QUÁ TRÌNH LỚN LÊN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NHỎ – BỘ Y TẾ

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết QUÁ TRÌNH LỚN LÊN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NHỎ – BỘ Y TẾ tải pdf Tại đây.

Nguồn tham khảo: Phần 1 – Quyển CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ KỶ NGUYÊN 4.0 của Bộ Y tế.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Ba chỉ số chính được sử dụng để xác định về sự phát triển thể chất là cân nặng, chiều cao và vòng đầu của trẻ theo các mốc thời gian.

CÁC CHỈ SỐ BÌNH THƯỜNG VỀ CÂN NẶNG, CHIỀU CAO VÀ VÒNG ĐẦU

Trẻ mới sinh

CÂN NẶNG:

Trẻ mới sinh có cân nặng trung bình là 3000g (từ 2500 – 3500g). Trong tuần đầu có hiện tượng sụt cân sinh lý nhưng không giảm quá 10% so với cân nặng khi đẻ, sau đó phục hồi nhanh và đến cuối tháng có thể tăng thêm khoảng 600g.

CHIỀU DÀI:

Trẻ mới sinh có chiều dài trung bình 48-50cm.

VÒNG ĐẦU:

32 – 36 cm. Vòng dầu < 32 cm hoặc > 36cm cần được theo dõi hội chứng đầu nhỏ hoặc não úng thủy.

Sau giai đoạn sơ sinh

Theo dõi các chỉ số cân nặng, chiều cao và vòng đầu theo các thời điểm:

  • Cân nặng:
    • Trẻ 1-2 tuổi: Cân 3 tháng/lần.
    • Từ năm thứ 2-6 tuổi: 6 tháng/lần.
  • Chiều cao: 6 tháng đo 1 lần trong giai đoạn trẻ từ 0-6 tuổi.
  • Vòng đầu: Ngay sau khi đẻ, 14 tuần, 12 tháng và 24 tháng.

=> Đọc thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh theo AAP 2022.

BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG

Trẻ dưới 5 tuổi đều được theo dõi sự phát triển thể lực bằng Biểu đồ cân nặng và chiều cao theo tuổi. Mỗi biểu đồ có cho trẻ trai và trẻ gái riêng: nên màu xanh cho trẻ trai và màu hồng cho trẻ gái. Cách đánh giá như sau:

Mỗi lần cân, đo cho trẻ hãy ghi lại kết quả trên biểu đồ, bạn sẽ biết con mình có tăng trưởng bình thường hay không. Trên mỗi biểu đồ đều có hướng dẫn cho bạn cách nhận biết các số đo của trẻ tại thời điểm cân, và xu hướng tăng trưởng có bình thường hay không. Dưới đây là một số các nội dung chính khí theo dõi các biểu đồ tăng trưởng

BIỂU ĐỒ THEO DÕI CÂN NẶNG:

  • Có 5 đường cong:
    • Đường ở giữa (đường số 0) là đường biểu diễn giá trị trung bình của cân nặng. Phía trên và dưới của đường giữa là 2 đường (đường số 2 và -2) tạo nên vùng màu xanh, là vùng cân nặng của trẻ bình thường.
    • Phía trên vùng màu xanh là vùng màu vàng: đó là vùng cho bạn biết con bạn đang thừa cân so với tuổi. Nếu cân nặng của trẻ rơi vào vàng phía trên đường cong (đường số 3) là trẻ đã bị béo phì
    • Phía dưới vùng màu xanh là vùng màu cam (giữa đường -2 và – 3) là vùng cho bạn biết con bạn bị suy dinh dưỡng nhẹ
    • Phía dưới vùng màu cam (dưới đường -3) là vùng màu đỏ. Nếu cân nặng con bạn rơi vào vùng này là bị suy dinh dưỡng nặng.
  • Chiều hướng thay đổi cân nặng:

