Tác giả: TS. Tô Thanh Phương
Bài viết Rối loạn phân ly: Phân loại, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị được trích trong sách Rối loạn lo âu của Nhà xuất bản Y học.
Trong tâm thần, rối loạn phân ly được coi như là một cơ chế bảo vệ vô thức liên quan đến sự phân tách của bất kỳ hoạt động tâm thần hoặc hành vi nào từ hoạt động tâm thần còn lại của người đó.
Cơ chế của rối loạn này liên quan đến sự gián đoạn trong một hoặc nhiều chức năng tâm thần, chẳng hạn như: trí nhớ, nhận dạng, tri giác, ý thức, hoặc hành vi. Rối loạn có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, cấp tính hoặc mạn tính và triệu chứng của rối loạn này thường do chấn thương tâm lý gây ra.
Rối loạn phân ly gồm nhiều thể bệnh khác nhau như quên phân ly, giải thể nhân cách, giải thể thực tế, rối loạn nhận dạng phân ly.
I. RỐI LOẠN QUÊN PHÂN LY
1. Khái niệm
Đặc điểm chủ yếu của quên phân ly là bệnh nhân mất khả năng nhớ lại các đặc điểm quan trọng của cá nhân bệnh nhân, thường xảy ra sau chấn thương tâm lý hoặc thảm họa thiên nhiên với cường độ rất mạnh, gây ra mất nhớ cho bệnh nhân; quên không phải hậu quả trực tiếp của một chất, một bệnh thần kinh trung ương hoặc một bệnh cơ thể.
2. Dịch tễ học
Quên phân ly gặp ở 2 – 6% dân số, chưa rõ sự khác biệt giữa nam và nữ, thường khởi phát ở cuối tuổi thiếu niên và đầu tuổi thanh niên. Quên phân ly khó phát hiện ở tuổi thiếu nhi do trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, khó mô tả được triệu chứng của rối loạn.
3. Bệnh sinh
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có môi trường tâm lý xã hội nhiều mâu thuẫn mạnh mà bệnh nhân không thể dung nạp; do đó, họ hay xấu hổ, cảm thấy không được giúp đỡ, bị trêu ghẹo, chia rẽ. Các mâu thuẫn này tích tụ lại, gây ra các hậu quả xấu như quan hệ tình dục bừa bãi, tự sát, hành vi bạo lực.
Các trải nghiệm chấn thương về cơ thể và tình dục có thể gây ra rối loạn này. Trong nhiều trường hợp, chấn thương là sự phản bội niềm tin, sự phản bội này được cho là ảnh hưởng đến cách xử lý và ghi nhớ các sự kiện.
4. Triệu chứng
4.1. Các trường hợp điển hình
Các triệu chứng của quên phân ly cổ điển là một rối loạn lâm sàng khởi phát rất đột ngột với các triệu chứng rất đa dạng và rất mạnh mẽ, thường dẫn đến việc bệnh nhân được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế. Triệu chứng nổi bật là mất nhớ các sự kiện quan trọng. Các triệu chứng này xuất hiện ở một người đã trải qua chấn thương tâm lý cấp tính rất mạnh. Rối loạn cũng có thể phát triển ở những người có xung đột nội tâm sâu sắc hoặc căng thẳng tình cảm.
Bệnh nhân có thể có triệu chứng cơ thể đa dạng, biến đổi liên tục, thay đổi về ý thức, giải thể nhân cách, giải thể thực tế, trạng thái sững sờ, nhầm lẫn về tuổi tác và dẫn đến mất nhớ ngược chiều. Trầm cảm và ý tưởng tự sát gặp trong nhiều trường hợp.
Không có một loại nhân cách hoặc tiền sử bản thân, gia đình nào đặc biệt ở các bệnh nhân quên phân ly; tuy nhiên các triệu chứng rối loạn dạng cơ thể trong tiền sử hay có ở các bệnh nhân này. Nhiều người trong số! những bệnh nhân này có tiền sử về sự ngược đãi hoặc chấn thương tâm lý khi còn là thiếu niên.
Trong các trường hợp chiến tranh, các trận đánh chính là các chấn thương tâm lý mạnh, khiến các triệu chứng của quên phân ly xuất hiện nhiều và biến dạng.
4.2. Các trường hợp không điển hình
Những bệnh nhân này thường xuất hiện nhiều rối loạn như trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực; lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn giấc ngủ, rối loạn dạng cơ thể, lo âu và hoảng sợ kịch phát, kích động và hành vi tự sát, hành vi bạo lực, rối loạn ăn.
