Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần rất cẩn trọng bảo vệ sức khỏe của mình cũng như của bé. Chính vì vậy, khi gặp phải một số bệnh như đau đầu, táo bón, tiểu đường và đặc biệt là bệnh trĩ, sẽ khiến các mẹ lo lắng và hoang mang. Bài viết của nhà thuốc Ngọc Anh dưới đây là một số cách chữa trĩ cho bà bầu an toàn, lành tính các mẹ có thể áp dụng.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị trĩ
Trĩ là tên gọi của tình trạng suy giãn tĩnh mạch vùng hậu môn dẫn tới hình thành búi trĩ. Khi rặn, ngồi xổm hoặc tĩnh mạch hậu môn bị đè nén quá mức có thể dẫn tới tình trạng sa búi trĩ ra ngoài nứt, sưng, viêm… vùng da xung quanh đó. Phụ nữ thường mắc trĩ trong hoặc sau thời kỳ mang thai. Nguyên nhân khiến bà bầu bị trĩ thường do :
- Thể chất nhiệt và sự tăng nội tiết tố progesterone khiến mẹ bầu dễ bị táo bón lâu ngày, khó đại tiện. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trĩ.
- Quan niệm từ xưa khi mang thai nên hạn chế vận động cũng như do thói quen lười vận động của mẹ dẫn đến tình trạng khí huyết trong cơ thể kém lưu thông, điều này làm nặng hơn tình trạng sa búi trĩ.
- Bé ngày một lớn trong bụng mẹ, tử cung của mẹ cũng lớn dần sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn.
- Trong thời gian mang thai, lượng máu lưu thông nhiều hơn làm giãn tĩnh mạch dẫn tới trĩ.
- Quá trình sinh cần dùng nhiều sức rặn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trĩ.
Các dấu hiệu thường gặp khi bị trĩ ở bà bầu
Cũng giống các đối tượng khác, bà bầu mắc trĩ thường có các dấu hiệu như:
- Đi đại tiện ra máu tươi: Thời gian đầu của trĩ lượng máu mất thường ít không đáng kể, mẹ bầu có thể không phát hiện ra hoặc không để tâm. Nếu tình trạng bệnh nặng thêm lượng máu mất có thể tăng.
- Cảm giác cộm trong đường trực tràng hậu môn: Do các búi trĩ hình thành cản trở trong ống hậu môn.
- Sa búi trĩ: Kích thước búi trĩ và mức độ sa sẽ khác nhau ở từng giai đoạn của bệnh.
- Ngứa, đau rát thậm chí là viêm ở quanh vùng hậu môn: do dịch nhầy và chất thải bị ứ đọng cùng với việc tiếp xúc ma sát liên tục với chất thải dễ gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn.
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu tại nhà
Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá
Rau diếp cá là mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu hay được nhắc đến và sử dụng nhất. Các chuyên gia cho biết trong thành phần của rau diếp cá có chứa Quercetin, Isoquercetin, giàu chất xơ và Vitamin C đem lại công dụng thanh nhiệt, kháng viêm, bảo vệ thành mạch, được mệnh danh là thần dược chữa trĩ. Sử dụng rau diếp cá để trị trĩ ở cấp độ nhẹ sẽ đem lại hiệu quả đáng mong đợi. Loại thảo dược này rất dễ sử dụng, cách chế biến không cầu kỳ một số cách sử dụng được nhiều người biết đến như rửa sạch để ăn sống hoặc ép lấy nước uống, rã nát đắp trực tiếp lên búi trĩ, dùng nước đun để xông, ngâm hoặc rửa…Trong trường hợp trĩ đã ở giai đoạn nặng sử dụng rau diếp cá chỉ hỗ trợ điều trị, không có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn trĩ và cần sử dụng đều đặn, kiên trì để có hiệu quả.
Xem thêm:
Phương pháp chữa trĩ đơn giản từ rau diếp cá không phải ai cũng biết
Xông trĩ cho bà bầu
Xông là cách làm co búi trĩ cho bà bầu đơn giản và đem lại hiệu quả khá cao. Các loại cây thường được sử dụng để nấu nước xông gồm có trầu không, diếp cá, lá lốt… Lưu ý nước xông không nên quá nóng, nên để nước nguội bớt trước khi xông. Có thể tận dụng nước xông để ngâm rửa hậu môn.
Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá trầu không
Các chất như chất chống oxy hóa, chất sát khuẩn và vitamin… được tìm thấy trong thành phần của lá trầu không. Các chất này có hiệu quả cao trong việc chống viêm nhiễm, sát khuẩn, bảo vệ và tăng độ bền thành mạch hậu môn, đặc biệt chúng còn đem lại tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục ở vùng da tổn thương do trĩ gây ra. Ngoài ra sử dụng lá trầu không còn đem lại hiệu quả giảm đau, giảm ngứa và cầm máu.
Cách sử dụng lá trầu không rất đơn giản chỉ cần rửa sạch, nấu sôi sau đó để đến nhiệt độ ấm khoảng 50 đến 70 độ dùng ngâm hoặc rửa hậu môn. Nên thực hiện 2 hoặc 3 lần một tuần để đạt được hiệu quả tối ưu.
Chữa trĩ cho bà bầu bằng các bài tập
Có rất nhiều bài tập các mẹ có thể tham khảo như bài tập Kegel, Yoga, đi bộ… Mỗi ngày dành 20 – 30 phút vận động sẽ giúp ích cho việc điều trị bệnh trĩ cho mẹ và thuận lợi cho quá trình sinh nở sắp diễn ra. Ngoài ra các bài tập này còn có lợi cho quá trình tiêu hóa và đào thải thức ăn của mẹ, giảm tình trạng táo bón.
