Thuốc Medospira là thuốc được chỉ định cho các hợp bị nhiễm khuẩn răng miệng. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Medospira là thuốc gì? Thuốc Medospira có tác dụng gì? Thuốc Medospira dùng khi nào? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Medospira là thuốc gì?
Thuốc Medospira là thuốc của công ty dược Me Di Sun nghiên cứu sản xuất. Được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng với thành phần spiramycin và metronidazol.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun.
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Số đăng ký: VD-25713-16.
- Xuất xứ: Việt Nam.
Thành phần
Mỗi viên thuốc Medospira có chứa các thành phần:
- Spiramycin có hàm lượng 750.000 IU.
- Metronidazol có hàm lượng 125mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Cơ chế tác dụng của thuốc Medospira
Spiramycin
- Spiramycin là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm macrolid với phổ kháng khuẩn gần giống clindamycin và erythromycin. Thuốc này có thể kìm khuẩn khi chúng đang trong giai đoạn phân chia tế bào.
- Ở những nồng độ tại huyết thanh, thuốc này có thể kìm khuẩn, tuy nhiên khi đạt được nồng độ ở mô, thuốc có thể diệt được khuẩn. Cơ chế tác dụng chính của thuốc là ảnh hưởng đến các tiểu đơn vị 50S ribosom cũng như ngăn cản sự tổng hợp protein của vi khuẩn.
Metronidazol
- Metronidazol là một dẫn chất 5-nitro-imidazol với phổ tác dụng rộng ở trên các chủng nguyên sinh như khuẩn kỵ khí, amip hay Giardia. Cơ chế tác động của thuốc hiện nay còn chưa rõ ràng. Trong ký sinh trùng, nhóm 5-nitro của thuốc sẽ khử thành các hoạt chất gây độc cho tế bào. Những chất này gắn vào cấu trúc xoắn của phân tử DNA và làm các sợi tế bào, làm tế bào chết. Nồng độ trung bình có tác dụng là 8 mcg/ml hay thấp hơn. Nồng độ MIC ở những chủng nhạy cảm khoảng 0,5 mcg/ml. Một vài chủng nhạy cảm với thuốc khi MIC không quá 16 mcg/ml.
- Metronidazol là một loại thuốc rất mạnh khi điều trị cho người nhiễm động vật nguyên sinh như Trichomonas vaginalis, Entamoeba histolytica,… Thuốc cũng có thể diệt Fusobacterium, khuẩn kỵ khí khác nhưng không tác động đến khuẩn hiếu khí. Metronidazol có bị kháng nhưng rất ít. Tuy nhiên khi dùng đơn để điều trị Campylobacter/ Helicobacter pylori có thể gây kháng thuốc nhanh. Nếu điều trị cả khuẩn kỵ và ái khí, cần dùng thêm thuốc kháng khuẩn khác.
Công dụng và chỉ định của thuốc Medospira
- Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn răng miệng cấp, mạn tính hay tái phát. Đặc biệt là bệnh nhân bị viêm miệng, viêm dưới hàm, áp-xe răng, viêm nha chu,…
- Dùng phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu.
- Điều trị nhiễm khuẩn nhạy cảm thuốc.
=> Xem thêm: Thuốc Naphacogyl: Công dụng, mua ở đâu, giá bao nhiêu.
Dược động học
Spiramycin
- Thuốc này được đường tiêu hóa hấp thu không hoàn toàn. Chỉ có 20-50% liều sử dụng được hấp thu. Nồng độ lớn nhất ở huyết tương có được sau 2-4 tiếng dùng thuốc. Cmax sau khi uống 1g thuốc hay là truyền tĩnh mạch 1,5 triệu đơn vị lần lượt là 1 mcg/ml và 1,5-3 mcg/ml. Nồng độ này có thể duy trì được khoảng 4-6 tiếng.
- Uống thuốc khi có đồ ăn ở dạ dày có thể làm giảm sinh khả dụng đáng kể. Thức ăn làm giảm khoảng 70% Cmax của thuốc và làm thời gian có Cmax dài thêm 2 tiếng.
- Thuốc phân bố rộng trong cơ thể. Có nhiều ở amidan, phế quản, xoang,… Thuốc ít vào trong dịch não tủy. Nồng độ của thuốc tại huyết thanh có khả năng kìm khuẩn trong mức 0,1-3 mcg/ml và ở mô là 8-64 mcg/ml.
- Thuốc có thời gian bán hủy phân bố khoảng 10,2 3,72 phút. Thời gian bán hủy trung bình là 5-8 tiếng. Thuốc được mật đào thải là chủ yếu. Nồng độ thuốc ở mật gấp 15-40 lần ở huyết thanh. Sau khoảng 36 tiếng chỉ có khoảng 2% liều dùng ở nước tiểu.