Hành vi tự hủy hoại cơ thể và hành vi bạo lực ở những bệnh nhân này cũng có thể; đi kèm với triệu chứng mất trí nhớ. Bệnh nhân cũng có thể có các mảng hồi tưởng hoặc các đợt tái phát hành vi có liên quan đến chấn thương tâm lý.
5. Tiến triển và tiên lượng
Rối loạn quên phân ly cấp tính thường tự hết khi bệnh được đưa ra khỏi tình huống chấn thương; tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể phát triển liên tục thành mạn tính, gây ảnh hưởng trầm trọng đến các chức năng lao động, học tập và đòi hỏi mức hỗ trợ xã hội cao. Các bác sĩ nên cố gắng khôi phục lại những ký ức đã mất của bệnh nhân càng sớm càng tốt; ngược lại, trí nhớ bị: rối loạn có thể hình thành nên hạt nhân vô thức gây quên những sự kiện xảy ra xung quanh trong tương lai.
6. Điều trị
– Liệu pháp nhận thức: liệu pháp nhận thức có thể có những lợi ích cụ thể cho những người có chấn thương tâm lý. Xác định các biến dạng nhận thức dựa vào chấn thương có thể cung cấp cơ hội cho bệnh nhân nhớ lại những gì mà bệnh nhân trải qua khi có quên phân ly. Khi bệnh nhân điều chỉnh được sự biến dạng nhận thức, đặc biệt là về ý nghĩa của chấn thương, họ có thể nhớ lại nhiều đặc điểm cụ thể hơn đã diễn ra.
– Thôi miên: thôi miên có thể được sử dụng theo một số cách khác nhau trong điều trị quên phân ly. Đặc biệt, thôi miên có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ của các triệu chứng, liên kết các sự kiện lại với nhau, thúc đẩy việc tích hợp các thông tin lẻ tẻ lại với nhau để phục hồi trí nhớ.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được dạy tự thôi miên để áp dụng kỹ thuật ngăn chặn và làm dịu trong cuộc sống hàng ngày của mình. Sử dụng kỹ thuật ngăn ngừa thành công, sẽ làm tăng cảm giác của bệnh nhân rằng họ có thể kiểm soát được sự thay đổi giữa các mảng hồi tưởng và mất trí nhớ.
– Liệu pháp hóa dược và sốc điện: không có liệu pháp hóa dược chuyên biệt nào dành cho quên phân ly. Các trường hợp cấp tính, người ta dùng diazepam tiêm tĩnh mạch. Thủ thuật này đôi khi cũng hữu ích trong các trường hợp mất trí nhớ mạn tính khi bệnh nhân không đáp ứng với các liệu pháp khác.
Các thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm giúp bệnh nhân giảm bớt lo lắng, căng thẳng và các mảng hồi tưởng cho bệnh nhân, qua đó giúp họ phục hồi lại trí nhớ.
Liệu pháp sốc điện có thể được áp dụng cho các trường hợp quên phân ly không đáp ứng với các liệu pháp điều trị khác.
– Liệu pháp tâm lý nhóm: các liệu pháp tâm lý nhóm có thời hạn và dài hạn hữu ích cho các cựu chiến binh với rối loạn stress sau sang chấn và những trẻ em bị ngược đãi.
Trong các buổi họp nhóm, bệnh nhân có thể hồi phục những ký ức mà họ đã mất. Sự hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong nhóm hoặc của nhà trị liệu theo nhóm, có thể tạo điều kiện tái hội nhập và xâu chuỗi các sự kiện riêng lẻ lại với nhau, giúp bệnh nhân nhớ lại những gì đã quên.
7. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình
– Rối loạn quên phân ly là rối loạn tâm thần, khởi phát sau chấn thương tâm lý mạnh.
– Bệnh nhân quên đột ngột, ngược chiều các sự kiện đã xảy ra trước đây,
– Triệu chứng cơ thể đa dạng, biến đổi liên tục, nhầm lẫn về tuổi tác và dẫn đến mất nhớ ngược chiều.
– Bệnh nhân có thể có các hành vi bạo lực và hành vi tự sát.
– Bệnh nhân cần được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý và thuốc. Các trường hợp kéo dài hoặc kháng trị, cần phải được sử dụng sốc điện.
– Nếu các chấn thương tâm lý vẫn tồn tại, bệnh sẽ rất dễ tái phát và thành mạn tính.
