Tải Free PDF sách Bệnh Học Nội Khoa – PGS.TS. Châu Ngọc Hoa – NXB Y học

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bệnh Học Nội Khoa

Tải pdf sách Bệnh Học Nội Khoa tại đây

Giới thiệu về sách

  • Bệnh Học Nội Khoa là cuốn sách được chủ biên soạn bởi chủ nhiệm Bộ môn Nội, Đại học Y dược kiêm PGS.TS. Châu Ngọc Hoa cùng các phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ chuyên gia trong ngành nội khóa. Cuốn sách được xuất bản bởi Nhà xuất bản Y dược thành phố Hồ Chí Minh, được xuất bản lần thứ 2.
  • Những kiến thức trong cuốn sách có thể đáp ứng nhu cầu tham khảo, học tập hay cập nhật những thông tin cho sinh viên, học sinh ngành y học, Bộ môn Nội – Khoa Y thuộc Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày những kiến thức về những vấn đề cơ bản nhất để tiếp cận bệnh nhân thông qua các hình thức khai thác triệu chứng cơ năng, thăm hỏi bệnh sử từ đó đưa ra những kiến thức cơ bản giúp người học có thể khu trú bệnh lý liên quan, đọc được các xét nghiệm và đưa ra hướng xử trí phù hợp. Cuối mỗi bài đều có những câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kiến thức cho các bạn đọc để củng cố thêm kiến thức.

