Thuốc thanh nhiệt là gì? Những tác dụng của thuốc thanh nhiệt

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thuốc thanh nhiệt

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc Thanh Nhiệt

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng.

Thuốc thanh nhiệt là gì?

Thuốc thanh nhiệt là tất cả các thuốc có tác dụng thanh giải lý nhiệt và được dùng điều trị tất cả các chứng lý thực nhiệt. Thường đại đa số các thuốc thanh nhiệt có vị đắng tính hàn (số ít có vị ngọt như Thạch cao) xu hướng tác dụng là trầm giáng; sở dĩ vậy vì nhiệt thuộc về dương, tính của dương là thăng bốc đi lên, nên muốn thanh được nhiệt thì phải dùng thuốc trầm giáng để đưa xuống. Có các tác dụng chính như thanh nhiệt tả hỏa (nhiệt ở khí phận ), thanh nhiệt lương huyết (nhiệt ở huyết phận), thanh nhiệt giải độc (nói lên mức độ, nhiệt của nó rất thịnh, cực thịnh, nên có biểu hiện các nhiệt độc, đinh độc, các chứng hoàng đản,..). Thường thì nhiệt ở biểu không giải sẽ vào khí phận; khí phận không giải sẽ vào huyết phận; qua giai đoạn khí phận và huyết phận nhiệt sẽ cấu kết lại, tráng nhiệt, nhiệt mạnh mẽ gấp bội tạo thành nhiệt độc. Ngoài ra còn có thanh nhiệt trừ thấp (chữa các chứng thấp nhiệt cấu kết), thanh nhiệt giải thử (do thử nhiệt).

Về bệnh lý của hội chứng vệ khí dinh huyết, hội chứng ôn bệnh có thể thấy giai đoạn đầu cảm nhiễm nhiệt tà thường diễn ra ở phần biểu vệ (tương ứng sẽ dùng các thuốc giải biểu nhiệt), giai đoạn này thì phát sốt, sợ gió, đau đầu, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. Nếu nhiệt ở biểu không giải, sẽ vào đến phần lý (khí dinh huyết), đầu tiên là xảy ra ở phần khí, gọi là chứng nhiệt ở khí phận (tương ứng với các thuốc thanh nhiệt tả hỏa), đặc điểm là sốt cao, tráng nhiệt, khát nước, buồn bực, ra mồ hôi nhiều, tinh thần không minh mẫn. Sốt ở khí phận là sốt rất cao, liên miên, như đổ thêm dầu vào lửa, có thể sốt cả ngày lẫn đêm. Sau đó nếu nhiệt ở khí phận không giải sẽ tiến vào huyết phận, gọi là chứng nhiệt ở huyết phận (tương ứng với các thuốc thanh nhiệt lượng huyết). Đặc điểm là sốt cao, kèm theo phát ban, xuất huyết (chứng hao huyết, động huyết). Bản chất chính là do nhiệt vào làm tân dịch bị suy giảm sau đó cô đặc huyết dịch, đến giai đoạn nào đó mạch sẽ nở ra gây vỡ gọi là nhiệt bức huyết vong hành (sốt cao máu hay bị cô đặc, nên khi sốt phải chú ý đến việc bù dịch). Sốt ở phần huyết khác so với ở phần khí, ở phần huyết thì không sốt cao như ở khí phận, và thường thì sốt về chiều, buổi sáng thì đỡ. Sở dĩ vậy vì huyết thuộc về âm, ban ngày thuộc về dương, từ chiều tối về đêm là thuộc về âm, mà lúc này nhiệt đang ở phần huyết nên phải chờ lúc âm làm chủ mới tỏa ra mạnh. Còn sốt ở khí phận, do khí thuộc dương lại thêm nhiệt cũng thuộc dương, dương cộng dương nên thế mạnh, sốt cả ngày lẫn đêm, sốt đùng đùng, sốt rất cao, nếu như ở trẻ con dưới 5 tuổi không chú ý, sốt cao rất dễ dẫn đến co giật.

