loại thuốc kháng sinh sẽ phải xem xét kéo dài hơn, thông thường phải đảm bảo khoảng thời gian từ 15 đến 20 ngày.
Một số lưu ý với những người bị viêm bàng quang
Bệnh viêm bàng quang có thể gây ảnh hưởng không ít đến vấn đề sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, gây cho người bệnh tâm lý sợ đi tiểu, thiếu tự tin khi đi đường dài hay khi tham gia các hoạt động đông người.
Để khắc phục được những ảnh hưởng điều đó, tốt nhất các bạn hãy chủ động thay đổi các thói quen sinh hoạt của mình bằng cách tăng cường uống nhiều nước để giúp bàng quang hoạt động tốt hơn. Bạn cũng cần hạn chế rượu bia, nước cam chanh và các loại thức ăn cay nóng vì những loại thực phẩm này sẽ có thể khiến cho bàng quang bị kích thích và làm tăng cảm giác khó chịu của bệnh nhân.
Bạn cũng nên dành thời gian để ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày để giúp thư giãn cơ thể và làm giảm tình trạng khó chịu vùng bụng dưới. Nếu các bạn thường xuyên bị đau bụng do bàng quang lúc nào cũng trong trạng thái căng tức thì các bạn có thể sử dụng dụng một miếng đệm nóng để chườm ấm bụng.
Chú ý việc sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ, tránh để xảy ra trường hợp tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy các triệu chứng đã giảm. Điều này sẽ làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị và khiến cho cơ thể bệnh nhân bị “nhờn thuốc”, làm giảm tác dụng điều trị trong những lần tái phát sau đó.
Làm thế nào để dự phòng viêm bàng quang?
Viêm bàng quang chủ yếu do nguyên nhân viêm nhiễm do vi khuẩn, vì vậy để phòng bệnh một cách hiệu quả thì các bạn cần lưu ý những điều như sau:
- Không nên nhịn đi tiểu, hãy đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục, vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục tiết niệu.
- Hạn chế ngâm mình trong bồn tắm, nước ao hồ quá lâu
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài mỗi ngày. Nên giữ cho bộ phận sinh dục khô thoáng, tránh tình trạng ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Đối với nữ giới: cần mặc những loại quần lót rộng rãi, làm bằng các loại chất liệu thoáng mát, thay quần lót mỗi ngày. Sau khi đi vệ sinh cần chú ý lau từ trước ra sau, tránh sử dụng các loại thuốc thụt rửa âm đạo hoặc thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt, tránh sử dụng màng ngăn hay chất diệt tinh trùng.
- Vận động cơ thể mỗi ngày để việc điều tiết và lưu thông nước tiểu dễ dàng. Nên tăng cường và giữ thói quen tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý cho cơ thể, bổ sung hoa quả, rau xanh.
Một số câu hỏi thường gặp
Viêm bàng quang có điều trị khỏi được không?
Nếu nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn, bệnh có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc kháng sinh. Người bệnh chỉ cần sử dụng các loại thuốc đầy đủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, giữ gìn vệ sinh vùng sinh dục tiết niệu sạch sẽ thì các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện. Tuy nhiên viêm bàng quang là một bệnh lý rất dễ tái nhiễm dù đã được điều trị khỏi trước đó. Do đó người bệnh cần nghiêm túc tuân theo liệu trình điều trị và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm xảy ra.
Viêm bàng quang có cần tránh quan hệ tình dục?
Người bị bệnh viêm bàng quang vẫn có thể hoạt động tình dục như bình thường, tuy nhiên để việc điều trị mang lại hiệu quả cao và tránh lây nhiễm cho đối phương thì người bệnh nên hạn chế quan hệ tình dục quá nhiều. Tại thời điểm trước khi quan hệ tình dục, bạn nên tắm rửa và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sau khi quan hệ nên có thói quen đi tiểu để giúp tống xuất vi khuẩn ra bên ngoài. Đừng quên sử dụng bao cao su khi quan hệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và đối phương.
Viêm bàng quang nên ăn gì?
Người bị bệnh viêm bàng quang nên sử dụng các loại gia vị như tỏi, gừng trong quá trình chế biến thức ăn vì những chất có trong thành phần của gừng và tỏi thường có tác dụng chống viêm, chống nấm, kháng khuẩn, rất tốt cho sức đề kháng của cơ thể. Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin mà không có tính chua, cay như nước ép dâu tây, nước việt quất, dưa hấu, sử dụng nước uống râu ngô cùng bông lá đề để lợi tiểu.
Chế độ ăn của bệnh nhân viêm bàng quang cũng cần phải đảm bảo đủ năng lượng như người bình thường, thậm chí còn phải cung cấp nhiều năng lượng hơn. Do đó trong thành phần mỗi bữa ăn cũng cần cung cấp đủ tinh bột, chất đạm, lipid,… Thịt, cá, trứng, sữa cũng không thể thiếu trong các bữa ăn của bệnh nhân viêm bàng quang.
Cần kiêng sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, các loại ra vị chua cay và các loại quả có nhiều axit như cam, quýt, xoài vì có thể gây kích thích bàng quang.
