Thuốc Vinsalpium là một trong số các loại thuốc được bác sĩ tin tưởng sử dụng trong thời gian gần đây. Thuốc có công dụng kiểm soát co thắt phế quản có hồi phục do bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp. Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Ngọc Anh sẽ giới thiệu các thông tin chi tiết về liều dùng, cách dùng của thuốc Vinsalpium sao cho đạt được hiệu quả điều trị.
Vinsalpium là thuốc gì?
Thuốc Vinsalpium thuộc nhóm thuốc kê đơn, thành phần chính là Salbutamol và Ipratropium bromid, có tác dụng kiểm soát co thắt phế quản có hồi phục do bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp. Đây là một sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc và đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký VD-33654-19.
Thành phần
Thành phần chính của thuốc Vinsalpium bao gồm: Mỗi 2,5ml chứa:
- Salbutamol (dưới dạng Salbutamol sulfat) 2,5mg
- Ipratropium bromid (dưới dạng Ipratropium bromid monohydrat) 0,5mg
- Tá dược: Natri clorid, acid hydrochloric, nước tinh khiết
Cơ chế tác dụng Vinsalpium
- Salbutamol thuộc nhóm chất kích thích beta 2 adrenergic, có tác dụng gây giãn cơ trên cơ trơn đường hô hấp. Hoạt chất có khả năng giãn toàn bộ cơ trơn từ khí quản đến tiểu phế quản tận, ức chế lại các chất kích thích gây co thắt phế quản.
- Ipratropium bromid thuộc nhóm hợp chất ammonium bậc 4, có tác dụng kháng cholinergic. Hoạt chất có khả năng đối kháng tác dụng với acetylcholine, từ đó gây ức chế các phản xạ qua trung gian dây thần kinh phế vị, hạn chế sự tăng nồng độ calci nội bào. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng Ipratropium bromid cho tác dụng cục bộ và đặc hiệu tại phổi, không gây tác dụng toàn thân.
- Sự phối hợp của Ipratropium bromid và Sabutamol cho tác dụng trên cả thụ thể muscarinic và beta 2 adrenergic ở phổi, gây giãn phế quản hiệu quả hơn so với việc sử dụng thuốc đơn thành phần.
- Theo nghiên cứu của Hongzhen Xu và các cộng sự, Sự kết hợp của ipratropium bromide và salbutamol ở trẻ em và thanh thiếu niên bị hen suyễn, cho thấy thuốc kết hợp có hiệu quả hơn salbutamol đơn thuần trong điều trị hen suyễn ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt ở bệnh nhân bị hen trung bình- nặng.
Dược động học
Salbutamol | Ipratropium bromid | |
Hấp thu | Sau khi hít vào, Salbutamol thể hiện tác dụng tại chỗ ở cơ trơn phế quản. Ban đầu, thuốc không được phát hiện trong máu. Sau khoảng 2-3 giờ, nồng độ Salbutamol được tìm thấy. | Ipratropium bromid sử dụng tại chỗ, khả năng hấp thu kém
Nồng độ thuốc trong huyết thanh sau khi hít rất thấp. |
Phân bố | Thể tích phân bố của Salbutamol tiêm tĩnh mạch khoảng 156L
Hoạt chất liên kết chủ yếu với protein huyết tương |
Thể tích phân bố khoảng 4,6 L/kg.
Khả năng liên kết với protein rất thấp. |
Chuyển hóa | Salbutamol không được chuyển hóa ở phổi nhưng được chuyển hóa ở gan.
Chất chuyển hóa của Salbutamol là salbutamol 4′-O-sulfate, có hoạt tính không đáng kể. |
Ipratropium bromid được chuyển hóa ở đường tiêu hóa, nhờ CYP450, tạo thành các chất chuyển hóa không hoạt động. |
Thải trừ | Salbutamol được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu và phân.
Thời gian bán hủy khoảng 2,7-5 giờ. |
Ipratropium bromid được bài tiết qua nước tiểu (80-100%) và phân (<20%).
Thời gian bán thải ngắn khoảng 1,6 giờ |
Công dụng – Chỉ định Vinsalpium
Thuốc Vinsalpium được chỉ định trong kiểm soát co thắt phế quản có phục hồi, ở bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp cần dùng nhiều hơn một thuốc giãn phế quản.
Liều dùng – Cách dùng
Liều dùng
- Liều khuyến cáo: 1 lọ đơn liều
- Trong các trường hợp nghiêm trọng, không cắt cơn được với 1 lọ đơn liều, có thể dùng lọ đơn liều thứu 2.
- Liều duy trì: 01 lọ đơn liều x 3-4 lần/ngày
- Không chỉ định dùng Vinsalpium cho trẻ em.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy gan và suy thận.
Cách dùng Vinsalpium
- Thuốc dạng khí dung được dùng với dụng cụ thích hợp, không được uống hoặc tiêm.
- Không cần pha loãng dung dịch trước khi dùng.
Các bước sử dụng thuốc Vinsalpium:
- Chuẩn bị dụng cụ khí dung
- Mở túi thuốc, lấy 1 lọ đơn liều từ vỉ thuốc
- Vặn mạnh đầu trên lọ thuốc để mở
- Ép mạnh thân lọ để thuốc chảy vào bầu khí dung
- Lắp dụng cụ khí dung và sử dụng theo hướng dẫn.
