Tải pdf sách Hướng Dẫn Đọc Điện Tim tại đây
Giới thiệu về sách
- Hướng Dẫn Đọc Điện Tim là cuốn sách do GS.TS. Trần Đỗ Linh, ThS. Trần Văn Đồng chủ biên tập và được nhà xuất bản y học xuất bản vào năm 2007.
- Vào năm 1972, các tác giả đã viết cuốn Điện tâm đồ trong lâm sàng được sử dụng như tài liệu tham, khảo cho các bác sĩ giúp phục vụ công tác làm việc trong các khoa tim. Nhiều bạn đọc đã yêu cầu viết thêm về tài liệu này theo cách thức đơn giản và ngắn gọn hơn. Nội dung cuốn Hướng Dẫn Đọc Điện Tim bao gồm những kiến thức thực tế cần biết trong đó chủ yếu là các dấu hiệu để độc giả có thể đọc được chính xác các điện tim đồ thông thường.
Tóm tắt nội dung sách
Chương 1: Những khái niệm cơ bản cần nắm
- Phương pháp ghi điện tim đồ: Biên độ và thời gian
- Các quy trình điện học của tim bao gồm tính trơ, tính chịu kích thích, tính dẫn truyền, tính tự động.
- Sự hình thành điện tâm đồ: thất đồ, nhĩ đồ, truyền đạt nhĩ thất.
- Các chuyển đạo thông dụng: kỹ thuật đặt các điện cực, điện trường tim
- Cách đặt các chuyển đạo: các chuyển đạo đơn cực các chi, các chuyển đạo mẫu, các chuyển đạo trước tim và chuyển đạo khác.
Chương 2: Hướng dẫn đọc một điện tim đồ
- Nguyên tắc và phác đồ đọc
- Cách phát hiện các sai lầm khi ghi điện tâm đồ: mắc dây sai tay, các ảnh hưởng tạp bên ngoài đặt điện cực trước tim lẫn lộn thứ tự các chuyển đạo, máy điện tim không chính xác, đánh dấu và viết tên nhầm chuyển đạo, dán nhầm các thứ tự chuyển đạo.
- Tính tần số tim: dùng thước, bảng, công thức tần số.
- Trục điện tim: tam trục kép Bayley, trục điện tim bệnh lý, trục điện tim bình thường, trục điện tim góc alpha.
- Các tư thế điện học của tim: phân loại, tư thế điện học của tim trong trường hợp bình thường và bệnh lý.
Chương 3: Phân tích hình dạng các sóng
- Sóng P: Sóng P bình thường và bệnh lý.
- Khoảng PQ: Khoảng PQ bình thường và bệnh lý, cách đo.
- Phức bộ QRS: Mô tả ký hiệu và đo đạc các sóng, Phức bộ QRS và bệnh lý.
- Đoạn ST: Mô tả và ký hiệu Đoạn ST bình thường và bệnh lý.
- Sóng T: Mô tả hình dạng, Sóng T bình thường và bệnh lý.
- Khoảng QT: – Khoảng QT bình thường và bệnh lý, Cách đo QT.
- Sóng u: Sóng u bình thường và bệnh lý.
Chương 4: Tập hợp thành những hội chứng
- Các hội chứng về hình dạng sóng: hội chứng Wolf-Parkinson-White, tăng gánh nhĩ, thất, bệnh mạch vành, block nhánh.
- Các rối loạn nhịp tim: đại cương, rung thất, rung nhĩ, ngoại tâm thu, nhịp xoang, block xoang nhĩ, tim nhanh kịch phát, xoắn đỉnh, nhịp bộ rối, hội chứng nút xoang bệnh lý.
- Thăm dò điện sinh lý: nghiệm pháp atropin ghi điện thế bó His, kích thích tâm nhĩ, bản đồ điện học buồng tim.
Chương 5: Áp dụng vào chẩn đoán và theo dõi bệnh
- Bệnh van tim mắc phải: bệnh hẹp hai lá, hở hai lá, hẹp hai lá, hở động mạch chủ, hẹp động mạch chủ, bệnh tăng huyết áp, bệnh hai lá động mạch chủ.
- Bệnh tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, téo bá lá, tam chứng tứ chứng Fallot, ống động mạch, tim sang phải có ngược vị tạng.
- Các bệnh tim khác: suy giáp, bạch hầu, thương hàn, thấp tim, viêm màng tim, tâm phế mạn, thiếu máu, thương hàn, cường giao cảm, tăng/giảm kali, calci huyết,..
- Các thứ thuốc, sốc điện máy tạo nhịp: sốc điện, quinidin, glycosid trợ tim, thuốc ngủ, thuốc gây mê, phenazolin, propranolol, máy tạo nhịp, amylnitrit, procainamid.