– Khuyến khích bệnh nhân học cách thư giãn, tập thở để giảm căng thẳng, tham gia các hoạt động thể thao hoặc các hoạt động ngoại khóa khác.
II. RỐI LOẠN GIẢI THỂ NHÂN CÁCH, GIẢI THỂ THỰC TẾ
1. Khái niệm
Giải thể nhân cách là cảm giác bền vững hoặc tái diễn của sự tách rời hay xa lánh khỏi bản thân của chính mình. Các cá nhân có thể báo cáo cảm giác như xem chính mình trong một bộ phim.
Giải thể thực tế là cảm giác không thực tế hoặc bị tách ra khỏi môi trường của một người. Bệnh nhân có thể diễn tả nhận thức của mình về thế giới bên ngoài như thiếu sống động, thiếu màu sắc, thiếu cảm xúc hoặc như thể đang mơ hoặc chết.
2. Dịch tễ học
Những kinh nghiệm thoáng qua về giải thể nhân cách và giải thể thực tế là rất phổ biến ở người bình thường và trong lâm sàng. Đây là những triệu chứng phổ biến thứ ba trong tâm thần, sau trầm cảm và lo âu.
Một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bị rối loạn này trong 1 năm là 19% dân số. Bệnh thường xảy ra ở các bệnh nhân bị co giật và chứng đau nửa đầu, chúng cũng có thể xảy ra khi sử dụng các loại thuốc gây ảo giác, đặc biệt là cần sa, acid lysergic diethylamid (LSD) và mescalin; ít gặp hơn là ở các bệnh nhân sử dụng các thuốc kháng cholinergic.
Rối loạn này cũng gập ở các tình huống thôi miên sâu, nhìn chằm chằm vào gương rộng… Các rối loạn này cũng rất phổ biến ở những người có thương tích ở đầu mức độ từ nhẹ đến trung bình. Sau khi bị chấn thương vào đầu, bệnh nhân thể mất ý thức hoặc không mất ý thức, nhưng rối loạn hay gặp hơn ở các bệnh nhân đã bị bất tỉnh kéo dài hơn 30 phút.
Giải thể nhân cách và giải thể thực tế cũng phổ biến sau những hải nghiệm đe dọa đến mạng sống, có hoặc không có thương tích cơ thể nghiêm trọng. Giải thể nhân cách gặp ở phụ nữ gấp hai đến bốn lần so với nam giới.
3. Bệnh sinh
– Động lực tâm thần: các giả thiết động lực tâm thần đã nhấn mạnh đến sự tan rã của cái tôi hoặc đã xem việc mất nhân cách như một phản ứng cảm xúc để bảo vệ cái tôi. Những lời giải thích này nhấn mạnh vai trò của những trải nghiệm đau đớn hoặc những xung đột do chấn thương tâm lý mạnh gây ra.
– Chấn thương tâm lý: khoảng một phần ba đến một nửa số bệnh nhân có giải thể nhân cách hoặc giải thể thực tế đã có các chấn thương rõ ràng Khoảng 60% số hạn nhân của các tai nạn nghiêm trọng (đe dọa tính mạng) cho biết họ bị giải thể nhân cách tạm thời trong hoặc ngay sau sự kiện chấn thương. Các nghiên cứu thực hiện trong quân đội cho thấy các triệu chứng của giải thể nhân cách và giải thể thực tế thường được gây ra bởi sự căng thẳng và mệt mỏi.
– Giả thiết thần kinh học: mối liên quan giữa giải thể nhân cách với chứng đau nửa đầu và cần sa, đáp ứng thuận lợi của các triệu chứng giải thể nhân cách đối với thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRI). Mối liên quan giữa các triệu chứng giải thể nhân cách với sự suy giảm L – tryptophan, tiền chat serotonin, chỉ ra giải thể nhân cách có liên quan đến hệ serotoninergic.
Giải thể nhân cách là triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhân nghiện ma túy. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự liên quan mạnh mẽ giữa giải thể nhân cách và, nhóm N – methyl – daspartat (NMDA) của thụ thể glutamat.
4. Triệu chứng
Một số triệu chứng đặc biệt có giá trị giúp nhận ra giải thể nhân cách, bao gồm:
(1) Cảm giác thay đổi cơ thể.
(2) Tính hai mặt của mình, vừa như là người quan sát và là diễn viên.
(3) Bị cắt từ các người khác.
(4) Bị cắt từ của cảm xúc của chính mình.