Xem thêm: Bệnh tiểu gắt: Nguyên nhân gây bệnh, hướng dẫn chẩn đoán theo BMJ
Câu hỏi lâm sàng
Câu 1
Nữ 47 tuổi tới phòng khám do đau bụng dưới và giảm khi đi tiểu. Cơn đau tệ hơn trong vòng 2 tháng nay và hiện tại cô đi tiểu hàng giờ để giảm thiểu cơn đau. Bệnh nhân vẫn hoạt động tình dục được nhưng hiện tại được khuyên tránh quan hệ tình dục do nó làm cô thấy đau. Cô ấy đã đẻ đường âm đạo 4 lần trong những năm 30 tuổi và thắt ống dẫn trứng sau lần đẻ cuối. Bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích và không dùng thuốc. Sinh hiệu ổn, BMI 27 kg/m2. Ấn đau vùng bụng dưới. Khi thăm khám bằng hai tay (bimanual) thấy thành trước âm đạo đau khi ấn nhưng cổ tử cung không đau khi di chuyển. Các thăm khám khác ở vùng chậu thấy bình thường và nghiệm pháp Valsava không gây ra thay đổi nào.
Phân tích nước tiểu thấy: Tỷ trọng 1.013, Protein -, Máu -, Esterase -, Nitrit -, Vi khuẩn -, Bạch cầu 1-2/vi trường năng lượng cao, Hồng cầu 1-2/vi trường năng lượng cao. Nuôi cấy nước tiểu âm tính, chẩn đoán có khả năng nhất ở bệnh nhân này là gì?
- Thoát vị bàng quang
- Viêm kẽ bàng quang
- Bànq quang hoạt động quá mức
- Viêm vùng chậu
- Túi thừa niệu đạo
Đáp án đúng là B: Viêm kẽ bàng quang (Intersitial cystitis – IC) hay còn được biết tới là Hội chứng đau bàng quang (Painful bladder syndrome) là tình trạng đau bàng quang kéo dài không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân thường có cơn đau tăng khi bàng quang được đổ đầy và cải thiện khi đi tiểu. Triệu chứng thường khởi phát từ từ và nặng dần trong vài tháng. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm đi tiểu nhiều và đau vùng chậu kéo dài, dữ dội, cấp và đau khi quan hệ tình dục. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ > 40 tuổi có liên quan tới các tình trạng đau mãn tính khác (hội chứng ruột kích thích, lạc nội mạc tử cung, đau xơ cơ), giảm chức năng tình dục, các bệnh tâm thần (trầm cảm, mệt mỏi).
Chẩn đoán chủ yếu phụ thuộc vào lâm sàng tuy nhiên các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm phân tích nước tiểu, lượng nước tiểu cặn sau đái và tấm soát các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục nên được tiến hành để loại trừ các nguyên nhân (viêm bàng quang, tắc nghẽn đường tiết niệu và K). Điều trị bao gồm “luyện tập” bàng quang, quản lý lượng dịch, giảm đau và tránh các tác nhân gây tăng nặng (caffeine, rượu và các đồ ngọt nhân tạo).
Đáp án A: Thoát vị bàng quang (bàng quang sa vào thành trước của âm đạo) có thể gây đau khi quan hệ tình dục và các triệu chứng tiết niệu (tiểu nhiều). Dù sa bàng quang thường thấy ở phụ nữ mang thai nhiều lần nhưng bệnh nhân này không có thay đổi gì khi làm nghiệm pháp Valsava. (không sa xuống)
Đáp án C: Bàng quang hoạt động quá mức biểu hiện mót đái cấp (rất mucin đái) có thể đi kèm đái đêm và đái nhiều, không liên quan tới đau khi quan hệ tình dục hoặc cơn đau tại vùng chậu giảm khi đái.
Đáp án D: Bệnh viêm vùng chậu thường biểu hiện đau bụng dưới và đau khi quan hệ tuy nhiên bệnh nhân thường có đau khi di động cổ tử cung hoặc ấn đau phần phụ.
Đáp án E: Túi thừa niệu đạo, một túi bất thường của niệu đạo có thể gây đau khi ấn niệu đạo, đái nhiều và đau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên nó thường biểu hiện bằng khối ở thành trước âm đạo, chảy mủ qua niệu đạo và đau tăng khi đái.
Tổng kết: Viêm kẽ bàng quang (Hội chứng bàng quang đau) là bệnh vô căn, tình trạng mãn tính đặc trưng bởi cơn đau tăng khi đổ đầy bàng quang và cải thiện khi đái. Các triệu chứng khác có thể gồm đau khi quan hệ tình dục và đái nhiều, mót đái cấp.
