[Tham khảo] 4+ loại thuốc ngủ an toàn, hiệu quả trên thị trường hiện nay

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

loại thuốc ngủ tốt nhất trên thị trường hiện nay

Nhathuocngocanh.com – Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bị mất ngủ ngày càng tăng cao, một phần nguyên nhân là do bản thân chịu nhiều áp lực từ cuộc sống hàng ngày và công việc, do đó, việc sử dụng thuốc ngủ cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người tự mua thuốc sử dụng mà không qua thăm khám và hướng dẫn của các bác sĩ, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết này, nhà thuốc Ngọc Anh sẽ cung cấp những thông tin liên quan tới thuốc ngủ để độc giả có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn.

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là khi bạn khó ngủ hơn 3 ngày một tuần. Điều này có thể có nghĩa là bạn khó đi vào giấc ngủ. Nhưng nó cũng có thể có nghĩa là bạn khó ngủ hoặc bạn thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

Nguyên nhân gây mất ngủ?

Mất ngủ có thể do thuốc, tình trạng đau hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc lo lắng. Tuy nhiên nhiều trường hợp không có lời giải thích tại sao một người không thể ngủ được.

Tùy thuộc vào loại chứng mất ngủ mà bạn mắc phải, bác sĩ của bạn có thể đề nghị một hoặc nhiều loại thuốc ngủ sau đây. Một số loại thuốc này tốt hơn để giúp bạn đi vào giấc ngủ, trong khi những loại thuốc khác giúp bạn ngủ ngon hơn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn chia sẻ cho bác sĩ biết tình trạng mà bạn đang gặp phải.

Thuốc ngủ có tác dụng gì?

Thuốc ngủ là nhóm thuốc có tác dụng giúp người bệnh duy trì được giấc ngủ tương tự như giấc ngủ sinh lý hoặc kéo dài giấc ngủ hơn so với bình thường. Đây là nhóm thuốc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, từ đó đưa bạn vào trạng thái ngủ bình thường khi cơ thể bạn đang gặp căng thẳng, stress, hay tinh thần luôn trong trạng thái tỉnh táo dù vì bất kỳ một nguyên nhân nào.

Thuốc ngủ có tác dụng gì?
Uống thuốc ngủ có tác dụng gì?

Phụ thuộc vào liều sử dụng của thuốc ngủ mà thuốc thể hiện những tác dụng chính khác nhau.

  • Sử dụng thuốc ngủ ở liều thấp có tác dụng an thần.
  • Sử dụng thuốc ngủ ở liều cao có thể gây độc cho cơ thể, dẫn đến hôn mê và có nguy cơ gây tử vong.

Vì vậy, sử dụng thuốc ngủ cần tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất và không gây nguy hiểm cho bản thân.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt một số loại thuốc để điều trị chứng mất ngủ. Một loại thuốc ngủ thường gặp là benzodiazepin. Những loại thuốc này cũ hơn và có khả năng phụ thuộc cao hơn. Năm loại thuốc sau đây, được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, được FDA chấp thuận để điều trị chứng mất ngủ:

  • Estazolam.
  • Flurazepam.
  • Quazepam.
  • Temazepam.
  • Triazolam.

Các loại thuốc benzodiazepine khác được FDA chấp thuận để điều trị chứng lo âu, chẳng hạn như Lorazepam, ClonazepamAlprazolam, đôi khi cũng được kê đơn cho chứng mất ngủ. Các thuốc benzodiazepin thường được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn vì khả năng dung nạp và lệ thuộc có thể phát triển. Ngoài ra, một số loại thuốc trong nhóm này có thể gây ra tình trạng “nôn nao” hoặc uể oải vào ngày hôm sau.

Vì những lý do này, các loại thuốc ngủ mới hơn đã được phát triển và được FDA chấp thuận. Hầu hết các loại thuốc mới hơn này hoạt động trên các thụ thể benzodiazepine trong não, nhưng hoạt động có chọn lọc hơn so với các loại thuốc trong nhóm benzodiazepine. Do đó, những loại thuốc ngủ mới hơn này an toàn hơn và ít có khả năng phụ thuộc hơn cũng như ít tác dụng phụ hơn.