Bệnh nhân giải thể nhân cách thường khó khăn khi diễn đạt cảm nhận của mình. Sự giải thích của họ thường chỉ bằng vài từ như “Tôi cảm thấy như đã chết”, “Không có gì là có thật” hoặc “Tôi đứng bên ngoài bản thân mình”. Bệnh nhân không thể truyền đạt đầy đủ cho người khác về những khó khăn mà họ gặp phải. Nhưng khi phàn nàn về các khó khăn đang hủy hoại cuộc sống của họ, họ có thể diễn đạt một cách rõ rệt không bị bối rối.
5. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt theo DSM5
5.1. Chẩn đoán
A. Biểu hiện thường xuyên hoặc tái diễn giải thể nhân cách hoặc giải thể thực tế hoặc cả hai:
B. Giải thể nhân cách: bệnh nhân có trải nghiệm không thực rằng mình đã chết hoặc đứng ở bên ngoài cơ thể của mình cả về ỷ nghĩ, cảm giác, tư thế, cơ thể và hoạt động (nghĩa là tri giác sai, mất cảm giác thời gian, cảm nhận không đúng hoặc mất cảm nhận về cá nhân mình cả về mặt cảm xúc và về mặt cơ thể).
C. Giải thể thực tế: bệnh nhân có những trải nghiệm không đúng về môi trường xung quanh hoặc họ thấy mình bị tách rời khỏi môi trường xung quanh (bệnh nhân có cảm giác không thực tệ, giống như trong mơ, như qua làn sương mù, như bị lóa mắt).
D. Trong khi giải thể nhân cách hoặc giải thể thực tế, tương tác thực tế của bệnh nhân vẫn tồn tại.
E. Các hiệu chứng là nguyên nhân gây ra các biểu hiện lâm sàng khó chịu, ảnh hưởng đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác.
F. Rối loạn không phải là hậu quả của một chất.
G. Rối loạn không được giải thích tốt hơn bởi một bệnh tâm thần khác như phản ứng stress cấp, rối loạn stress sau sang chấn, tâm thần phân liệt…
5.2. Chẩn đoán phân biệt
– Giải thể nhân cách có thể là kết quả của một bệnh cơ thể, say rượu hoặc ma túy, như là một phản ứng phụ của thuốc, hoặc có thể liền quan đến các con tấn công hoảng sợ, ám ảnh, rối loạn stress sau sang chấn hoặc rối loạn stress cấp, tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn liên quan đến tâm thần phân liệt. Việc khám xét về thần kinh là điều cần thiết, bao gồm: khám lâm sàng, làm các xét nghiệm như EEG và chụp X quang cắt lớp não để giúp xác định chẩn đoán.
– Giải thể nhân cách liên quan đến ma túy thường là thoáng qua, nhưng giải thể nhân cách bền vững có thể gặp ở người thường xuyên dùng ma túy như can sa, cocain, heroin và các chất gây nghiện khác.
– Các bệnh thần kinh, bao gồm: động kinh, u não, hội chứng sau xuất huyết não, rối loạn chuyển hóa, Migraine, chóng mặt đã được coi là nguyên nhân gây giải thể nhân cách.
6. Tiến triển và tiên lượng
– Giải thể nhân cách sau chấn thương tâm lý hoặc ngộ độc ma túy sẽ tự hết khi loại bỏ được chấn thương và tình trạng say ma túy đã hết.
– Giải thể nhân cách kèm theo trầm cảm, lo âu và loạn thần sẽ hết khi tất cả các rối loạn tâm thần này được điều trị ổn định.
– Giải thể nhân cách có thể chỉ có một giai đoạn, hay tái phát hoặc mạn tính. Các bệnh nhân giải thể nhân cách thường khởi phát ở tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi thanh niên.
– Giải thể nhân cách ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp và các chức năng quan trọng khác của người bệnh.
7. Điều trị
Giải thể nhân cách và giải thể thực thể nhìn chung là điều trị khó. Một số bằng chứng cho thấy các thuốc chống trầm cảm SSRI như fluoxetine (prozac) liều 40mg/ngày, fluvoxamine (luvox) liều 200mg/ngày có hiệu quả điều trị tốt với giải thể nhân cách và giải thể thực tế. Các nghiên cứu mù đôi cũng chứng minh lamotrigin (lamictal) liều 200mg/ngày có hiệu quả điều trị rõ ràng.
Đáp ứng điều trị của các bệnh nhân giải thể nhân cách không giống nhau, Có bệnh nhân cho kết quả tốt khi dùng một loại thuốc (chống trầm cảm, chỉnh khí sắc), nhưng có bệnh nhân đòi hỏi sự kết hợp của nhiều loại thuốc như chống trầm cảm chỉnh khí sắc, giảm đau, bình thần.
