Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Storclor tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Storclor là thuốc gì? Thuốc Storclor có tác dụng gì? Thuốc Storclor giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Storclor là thuốc gì?
Thuốc Storclor là một sản phẩm của công ty M.S Clesstra Healthcare Pvt., Ltd, Storclor là thuốc uống có tác dụng điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, viêm tai giữa, viêm da và mô mềm, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bang quang, niệu quản,viêm đài bể thận cấp tính, với hoạt chất chính là Cefaclor.
Số đăng ký: VN-12815-11.
Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch uống-125mg
Quy cách đóng gói: Hộp 10 gói
Công ty sản xuất: M.S Clesstra Healthcare Pvt., Ltd
Công ty đăng ký: M.S Clesstra Healthcare Pvt., Ltd
Xuất xứ: Ấn độ
Thành phần thuốc Storclor
Một viên thuốc Storclor có các thành phần sau: Cefaclor với hàm lượng 125mg, bên cạnh đó còn có 1 số tá dược và phụ liệu khác với hàm lượng vừa đủ 1 viên thuốc.
Tác dụng
Thuốc Storclor có tác dụng dụng điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bang quang, niệu quản,viêm đài bể thận cấp tính, nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, viêm tai giữa, viêm da và mô mềm,…
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Storclor có hoạt chất chính là Cefaclor được các bác sĩ dùng phổ biến nhất trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, các nhiễm khuẩn ở da và mô mềm, viêm bàng quang, viêm đài bể thận.
Cefaclor là một kháng sinh cephalosporin uống, bán tổng hợp, thế hệ 2, có tác dụng diệt vi khuẩn đang trong giai đoạn phát triển và phân chia bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Thuốc gắn vào các protein gắn với penicillin (penicillin binding protein, PBP), là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, đóng vai trò là enzyme xúc tác cho giai đoạn cuối cùng của quá trình tổng hợp thành tế bào. Kết quả là thành tế bào được tổng hợp sẽ bị yếu đi và không bền dưới tác động của áp lực thẩm thấu. Ái lực gắn của cefaclor với PBP của các loại khác nhau sẽ quyết định phổ tác dụng của thuốc.
Để tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh hơn, ngoài việc sử dụng Storclor đều đặn, người dùng nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol, thức ăn cay nóng, tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy và thuốc lá. Hạn chế thức khuya quá 11 giờ đêm, ngủ đủ giấc, tránh lo lắng, bồn chồn, stress. Có thể hoạt động thể dục thể thao vừa sức để gia tăng sức khỏe
Dược Động Học
Hấp thu
Cefaclor bền vững với acid dịch vị và được hấp thu tốt sau khi uống lúc đói. Thức ăn làm chậm hấp thu, nhưng tổng lượng thuốc được hấp thu vẫn không đổi, nồng độ đỉnh chỉ đạt từ 50–75% so với khi uống lúc đói và thường xuất hiện muộn hơn từ 45–60 phút.
Phân bố
Khoảng 25% cefaclor liên kết với protein huyết tương.
Cefaclor phân bố rộng khắp cơ thể; đi qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp.
Thải trừ
Thời gian bán thải của cefaclor từ 30–60 phút.
Cefaclor thải trừ nhanh chóng qua thận; tới 85% liều sử dụng được thải trừ qua nước tiểu ở dạng nguyên vẹn trong vòng 8 giờ, phần lớn thải trừ trong 2 giờ đầu ở người có chức năng thận bình thường. Một ít cefaclor được đào thải qua thẩm phân máu.
===>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất Thuốc Cefaclor 500mg VIDPHA Công dụng-cách dùng
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Thuốc Storclor dùng đường uống, uống viên nén với nước lọc hoặc nước sôi để nguội, không nhai hoặc cắn viên thuốc.
Liều dùng
Liều dùng được khuyến cáo bởi các chuyên gia như sau:
Liều dùng đối với người lớn: Liều thông thường là 250mg thuốc 1 lần, sử dụng 3 lần mỗi ngày
Liều dùng đối với trẻ em: liều thường dùng là 20mg/kg mỗi ngày, chia thành 3 lần uống thuốc. Có thể điều chỉnh tăng liều sử dụng gấp đôi tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Liều dùng tối đa là 1g mỗi ngày.
Không cần điều chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận
Liều dùng trên đây là liều dùng phổ biến và mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc Storclor.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Storclor cho những trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng với Cefaclor hoặc bất kì thành phần tá dược, hoạt chất nào của thuốc
Tác dụng phụ của thuốc Storclor
Sử dụng thuốc Storclor có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như rối loạn hệ tiêu hóa, buồn nôn, nôn, chán ăn, bỏ bữa, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, phản ứng quá mẫn, dị ứng, nổi mề đay, phát ban đỏ, mẩn ngứa, mụn nhọt. Hiếm gặp tình trạng thiếu máu do tan huyết, giảm tiểu cầu
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có chỉ định phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Storclor
Lưu ý chung
Nên giảm liều thuốc Storclor từ từ, tránh việc dừng thuốc đột ngột.
Thận trong với người bệnh có tiền sử mẫn cảm với cephalosporin hoặc penicillin.
Thận trọng đối với người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng.
Thận trọng khi dùng trên những người có tiền sử suy gan, suy thận nặng, người bệnh cao tuổi (trên 65 tuổi), trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
Lưu ý cho phụ nữ có thai
Không khuyến cáo sử dụng thuốc Storclor cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, chỉ dùng khi đã cân nhắc kĩ càng giữa lợi ích – nguy cơ và tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tác động xấu tới sức khỏe của cả mẹ và con
Lưu ý cho người lái xe và vận hành máy móc
Người lái xe và vận hành máy móc có thể sử dụng thuốc Storclor do sản phẩm này hầu như không gây ảnh hưởng tới sự tỉnh táo và minh mẫn của người dùng.
Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ dưới 30 °C, tránh ánh sáng.
===>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất Thuốc Cefaclor 250mg Domesco: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Tránh sử dụng thuốc Storclor chung với các thuốc Probenecid do tương tác không có lợi tới tác dụng của thuốc. Chỉ sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Storclor
Quá liều
Không nên uống thuốc nhiều hơn liều quy định, nếu lỡ uống quá liều bạn cần tiến hành các xét nghiệm để phát hiện và điều trị hậu quả kịp thời
Quên liều
Uống liều thuốc tiếp theo và bỏ qua liều đã quên
Thuốc Storclor giá bao nhiêu?
Một hộp thuốc Storclor có 10 gói, mỗi gói chứa 3g thuốc bột, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá của thuốc Storclor vào khoảng 48.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Thuốc Storclor mua ở đâu?
Hiện nay thuốc Storclor đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Thuốc Storclor là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Storclor chính hãng, tránh thuốc kém chất lượng.
Tài liệu tham khảo
- Lorenz, L. J. (1981). Cefaclor. In Analytical profiles of drug substances (Vol. 9, pp. 107-123). Academic Press.
- Sourgens, H., Derendorf, H., & Schifferer, H. (1997). Pharmacokinetic profile of cefaclor. International journal of clinical pharmacology and therapeutics, 35(9), 374-380.
Lương Trần Đã mua hàng
Thuốc hiện nay hơi khó tìm, kháng sinh nên cần có đơn của bác sĩ