Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Supirocin tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Supirocin là thuốc gì? Thuốc Supirocin có tác dụng gì? Thuốc Supirocin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Supirocin là thuốc gì?
Thuốc Supirocin là thuốc bôi ngoài da điều trị viêm da, được bào chế dưới dạng thuốc mỡ.
Trong mỗi tuyp Supirocin có: hoạt chất chính Mupirocin USP nồng độ 2% kl/kl; tá dược được thêm vừa đủ bao gồm PEG 4000, PEG 400.
Thuốc Supirocin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Supirocin được sản xuất bởi nhà sản xuất: Glenmark (Ấn Độ)
Thuốc Supirocin hiện nay được bán với giá khoảng 45.000 VNĐ/ tuyp 5 gam tại nhà thuốc Ngọc Anh.
Thuốc Supirocin được phân phối trên khắp các quầy thuốc, nhà thuốc cả nước nên mọi người có thể dễ dàng tìm và mua được .Tuy nhiên giá thuốc giữa các nhà thuốc có thể chênh lệch ít nhiều.
Hãy lựa chọn mua thuốc Supirocin ở những nơi uy tín để tránh mua phải thuốc giả không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Bactroban Ointment do SmithKllne Beecham Don Celso Tuason Avenue Canta. Rizal, Philippines sản xuất.
Thuốc Derimucin do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 sản xuất.
Tác dụng của thuốc Supirocin
Mupirocin là hoạt chất có tác dụng khống chế và tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, còn có tên gọi khác là axit pseudomonic A .
Mupirocin tiêu diệt được nhiều chủng vi khuẩn: gram âm (Pasteurella multocida, N. gonorrhoeae, H. influenzae, Bordetella pertussis, M. Catarrhalis..); gram dương (Staphylococcus epidermis, Streptococcus pyogenes, Staphylococcus aureus cả chủng kháng methicillin và chủng sản sinh enzym beta-lactamase ..)
Cơ chế tiêu diệt các chủng vi khuẩn của mupirocin trong cơ thể: Mupriocin hình thành liên kết và gắn đặc hiệu với một enzym của vi khuẩn có tên là isoleucyl transfer-RNA synthetase làm ức chế, ngăn chặn quá trình sản xuất protein và quá trình tổng hợp ARN. Cơ chế tác dụng này của mupirocin khác với hầu hết các loại kháng sinh thông thường do đó rất ít thấy trường hợp kháng với mupirocin.
Quá trình chuyển hóa mupirocin trong cơ thể: Mupirocin được hấp thu rất ít bằng đường bôi ngoài da. Khả năng hấp thu của cơ thể sẽ tăng lên khi bôi vào vùng da viêm, tổn thương hoặc băng kín. Sau đó mupirocin đã hấp thu vào cơ thể được đào thải ra ngoài dưới dạng chuyển hóa.
Nguồn gốc của Mupirocin: mupirocin là 1 trong những sản phẩm của quá trình lên men Pseudomonas fluorescens, có tác dụng kháng khuẩn chống viêm mạnh nhất
Do đó Mupirocin được sử dụng làm thành phần chính của nhiều thuốc bôi có tác dụng kháng vi khuẩn, chống viêm.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Supirocin là thuốc bôi ngoài da, có tác dụng thẩm thấm sâu vùng da tổn thương giúp kháng khuẩn, chống viêm.
Do đó Supirocin được các bác sĩ chỉ định điều trị các vết thương ngoài da do các chủng vi khuẩn nhạy cảm (vết thương nhiễm khuẩn, chốc lở, viêm mô tế bào, loét,.. ); điều trị, hỗ trợ điều trị các vết bỏng
Ngoài ra Supirocin còn được sử dụng để phòng nhiễm vi khuẩn sau phẫu thuật trên da.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Đầu tiên, bạn nên vệ sinh tay và vùng da cần điều trị bằng nước ấm/ nước muối sinh lí, sau đó dùng khăn sạch lau khô.
Tiếp tục lấy một lượng kem bằng hạt đậu bôi nhẹ nhàng vào vùng da đó thành một lớp mỏng, đều.
Cuối cùng có thể băng vết thương bằng băng gạc và rửa tay bằng nước sau khi bôi xong thuốc.
Liều trung bình:
Đối với người lớn: trên các vết thương có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 10 ( hay diện tích vết thương < 100 cm2) thì bôi thuốc 2-3 lần/ ngày, điều trị liên tục trong vòng 5-10 ngày. Các trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liều và thời gian điều trị.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em (2 tháng đến 16 tuổi): 3 lần/ ngày.
Liều lượng bôi cho trẻ em ít hơn người lớn
Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm, dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Supirocin
Sau khi sử dụng thuốc Supirocin bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ: ngứa, cảm giác đau/ kim châm, bỏng rát, nổi mẩn, ban đỏ, phát ban, sưng, dịch rỉ tại vùng da tổn thương tăng, buồn nôn….
Nếu trong quá trình sử dụng mà xuất hiện triệu chứng nào khác hãy báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Supirocin
Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi bôi thuốc.
Nếu đã sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế, dược sĩ, bác sĩ … sau 3-5 ngày mà tình trạng không cải thiện/ dị ứng thì cần ngừng thuốc và gọi điện cho bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn chính xác hoặc tốt nhất là đi khám để xác định rõ nguyên nhân.
Đối với phụ nữ có thai: các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không gây ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên chưa được nghiên cứu đánh giá trên người , do đó cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Đối với phụ nữ đang cho con bú: chưa có thông tin về mức độ an toàn khi dùng sản phẩm với đối tượng này, do đó nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Không dùng thuốc Supirocin bôi ở mắt, miệng và âm đạo; các vết thương hở lớn, vùng da/ niêm mạc bị rách do làm hấp thu thành phần Polyethylen glycol trong thuốc gây ảnh hưởng đến thận.
Thuốc Supirocin là thuốc kháng sinh, không nên dùng liên tục trong thời gian dài do có thể làm phát triển quá mức các sinh vật, nấm kháng thuốc
Sau khi sử dụng thuốc cần đậy kín nắp, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào thuốc có thể làm biến đổi hoạt tính của các thành phần và để xa tầm tay trẻ em.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Thuốc Supirocin được dùng đường bôi ngoài da nên tỉ lệ thuốc hấp thu vào cơ thể thấp, do đó rất rất hiếm xảy ra tương tác thuốc khi sử dụng đồng thời Supirocin với các thuốc toàn thân.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên nói với bác sĩ/ dược sĩ tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng để bác sĩ/ dược sĩ có thể kiểm soát được tương tác thuốc và lựa chọn được phương hướng điều trị thích hợp nhất.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Supirocin
Sử dụng thuốc Supirocin quá liều: hiếm trường hợp quá liều do thuốc được dùng đường bôi ngoài da nên tỉ lệ thuốc hấp thu vào cơ thể thấp. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường nghiêm trọng nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lí kịp thời.
Quên liều thì hãy bôi thuốc càng sớm càng tốt, nếu gần với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và bôi liều tiếp theo như bình thường.
Lưu ý :
Trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, bôi thuốc đúng liều, đúng lộ trình điều trị thì thuốc mới đạt hiệu quả tốt.
Hạn chế để quá liều và quên liều vì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.