Nhìn chung các liệu pháp tâm lý (nhận thức hành vi, động lực tâm lý, thôi miên) cho kết quả điều trị hạn chế.
8. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình
– Giải thể nhân cách và giải thể thực tế là rối loạn tâm thần, khởi phát sau chấn thương tâm lý hoặc lạm dụng ma túy.
– Rối loạn này thường đi kèm với cạc bệnh tâm thần khác như trầm cảm, lo âu, rối loạn stress sau sang chấn…; hoặc các bệnh cơ thể như đau nửa đầu, động kinh, lạm dụng ma túy.
– Bệnh có thể tiến triển mạn tính và hay tái phát nếu chấn thương tâm lý vẫn tồn tại hoặc tiếp tục lạm dụng ma túy.
– Bệnh nhân cần được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý và thuốc. Các trường hợp kéo dài hoặc kháng trị thì cần phải được sử dụng sốc điện.
– Sau khi khỏi bệnh, cần uống thuốc củng cố kéo dài để tránh tái phát.
– Khuyến khích bệnh nhân học cách thư giãn, tập thở để giảm căng thẳng, tham gia các hoạt động thể thao hoặc các hoạt động ngoại khóa khác.
III. RỐI LOẠN NHẬN DẠNG PHÂN LY
1. Khái niệm
Rối loạn nhận dạng phấn ly còn được gọi là rối loạn đa nhân cách, đây là rối loạn được nghiên cứu sâu rộng nhất trong số các rối loạn phân ly. Rối loạn được đặc trưng bởi sự tồn tại của hai hoặc hơn các nhân cách khác nhau. Gác đặc tính hoặc các trạng thái nhân cách khác hẳn nhau về nhận thức, về suy nghĩ, về môi trường và bản thân, chúng có cá tính liệng của mình. Đây là rối loạn phân ly có tất cả các triệu chứng của các rối loạn phân ly khác như quên phân ly, giải thể nhân cách, giải thể thực tế và các triệu chứng tương tự.
2. Dịch tễ
Người ta chưa biết được tỷ lệ rối loạn nhận dạng phân ly, nhưng tỷ lệ nữ/nam được cho là giao động từ 1/5 đến 1/9.
3. Bệnh sinh
Rối loạn nhận dạng phân ly có liên quan chặt chẽ đến những chấn thương tâm lý ở trẻ em, thường là bị ngược đãi. Tỷ lệ có chấn thương tâm ly khi còn là trẻ em .ở các bệnh nhân rối loạn nhận dạng phân ly là từ 85 – 97% trường hợp. Lạm dụng về thể xác và lạm dụng tình dục là những chấn thương tâm lý hay gặp nhất ở trẻ em. Các nghiên cứu ngày nay chưa tìm thấy bằng chứng về vai trò của di truyền trong bệnh sinh của rối loạn này.
4. Triệu chứng
Triệu chứng quyết định chẩn đoán là sự tồn tại của hai hoặc nhiều nhân cách khác nhau. Như đã nói ở trên, rối loạn này bao gồm rất nhiều triệu chứng gặp trong các rối loạn phân ly khác. Hơn nữa, bệnh nhân thường có nhiều tổn thương phối hợp như trầm cảm, lo âu, ám ảnh cưỡng bức, chấn thương ở vùng đầu, động kinh, hen phế quản… khiến cho việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn. Khi khám bệnh, chúng ta rất dễ nhầm rối loạn nhận dạng phân ly với tâm thần phân liệt.
Bệnh nhân rối loạn nhận dạng phân ly hay có triệu chứng quên phân ly. Khi khai thác, chúng ta sẽ nhận thấy các lỗ hổng về trí nhớ của bệnh nhân. Các lỗ hổng trí nhớ này gặp ở giai đoạn bệnh nhân còn là thiếu niên. Các lỗ hổng về trí nhớ này rất trầm trọng, khiến chúng ta không thể giải thích là do quên thông thường.
5. Tiến triển và tiên lượng
Ít có nghiên cứu về tiến triển tự nhiên của rối loạn nhận dạng phân ly nếu không được điều trị. Một số người bị rối loạn nhận dạng tiếp tục bị lạm dụng, bị đánh đập, điều này có thể dẫn đến chấn thương tâm lý cho con cái của họ và có khả năng gây ra các rối loạn cho chúng. Nhiều bệnh nhân rối loạn nhận dạng phân ly không được chẩn đoán hoặc không được điều trị sẽ chết do tự sát hoặc do hành vi nguy hiểm của họ.
