Vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Vàng da sơ sinh là gì?

nhathuocngocanh.comVàng da ở trẻ sơ sinh là một tình trạng thường gặp ở trẻ, thường tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, đôi khi, vàng da ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, biết cách phát hiện bệnh vàng da có thể giúp đảm bảo con bạn được điều trị càng sớm càng tốt. Trong bài viết này nhà thuốc Ngọc Anh sẽ gửi đến quý bạn đọc những thông tin chính về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị.

Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Vàng da sơ sinh là sự biến đổi sang màu vàng ở da hoặc mắt trẻ sơ sinh bị vàng. Sự đổi màu này là do một chất màu vàng được gọi là bilirubin. Trẻ sơ sinh có nồng độ bilirubin trong máu cao sẽ hình thành màu vàng khi bilirubin tích tụ ở da.

Vàng da trong 24 giờ đầu sau sinh hoặc vàng lòng bàn tay hoặc bàn chân là tình trạng cấp cứu. Xét nghiệm máu cấp phải được thực hiện trong những trường hợp này. Vàng da không phải một bệnh, mà là 1 triệu chứng của việc tăng nồng độ bilirubin trong máu. Vàng da không gây đau, nhưng ở một số trẻ sơ sinh, biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra nếu tăng nồng độ bilirubin mà không được điều trị kịp thời. Vàng da là dấu hiệu để nhận biết những trẻ sơ sinh có thể có nguy cơ tiến triển thành tăng bilirubin máu nặng. Tăng bilirubin máu nặng có thể gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương ở trẻ sơ sinh, dẫn đến tổn thương não.

Tìm hiểu về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh
Tìm hiểu về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Các loại vàng da ở trẻ sơ sinh

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh thường gồm hai loại là vàng da sinh lý tức là trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ và vàng da bệnh lý tức là tình trạng vàng da chuyển sang mức độ nặng. Nếu như không được phát hiện và được điều trị đúng lúc, kịp thời thì sẽ có thể gây những biến chứng xấu.

Vàng da sinh lý

Loại vàng da này ở trẻ sơ sinh có xu hướng xảy ra trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh ở trẻ và thường là do chức năng gan của trẻ đang còn kém chưa hoàn thiện, đang tiếp tục phát triển để lọc tốt hơn lượng bilirubin dư thừa. Với những trẻ sinh đủ tháng, có sức khoẻ bình thường nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được xếp vào nhóm vàng da sinh lý:

  • Sau khi sinh 3 ngày thì xuất hiện vàng da.
  • Sẽ tự hết sau khoảng thời gian từ 7-10 ngày.
  • Mức độ vàng da nhẹ, chỉ xuất hiện vàng da ở các khu vực như vùng cổ, vùng mặt, vùng ngực và vùng bụng ở trên rốn.
  • Trẻ chỉ bị vàng da đơn thuần mà không có kèm theo các biểu hiện khác thường khác như bị thiếu máu, gan to, lách to, trẻ bỏ bú, trẻ ngủ li bì,…
  • Kiểm tra nồng độ bilirubin/máu < 12mg% với những trẻ được sinh đủ tháng.
  • Trong 24 giờ kiểm tra thấy tốc độ bilirubin/máu tăng không quá 5mg%.

Ba mẹ lưu ý với trẻ bị vàng da sinh lý thì không cần đến sự can thiệp y tế, trẻ sẽ có thể tự khỏi sau vài ngày. Mẹ chỉ cần cho con bú sữa mẹ đầy đủ, cơ thể của bé sẽ tự bài tiết bilirubin ra ngoài, khi được bài tiết hết bilirubin thì tình trạng vàng da của trẻ sẽ tự hết.

Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý
Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý

Vàng da bệnh lý

Vàng da ở trẻ sơ sinh được gọi là vàng da bệnh lý khi những trẻ bị vàng da trong 24 giờ đầu sau sinh. Tình trạng vàng da tiến triển nhanh với mức độ nặng hơn và bên cạnh biểu hiện vàng da trẻ sẽ còn kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác. Thời gian đầu sau khi sinh có thể được xem là “cột mốc vàng” để giúp các bậc phụ huynh theo dõi tình trạng vàng da. Một số đặc điểm sau sẽ giúp bố mẹ nhận ra con có bị vàng da bệnh lý hay không:

  • Trong khoảng thời gian 1-2 ngày đầu sau khi sinh thì trẻ sẽ có thể xuất hiện sớm vàng da đậm.
  • Ngoài các vị trí như mặt và mắt bị vàng thì trẻ còn bị vàng da ở các vị trí như bụng, chân tay.
  • Với những trẻ sinh đủ tháng thì tình trạng vàng da sẽ không hết sau 2 tuần, còn với những trẻ sinh non thì không hết vàng da sau 3 tuần.
  • Bên cạnh bị vàng da thì trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác thường như: trẻ bỏ bú mẹ, nôn trớ, hay quấy khóc, sốt, quan sát thấy phân trẻ có màu bạc,…
  • Tình trạng vàng da bệnh lý thường gặp ở những đối tượng trẻ bị sinh non, hay gặp nhất là những trẻ được sinh ở dưới 35 tuần tuổi thai.

Với những trẻ mà ba mẹ nghi có dấu hiệu của vàng da sinh lý thì cần đưa con đến ngay bác sĩ nhi để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán sớm tình trạng của con. Việc nhận biết sớm sẽ tốt cho việc điều trị và tránh những biến chứng xấu xảy ra ở trẻ.

Ngoài ra còn có loại vàng da do sữa mẹ nhưng tình trạng này ít gặp hơn, đây chỉ là tình trạng tạm thời do gan của trẻ chưa đảm nhận tốt chức năng nên trẻ có thể bị vàng da khi bú sữa mẹ. Nhưng tình trạng này đến khoảng 12 tháng thì sẽ biến mất hoàn toàn. Nếu chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ cách trị vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà.

Vàng da sinh lý tự khỏi và không gây nguy hiểm nhưng vàng da bệnh lý nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm
Vàng da sinh lý tự khỏi và không gây nguy hiểm nhưng vàng da bệnh lý nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm

Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ban đầu có làm cho da bị vàng. Sau đó, phần trắng của mắt (củng mạc) có thể có màu vàng. Bố mẹ có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây để nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh.

Sự thay đổi màu sắc trên da:

  • Chú ý thấy ở mặt đầu tiên và có thể tiến triển xuống ngực, bụng, cánh tay, và cuối cùng là chân. Tuy nhiên, ở một số trẻ sơ sinh, tiến triển từ đầu đến chân của vàng da có thể bị che đậy và vàng da xuất hiện luôn trên toàn bộ cơ thể.
  • Có thể kiểm tra bằng cách ấn 1 ngón tay lên trán hoặc mũi trẻ. Nếu da bị vàng thì sẽ xuất hiện màu vàng khi bạn nhấc tay khỏi da trẻ.
  • Có thể theo dõi ở một số trẻ bằng cách ấn vào các điểm ở ngực, hông, và đầu gối để kiểm tra nếu vàng da tiến triển.
  • Cần được kiểm tra trước khi con bạn ra viện. Nếu con bạn về nhà trước 72 giờ sau sinh, bạn sẽ cần theo dõi màu da của trẻ ở nhà hàng ngày. Ngoài ra, con bạn cần khám bác sĩ trong vòng 1-3 ngày sau khi về nhà.
Các dấu hiệu giúp nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu giúp nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu của tình trạng vàng da xấu đi. Hãy đưa trẻ đi khám ngay nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Nếu màu vàng ở đầu gối hoặc thấp hơn, nếu màu vàng đậm hơn (vàng chanh sang vàng cam), hoặc nếu “màu trắng” của mắt xuất hiện vàng.
  • Nếu bé khó cho bú.
  • Nếu khó đánh thức con bạn dậy.
  • Nếu con bạn kích thích và khó dỗ.
  • Nếu con bạn ưỡn cổ hoặc ưỡn người.

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Theo nghiên cứu người ta nhận thấy vàng da ở trẻ sơ sinh có thể do một trong các nguyên nhân sau đây:

Vàng da là do sự tích tụ bilirubin trong máu

Bilirubin được hình thành khi tế bào hồng cầu bị phá hủy. Bilirubin (một chất màu vàng) được vận chuyển khỏi gan, và sau đó bài tiết qua phân và nước tiểu. Nồng độ bilirubin tăng khi bilirubin sản xuất nhanh hơn quá trình loại bỏ.