- Sau khi sử dụng, loại bỏ phần thuốc còn dư, làm sạch dụng cụ
Chống chỉ định
- Chống chỉ định sử dụng thuốc Vinsalpium khí dung cho người có tiền sử dị ứng với Salbutamol và Ipratropium bromid và bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
- Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại, loạn nhịp nhanh.
Lưu ý và thận trọng
- Có thể xuất hiện tình trạng mề đay, phù mạch, phát ban, co thắt phế quản sau khi sử dụng
- Bệnh nhân gặp tình trạng đau mắt, khó chịu mắt, nhìn mờ,… cần điều trị với thuốc nhỏ mắt gây co đồng tử theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khuyến cáo dùng khí dung qua ống ngậm, nếu không, cần lựa chọn loại mặt nạ phù hợp.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, rối loạn tim mạch, phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn cổ bàng quản
- Bệnh nhân bị xơ hóa dạng nang dùng Vinsalpium có thể gây rối loạn nhu động dạ dày ruột.
Thuốc có ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và đang cho con bú không?
Chưa thiết lập tính an toàn khi dùng Vinsalpium cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc có ảnh hưởng đến người lái xe và vận hành máy móc không?
Thuốc Vinsalpium có thể gây chóng mặt, giãn đồng tử, rối loạn điều tiết, thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
Thuốc khí dung Vinsalpium không nên đặt tại nơi gần khu vui chơi của trẻ nhỏ. Tốt nhất, Vinsalpium nên được đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Xem thêm Ventolin Inhaler 100mcg là thuốc gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Tác dụng phụ của thuốc Vinsalpium
Một số tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình điều trị với Vinsalpium bao gồm: phản vệ, quá mẫn, hạ kali huyết, rối loạn tinh thần, lo lắng, chóng mặt, run, rối loạn thị giác, tim đập nhanh, rung nhĩ, ho, khô hong, khô miệng, buồn nôn, kích ứng họng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn,…
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Dẫn chất xanthine | Làm tăng các tác dụng phụ |
Glucocorticoid, thuốc lợi tiểu | Giảm kali máu nghiêm trọng, đặc biệt ở bệnh nhân tắc nghẽn đường hô hấp nặng |
Digoxin | Tăng nguy cơ loạn nhịp tim |
Thuốc ức chế beta | Giảm tác dụng giãn phế quản |
Thuốc IMAO, thuốc chống trầm cảm ba vòng | Thận trọng khi sử dụng đồng thời |
Chất gây mê hydrocacbon được halogen hóa | Tăng nhạy cảm đối với tác dụng hệ tim mạch |
Cách xử trí quá liều, quên liều
Quá liều
Tình trạng quá liều Vinsalpium chủ yếu do quá liều Salbutamol, gây nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, tăng huyết áp, hạ huyết áp, loạn nhịp tim,… Bệnh nhân cần được điều trị tích cực trong trường hợp nặng.
Quên liều
Trường hợp phát hiện quên liều thuốc Vinsalpium, người dùng nên bổ sung liều ngay sau đó nhưng đảm bảo khoảng thời gian tối thiểu giữa các liều. Không nên sử dụng gấp đôi liều Vinsalpium để bù cho liều đã quên.
Xem thêm Thuốc Berodual 10ml là thuốc nhóm nào, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Thuốc Vinsalpium có tốt không?
Ưu điểm
- Vinsalpium cho tác dụng nhanh và tại chỗ, hạn chế được các tác dụng không mong muốn toàn thân.
- Thuốc đem lại hiệu quả cao trong kiểm soát co thắt phế quản có phục hồi.
Nhược điểm
- Vinsalpium có thể gây 1 số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
- Thuốc không được khuyến cáo dùng cho trẻ em
Sản phẩm thay thế thuốc Vinsalpium
- Combivent Unit Dose Vials có thành phần chính Ipratropium, Salbutamol; được sản xuất bởi Boehringer Ingelheim International GmbH, có công dụng tương tự Vinsalpium.
- Zencombi có thành phần chính Ipratropium, Salbutamol; được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội, có công dụng tương tự Vinsalpium.
Thông tin về sản phẩm thay thế cho thuốc Vinsalpium chỉ mang tính chất tham khảo Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc Vinsalpium giá bao nhiêu?
Thuốc Vinsalpium giá bao nhiêu? Giá thuốc Vinsalpium hiện được cập nhật phía trên, độc giả có thể tham khảo ở đâu trang hoặc liên hệ trực tiếp với nhà thuốc để nhận được giá tại thời điểm.
Thuốc Vinsalpium mua ở đâu?
Thuốc Vinsalpium chính hãng hiện nay được phân phối tại nhiều hệ thống nhà thuốc. Độc giả có nhu cầu tìm mua Vinsalpium có thể tham khảo tại địa chỉ nhà thuốc Ngọc Anh. Thông tin liên hệ:
- Website: nhathuocngocanh.com
- Số hotline: 0333.405.080
Tài liệu tham khảo
- Xu H, Tong L, Gao P, Hu Y, Wang H, Chen Z, Fang L. Combination of ipratropium bromide and salbutamol in children and adolescents with asthma: A meta-analysis, ngày truy cập 26/03/2024.
- Chuyên gia Drugbank, Salbutamol: Uses, Interactions, Mechanism of Action, ngày truy cập 26/03/2024.
- Chuyên gia Drugbank, Ipratropium: Uses, Interactions, Mechanism of Action, ngày truy cập 26/03/2024.
Trà Đã mua hàng
Vinsalpium giúp cải thiện tình trạng co thắt phế quản hiệu quả sau khi dùng