Tóm tắt nội dung sách

  • Bài 1: Hẹp van hai lá. Nội dung đi vào đại cương, giải phẫu bệnh, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán hẹp van hai lá.
  • Bài 2: Hở van hai lá. Nội dung đi vào làm rõ nguyên nhân, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh, triệu chứng lâm sàng, điều trị hở van hai lá mạn.
  • Bài 3: Hẹp van động mạch chủ. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và phương pháp chẩn đoán.
  • Bài 4: Hở van động mạch chủ. Nêu được nguyên nhân, đại cương, sinh lý bệnh, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.
  • Bài 5: Tăng huyết áp. Trình bày được dịch tễ học, cách đo huyết áp, phân loại và triệu chứng lâm sàng.
  • Bài 6: Tăng huyết áp: nguyên nhân, sinh bệnh học và biến chứng.
  • Bài 7: Bệnh động mạch vành. Trình bày được tiến trình xơ vữa động mạch, những yếu tố nguy cơ, sinh lý bệnh và hậu quả của động mạch vành, những phương tiện để đánh giá, chẩn đoán bệnh.
  • Bài 8: Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Trình bày vi trùng gây bệnh và mô tả triệu chứng và chẩn đoán bệnh theo tiêu chuẩn Duke.
  • Bài 9: Viêm màng ngoài tim. Nêu được đại cương về bệnh, phân loại bệnh theo lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh và những triệu chứng bệnh.
  • Bì 10: Suy tim. Trình bày được dịch tễ học, các giai đoạn và phân độ của suy tim, trình bày triệu chứng và chẩn đoán suy tim.
  • Bài 11: Bệnh tâm phế. Trình bày về sinh lý bệnh, nguyên nhân gây tâm phế, chẩn đoán và điều trị, tiên lượng bệnh.
  • Bài 12: Điện tâm đồ cơ bản. Nêu những kiến thức về cách tính tần số tim, cách mắc các điện cực khi đo, trình bày hoạt động điện học, sự hình thành sóng tim, liệt kê những loại loạn nhịp thất, loại loạn nhịp trên thất,…
  • Bài 13: Đau bụng cấp. Nêu được cơ chế sinh bệnh, cách khám và đọc được những kết quả xét nghiệm cận lâm sàng hình thái, nguyên nhân, cách xử trí đau bụng cấp.
  • Bài 14: Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nêu được trị số bình thường của áp lực tĩnh mạch cửa, cơ chế bệnh sinh, phân tích triệu chứng, 3 nhóm nguyên nhân gây bệnh.
  • Bài 15: Viêm gan. Nêu cách chẩn đoán và nguyên nhân của viêm gan.
  • Bài 16: Chẩn đoán xơ gan. Nêu được bệnh học, nguyên nhân, triệu chứng, các thay đổi về xét nghiệm, phân loại của bệnh xơ gan.
  • Bài 17: Áp xe gan. Trình bày triệu chứng bệnh, phân biết các bệnh xơ gan theo nguyên nhân.
  • Bài 18: Viêm tụy cấp. Trình bày nguyên nhân, sinh lý bệnh, triệu chứng, chẩn đoán, biến chứng của viêm tụy cấp.
  • Bài 19: Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa. Trình bày hình thức xuất huyết tiêu hóa, chẩn đoán, nguyên nhân bệnh.
  • Bài 20: Helicobacter pylori và bệnh lý dạ dày, tá tràng. Nêu được đặc điểm của virus gây bệnh, trình bày các xét nghiệm chẩn đoán bệnh do Helicobacter pylori và những khuyết điểm của các xét nghiệm này.
  • Bài 21: Chẩn đoán viêm đại tràng mạn. Trình bày về nguyên nhân, thể hiện trên lâm sàng của viêm đại tràng.
  • Bài 22: Hen phế quản. Nêu định nghĩa, dịch tễ học của bệnh, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng và chẩn đoán phân biệt bệnh.
  • Bài 23: Viêm phổi do vi khuẩn. Nêu những triệu chứng và cơ chế sinh bệnh cũng như cách đánh giá độ nặng của bệnh.
  • Bài 24: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trình bày định nghĩa, cơ chế sinh bệnh, sinh lý, chẩn đoán bệnh.
  • Bài 25: Tràn dịch màng phổi. Trình bày về sinh lý, giải phẫu, cơ chế sinh bệnh, nguyên nhân, chẩn đoán bệnh.
  • Bài 26: Nhiễm trùng tiểu. Trình bày định nghĩa, phân tích biến chứng, cơ chế bảo vệ, phân tích xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
  • Bài 27: Viêm cầu thận cấp. Trình bày về cơ chế sinh bệnh, nguyên nhân, triệu chứng và biết cách điều trị bệnh.
  • Bài 28: Viêm ống thận mô kẽ. Trình bày được những hậu quả của rối loạn chức năng do bệnh ống thận mô kẽ, nguyên nhân, mô tả bệnh cảnh của viêm ống thận kẽ.
  • Bài 29: Hội chứng thận hư: Nêu định nghĩa, cơ chế sinh lý bệnh, nguyên nhân, biến chứng hội chứng thận hư.
  • Bài 30: Tiêu máu. Trình bày nguyên nhân bệnh, phân tích các kết quả xét nghiệm, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tiểu máu.
  • Bài 31: Suy thận cấp. Mô tả cơ chế sinh lý bệnh, nguyên nhân và phân tích xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh.
  • Bài 32: Bệnh thận mạn và suy thận mạn. Nêu được định nghĩa, cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán xác định, phân biệt bệnh.
  • Bài 33: Bệnh cầu thận. Trình bày biểu hiện bệnh, định nghĩa, đặc điểm và sơ đồ tiếp cận chẩn đoán phân biệt bệnh cầu thận.
  • Bài 34: Chỉ định truyền máu. Nêu các chế phẩm máu, chỉ định truyền máu, biết truyền máu và chọn nhóm máu thích hợp.
  • Bài 35: Viêm khớp dạng thấp. Nêu được yếu tố nguy cơ của bệnh, ý nghĩa các xét nghiệm bệnh, chẩn đoán được bệnh và các nhóm thuốc quan trọng điều trị bệnh.
  • Bài 36: Choáng. Trình bày được định nghĩa, các giai đoạn sinh lý bệnh, nguyên nhân chính, triệu chứng và cách xử trí bệnh.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here