Tiên lượng xấu gặp ở những bệnh nhân có rối loạn tâm thần thực tổn, loạn thần hoặc bệnh cơ thể nặng kèm theo. Các rối loạn do lạm dụng chất gây nghiện và rối loạn ăn uống cũng cho tiên lượng xấu. Các yếu tố khác thường cho tiên lượng xấu bao gồm: rối loạn nhân cách thể chống đối xã hội, có hành vi phạm tội, đang bị lạm dụng. Các chấn thương tâm lý lặp đi lặp lại với các đợt tái phát phản ứng stress cấp có thể làm phức tạp thêm bệnh cảnh lâm sàng.
6. Điều trị
– Điều trị bằng hóa dược: các thuốc chống trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị rối loạn nhận dạng phân ly. Người ta nhận thấy các thuốc chống trầm cảm SSRI (sertraline 100mg x 1 viên/ngày), thuốc chống trầm cảm 3 vòng (clomipramine 25mg x 4 vIên/ngày) và các thuốc ức chế beta, thuốc chống động kinh, thuốc bình thần… đều có tác dụng làm giảm lo âu, trầm cảm, ám ảnh và hành vị cưỡng bức của các bệnh nhân rối loạn nhận dạng phân ly.
– Các thuốc an thần không biệt định như risperidon (2mg x 1 viên/ngày), quetiapine (300mg x 1 viên/ngày), olanzapine (5mg x 1 viên/ngày) có hiệu quả rõ ràng trong điều trị rối loạn nhận dạng phân ly. Các thuốc này làm giảm nhanh tình trạng lo lắng, căng thẳng, các mảng hồi tưởng, hành vi xa lánh trong rối loạn nhận dạng phân ly. Một vài trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị nêu trên, sẽ có kết quả tốt nếu được điều trị bằng clozapine. Sau khi đã khỏi bệnh, bệnh nhân nên điều trị bằng thuốc trong ít nhất 6 tháng để chống tái phát.
– Điều trị bằng sốc điện: với một số bệnh nhân rối loạn nhận dạng phân ly kháng trị, các bác sĩ khuyên sử dụng sốc điện. Sốc điện mang đến sự cải thiện rõ ràng ở các bệnh nhân có trầm cảm kháng trị, trầm cảm có yếu tố u sầu. Trên hết, sốc điện giải quyết hết các triệu chứng cơ thể của bệnh nhân rối loạn nhận dạng phân ly.
Sốc điện cần được tiến hành hàng ngày hoặc cách ngày. Trung bình bệnh nhân cần được điều trị khoảng 10 liệu trình sốc điện. Sau khi đã khỏi bệnh, bệnh nhân nên điều trị bằng thuốc trong ít nhất 6 tháng để chống tái phát.
– Điều trị bằng liệu pháp tâm lý: nhiều liệu pháp tâm lý đã được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân rối loạn nhận dạng phân ly. Các liệu pháp nhận thức hành vi, phân tích tâm lý cá nhân, thôi miên… đều cho kết quả chậm; tuy nhiên, nó cũng đã làm giảm nhẹ các triệu chứng căng thẳng, cải thiện mối quan hệ của bệnh nhân với gia đình, giảm bớt các triệu chứng cơ thể cho bệnh nhân.
7. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình
– Rối loạn nhận dạng phân ly là rối loạn tâm thần, khởi phát sau chấn thương tâm lý.
– Bệnh nhân phải tồn tại ít nhất 2 nhân cách khác nhau.
– Rối loạn này thường đi kèm với các bệnh tâm thần khác như trầm cảm, lo âu, rối loạn stress sau sang chấn… hoặc các bệnh cơ thể như chấn thương đầu, lạm dụng ma túy.
– Bệnh có thể tiến triển mạn tính và hay tái phát nếu chấn thương tâm lý vẫn tồn tại.
– Bệnh nhân cần được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý và thuốc. Các trường hợp kéo dài hoặc kháng trị, cần phải được sử dụng sốc điện.
– Sau khi khỏi bệnh, cần uống thuốc củng cố tối thiểu 6 tháng để tránh tái phát.
– Khuyến khích bệnh nhân học cách thư giãn, tập thở để giảm căng thẳng, tham gia các hoạt động thể thao hoặc các hoạt động ngoại khóa khác.