Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Bactamox tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Bactamox là thuốc gì? Thuốc Bactamox có tác dụng gì? Thuốc Bactamox giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Bactamox là thuốc gì?
Bactamox là một sản phẩm do Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM – VIỆT NAM sản xuất, là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, kháng kí sinh trùng, chống nấm, thường được dùng cho bệnh nhân trong trường hợp bị nhiễm khuẩn các vi khuẩn nhạy cảm ở đường tiêu hóa, hô hấp, sinh dục, tiết niệu, da và các mô mềm khác…
Bactamox được bào chế dạng viên nén bao phim với thành phần gồm hai dược chất đều là kháng sinh dưới dạng muối là amoxicillin và sulbactam với hàm lượng khác nhau tùy thuộc vào từng mục tiêu điều trị và loại vi khuẩn, có viên hàm lượng 1g ( Amoxicillin 875 mg, Sulbactam 125 mg), có loại hàm lượng 500 mg ( 250 mg Amoxicillin, 250 mg Sulbactam),…cùng một số tá dược giã nén…vừa đủ 1 viên thuốc.
Thuốc Bactamox giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Bactamox 500 mg chứa 2 vỉ mỗi vỉ có 7 viên nén dài bao phim, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 130.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Thuốc Bactamox là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Bactamox tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Amoxycilin do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM T.Ư VIDIPHA sản xuất.
Thuốc Amoxicillin 500mg DOMESCO do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco sản xuất.
Tác dụng
Bactamox chứa hai kháng sinh là Amoxicillin và Sulbactam nên tác dụng của thuốc cũng là tổng hợp tác dụng của hai thuốc.
Amoxicillin là kháng sinh Penicillin phổ rộng, tác dụng rất tốt trên hầu hết các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gram âm bằng cách ức chế lên quá trình tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt các vi khuẩn này. Thuốc có cấu trúc chứa nhóm hút điện tử ở nhánh nên kháng acid và bền trong môi trường dịch vị cũng như đường tiêu hóa, tuy nhiên thuốc lại không kháng lại được các enzym betalactamase do vi khuẩn tiết ra nên dễ bị bất hoạt khi gặp các vi khuẩn này như tụ cầu kháng Penicillin.
Sulbactam tuy có cấu trúc tương tự cấu trúc của nhóm kháng sinh betalactam tuy nhiên thuốc lại có tác dụng kháng khuẩn rất yếu nên không dùng với mục đích tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn mà thuốc là một chất giả gắn vào enzym do vi khuẩn tiết ra giúp làm bất hoạt enzym này và tạo điều kiện cho kháng sinh khác tấn công vi khuẩn.
Sự kết hợp của amoxxicillin và sulbactam giúp thuốc có tác dụng trên phổ vi khuẩn rộng hơn giảm tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Bactamox thường được các bác sĩ chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn gây viêm trên hầu hết các hệ cơ quan trên cơ thể như: viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, viêm nướu, viêm họng, viêm tiết niệu, viêm cơ quan sinh dục do nhiễm khuẩn hay một số dạng viêm xương khớp, viêm da mụn nhọt…
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Dùng thuốc bằng đường uống nên khá đơn giản, dễ dàng.
Bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc với lượng nước khoảng 100-200 ml sau ăn và khoảng cách dùng phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Không tự ý bỏ liều hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, liều dùng tối thiểu cho một liệu trình điều trị là 5 ngày dùng thuốc liên tục theo liều đã được chỉ định, nghiêm cấm không tự ý dừng thuốc trước liều điều trị trừ một số trường hợp khi được bác sĩ chỉ định sang thuốc khác.
Liều dùng
Liều dùng thuốc Bactamox dựa trên yếu tố theo tuổi và theo các bệnh lí mắc kèm là chủ yếu. Nhìn chung ban đầu liều thường chia theo lứa tuổi như sau:
Đối với bệnh nhân là người lớn hoặc trẻ có cân nặng hơn 40 kg liều hàng ngày là 3 lần dùng sáng, trưa, tối mỗi lần 1 viên nén 500 mg.
Với trẻ dưới 40 kg chia liều theo cân nặng ngày 3 lần mỗi lần 7-12 mg/ kg cân nặng.
Với bệnh nhân suy thận tùy thuộc vào mức độ suy thận mà chia liều cho phù hợp.
Chống chỉ định
Thuốc Bactamox chống chỉ định với những bệnh nhân mẫn cảm với tất cả những thành phần của thuốc bao gồm cả tá dược, các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhom betalactam.
Không dùng thuốc cho bệnh nhân mắc các bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày tá tràng hay hội chứng Crohn, bệnh nhân tiề sử bệnh gan, vàng da ứ mật…
Tác dụng phụ của thuốc Bactamox
Thuốc Bactamox có một số tác dụng trên tiêu hóa nhẹ như nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, hay nặng hơn là biểu hiện trên gan như viêm gan, vàng da, phát ban…
Các tác dụng phụ trên đây không phải là tất cả nên khi gặp bất kì biểu hiện bất thường không mong muốn trong thời gian sử dụng thuốc cần thông báo với bác sĩ để có những điều chỉnh kịp thời.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Bactamox
Cần thận trọng và sử dụng thuốc với liều phù hợp với từng cá thể người bệnh tránh để làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Khi sử dụng thuốc trong thời gian cần chú ý theo dõi, nên dừng thuốc khi thấy biểu hiện bạch cầu đơn nhân tăng hoặc gặp các tác dụng phụ như vàng da…
Lưu ý khi sử dụng thuốc với bệnh nhân là phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần cân nhắc giữa lợi ích đạt được và dự đoán được những hậu quả sẽ xảy đến.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Thuốc Bactamox có khá nhiều tương tác với các thuốc khác như khi dùng chung với các kháng sinh khác như Cloramphenicol, Tetracyclin… sẽ gây giảm tác dụng Amoxicillin.
Dùng Bactamox với các thuốc tránh thai sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng tránh thai.
Nifedipin làm tăng hấp thu của Amoxicillin nên hạn chế dùng chung, nếu phải kết hợp cần lưu ý hiệu chỉnh lại liều dùng.
Probenecid tương tác làm giảm thải Bactamox qua thận, làm tăng nồng độ thuốc tích lại trong máu, dễ gây ngộ độc.
Không nên sử dụng thuốc cùng rượu hoặc đồ uống có cồn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Bactamox
Quá liều: Hiện nay, chưa có báo cáo về việc quá liều của Bactamox nhưng khi quá liều có thể gặp các triệu chứng ngộ độc khác thường.
Hãy thông báo với bác sĩ khi gặp bất cứ triệu chứng không mong muốn nào khi sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng quá liều.
Quên liều: tránh quên liều.
Nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, nghiêm cấm uống chồng liều với liều sau nếu không có chỉ định của bác sĩ.