Phân loại thuốc ngủ

Hiện nay thuốc ngủ được phân loại theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu là phân loại dựa trên cấu trúc hóa học của từng nhóm thuốc. Có hai nhóm thuốc chính phổ biến chính là dẫn xuất của Barbituric và dẫn xuất của Benzodiazepin.

Dẫn xuất của Barbituric

Thuốc ngủ thuộc phân nhóm dẫn xuất của Barbituric có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, an thần, gây ngủ, chống co giật, chống động kinh. Mức độ thể hiện tác dụng của thuốc phụ thuộc nhiều vào liệu mà bệnh nhân sử dụng. Đại diện của nhóm dẫn xuất Barbituric là thuốc Phenobarbital.

Các thuốc thuộc nhóm Barbituric thường có tác dụng kéo dài, có thuốc duy trì được tác dụng trong khoảng 8 đến 12 giờ.

Dẫn xuất Barbituric thường được sử dụng trong một số các trường hợp như:

  • Bệnh nhân gặp tình trạng động kinh, co giật, tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, vàng da, nồng độ bilirubin trong huyết tương tăng cao.
  • Sử dụng phối hợp để nâng cao hiệu quả điều trị các cơ đau thắt ngực, đau đầu, đau nhức mỏi vai gáy, nhồi máu não, rối loạn thần kinh.

Một số các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc ngủ thuộc phân nhóm này như thường xuyên buồn ngủ, ngủ gật, lẫn, đau đầu. Nếu sử dụng thuốc liều cao trong một thời gian dài thì có thể dẫn tới việc thường xuyên gặp ác mộng khi ngủ, mất ngủ, kinh hãi. Nếu sử dụng liều cao gấp 10 lần liều cho phép, người dùng có thể rơi vào trạng thái ngủ sâu, mất phản ứng cơ thể, thân nhiệt giảm đột ngột, đồng tử giãn, suy hô hấp, suy tim và tăng nguy cơ tử vong.

Dẫn xuất Benzodiazepine

Các thuốc thuộc nhóm dẫn xuất Benzodiazepine có công dụng chủ yếu là an thần và gây ngủ.

  • Đại diện các thuốc trong nhóm có tác dụng an thần như: Alprazolam, Clordiazepoxido, Clonazepam, Lorazepam, Oxazepam.
  • Đại diện các thuốc trong nhóm có tác dụng gây ngủ như Midazolam

Các thuốc thuộc nhóm Benzodiazepine thường có thời gian tác dụng trung bình, hiệu quả duy trì trong vòng khoảng 6 giờ.

Dẫn xuất của Benzodiazepine được chỉ định sử dụng trong một số các trường hợp như:

  • Bệnh nhân gặp tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài, người thường xuyên mất ngủ do hệ thần kinh trung ương bị kích thích.
  • Bệnh nhân gặp tình trạng cơn động kinh nhỏ, co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ, hội chứng cai nghiện.
  • Phối hợp với các thuốc khác tăng hiệu quả chấm dứt các cơn co cứng cơ.

Một số các tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc nhóm Benzodiazepine như buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, khó phối hợp động tác, suy giảm trí nhớ. Có thể thấy, thuốc nhóm Benzodiazepine ít gây tác dụng phụ nguy hiểm hơn so với các thuốc nhóm barbituric. Mức độ nguy hiểm do các tác dụng không mong muốn để lại phụ thuộc nhiều vào nồng độ sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, khiến cho cơ thể chóng mặt, đau đầu, đau nhức mỏi toàn thân nếu ngưng sử dụng thuốc đột ngột.

Ngoài hai nhóm phân loại chính như trên, một số hoạt chất, dẫn xuất khác cũng được coi là thuốc ngủ như Tetrahydropalmatine, Ureide, Aldehyde, Rượu, Muối Bromide, Piperidin Dion.