Cũng cần chú ý một chút về đặc điểm và hình thái của ban: nếu ban do huyết nhiệt có màu đỏ tím, có thể sẽ đau ngứa, ngứa gãi chảy máu, bề mặt da thường phẳng, gãi rất ngứa, đóng vảy khô, xong lại lan ra chỗ khác, không có mủ, không có nước, một số trường hợp phát ban hết khắp cả người. Khi này phải dùng thuốc thanh nhiệt lương huyết, huyết mát tự nhiên ban sẽ lặn hết. Còn nếu ban do huyết ứ thì sẽ có hiện tượng ngứa sau đỏ nổi cộp màu đỏ, nổi cục lên và đau là có huyết ứ nữa. Bản chất là do huyết ứ, huyết uất tạo thành nhiệt nên vừa phải thanh nhiệt lương huyết vừa phải hóa ứ nó đi thì mới khỏi được. Sau đó qua giai đoạn khí phận và huyết phận, nhiệt vẫn không được giải thì lúc này sẽ cấu kết lại mà biến thành nhiệt độc, khi này phải dùng các thuốc thanh nhiệt giải độc mới trừ nổi. Bệnh ở giai đoạn này có đặc điểm là do huyết phận có nhiệt, huyết nhiệt biến thành độc, nhiệt độc tràn ra cơ phu tích lại ở điểm nào đó tạo thành mụn nhọt ở đấy hoặc nhiệt đó làm cho huyết ứ lại, ứ lại ở đâu tụ ở đó, cương ở đó gây sưng lên gồ lên cứng rắn ở đấy. Khi uất như thế lại hóa nhiệt hóa uất, đồng thời đây là lý có nhiệt biểu hiện ở biểu nên vừa thanh nhiệt vừa phá ứ giải độc. Bệnh lúc này không còn nhẹ nhàng như thanh khí hay lương huyết nữa rồi, mà phải dùng thuốc mạnh mẽ mới thắng được nhiệt. Trên đây có thể nói là quá trình truyền biến điển hình của hội chứng ôn bệnh, theo thứ tự từ biểu vào lý, từ vệ vào khí, từ khí vào dinh huyết. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp bệnh truyền không theo thứ tự, ví dụ như xuyên thẳng vào phần khí vào phần huyết, hoặc từ biểu vào ngoài phần huyết. Thường gặp ở những bệnh cấp, thế nhiệt rất mạnh, mang tính đàn áp, diễn biến bệnh rất nhanh, thường để lại hậu quả và di chứng nặng nề.

Tác dụng của thuốc thanh nhiệt

Tác dụng kháng khuẩn của thuốc thanh nhiệt là tác dụng chính liên quan đến công năng thanh tả lý nhiệt, ngoài ra thuốc thanh nhiệt còn có tác dụng hạ sốt, chống viêm, chống dị ứng, tác dụng lên hệ miễn dịch, kháng tể bào ung thư… Mỗi thuốc thanh nhiệt khác nhau lại có các công năng khác nhau, nhưng chủ yếu lậ các tác dụng sau:

Kháng vi sinh vật gây bệnh

Thuốc thanh nhiệt có tác dụng ức chế hoặc diệt vi khuẩn, amip, virus, ký sinh trùng… Trong đó, nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc và thanh nhiệt táo thấp là có tác dụng mạnh nhất;

– Phổ khảng khuẩn: thuốc thanh nhiệt có phổ kháng khuẩn rộng. Hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, long đởm thảo, kim ngân hoa, bồ công anh, ngư tinh thảo,…. đều có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: Staphylococcus aureus. Streptococci, Streptococcus pneumoniae, E. colt; Shigella sp.\ hoàng liên, hoàng bá có tác dụng ức chế trên Mycobacterium tuberculosis, Leptospirosis:; khổ sâm, long đởm thảo, kim ngân hoa, liên kiều, ngư tinh thảo có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn gây ngứa trên da; kim ngân hoa, liên kiều, xuyên tâm liên, bồ công anh, bản lam căn, ngư tinh thảo, khổ sâm… có tác dụng kháng Influenza virus, Varicella zoster:; bạch đầu ông, nha đạm tử có tác dụng kháng amip; thanh cao, nha đạm tử có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét.