Ngoài việc đánh giá cân nặng của trẻ theo tháng, năm tuổi việc đánh giá xu hướng cân nặng của 2-3 lần cân liên tiếp cũng rất quan trọng. Ví dụ như cân nặng của con bạn ở lần cân sau không tăng hoặc giảm hơn lần cân trước cũng là dấu hiệu có thể có vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe cho dù cả cân nặng của 2 lần cân đều ở trong vùng màu xanh. Trường hợp con bạn bị suy dinh dưỡng nhẹ ở thời điểm này và lần sau cân nặng vẫn ở trong vùng suy dinh dưỡng nhưng có tăng hơn so với lần trước (đường biểu diễn trên biểu đồ có xu hướng đi lên) thì cũng là một tín hiệu tốt, cần kiên nhẫn tiếp tục nuôi trẻ đúng cách, phòng bệnh tật trẻ sẽ đạt được cân nặng bình thường.

  • Lưu ý: Trẻ đẻ có cân nặng < 2500g là trẻ đẻ nhẹ cân và cân nặng > 4000g là trẻ đẻ nặng cân. Các trẻ này đều có nguy cơ tai biến tại cuộc đẻ, ở giai đoạn sơ sinh cũng như trong quá trình phát triển thể chất về sau.

BIỂU ĐỒ THEO DÕI CHIỀU CAO

Cấu trúc biểu đồ theo dõi chiều cao tương tự giống như biểu đồ theo dõi cân nặng. Tuy nhiên, các thời điểm đo chiều cao không cần thường xuyên như đo cân nặng. Như đã giới thiệu ở trên đo chiều cao chỉ cần 6 tháng/lần trong suốt thời kỳ từ 0 – 5 tuổi. Đánh giá về chiều cao cũng có các mức độ: bình thường; cao hơn so với tuổi, thấp còi độ I và thấp còi độ II. Tuy nhiên, không giống như cân nặng, việc can thiệp để cải thiện về chiều cao là quá trình lâu dài, bắt đầu từ trẻ gái vị thành niên, trước khi mang thai cũng như trong suốt thời gian mang thai và sau khi đẻ.

Lưu ý ở trẻ dưới 2 tuổi, đo trẻ ở tư thể nằm (vì trẻ chưa đứng thẳng được) vì thế nên gọi là chiều dài. ở mốc trẻ 2 tuổi, được cong bị cắt rời 1 khoảng là sai số giữa chiều cao nằm và đứng. Sai số này không ảnh hưởng đến việc đánh giá trẻ.

ĐO VÒNG ĐẦU:

Đánh giá sự phát triển của vòng đầu cũng có biểu đồ tăng trưởng. Tuy nhiên, hiện tại chưa sử dụng biểu đồ này trong cộng đồng.

  • Đo lần 1: lúc mới sinh, vòng đầu của trẻ sơ sinh là khoảng từ 32-36 cm.
  • Đo lần 2: thường đo vào lúc trẻ được 14 tuần. Tại thời điểm này, vòng đầu tăng thêm khoảng 6cm so với khi mới sinh (trung bình 2cm/tháng).
  • Đến 7 năm, vòng đầu trẻ tăng thêm 6-8 cm nữa, số đo bình thường vào khoảng 44-46cm.
  • Đến 2 năm: vòng đầu bình thường của trẻ khoảng 46-48 cm.

Nếu vòng đầu của trẻ nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường vào thời điểm đo nêu trên, bạn nên thông báo cho nhân viên y tế để được tư vấn.

Cách đo: Dùng thước đo không chun giãn đặt thước dây vòng quanh đầu trẻ, qua nơi độ cao nhất ở phía trước trán vòng ra phía trên hai vành tai rồi tiếp tục kéo ra phía sau.

Cách đo vòng đầu
Cách đo vòng đầu

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Theo dõi phát triển thể chất là nội dung thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe trẻ em.