Câu 2
Nữ 25 tuổi tới phòng khám than phiền vì tiểu buốt và tiểu nhiều trong 3ng qua. Cô ta thấy đau tức quanh xương mu nhưng không có chảy dịch bất thường từ âm đạo. Bệnh nhân chỉ quan hệ tình dục bình thương với chồng trong 4 năm nay. Cô ta chưa bao giờ mang thai và sử dụng bao cao su để tránh thai. Lần kinh cuối cùng vào 2 tuần trước, lần quan hệ tình dục cuối vào 2 ngày trước. Cô ta không dùng thuốc và không biết về dị ứng thuốc. Thân nhiệt 37.1 độ C, huyết áp 110/70 mmHg, mạch 68 lần/phút và nhịp thở 15 lần/phút. Thăm khám thấy đau quanh xương mu mà không đau mạn sườn. Các thăm khám còn lại bình thường. Xét nghiệm mang thai qua nước tiểu âm tính. Cận lâm sàng: Tỷ trọng nước tiểu 1.002, hồng cầu dạng vết, Glucose (-), Ketones (-), bạch cầu esterase (+), Nitrites (+). Bước tiếp theo phù hợp nhất để quản lý ở bệnh nhân này là gì?
- Ceftriaxone tiêm bắp và doxycyline đường uống
- Amoxicillin đường uống
- Levofloxacin đường uốíng
- Nitrofurantion đường uốíng
- Cấy nước tiểu tìm vi khuẩn
Đáp án đúng là D: Biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân (tiểu khó, tiểu nhiều và đau quanh xương mu) gợi ý viêm bàng quang chưa có biến chứng, bệnh thường xảy ra ở những ng khỏe mạnh ít có yếu tố nguy cơ điều trị thất bại. Ở những bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng gợi ý (tiểu khó, bí tiểu cấp) thì phân tích nước tiểu sẽ được tiến hành để xác nhận chẩn đoán và bệnh nhân có thể điều trị mà không cần cấy nước tiểu. Cấy nước tiểu sẽ được dùng ở bệnh nhân thất bại khi điều trị ban đầu (Đáp án E). Các lựa chọn điều trị bao gồm TMP-SMZ (3 ngày), nitrofuration (5ng) và fosfomycin (một liều). Fluroquinolone cũng có hiệu quả nhưng thường được kê cho bệnh nhân không thể dùng các thuốc trên (dị ứng) hoặc các bệnh nhân có tỷ lệ kháng thuốc cao (Đáp án C).
Viêm bàng quang có biến chứng tức sự nhiễm khuẩn liên quan với các yếu tố tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh hoặc điều trị thất bại. Các yếu tố bao gồm đái tháo đường, bệnh mạch vành mạn tính, mang thai, suy giảm miễn dịch, hẹp đường tiết niệu, nhiễm khuẩn bệnh viện hoặc nhiễm khuẩn liên quan tới các thủ thuật (nội soi bàng quang) hoặc do các tác nhân lạ với cơ thể (catheter, stent). Những bệnh nhân này nên được cấy nước tiểu trước khi điều trị. Viêm bàng quang có biến chứng ở phụ nữ không mang thai, ổn định có thể điều trị bằng fluroquinolone, nhưng các trường hợp nặng hơn cần truyền tĩnh mạch kháng sinh phổ rộng (ceftriaxone) trong khi chờ kết quả cấy.
Viêm thận-bể thận (pyelonephritis) (nhiễm khuẩn đường tiết niệu với sốt và đau mạn sườn) cũng cần cấy nước tiểu trc khi bắt đầu điều trị. Những phụ nữ không mang thai có viêm thận-bể thận không biến chứng có thể điều trị bằng kháng sinh đường uống (thường là một fluroquinolone) nhưng các bệnh nhân không ổn định và có biến chứng cần truyền kháng sinh tĩnh mạch (ceftriaxone).
Điều trị viêm bàng quang cấp và viêm thận bể thận ở phụ nữ không mang thai | |
Viêm bàng quang không có biến chứng |
|
Viêm bàng quang có biến chứng |
|
Viêm thận bể thận |
|
Ý A: Tiêm bắp ceftriaxone kèm doxycyline đường uống thường được sử dụng để điều trị bệnh nhân nghi ngờ nhiễm chlamydial hoặc lậu cầu. Doxycyline không có hiệu quả với viêm bàng quang, và các Thuốc đường ucíng thì nên được dùng ở những bệnh nhân viêm bàng quang không biến chứng.
Ý B: Amoxicillin không được khuyên dùng để điều trị cho viêm bàng quang do kháng kháng sinh. Amoxicillin/ clavulanate có thể sử dụng nhưng đi kèm với các tác dụng phụ (tiêu chảy).
Tổng kết: Viêm bàng quang không có biến chứng thường xảy ra ở ng khỏe mạnh và có ít nguy cơ điều trị thất bại. Phân tích nước tiẻu được tiến hành để chẩn đoán, bệnh nhân có thể điều trị mà không cần cấy nước tiểu nhưng cần làm ở những ng thất bại trong điều trị ban đầu. TMP/SNZ đường uốíng, nitrofuration và fosfomycin là các lựa chọn đầu tay có hiệu quả để điều trị.
Tài liệu tham khảo
Tác giả NHS, Đăng ngày 09 tháng 08 năm 2018, Overview Cystitis, NHS.com. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2023
Viêm bàng quang có cần tránh quan hệ tình dục không?
Để tránh viêm nhiễm và bệnh trở nặng nên hạn chế quan hệ tình dục hoặc quan hệ với tần suất vừa phải bạn nhé