==>> Xem thêm bài viết khác tại nhà thuốc: Giấc ngủ bình thường và tình trạng rối loạn giấc ngủ

Phác đồ điều trị mất ngủ mãn tính

Trị chứng mất ngủ kinh niên bao gồm hai mục tiêu chính: cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ, đồng thời giảm các tình trạng suy giảm liên quan đến mất ngủ vào ban ngày. Phác đồ điều trị chứng mất ngủ mãn tính thường bao gồm ít nhất một can thiệp hành vi, thường ở dạng liệu pháp hành vi nhận thức đối với chứng mất ngủ; nếu liệu pháp và các biện pháp can thiệp hành vi khác không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn cho người bị mất ngủ một số dạng thuốc ngủ.

Một số loại thuốc ngủ tốt trên thị trường hiện nay

Thuốc ngủ Seduxen

Hình ảnh thuốc ngủ Seduxen
Hình ảnh thuốc ngủ Seduxen

Thuốc ngủ Seduxen là một loại thuốc ngủ phổ biến trên thị trường hiện nay, có hoạt chất chính là Diazepam. Hoạt chất Diazepam có tác dụng an thần, gây ngủ mạnh nhờ cơ chế thư giãn hệ thần kinh, từ đó giúp cho người dùng thuốc nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, Seduxen còn có tác dụng giảm nguy cơ co giật nhẹ, hỗ trợ trong quá trình điều trị chứng nghiện đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

Thuốc ngủ Seduxen thường được chỉ định sử dụng cho một số nhóm đối tượng bao gồm:

  • Đối tượng thường xuyên bị căng thẳng, lo âu, stress kéo dài dẫn đến mất ngủ
  • Đối tượng mất ngủ kinh niên, dễ tỉnh giấc, thường xuyên thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy
  • Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị chứng trầm cảm
  • Bệnh nhân đang trong quá trình cai rượu
  • Có thể sử dụng Seduxen để gây mê cho bệnh nhân.

Thuốc ngủ Seduxen chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi.

Quy cách đóng gói thuốc Seduxen: Một hộp gồm 1 vỉ x 10 viên.

Hiện nay trên thị trường thuốc ngủ Seduxen được bán với giá dao động khoảng 350.000 đồng/hộp.

Ưu điểm

  • Diazepam là hoạt chất được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu, bao gồm rối loạn lo âu tổng quát (GAD), rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo âu xã hội. Nó giúp giảm bớt các triệu chứng như lo lắng quá mức, bồn chồn, khó chịu và căng cơ. Đặc tính giải lo âu của Diazepam hoạt động bằng cách tăng cường tác dụng của GABA, một chất dẫn truyền thần kinh ức chế hoạt động của một số vùng não, dẫn đến tác dụng làm dịu.
  • Ngoài ra hoạt chất Diazepam đôi khi được kê toa để giảm chứng mất ngủ trong thời gian ngắn, đặc biệt khi lo lắng là một yếu tố góp phần gây rối loạn giấc ngủ. Thúc đẩy thư giãn và giảm lo lắng, nó có thể giúp mọi người chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên nó thường không được khuyến cáo sử dụng lâu dài trong điều trị chứng mất ngủ.

Nhược điểm

Thuốc ngủ Mimosa

Hình ảnh thuốc ngủ Mimosa
Hình ảnh thuốc ngủ Mimosa

Thành phần chính của thuốc ngủ Mimosa:

  • 638 mg hàm lượng chiết xuất lá trinh nữ
  • 49,5 mg hàm lượng chiết xuất cao bình vôi
  • 180 mg hàm lượng chiết xuất lá sen
  • 600 mg hàm lượng chiết xuất lạc tiên
  • 600 mg hàm lượng chiết xuất lá vông nem

Công dụng của thuốc ngủ Mimosa: Mimosa có công dụng giúp thư giãn đầu óc và cơ thể, từ đó giúp người dùng dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu hơn. Mimosa thuộc danh mục thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị.