CÂN TRẺ, ĐO CHIỀU CAO VÀ CHẤM BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG CÓ THỂ GIÚP BỐ MẸ:

  • Biết được trẻ tăng trưởng bình thường: khí các lần cân trẻ đều nằm trong vùng giới hạn bình thường
  • Phát hiện sớm các vấn đề về thể chất: tăng cân chậm hoặc quá nhanh để điều chỉnh chế độ ăn hoặc xử lý sớm nếu có vấn đề về bệnh lý.
  • Theo dõi cân nặng: nếu không bình thường có thể can thiệp hiệu quả trong thời gian ngắn.

KHI CÁC CHỈ SỐ THEO DÕI KHÔNG NẰM TRONG GIỚI HẠN BÌNH THƯỜNG:

  • Các trẻ có các số đo trong giới hạn bình thường theo tuổi như giới thiệu ở trên là phát triển tốt. Tuy nhiên, nêu các bố, mẹ cảm thấy lo lắng về bất cứ điều gì, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
  • Nếu trẻ có các số đo nằm trong vùng suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì hoặc bất thường về vòng đầu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp.

SỰ PHÁT TRIỂN VỀ TINH THẦN, VẬN ĐỘNG

Theo dõi sự phát triển tinh thần, vận động của trẻ chủ yếu về 4 nội dung:

  • Vận động: Vận động thô (cử động đầu, cổ, ngồi, đi, đứng) và vận động tinh (giữ đồ vật, thực hiện các động tác phối hợp)
  • Khả năng nhận biết
  • Ngôn ngữ
  • Giao tiếp

Dưới đây là một số thời điểm quan trọng để đánh giá sự phát triển về tinh thần, vận động của trẻ.

GIAI ĐOẠN TỪ 0-2 THÁNG TUỔI

Tiếng khóc chào đời của trẻ mới sinh là nhịp thở đầu tiên và cũng là ngôn ngữ của trẻ. Một trẻ sinh ra bình thường là khóc to, da hồng và có thể bú mẹ được trong vòng giờ đầu sau đẻ, có các phản xạ tự nhiên như nắm chặt tay, giật mình khi có tiếng động mạnh. Trong những ngày đầu trẻ ngủ nhiều khoảng 16-18 giờ, không phân biệt ngày đêm, Tuy nhiên khi đánh thức thì trẻ tỉnh và có phản ứng với xung quanh. Trẻ khó chịu, quấy khóc khi đói, ướt tã, bị lạnh hoặc khi có các tác động khó chịu xung quanh như tiếng ồn, ánh sáng v.v

Đến cuối giai đoạn này trẻ đã có thể nhận biết được đêm, ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Trẻ cảm nhận được hơi ấm, tình yêu thương qua lời hát ru, vuốt ve, vỗ về của mẹ hoặc người chăm sóc. Trẻ khóc khi khó chịu và đã có thêm các âm sắc như oe, a khi khóc.

Trẻ thức và hoạt động nhiều hơn, trẻ đã có thể:

  • Quay cổ sang 2 bên hoặc ngẩng lên khi nằm ngửa
  • Nắm chặt 2 tay, co cánh tay, co chân hoặc cong người, khi bế trẻ lên
  • Biết dụi đầu vào vú mẹ, quay đầu tìm núm vú và bú mẹ
  • Biết đưa mắt nhìn theo đồ vật di chuyển trước mặt
  • Đến cuối tháng thứ 2, trẻ bắt đầu biết hóng chuyện (nhìn chăm chú vào mặt người nói, môi mấp máy).

TỪ 3 – 4 THÁNG TUỔI

  • Biết lẫy, giữ thẳng đầu và có thể vươn cao cả phần ngực lên. Đến cuối tháng thứ 4 đã có thể lật đi lật lại không cần người đỡ.
  • Đã có sự nhịp nhàng khi vận động, có thể với đồ chơi, phối hợp cả 2 tay để cầm và mắt nhìn đồ vật khi chơi.
  • Có nhiều tương tác hơn với môi trường xung quanh. Thích hóng chuyện và ê a theo người nói.
  • Đã nhận biết được người thân qua khuôn mặt và giọng nói
  • Trẻ biết phân biệt được ngày và đêm, thức lâu hơn trong ngày và ngủ vào buổi tối.