Metronidazol
- Thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi uống. Có giá trị khoảng 10 mcg/ml ở huyết tương sau 1 tiếng uống 500mg thuốc. Mối quan hệ giữa liều dùng và nồng độ huyết tương có sự tuyến tính ở khoảng liều là 200-2000mg. Liều dùng lặp lại sau 6-8 tiếng sẽ làm lưu giữ thuốc.
- Thời gian bán hủy tại huyết tương vào khoảng 8 tiếng và Vd là 0,6-0,8 lít/kg. Có khoảng 10-20% liều dùng gắn vào protein huyết tương. Thuốc đi vào các mô dịch cơ thể khá tốt, kể cả nước bọt hay sữa mẹ. Nồng độ điều trị còn có được ở dịch não tủy.
- Thuốc chuyển hóa tại gan và chuyển thành dạng acid và hydroxy. Được đào thải qua nước tiểu một phần ở dạng glucuronid. Những chất chuyển hóa vẫn còn phần nào tác dụng sinh học.
- Thời gian bán hủy trung bình là 7 tiếng. Thời gian bán hủy của chất chuyển hóa hydroxy khoảng 9,5-19,2 tiếng trên bệnh nhân thận khỏe mạnh. Trên 90% thuốc được đào thải ra ngoài bởi thận trong 24 tiếng, chủ yếu là ở dạng hydroxy và acid. Dưới 10% là ở dạng gốc. Còn qua phân có khoảng 14%.
- Bệnh nhân suy thận có thời gian bán hủy thay đổi đối với chất chuyển hóa, tăng lên khoảng 4-17 lần. Chuyển hóa có thể bị ảnh hưởng nếu bị suy gan nặng. Có thể loại thuốc bằng thẩm lọc máu.
Cách dùng và liều dùng thuốc Medospira
Liều dùng
Nhiễm khuẩn răng miệng cấp: Người lớn và trẻ trên 10 dùng 2 viên thuốc mỗi lần, ngày dùng 2-3 lần. Dùng trong 3-7 ngày.
Viêm nha chu, viêm dưới hàm, viêm miệng, nướu và tuyến mang tai:
- Người lớn và trẻ trên 10 dùng 2 viên mỗi lần, ngày dùng 2-3 lần. Dùng trong 3 ngày.
- Trẻ từ 7-10 tuổi dùng dùng 1 viên mỗi lần, ngày dùng 2-3 lần. Dùng trong 3 ngày.
- Trẻ từ 3-7 tuổi dùng dùng 1 viên mỗi lần, ngày dùng 1-2 lần. Dùng trong 3 ngày.
Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhạy cảm: Người lớn và trẻ trên 10 dùng liều bắt điều là 6-7 viên mỗi lần. Sau dùng 3-4 viên mỗi lần, cách nhau 8 tiếng mỗi lần dùng. Dùng khoảng 7 ngày.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu: Người lớn uống 3-4 viên mỗi 8 tiếng, dùng trong suốt 24 tiếng trước khi phẫu thuật.
Cách dùng
- Nên dùng thuốc cách bữa ăn.
- Uống nguyên cả viên thuốc cùng với 200ml nước.
Chống chỉ định
- Không dùng thuốc cho những bệnh nhân từng bị hoặc đang bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc Medospira.
- Bệnh nhân dị ứng với erythromycin hay dẫn chất imidazol khác.
=> Tham khảo thêm: Thuốc Dorogyne F: Công dụng, liều dùng, giá bán, mua ở đâu.
Tác dụng phụ
Thường gặp phản ứng:
- Buồn nôn, ói mửa, chán ăn, có vị kim loại.
- Tiêu chảy, ăn uống không tiêu, bụng đau nhức.
Ít gặp:
- Mệt mỏi, ngực có cảm giác bị đè ép, nóng đỏ bừng, cơ khớp co cứng, đau nhức. Dị cảm, nhiều mồ hôi, loạn đảo,…
- Viêm kết tràng cấp.
- Giảm số lượng bạch cầu.
- Da ban, nổi mày đay, da bị ngoại ban.
Hiếm gặp:
- Mất bạch cầu hạt.
- Nước tiểu có màu sẫm.
- Cơn động kinh, nhức đầu, bệnh đa dây thần kinh,…
- Sốc phản vệ, bội nhiễm.
- Da ban, ngứa, phồng rộp.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Thuốc tránh thai | Làm mất tác dụng ngừa thai |
Levodopa | Giảm nồng độ của levodopa ở máu |
Disulfiram | Độc thần kinh |
Rượu hay thuốc chứa cồn | Phản ứng kiểu disulfiram |
Thuốc chống đông | Tăng tác dụng chống đông |
Phenobarbital | Tăng chuyển hóa metronidazol |
Lithi | Nhiễm độc Lithi |
Vecuronium | Tăng tác dụng của thuốc vecuronium |
Terfenadin và astemizol | Tăng phản ứng có hại cho tim |
Cimetidine | Tăng nguy cơ gặp phản ứng phụ của metronidazol |
Chú ý khi sử dụng và bảo quản thuốc
Lưu ý và thận trọng
- Thận trọng khi dùng thuốc cho những người đang bị rối loạn chức năng gan.