Hiện nay trên thị trường thuốc ngủ Mimosa được bán với giá dao động khoảng 60.000 đồng/hộp.

Thuốc ngủ Lexomil

Hình ảnh thuốc ngủ Lexomil
Hình ảnh thuốc ngủ Lexomil

Thuốc ngủ Lexomil có thành phần chính là hoạt chất Bromazepam với hàm lượng 6 mg/viên. Hoạt chất Bromazepam có tác dụng chống lo âu, căng thẳng, hoảng loạn.

Sử dụng thuốc ngủ Lexomil giúp người dùng giảm thiểu được các kích thích từ bên ngoài tới hệ thần kinh trung ương, giúp an thần, cân bằng cảm xúc. Ngoài ra, lexomil còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện và nâng cao chức năng hệ tiêu hóa, kết hợp với các loại thuốc khác hỗ trợ điều trị đau dạ dày, viêm loét đại tràng hay cải thiện tình trạng đau vùng thượng vị, cải thiện các bệnh lý đường hô hấp.

Thuốc ngủ lexomil chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ đang trong thai kỳ và phụ nữ đang cho con bú. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

Quy cách đóng gói: Một hộp Lexomil gồm 3 vỉ x 10 viên.

Hiện nay trên thị trường thuốc ngủ Lexomil được bán với giá dao động khoảng 1.500.000 đồng/hộp.

Thuốc ngủ Zopistad 7,5

Một loại thuốc ngủ phổ biến khác trên thị trường hiện nay là thuốc ngủ Zopistad 7.5. Zopistad 7.5 có tác dụng điều trị các chứng mất ngủ kéo dài, khó ngủ, thích hợp sử dụng cho các đối tượng gặp vấn đề về giấc ngủ.

Liều dùng thuốc ngủ Zopistad 7.5:

  • Liều dùng cho người lớn: Sử dụng 7,5 mg mỗi ngày
  • Liều dùng cho người cao tuổi: Sử dụng 3,7 mg mỗi ngày
  • Liều dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận: Sử dụng 3,7 mg mỗi ngày
  • Sử dụng thuốc liên tục và đều đặn từ 2 cho đến 5 ngày để cải thiện chứng mất ngủ tạm thời. Sử dụng thuốc tối thiểu 3 tuần để cải thiện chứng mất ngủ ngắn hạn.

Chống chỉ định sử dụng thuốc ngủ Zopistad 7.5 cho đối tượng có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc; bệnh nhân bị suy giảm chức năng hô hấp, nhược cơ, suy giảm chức năng gan nặng, trẻ em dưới 12 tuổi.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bị trầm cảm, alzheimer, mộng dụ,… Trong quá trình sử dụng thuốc, người dùng có thể gặp phải một số các triệu chứng như đắng miệng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ảo giác, lú lẫn.

Hiện nay trên thị trường thuốc ngủ Zopistad 7.5 được bán với giá khoảng 30.000 đồng/ hộp 10 viên.

Hình ảnh thuốc ngủ Zopistad 7,5
Hình ảnh thuốc ngủ Zopistad 7,5

Tác dụng phụ của thuốc ngủ

Sử dụng thuốc ngủ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng mất ngủ nhưng cũng có thể gây ra một số các tác dụng phụ. Thông thường, các tác dụng phụ này không gây nguy hiểm đối với cơ thể người sử dụng, thường biến mất sau khi ngưng điều trị. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp các tác dụng không mong muốn mất kiểm soát và làm sức khỏe suy giảm.