TỪ 5- 6 THÁNG TUỔI

  • Lật qua, lật lại người một cách thành thạo và có thể trườn người lên, xuống, hoặc xoay sang 2 bên
  • Giữ được đầu khi bế thẳng trẻ lên
  • Hay đưa đồ chơi lên miệng hoặc cho chân vào miệng
  • Có dấu hiệu mọc răng (chảy dãi, cắn vú mẹ, thích đưa các đồ vật vào mồm). Một số trẻ có thể mọc răng vào tháng thứ 6.
  • Tự ê a nói chuyện một mình
  • Nhận biết được người lạ, có thể khóc không muốn cho bế.
Trẻ từ 5-6 tháng tuổi
Trẻ từ 5-6 tháng tuổi

TỪ 7- 9 THÁNG TUỔI

  • Có thể bò, trườn một cách thành thạo và ngồi vững không cần đỡ
  • Bắt đầu bám vào thành ghế/giường đứng lên và đi lần theo các chỗ đỡ.
  • Thích vứt, ném các đồ vật khi chơi
  • Phát âm lặp lại một từ đơn bà, bà, ma, ma… Cười to thành tiếng.
  • Thích chơi với bố, mẹ, người thân. Đòi theo khi mọi người quay đi.
Trẻ từ 7-9 tháng tuổi
Trẻ từ 7-9 tháng tuổi

TỪ 10-12 THÁNG TUỔI

  • Trẻ đứng vững, tập đi men. Phối hợp 2 bàn tay khá nhịp nhàng khi chơi, khi ăn hoặc làm gì đó theo ý thích
  • Có thể sử dụng được ngón tay như dùng ngón trỏ để chỉ hoặc cầm đồ vật bằng ngón cái và ngón trỏ
  • Biết quay về hướng người gọi mình
  • Đã có thể nói được 2 từ khác âm: bà ơi, ù oà…
  • Thích bắt chước, biết vẫy tay chào tạm biệt
  • Biểu hiện rõ các cảm xúc lo lắng, vui mừng
DẤU HIỆU NGUY CƠ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN, VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ DƯỚI 1 TUỔI:
Sự phát triển của mỗi trẻ có thể khác nhau, trẻ này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn trẻ khác chút ít. Tuy nhiên, nếu qua những mốc thời gian quan trọng mà trẻ không đạt được những vận động, ngôn ngữ hay giao tiếp bình thường, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xác định trẻ có phát triển bình thường không? Đối với phát triển tâm thần, vận động của trẻ dưới 1 tuổi, một số dấu hiệu sau cảnh báo trẻ có nguy cơ chậm phát triển:
Phát triển vận động Phát triển tâm thần
  • Trẻ không đạt được 1 hoặc hơn trong số các vận động, kỹ năng theo lứa tuổi
  • 12 tháng: không biết sử dụng ngón trỏ để sờ hoặc chỉ vào vật nào đó
  • 3 tháng: Không biết hóng chuyện
  • 6 tháng: không thể hiện thích thú hay khó chịu khi có người bày tỏ tình cám với trẻ. Không cười to
  • 9 tháng: Không đáp ứng với các tương tác bằng âm thanh, nụ cười hay biểu cảm trên nét mặt
  • 12 tháng: không nói bập bẹ được vài từ Không có biểu hiện của sự tương tác với người khác

TỪ 13-24 THÁNG TUỔI

  • Trẻ đã tự bước đi vững vàng. Đến khoảng 7 8-24 tháng có thể điều khiển được bước đi nhanh chậm, tiến, lùi, lên, xuống cầu thang. Tự mình ngồi xuống, đứng lên.
  • Thực hiện được các động tác khéo léo như cầm cốc uống, cầm thìa ăn. Uốn người, lắc lư theo điệu nhạc yêu thích.
  • Biết và chỉ đúng một số bộ phận cơ thể như mắt, mũi, mồm. v.v
  • Biết giấu và tìm đồ vật. Biết chơi một số trò chơi xếp hình
  • Phát âm được một cụm từ có nghĩa biểu hiện cảm xúc của mình. Biết đòi thứ mình muốn, biết đòi đi vệ sinh
  • Thích chơi với các trẻ khác và có các biểu hiện tranh giành hoặc nhường đồ chơi. Biết tỏ rõ thái độ yêu thích hoặc không thích, giận dỗi với mọi người xung quanh.

