Thuốc kháng Histamin H1 Là Gì? Cơ chế hoạt động của thuốc kháng Histamin H1

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nếu là sinh viên dược thì chắc bài thuốc kháng Histamin sẽ là bài được giảng trong năm nhất, nhưng thực tế bây giờ, nhiều bạn sinh viên năm 2, năm 3 vẫn mông lung khái niệm thuốc kháng histamin, không biết nó là gì và dùng để làm gì, mặc dù nó là thuốc khá thông dụng và các bạn vẫn sử dụng thuốc này mỗi lần bị cảm cúm mà các bạn ko biết, vậy hãy cùng mình tìm hiểu thuốc kháng histamin qua bài viết này.

Thuốc kháng Histamin H1 Là Gì ?

Các thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị các tình trạng dị ứng. Các thuốc này tỏ ra có hiệu quả trong điều trị ngứa có nguyên nhân do giải phóng histamin

Thụ thể histamin H1 có mặt ở nhiều loại tế bào, bao gồm tế bào cơ trơn trên đường hô hấp và mạch máu, tế bào nội mô, tế bào biểu mô, bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính. Mặc dù các thụ thể này gắn với histamin, các thụ thể này cũng có thể hình thành tín hiệu mà không cần histamin liên kết với bề mặt tế bào. Có sự cân bằng giữa dạng hoạt động và dạng không hoạt động của thụ thể này. Sự có mặt của histamin giúp ổn định dạng hoạt động của thụ thể, trong khi thuốc kháng histamin làm ổn định dạng không hoạt động của thụ thể. Từ đó, có thể thấy các thuốc kháng histamin H1 hoạt động như chất chủ vận ngược.

Loratadin được chuyển hóa ở gan, trong khi cetirizin, desloratadin và fexofenadin phần lớn không được chuyển hóa. Cetirizin được thải trừ qua nước tiểu và fexofenadin được bài tiết qua phân. Nên cân nhắc giảm liều thuốc ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan hoặc thận nặng.

Để phòng say tàu xe, thuốc kháng histamin có hiệu quả hơi kém hơn so với scopolamin (hyosin), nhưng thường được dung nạp tốt hơn và loại thuốc kháng histamin ít gây buồn ngủ hơn như cinarizin hoặc cyclizin thường được ưa dùng hơn.

Các thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng như dị ứng mũi (giảm hắt hơi và chảy nước mũi, nhưng thường ít hiệu quả trong sung huyết mũi), mày đay, ngứa, viêm kết mạc dị ứng; thuốc cũng được dùng để chữa ngứa trong một số bệnh ngoài da như eczema và để điều trị dị ứng do thuốc, thức ăn, côn trùng đốt, ngoài ra còn dùng để điều trị một số triệu chứng trong phản ứng phản vệ và phù mạch

Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác như rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau opioid, thuốc an thần có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, có thể xảy ra tác dụng kích thích nghịch thường nhưng hiếm gặp, đặc biệt khi dùng liều cao hoặc ở trẻ em và người cao tuổi.

Trong thực tế, tất cả các thuốc kháng histamin có hiệu lực chống dị ứng như nhau, nhưng khác nhau chủ yếu ở tác dụng an thần và ức chế phó giao cảm (hoạt tính antimuscarinic). Lựa chọn thuốc kháng histamin phải dựa trên mục đích điều trị, tác dụng không mong muốn và giá thành của thuốc.

Cơ Chế Hoạt Động

Trước tiên chúng ta phải biết rằng, histamin là 1 chất có trong cơ thể chúng ta, chứ không phải xa lạ gì, khi cơ thể bị dị ứng như là hít phải phấn hoa, hít bụi, ăn đồ lạ, dùng các sản phẩm lạ với cơ thể thì các tác nhân dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng histamin, gây ra tình trạng ngứa, mẫn đỏ, mày đay, ho, buồn nôn, sổ mũi, hắt hơi nặng hơn là sốc phản vệ…

Lúc này thì thuốc kháng histamin sẽ làm nhiệm vụ của mình là ức chế các phản ứng của histamin bằng cách ngăn chặn sự liên kết của histamin với các thụ thể, từ đó chúng ta sẽ không còn các triệu như ở trên nữa.

Phần lớn những thuốc kháng histamin H1 cũng có tác dụng chống tiết acetylcholin và an thần. Thuốc kháng histamin có thể chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình và ức chế sự hoạt hóa quá trình tiết histamin và acetylcholin

Phân loại

Thuốc kháng histamin gắn với các thụ thể histamin trên bề mặt tế bào. Có 4 loại thụ thể histamin trong cơ thể (H1 -H4 ) trong đó H1 và H2 xuất hiện phổ biến nhất.