Vàng da thì rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, vì trong thời kỳ này lượng bilirubin sản xuất ra gấp 2-3 lần so với tuổi trưởng thành. Vàng da sơ sinh lành tính, gặp ở hầu hết trẻ sơ sinh, là do tăng bilirubin từ nhẹ đến trung bình và thường không gây hại cho trẻ sơ sinh. Xuất hiện trong 72-96 giờ sau sinh, và thường biến mất sau 1-2 tuần sau sinh. Ở trẻ sơ sinh 35-37 tuần tuổi thai và những trẻ vàng da nặng thì vàng da có thể cần nhiều thời gian hơn để biến mất.

Trẻ sơ sinh với nồng độ bilirubin trong máu cao hơn thì gọi là tăng bilirubin máu nặng, một tình trạng nặng hơn vàng da sinh lý. Trẻ sơ sinh có thể xuất hiện tăng bilirubin máu nặng trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Nếu điều này xảy ra, bạn phải gọi bác sĩ ngay.

Một lý do làm nồng độ bilirubin cao hơn ở trẻ sơ sinh là có nhiều tế bào hồng cầu bị phá hủy (và kết quả là nhiều bilirubin được tạo ra). Điều này có thể do:

  • Bầm tím và chấn thương nhẹ khi sinh.
  • Nếu nhóm máu mẹ và con không tương tích; hệ miễn dịch của mẹ tấn công các tế bào hồng cầu của con.
  • Nguyên nhân di truyền gây phá hủy hồng cầu (như thiếu enzym G6PD). Bilirubin cũng được thải chậm hơn ở trẻ sơ sinh so với người lớn vì gan và ruột của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành.

Vàng da ở trẻ sơ sinh do bú mẹ

Vàng da đôi khi gặp ở trẻ sơ sinh bú mẹ vì 2 lý do sau:

  • Vàng da do bú mẹ xảy ra khi trẻ sơ sinh không được cung cấp đủ lượng sữa mẹ vì khó cho bú, hoặc mẹ không cung cấp sữa đủ. Những trẻ này sẽ bị sụt cân, do đó làm tăng nồng độ bilirubin. Tăng cung cấp sữa mẹ, cho bú thường xuyên, và đảm bảo ngậm bắt vú tốt là cách điều trị tốt nhất khi vàng da do cung cấp không đủ.
  • Vàng da do sữa mẹ được cho là do gan và ruột của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành, dẫn đến quá trình loại bỏ bị chậm hơn. Vàng da bắt đầu vào tuần đầu sau sinh, đạt đỉnh trong tuần thứ 2 sau sinh, và giảm dần trong những tuần tiếp theo. Vàng da ở trẻ bú mẹ không phải là lý do ngừng cho bú mẹ miễn là trẻ bú tốt, tăng cân. Trẻ vàng da do bú mẹ thì hiếm khi phải điều trị trừ phi tăng bilirubin máu nặng. Tất cả trẻ sơ sinh bị vàng da đều cần được theo dõi bởi bác sĩ.

Với cả 2 trường hợp này thì người mẹ cần được khuyến khích tiếp tục cho bú vì lợi ích của sữa mẹ.

Cách chẩn đoán vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể được chẩn đoán bằng cách thăm khám trẻ và xét nghiệm nồng độ bilirubin trong máu. Xét nghiệm máu bằng cách lấy một lượng nhỏ máu (nhỏ hơn 1/2 thìa cà phê hoặc 2.5 mL). Kết quả xét nghiệm máu ở hầu hết các bệnh viện thường có trong vòng vài giờ. Vàng da ngoài 1 tuần tuổi cần được xem xét vì khi đó hiếm khi là do tình trạng nặng (tắc nghẽn việc thải bilirubin do ứ mật). Ở một số bệnh viện, sàng lọc bilirubin cao ban đầu được thực hiện bằng 1 thiết bị đo bilirubin qua da (gọi là sàng lọc qua da). Khi đo qua da vượt quá giá trị bình thường, thì xét nghiệm máu được thực hiện.