=> Đọc thêm: Trẻ em biếng ăn do lạm dụng sữa tươi – Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang.

TỪ 2- 3 TUỔI

  • Chạy nhảy, lên, xuống cầu thang vững vàng
  • Thực hiện được các vận động tinh: cởi áo, cài khuy, đi tẩt, xúc com
  • Nói nhiều hơn, thuộc được vài câu hát Có suy nghĩ khi choi như phối màu sắc khi xếp hình, đặt đồ vật gọn gàng, theo thứ tự…
  • Biểu hiện sự độc lập: tự đi, tự ăn, muốn sở hữu các vật dụng của mình
  • Thích có họ hàng, anh, chị em đến chơi. Tỏ rõ tình cảm sự yêu thích một ai đó.
Trẻ từ 2-3 tuổi
Trẻ từ 2-3 tuổi
Trong giai đoạn này, các dấu hiệu phát triển khá rõ ràng. Nếu trẻ nào không đạt được, cần đưa đến chuyên gia tư vấn ngay để có giải pháp can thiệp sớm. Bảng dưới đây là một số biểu hiện trẻ có nguy ca
Phát triển vận động Phát triển tâm thần
  • Trẻ không đạt được 1 trong số các vận động, kỹ năng theo lứa tuổi
  • 18 tháng: chưa đi được
  • 2 tuổi: không đi vững
  • 3 tuổi: đi lại khó khăn, hay ngã, không đi cầu thang được
  • Trẻ không thực hiện được 1 hoặc nhiều hơn trong số các vận động hoặc kỹ năng ở nhóm tuổi trước đó
  • 16 tháng: không nói được 1 âm đơn
  • 24 tháng: không nói được 2 từ
  • 3 tuổi: nói không thành câu hoặc câu không có nghĩa. Không hiểu được những yêu cầu, chỉ dẫn của người khác. Không biết sử dụng các đồ chơi cần lắp ráp
  • Không có biểu hiện muốn tương tác với người xung quanh ở bất cứ lứa tuổi nào

TRẺ TỪ 4-6 TUỔI

  • Lứa tuổi này, trẻ có thể tự phục vụ được các nhu cầu cá nhân: đánh răng, rửa mặt, tắm rửa, vệ sinh.v.v.
  • Thực hiện được các động tác khéo léo hơn, sử dụng dao, kéo an toàn, buộc dây, buộc nơ, gấp quần áo gọn gàng
  • Sự phát triển ngôn ngữ đã hoàn thiện. Trẻ có thể diễn đạt được điều muốn nói bằng câu, từ phù hợp với hoàn cảnh
  • Biết cư xử đúng, sai khi giao tiếp trong xã hội: lễ phép với người lớn, hòa đồng với trẻ cùng lứa và chăm sóc, nhường trẻ nhỏ hơn
  • Biết trân trọng, quý giá tình cảm gia đình. Rất dễ tổn thương khi cảm thấy không được quan tâm
  • Hầu hết các trẻ này được đến trường mẫu giáo. Hãy thường xuyên liên lạc với cô giáo để biết con mình có phát triển tương đương với các bạn cùng lớp không. Nếu trẻ không đạt được những kỹ năng cũng như ngôn ngữ, giao tiếp xã hội cần đưa trẻ đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn hoặc chữa trị.
Trẻ từ 4-6 tuổi
Trẻ từ 4-6 tuổi

2 thoughts on “QUÁ TRÌNH LỚN LÊN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NHỎ – BỘ Y TẾ

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here