Một số các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc ngủ như:

  • Mất khả năng giữ thăng bằng trong khi di chuyển
  • Hoa mắt, chóng mặt, hay buồn ngủ vào ban ngày
  • Khô miệng, khát nước thường xuyên
  • Ngứa râm ran trong lòng bàn tay, bàn chân
  • Chán ăn, kém ăn, ợ hơi, trướng bụng, khó tiêu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Tăng tỷ lệ bị đau dạ dày
  • Suy nhược thần kinh, đau đầu, tinh thần kém tỉnh táo
  • Thường xuyên gặp ác mộng
  • Dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Cùng với nhiều triệu chứng bất thường khác tùy thuộc vào đối tượng sử dụng.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc ngủ

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng như:

Cách sử dụng thuốc ngủ đúng cách
Cách sử dụng thuốc ngủ đúng cách
  • Chỉ sử dụng thuốc ngủ khi được bác sĩ chỉ định.
  • Sử dụng thuốc ngủ tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về liều lượng sử dụng và thời gian sử dụng. Sau khi bác sĩ của bạn kê đơn cho người bệnh một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ, bạn nên đọc kỹ tờ rơi, làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh vận động sau khi sử dụng thuốc để có giấc ngủ tốt hơn. Các chuyên gia khuyên không nên uống thuốc ngủ trước khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác đòi hỏi sự tập trung hoàn toàn của bạn. Nên uống thuốc ngủ ngay trước khi đi ngủ, vì uống quá sớm vào buổi tối có thể cản trở các hoạt động buổi tối.
  • Hãy nhớ rằng một số loại thuốc ngủ sẽ mất nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng nếu dùng cùng với thức ăn.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc ngủ.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chung thuốc ngủ với các loại thuốc khác để hạn chế tối đa các tương tác thuốc bất lợi.
  • Sử dụng thuốc theo đúng liệu trình của bác sĩ đưa ra, không ngưng sử dụng thuốc đột ngột có thể khiến cơ thể gặp nhiều các tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc điều trị chứng mất ngủ có thể gây nguy hiểm cho người lớn tuổi. Họ có thể gặp nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn từ những loại thuốc này và họ có nhiều khả năng trở nên phụ thuộc về thể chất vào những loại thuốc hình thành thói quen. Nếu bạn chọn dùng những loại thuốc này thì cần hỏi kỹ bác sĩ trước khi sử dụng và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả.

Một số câu hỏi liên quan đến việc sử dụng thuốc ngủ

Uống nhiều thuốc ngủ có gây hại không?

Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng không nên sử dụng thuốc ngủ lâu dài.

Uống thuốc ngủ bao lâu thì có tác dụng?

Có thể mất vài đêm trước khi bạn bắt đầu thấy giấc ngủ của mình được cải thiện, vì vậy đừng thay đổi liều lượng mà không nói chuyện với bác sĩ trước.

Tương tác của thuốc ngủ với các loại thuốc khác

Uống thuốc ngủ với rượu có chết không? uống thuốc ngủ thảo dược có hại không? Cần hết sức cẩn thận khi trộn thuốc ngủ với rượu, thuốc phiện, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc kháng histamine. Đặc biệt, kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc làm suy yếu hệ thống thần kinh trung ương có thể dẫn đến thở chậm và thậm chí tử vong. FDA khuyên các bác sĩ chỉ kê toa những kết hợp này khi không có giải pháp thay thế nào khác.

==>> Xem thêm bài viết khác: Những điều cần biết về mất ngủ trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Mặc dù thuốc ngủ giúp chúng ta cải thiện giấc ngủ hiệu quả hơn nhưng cũng có thể gây ra nhiều trường hợp xấu nếu sử dụng lâu dài với liều lượng cao. Hãy chăm sóc để cải thiện giấc ngủ của bạn tốt hơn trước khi sử dụng thuốc ngủ như duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học và lành mạnh.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả: Written by WebMD Editorial Contributors, Drugs to Treat Insomnia, webmd, đăng ngày 4 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2023.

2. Tác giả: Andrew D. Krystal,  Aric A. Prather, and Liza H. Ashbrook, The assessment and management of insomnia: an update, đăng ngày 9 tháng 9 năm 2019, nguồn Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2023.

3. Tác giả: Milton K Erman, Therapeutic options in the treatment of insomnia, nguồn Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2023.

5 thoughts on “[Tham khảo] 4+ loại thuốc ngủ an toàn, hiệu quả trên thị trường hiện nay

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here