Xét nghiệm chẩn đoán vàng da ở trẻ sơ sinh
Xét nghiệm chẩn đoán vàng da ở trẻ sơ sinh

Biến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin máu nặng có nguy cơ bị rối loạn chức năng thần kinh do bilirubin gây ra (BIND). Những trẻ có nồng độ bilirubin máu đạt mức nguy hiểm, thì bilirubin có thể xâm nhập vào não và gây các tổn thương có thể hồi phục (gọi là bệnh não bilirubin cấp) hoặc tổn thương vĩnh viễn (gọi là vàng da nhân hoặc bệnh não bilirubin mạn). Bilirubin liên kết với cầu nhạt, hồi hải mã, tiểu não và các thể nhân dưới đồi, gây nhiễm độc thần kinh. Đặc biệt, điều này biểu hiện như bệnh não cấp tính do bilirubin (ABE), được đặc trưng bởi tình trạng thờ ơ, giảm trương lực cơ và giảm bú mẹ, trẻ có thể phát triển bệnh não/ kernicterus mạn tính do bilirubin: bại não, co giật, nhìn bất thường và mất thính lực thần kinh.

Nếu bilirubin dư thừa không được bài tiết sẽ dẫn đến dư thừa bilirubin liên hợp trong máu. Điều này sẽ làm giảm muối mật ở trong đường tiêu hóa (GI). Nếu trẻ sơ sinh bị ứ mật sẽ có nguy cơ bị suy gan, xơ gan, thậm chí ung thư biểu mô tế bào gan trong một số ít trường hợp. Ứ mật lâu ngày cũng có thể dẫn đến chậm phát triển và thiếu vitamin tan trong chất béo. Theo dõi thường xuyên và điều trị cấp cứu sớm vàng da nguy cơ cao có thể giúp ngăn ngừa tăng bilirubin máu nặng.

Cách phòng ngừa tăng Bilirubin máu nặng

Phòng ngừa tăng bilirubin máu nặng là rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh có nguy cơ tăng bilirubin máu cần được theo dõi sát.

  • Sàng lọc: Các chuyên gia hàng đầu khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh cần được kiểm tra nồng độ bilirubin trước khi về nhà. Điều này đặc biệt đúng với trẻ sơ sinh vàng da trước 24 giờ tuổi.
  • Theo dõi: Cha mẹ cần theo dõi sát trẻ sơ sinh nếu vàng da tiến triển. Tăng bilirubin máu thường rất dễ phòng ngừa và điều trị, nhưng biến chứng có thể nghiêm trọng và không hồi phục nếu trì hoãn điều trị. Bạn nên gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn lo lắng về vàng da nặng lên.
  • Điều trị kịp thời: Trẻ sơ sinh tăng nồng độ bilirubin cần được điều trị bởi bác sĩ để giảm nồng độ bilirubin 1 cách an toàn và ngăn ngừa các nguy cơ tổn thương não. Cha mẹ không nên trì hoãn điều trị vì bất cứ lý do nào.

==>> Xem thêm bài viết: Phát hiện và phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Biện pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Mục tiêu của điều trị vàng da là làm giảm nồng độ bilirubin nhanh chóng và an toàn. Trẻ sơ sinh vàng da nhẹ có thể không cần điều trị. Trẻ sơ sinh có nồng độ bilirubin cao sẽ cần được điều trị. Vàng da thường gặp ở trẻ đẻ non (những trẻ đẻ trước 38 tuần thai). Trẻ đẻ non có thể dễ bị tổn thương khi tăng bilirubin máu hơn vì nhiễm độc não xảy ra ở nồng độ bilirubin thấp hơn trẻ đủ tháng. Do đó, trẻ đẻ non được điều trị khi mức bilirubin thấp hơn, nhưng phương pháp điều trị là tương tự. Một số cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh được bác sĩ hướng dẫn như sau:

Khuyến khích mẹ cho con bú

Cung cấp đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị vàng da vì giúp thúc đẩy quá trình loại bỏ sắc tố vàng qua phân và nước tiểu. Bạn sẽ biết con bạn có đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức khi trẻ làm ít nhất bỉm ướt 1 ngày, màu của phân từ xanh đậm đến vàng, và trẻ hài lòng sau khi bú.