Thế hệ 1

Thuốc kháng histamin thế hệ 1 ra đời vào những năm 1940 và vẫn được sử dụng hiện nay. Cơ chế tác dụng của thuốc là tác động lên các thụ thể histamin ở não và tủy sống. Thuốc đi qua hàng rào máu não và có thể gây buồn ngủ.

Gồm 5 nhóm:

(1) Ethanolamin: Diphenhydramin; Doxylamin; Dimenhydrinat.

(2) Ethylendiamin: Mepramin; Methapyrilen; Tripelenamin; Thonzylamin.

(3) Alkylamin: Chlopheniramin; Phenyramin; Tolpropamin.

(4) Piperazin: Buclizin; Cyclizin; Oxatomid; Cinarizin.

(5) Phenothiazin: Promethazin; Propiomazin; Dimethothiazin…

Trên thực tế, các thuốc kháng histamin thế hệ 1 còn dùng phổ biến gồm:

Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng an thần hiện ít có vai trò trong điều trị. Dựa trên dữ liệu về tác dụng bất lợi của các thuốc, Mạng lưới châu Âu về Dị ứng và Hen Toàn cầu (Global Allergy and Asthma European Network) khuyến cáo chỉ sử dụng các thuốc kháng histamin này khi được kê đơn, thay vì sử dụng như thuốc không kê đơn (OTC). Mối lo ngại chủ yếu liên quan đến tác dụng an thần và khả năng can thiệp vào giai đoạn mắt chuyển động nhanh trong giấc ngủ của mắt. Một số nghiên cứu đã cho thấy khả năng học tập ở trẻ bị viêm mũi dị ứng được điều trị bằng các thuốc kháng histamin có tác dụng an thần thấp hơn so với trẻ được điều trị bằng thuốc kháng histamin không có tác dụng an thần và so với trẻ khỏe mạnh. Việc sử dụng thuốc kháng histamin có tác dụng an thần cũng đã được ghi nhận là một trong những nguyên nhân của tai nạn hàng không.

Một cuộc điều tra các báo cáo từ các phương tiện truyền thông cho thấy một số trường hợp tai nạn xe hơi có liên quan đến thuốc kháng histamin có tác dụng an thần, nhưng không có trường hợp nào liên quan đến các thuốc kháng histamin ít có tác dụng an thần. Ngoài ra, có mối lo ngại về nguy cơ xuất hiện tác dụng bất lợi về hành vi nghiêm trọng và các tác dụng không mong muốn khác khi sử dụng promethazin ở trẻ dưới 2 tuổi. Năm 2004, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ) đã đưa ra hộp đen cảnh báo trên nhãn thuốc liên quan đến vấn đề này. Các thuốc kháng histamin có tác dụng an thần cũng có thể có tác dụng kháng cholinergic. Đây là vấn đề khó quản lý trên bệnh nhân cao tuổi, do nhóm đối tượng này dễ gặp các tác dụng bất lợi như khô miệng, bí tiểu và mê sảng.

Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2020, tất cả các sản phẩm OTC đường uống có chứa thuốc kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng an thần được yêu cầu phải có cảnh báo “Không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi”. Các chế phẩm uống điều trị ho, cảm lạnh và cúm cũng phải có cảnh báo: “Không sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi” và “Chỉ nên sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi theo khuyến cáo của bác sĩ, dược sĩ hoặc điều dưỡng”. 

Tất cả các kháng histamin cũ (thuốc kháng histamin thế hệ I) đều gây an thần, buồn ngủ, nhất là alimemazin (trimeprazin) và promethazin, trong khi clorphenamin (clorpheniramin), dexclorpheniramin, diphenhydramin và cyclizin có thể ít gây buồn ngủ hơn. Tác dụng an thần đôi khi được dùng để điều trị ngứa trong một số tình trạng dị ứng. Phải cảnh báo cho người bệnh nguy cơ buồn ngủ khi lái xe hoặc vận hành máy móc và khuyên họ không nên điều khiển xe và máy móc trong những ngày dùng thuốc.

Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác như rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau opioid, thuốc an thần có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, có thể xảy ra tác dụng kích thích nghịch thường nhưng hiếm gặp, đặc biệt khi dùng liều cao hoặc ở trẻ em và người cao tuổi.

Các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc kháng histamin I gồm đau đầu, giảm tâm thần vận động và ức chế phó giao cảm (hoạt tính antimuscarinic), do đó không dùng hoặc thận trọng khi dùng ở người phì đại tuyến tiền liệt, bí tiểu, glôcôm góc đóng và tắc nghẽn môn vị – tá tràng. Cũng cần thận trọng ở người bị động kinh. Trẻ em và người cao tuổi nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc. Tránh dùng khi suy gan nặng vì làm tăng nguy cơ hôn mê.