  • Cơ chế tác dụng: cơ chế tác dụng kháng khuẩn của thuốc thanh nhiệt nhìn chung vẫn chưa được xác định rõ ràng; hoàng liên, hoàng bá, long đởm thảo thể hiện cơ chế tác dụng thông qua: phá vỡ cấu trúc tế bào vi khuẩn; ức chế tái tồ hợp DNA, tổng họp protein; ngăn cản chuyển hóa ..
  • Thành phần cỏ tác dụng khảng khuẩn: một số thành phần đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt như berberin (hoàng liên, hoàng bá), baicalein (hoàng cam), chlorogenic acid (kim ngân hoa), matrin (khổ sâm, sơn đậu căn), forsythia ester glycosid (liên kiều), tryptanthrin (bản lam căn, thanh đại), acid decanoyl acetic (ngư tinh thảo)…

Tác dụng kháng khuẩn của thuốc thanh nhiệt có sự khác biệt so với thuốc kháng sinh. Sử dụng thuốc thanh nhiệt trên lâm sàng điều trị các trường họp nhiễm khuẩn cấp tính có tác dụng rõ rệt, cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trên thí nghiệm in vitro tác dụng không rõ rệt như kháng sinh. Điều này chứng tỏ, tác dụng của thuốc thanh nhiệt là thông qua nhiều giai đoạn, nhiều cơ chế khác nhau mà hình thành. Ngoài tác dụng lên tác nhân gây bệnh, thuốc thanh nhiệt còn có tác dụng kháng độc tố vi khuẩn, hạ sốt, tăng cường chức năng miễn dịch…

Kháng độc tố

Nhiều thuốc thanh nhiệt có tác dụng kháng nội độc tố vi khuẩn. Kim ngân hoa, bồ công anh, xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, ngưu giác… đều có tác dụng giảm tỷ lệ chuột tử vong do nội độc tố E. coỉi, Vibrio choỉerae, giảm nhẹ các phản ứng gây đau bụng, tiết tả, viêm niêm mạc đường tiêu hóa. Ngoài ra, một số thuốc như xuyên tâm liên còn có tác dụng kháng nọc độc rắn.

Chống viêm

Phần lớn thuốc thanh nhiệt có tác dụng chống viêm cấp. Kim ngân hoa, đại thanh diệp, bản lam căn, xuyên tâm liên, khổ sâm, long đởm thảo, tri mẫu, chi tử, xích thược, đơn bì, huyền sâm… có tác dụng chống viêm trên mô hình phù chân chuột do xylen, carrageen gây ra, đồng thời ức chế histamin gây tăng tính thấm mao mạch. Kim ngân hoa, tri mẫu, đan bì, hoàng cầm, xích thược… đều có tác dụng chống viêm khóp trên chuột cống trắng thực nghiệm.

Hạ sốt

Sốt là một trong những biểu hiện của chứng lý nhiệt. Nhiều thuốc thanh nhiệt có tác dụng hạ sốt. Thuốc thanh nhiệt giải độc (kim ngân hoa, đại thanh diệp, xuyên tâm liên); thuốc thanh nhiệt táo thấp (hoàng cầm, hoàng liên, long đởm thảo, khổ sâm); thuốc thanh nhiệt giáng hỏa (thạch cao, tri mẫu, kỷ tử), thanh nhiệt lương huyết (xích thược, đan bì), thanh hư nhiệt (địa cốt bì) đều có tác dụng hạ sốt trên mô hình gây sốt thực nghiệm bằng nội độc tố hoặc nấm men. cắn chiết ethanol chi tử và dịch chiết nước thanh cao còn có tác dụng hạ thân nhiệt động vật thí nghiệm bình thường.

Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của thuốc thanh nhiệt tương đối phức tạp. Nhiều thuốc làm tăng chức năng hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng đề kháng. Ví dụ: bồ công anh, kim ngân hoa, ngư tinh thảo, xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử làm tăng số lượng tế bào bạch cầu, tăng cường năng lực thực bào của bạch cầu và đại thực bào, tăng cường miễn dịch không đặc hiệu; kim ngân hoa, hoàng liên, hoàng cầm làm tăng miễn dịch tế bào; hoàng bá, kim ngân hoa có tác dụng tăng cường miễn dịch thể dịch, từ đó tăng miễn dịch đặc hiệu. Đồng thời, một sổ thuốc lại có cả tác dụng ức chế phản ứng miễn dịch, ví dụ: hoàng cầm, hoàng liên, xuyên tâm liên có tác dụng ức chế miễn dịch, chống phản ứng quá mẫn.

Tác dụng khác

Hoàng cầm, mẫu đơn bì, ngưu hoàng và nhiều thuốc thanh nhiệt khác có tác dụng an thần, hạ huyết áp, bảo vệ gan, lợi mật…

Tóm lại, công năng thanh tiết lý nhiệt của thuốc thanh nhiệt có liên quan đến tác dụng kháng vi sinh vật gây bệnh, kháng độc tố, kháng viêm, hạ sốt, điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here