Mẹ vẫn nên cho con bú đầy đủ trong thời gian trẻ bị vàng da
Mẹ vẫn nên cho con bú đầy đủ trong thời gian trẻ bị vàng da

Liệu pháp ánh sáng

Chiếu đèn điều trị vàng da là cách điều trị phổ biến nhất với vàng da sơ sinh. Với hầu hết các trường hợp, thì chỉ cần ánh sáng liệu pháp. Bằng cách cho da trẻ tiếp xúc với ánh sáng xanh, giúp phá vỡ bilirubin thành những phần nhỏ dễ loại bỏ qua phân và nước tiểu. Điều trị bằng ánh sáng liệu pháp bằng cách sử dụng ánh sáng xanh đặc biệt, như LED xanh, và thành công với hầu hết trẻ sơ sinh. Ánh sáng liệu pháp thường được thực hiện trong bệnh viện, nhưng trong một số trường hợp, có thể làm tại nhà nếu trẻ khỏe mạnh và nguy cơ biến chứng thấp.

Trẻ sơ sinh đang dùng ánh sáng liệu pháp thì càng nhiều da tiếp xúc với ánh sáng càng tốt. Trẻ sơ sinh thường loại bỏ quần áo (hoặc chỉ mặc bỉm) nhưng mang bịt mắt để bảo vệ mắt. Điều quan trọng là đảm bảo rằng đèn không tạo nhiệt quá mức, có thể làm bỏng da trẻ sơ sinh. Chiếu đèn cần được làm liên tục, chỉ dừng khi bú. Dừng chiếu đèn khi nồng độ bilirubin giảm xuống mức an toàn.

Chiếu đèn là một trong những biện pháp điều trị vàng da sơ sinh
Chiếu đèn là một trong những biện pháp điều trị vàng da sơ sinh

Thay máu

Thay máu là một thủ thuật cấp cứu giúp nhanh chóng làm giảm nồng độ bilirubin. Thay máu có thể được thực hiện ở trẻ sơ sinh không đáp ứng với các điều trị khác và có dấu hiệu hoặc có nguy cơ thần kinh đáng kể của nhiễm độc bilirubin. Truyền máu trao đổi (ET), phương pháp điều trị thành công đầu tiên từng được sử dụng cho bệnh vàng da, hiện là phương pháp điều trị bậc hai đối với tình trạng tăng bilirubin máu không liên hợp nghiêm trọng. Nó được chỉ định khi không phản hồi với quan trị liệu hoặc tổng lượng bilirubin trong huyết thanh (TSB) ban đầu nằm trong phạm vi trao đổi dựa trên biểu đồ.

Thay máu sẽ giúp nhanh chóng loại bỏ bilirubin cũng như tán huyết, tạo ra các kháng thể khỏi tuần hoàn. Truyền máu thay đổi thể tích gấp đôi (160 đến 180 ml/kg) được thực hiện, thay thế máu của trẻ sơ sinh trong các phần dịch bằng máu được ghép chéo. Vì phần lớn tổng số bilirubin của cơ thể nằm trong các biến chứng của khoang ngoài mạch máu, nên mức TSB ngay sau ET là khoảng 60% mức trước trao đổi, sau đó tăng lên 70 đến 80% mức trước trao đổi do cân bằng với ngoại mạch. phân nửa bilirubin. Trong thời gian ET, các dấu hiệu sinh tồn cần được theo dõi chặt chẽ và TSB, CBC, canxi huyết thanh, glucose và chất điện giải cần được kiểm tra theo quy trình sau. Quang trị liệu nên tiếp tục sau khi thay máu cho đến khi lượng bilirubin đạt đến mức có thể ngừng sử dụng một cách an toàn.

Một số câu hỏi xoay quanh vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh

Thực hư cho trẻ tắm nắng có giúp trẻ hết vàng da hay không?

Trước đây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời được cho là có ích, nhưng hiện nay không được khuyến cáo do nguy cơ cháy nắng. Cháy nắng không xảy ra với đèn khi sử dụng ánh sáng liệu pháp đúng cách. Bên cạnh đấy ánh sáng mặt trời không thể giúp chữa tình trạng vàng da bệnh lý ở trẻ. Chính vì vậy khi bố mẹ thấy trẻ bị vàng da thì hãy sớm đưa con mình đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp.

Liệu phơi nắng có giúp trẻ hết vàng da hay không?
Liệu phơi nắng có giúp trẻ hết vàng da hay không?