- Người bệnh không được dùng rượu trong thời gian điều trị vì có thể xuất hiện phản ứng kiểu disulfiram.
- Bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại biên, giảm bạch cầu hay co giật kiểu động kinh khi sử dụng thuốc metronidazol liều lớn hay kéo dài.
- Thuốc chứa thành phần lactose, những bệnh nhân không thể dung nạp galactose, glucose-galactose hoặc thiếu men Lapp-lactose không được dùng thuốc.
- Thuốc còn chứa erythrosine là một chất tạo màu đỏ. Chất này có thể gây ra tình trạng dị ứng với biểu hiện đỏ bừng, nổi mày đay.
Thuốc Medospira cho bà bầu và mẹ cho con bú dùng không?
Không dùng thuốc vào thời gian 3 tháng đầu mang thai.
Mẹ cho con bú cần ngừng thuốc hoặc không cho con bú khi uống thuốc.
Tác động của thuốc Medospira đến người lái xe và vận hành máy móc
Không được dùng thuốc cho người vận hành máy móc hay lái xe.
Bảo quản
- Để thuốc ở những khu vực thoáng mát và khô ráo. Tránh nhiệt độ quá cao hay ánh sáng của mặt trời chiếu vào sản phẩm.
- Nên để thuốc ở nhiệt độ phòng.
- Không được để gần tầm với của trẻ em.
Xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều
Bạn có thể sử dụng thuốc bù nếu như nhớ ra được. Tuy nhiên trong trường hợp thời gian các liều cách nhau quá gần thì không nên sử dụng lại liều đã quên nữa. Nên đặt nhắc nhở để không bị quên liều thường xuyên.
Quá liều
- Chưa có tài liệu về quá liều thuốc spiramycin.
- Về metronidazol sau khi uống 1 liều 15g có biểu hiện nôn, mất điều hòa và buồn nôn. Tác động độc thần kinh cũng xuất hiện như viêm dây thần kinh, co giật, thường có sau 5-7 ngày dùng 6-10,4g thuốc, mỗi 2 ngày 1 lần.
- Không có thuốc dùng điều trị đặc hiệu, hỗ trợ và điều trị các biểu hiện quá liều xuất hiện.
Thuốc Medospira có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc do hãng dược phẩm Me Di Sun nghiên cứu và sản xuất. Hãng đã tiến hành đánh giá, lựa chọn kỹ dược liệu và đưa vào thuốc tỷ lệ thích hợp giữa hai hoạt chất. Bằng công nghệ hiện đại, các máy móc mới nhất và nhà máy GMP. Thuốc thành phẩm được đảm bảo có chất lượng tối đa.
- Đã được cho phép lưu hành rộng rãi sau thời gian đánh giá từ Bộ y tế.
- Thuốc chứa hai thành phần là spiramycin và metronidazol. Đây là sự kết hợp dùng điều trị kháng khuẩn. Với hiệu quả sử dụng đã được chỉ rõ trên lâm sàng.
- Dạng thuốc là dạng viên nén có lớp bao bảo vệ cho hoạt chất. Hiệu quả của thuốc nhờ đó mà được đảm bảo.
- Giá bán vừa phải.
Nhược điểm
Hiệu quả sử dụng khác nhau trên mỗi đối tượng.
Thuốc Medospira giá bao nhiêu?
Thuốc đã được bộ y tế cấp phép và bán ở các hiệu thuốc trên khắp cả nước. Giá bán có sự chênh lệch và tùy theo từng nơi bán. Quý khách hàng có thể tham khảo trên web của nhà thuốc Ngọc Anh hiện có bán Medospira giá 180.000 đồng 1 hộp.
Mua thuốc Medospira ở đâu?
Vì thuốc đang có nhiều hàng giả và hàng kém chất lượng đang len lỏi trên thị trường nên quý khách hàng cần tìm hiểu kỹ trước khi mua. Nhà thuốc Ngọc Anh đảm bảo phân phối Medospira chính hãng. Có đầy đủ tem mác chống hàng giả và có dịch vụ giao hàng tận nơi trên toàn quốc cho mọi khách hàng.
Nguồn tham khảo
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Tải tờ hướng dẫn sử dụng đầy đủ Tại đây.
Doanh Đã mua hàng
Tôi bị nhiễm khuẩn răng miệng, được kê cho thuốc Medospira, dùng khoảng 1 đợt là khỏi bệnh