Dùng thuốc kháng histamin thế hệ I trong thời gian sau của 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ra tình trạng kích thích, hưng phấn nghịch thường và run ở trẻ sơ sinh. Các kháng histamin mới (thuốc kháng histamin thế hệ II) như cetirizin, loratadin, desloratadin, fexofenadin, cinarizin, mizolastin, levocetirizin … ít gây buồn ngủ và giảm tâm thần vận động hơn thuốc kháng histamin thế hệ I vì chúng ít thấm qua hàng rào máu – não. Mặc dù hiếm khi gây buồn ngủ, nhưng vẫn cần cảnh báo cho người bệnh hiện tượng này có thể xảy ra và có thể ảnh hưởng đến công việc như lái xe; tránh uống quá nhiều rượu khi dùng thuốc

Thế hệ 2

Thuốc kháng histamin thế hệ 2 được phát triển đầu tiên từ những năm 1980.  Các kháng histamin mới (thuốc kháng histamin thế hệ II) như cetirizin, loratadin, desloratadin, fexofenadin, cinarizin, mizolastin, levocetirizin … ít gây buồn ngủ và giảm tâm thần vận động hơn thuốc kháng histamin thế hệ I vì chúng ít thấm qua hàng rào máu – não. Mặc dù hiếm khi gây buồn ngủ, nhưng vẫn cần cảnh báo cho người bệnh hiện tượng này có thể xảy ra và có thể ảnh hưởng đến công việc như lái xe; tránh uống quá nhiều rượu khi dùng thuốc

Kết quả từ một số lượng hạn chế nghiên cứu cho thấy tất cả các thuốc mới có hiệu quả tương tự nhau. Hiện có rất ít nghiên cứu so sánh trực tiếp các thuốc với thời gian theo dõi dài đã được tiến hành. Do đó, bệnh nhân có thể lựa chọn bất kỳ thuốc nào trong nhóm này đem lại hiệu quả tốt nhất hoặc có dạng bào chế (kích thước viên thuốc) phù hợp với mình. Với dạng hỗn dịch dùng cho trẻ em, có thể cân nhắc lựa chọn dựa trên mùi vị của thuốc.

Gồm 3 nhóm:

(1) Alkylamin: Acryvastin.

(2) Piperazin: Cetirizin.

(3) Piperidin: Astemizol, Loratadin.

Thế hệ 3

Điều trị các trường hợp chóng mặt ,chữa bệnh ADHD, hội chứng ngủ rũ, Alzheimer (đang trong quá trình thử nghiệm).

Thế hệ 4

Điều hòa miễn dịch (đang trong quá trình nghiên cứu)

Lưu Ý

Nói chung các thuốc kháng Histamin đều lành, không có tác dụng phụ nào to lớn nhưng cũng không thể lạm dụng.

Trong thực tế, tất cả các thuốc kháng histamin có hiệu lực chống dị ứng như nhau, nhưng khác nhau chủ yếu ở tác dụng an thần và ức chế phó giao cảm (hoạt tính antimuscarinic). Lựa chọn thuốc kháng histamin phải dựa trên mục đích điều trị, tác dụng không mong muốn và giá thành của thuốc.

Không dùng kéo dài cho trẻ em vì có thể làm trẻ mệt mỏi, phát triển kém.

-Được sử dụng cho phụ nữ có thai, nhưng với liều nhỏ và dưới sự giám sát của bác sĩ, mình để chữ nghiêng vì với phụ nữ có thai cần xem xét tới sự phát triển của thai nhi, chưa có 1 báo cáo nào cho thấy thuốc tác động lên thai nhi, nhưng không phải vì thế mà lạm dụng.

Không dùng khi đang cho con bú, vì các thuốc kháng histamin được bài tiết qua sữa mẹ nên gây ra các phản ứng với sữa, nên cân nhắc trước khi sử dụng, hoặc là ko uống hoặc là ko đc cho con bú.

Tài liệu tham khảo

  1. Drugs.com Staff, Antihistamines, Drug.com.
  2. Simon, F. E. R., & Simons, K. J. (2008). H1 antihistamines: current status and future directions. World Allergy Organization Journal1(9), 145-155.
  3. Mai Tất Tố, Giáo trình Dược lý học, tập 2, Nhà xuất bản Y học, 2012, trang 342-354.
  4. Ledford D.K (2007). Antihistamines. Allergic Diseases, 3rd edition, 319334
  5. Golightly L.K, Greis L.S (2005). Second – generation antihistamines: actions and efficacy in the management of allergic disorders. Drugs, 65, 341–384.
  6. Rich R.R, Fleisher T.A, Shearer W.T, et al (2008). Clinical immunologyprinciple and practive 3rd edition, 89, 1317–1329.
  7. Simons F.E.R. (2003). Antihistamines. Allergy Principles and Practice, 6th edition, vol. 1. Philadelphia, Mosby, 834–869.

2 thoughts on “Thuốc kháng Histamin H1 Là Gì? Cơ chế hoạt động của thuốc kháng Histamin H1

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here