Tại sao chiếu đèn lại có thể giúp điều trị vàng da sơ sinh? Trường hợp nào trẻ sẽ được chỉ định chiếu đèn

Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ bị vàng da sử dụng biện pháp chiếu đèn khi tổng lượng bilirubin tăng đến ngưỡng phải điều trị. Bilirubin hấp thụ ánh sáng tối ưu trong phạm vi xanh lam-lục (460 đến 490 nm). Chiếu đèn hoạt động bằng cách tạo ra quá trình quang hợp hóa bilirubin và chuyển hóa bilirubin thành lumirubin, đây là bước giới hạn tốc độ bài tiết bilirubin. Trong quá trình chiếu đèn, mắt của trẻ sơ sinh phải được che lại để tránh tổn thương võng mạc. Cần có các biện pháp để diện tích bề mặt cơ thể tiếp xúc với ánh sáng tối đa và tránh gián đoạn trong này. Điều quan trọng là phải duy trì đủ nước và đảm bảo lượng nước tiểu bình thường vì hầu hết bilirubin được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng lumirubin. Sau khi ngừng quang trị liệu, có sự gia tăng tổng mức độ bilirubin trong huyết thanh được gọi là “bilirubin phục hồi”. Mức “bilirubin phục hồi” thường thấp hơn mức khi bắt đầu trị liệu bằng ánh sáng và thường không cần bắt đầu lại liệu pháp bằng ánh sáng.

Phần lớn các trường hợp đều sẽ giảm dần tình trạng vàng da sau khi được chiếu đèn liên tục. Thời lượng chiếu đèn cho trẻ sẽ tùy thuộc vào mức độ tăng bilirubin của từng đối tượng. Nếu như mức Bilirubin tăng quá mức thì có thể cần cho bé chiếu đèn hai mặt để nhanh chóng hạ mức này xuống, tránh tình trạng tổn thương đến não xảy ra. Thường thì đa số trường hợp trẻ sẽ có thể bị vàng da trở lại sau khi ngừng không chiếu đèn. Nhưng tuỳ thuộc vào mức độ vàng da của mỗi trẻ và dựa vào ngày tuổi mà bác sĩ sẽ quyết định có cho chiếu đèn lại hay không.

Chiếu đèn điều trị vàng da có gây hại cho trẻ không?

Khi sử dụng đèn chiếu vàng da có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau cho trẻ:

  • Chiếu đèn an toàn nhưng có thể có tác dụng phụ tạm thời, bao gồm ban da và phân lỏng. Quá nóng và mất nước có thể xảy ra nếu trẻ không bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó, màu da, nhiệt độ cơ thể, và số bỉm ướt của trẻ cần được theo dõi sát.
  • Hiếm gặp là một số trẻ xuất hiện hội chứng trẻ da đồng, sự đổi màu da và nước tiểu sang màu đồng xám đậm. Hội chứng trẻ da đồng không gây hại và dần dần biến mất mà không cần điều trị sau vài tuần.
  • Mất nước: Điều quan trọng với trẻ dùng ánh sáng liệu pháp là nhận đủ dịch (sữa mẹ hoặc bổ sung) vì bilirubin được bài tiết qua phân và nước tiểu. Bú mẹ hoặc bú bình cần tiếp tục khi chiếu đèn. Sử dụng nước đường đường uống là không cần thiết. Ở một số trẻ có mất nước nặng, thì có thể cần truyền dịch tĩnh mạch.

==>> Xem thêm một số bài viết khác: Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vàng da sơ sinh hoặc tăng bilirubin máu ở trẻ sơ sinh là do tổng lượng bilirubin trong huyết thanh tăng cao và biểu hiện lâm sàng là sự đổi màu sắc của da sang vàng. Trong hầu hết các trường hợp, đây là một tình trạng nhẹ, thoáng qua và có thể tự khỏi và được gọi là “Vàng da sinh lý”. Tuy nhiên, bắt buộc phải phân biệt tình trạng này với một dạng nghiêm trọng hơn được gọi là “Vàng da bệnh lý”. Hy vọng qua bài viết, bố mẹ nắm rõ được tình trạng của con sẽ giúp điều trị bệnh đúng cách và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc liên quan đến vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Betty Ansong-Assoku ; Sanket D. Shah ; Mohammad Adnan ; Pratibha A. Ankola, Neonatal Jaundice, Pubmed, đăng ngày 7 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2023.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here