Sử dụng kem bôi trĩ
Trong điều trị trĩ bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc như giảm đau, co thắt mạch… Đây là những thuốc bà bầu không được phép sử dụng, nó có thể gây hại đến bé. Thay vì vậy, trong các trường hợp trĩ nhẹ các mẹ có thể tìm đến các thuốc kem bôi trĩ có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược. Các sản phẩm kem bôi trĩ thường lành tính, an toàn với người sử dụng và đặc biệt các sản phẩm này không có tác dụng phụ. Chúng có tác dụng giảm đau, ngứa, hỗ trợ co búi trĩ, kháng viêm và hạn chế mất máu. Một số sản phẩm kem bôi trĩ đang thịnh hành trên thị trường như: Cotripro gel, Hemorrhostop, Gel bôi An Trĩ Vương…
Ngâm hậu môn bằng nước ấm
Có thể cho vào nước ấm vài hạt muối tinh, sau đó sử dụng nước này để ngâm hậu môn. Đây là cách làm đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc giảm tình trạng khó chịu ngứa ngáy hậu môn cho mẹ bầu. Nước ấm sẽ hỗ trợ lưu thông máu, làm sạch và phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu môn. Các mẹ cũng có thể ngâm nước ấm sau đại tiện để khử khuẩn, mỗi lần ngâm khoảng 15 đến 20 phút. Tuyệt đối không gãi hoặc chà xát quá mạnh hậu môn khi ngứa, nó có thể gây trầy xước nhiễm trùng vùng da này.
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và không ảnh hưởng đến bé khi chữa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai cần được đặc biệt lưu ý một số thông tin sau:
- Nên đến thăm khám bác sĩ và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ khi không có chỉ định.
- Mẹo dân gian chữa bệnh trĩ chủ yếu sử dụng dược liệu thiên nhiên, các triệu chứng có thể lui chậm do vậy cần kiên trì sử dụng, không hấp tấp nóng vội.
- Nếu thấy xuất hiện tình trạng dị ứng, ngứa hoặc gặp tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh trĩ thì cần ngừng sử dụng thuốc và đến các cơ sở y tế để được xử lý.
- Vệ sinh tay và hậu môn sạch sẽ để phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và mặc các trang phục mềm rộng rãi để tránh cọ xát gây khó chịu.
- Nếu các triệu chứng không thuyên giảm mà còn nặng hơn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thay đổi cách chữa trị.
- Tạo chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và tập thể dục nâng cao sức khỏe để tăng sức đề kháng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cho bà bầu. Bổ sung rau xanh, chất xơ, vitamin, uống nhiều nước để phòng tái phát trĩ.
Một số câu hỏi
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Các chuyên gia cho rằng bà bầu bị trĩ có thể sinh thường, tuy nhiên các bác sĩ cần đánh giá giai đoạn trĩ và tình trạng sức khỏe của mẹ một cách cẩn thận và chính xác, từ đó mới có thể đưa ra phương án cuối cùng hiệu quả và an toàn nhất.
Trong trường hợp các mẹ bầu mắc trĩ ở cấp độ nhẹ (giai đoạn 1 và 2) và sức khỏe của bà bầu tốt thì việc đẻ thường là hoàn toàn có thể. Nhưng khi đẻ thường vùng xương chậu và hậu môn sẽ phải chịu một áp lực lớn, điều đó có thể dẫn đến việc làm các búi trĩ bị tổn thương, tình trạng sa búi trĩ ra ngoài sẽ nặng hơn trước và có thể gây ra nhiễm trùng, tổn thương khác. Như vậy sau khi sinh xong thì những điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến bà bầu.
Còn trong trường hợp các mẹ bầu mắc trĩ ở cấp độ nặng (giai đoạn 3 và 4) được khuyến cáo nên mổ để bắt thai. Do nếu sinh thường, khi mẹ rặn sẽ làm giãn nở quá mức tĩnh mạch trĩ, tình trạng sa búi trĩ sẽ tệ hơn và dễ xảy ra biến chứng. Đặc biệt trong đẻ thường mẹ và bé có thể gặp nguy hiểm vì mẹ mất máu nhiều hơn do búi trĩ.
Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ được đánh giá là bệnh dễ mắc phải tuy nhiên nó không quá nguy hiểm và cũng không khó chữa trị. Đối với bà bầu các triệu chứng phiền toái do bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nặng đem tới sẽ làm bà bầu cảm thấy khó chịu, đứng ngồi không yên, mệt mỏi, chán ăn… khiến cho sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của mẹ và sự phát triển của bé trong bụng mẹ.
Một số biện pháp phòng tránh bị trĩ khi mang thai
Để phòng tránh bệnh trĩ các mẹ bầu nên:
- Ngăn ngừa táo bón – nguyên nhân chính dẫn đến trĩ bằng các cách như không nhịn đi đại tiện, uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, xây dựng thực đơn hợp lý khoa học, ăn bổ sung rau củ quả và hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ…
- Không ngồi hoặc đứng quá đâu đặc biệt là không ngồi trong nhà vệ sinh do sẽ gây áp lực cho vùng trực tràng, nên đi lại, vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng.
- Nằm nghiêng khi ngủ, đọc sách hoặc xem tivi để giảm áp lực cho vùng hậu môn.
- Lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu vì vậy nên giữ tinh thần thoải mái.
- Giữ cho vùng hậu môn luôn sạch sẽ khô thoáng và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.
Xem thêm:
Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu, biểu hiện, cách chữa bệnh trĩ
Nguồn tài liệu tham khảo:
Hemorrhoids: Causes, treatments, and prevention, Medicalnewstoday, truy cập ngày 3/6/2023.