Ngũ Linh Tán và Trư Linh Tán – lợi thủy, ôn dương hóa khí, dưỡng âm

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết Ngũ Linh Tán và Trư Linh Tán – lợi thủy, ôn dương hóa khí, dưỡng âm – Trích trong sách 60 phương tễ dùng nhiều bậc nhất trong Y học Cổ truyền

Tác giả: Bác sĩ Trịnh Văn Cường

Cách nhớ

1. “Nhị linh Trạch Truật Quế chi

2. “Linh Linh Truật Trạch Quế chi”

3. “Trư linh Trạch tả Quế chi

Phục linh Bạch truật kiện tỳ ngũ linh”

Thành phần

Cả bài ngũ linh tán và trư linh thang đều có 05 vị. Ngũ linh tán gồm có Trạch tả, Trư linh, Bạch linh, Bạch truật, Quế chi. Trư linh thang từ Ngũ linh tán bỏ Bạch truật, Quế chi gia A giao, Hoạt thạch.

Cách dùng

Ngũ linh tán có thể tán bột hoặc dùng dạng thuốc sắc uống. Trư linh thang chia thang sắc uống.

Công dụng

Ngũ linh tán lợi thủy thẩm thấp, ôn dương hóa khí. Trư linh thang lợi thủy thanh nhiệt dưỡng âm.

==>> Xem thêm: Quế Chi Thược Dược Tri Mẫu Thang – Thông dương hành tý, khu phong trục thấp

PHÂN TÍCH

Bên trong thủy thấp nội đình, bên ngoài có biểu chứng làm cho bàng quang khí hóa bất lợi. Qúa trình đại tạ (điều hòa) nước trong cơ thể liên quan đến 3 tạng Phế, Tỳ, Thận.

Trong đó tỳ chủ vận hóa thủy thấp, phế chủ tuyên phát túc giáng, thận chủ khí hóa có liên quan trực tiếp đến bàng quang.

Vì bất kỳ nguyên nhân nào làm ảnh hương đến 1 trong 3 trục phế tỳ thận đều có thể làm thủy thấp đình lại mà gây nên phù.

Bài Ngũ linh tán tác dụng lợi thủy thẩm thấp, ôn dương hóa khí chủ trị bàng quang khí hóa bất lợi, bên ngoài có biểu chứng, bên trong thủy thấp nội đình lại mà gây nên các triệu chứng sốt, khát nước, tiểu ít, tiểu không thông, phù thũng, tiêu chảy,… Bài này ứng dụng dùng hay nhất với trường hợp tiểu tiện không thông gây nên phù.

Trong bài này dùng phàn lớn là các vị có tác dụng lợi thủy thẩm thấp. Trong đó Trư linh và Bạch linh là hai vị có tác dụng thấm thấp lợi thủy rất mạnh, nghĩa là thấp bị ứ trệ tràn ra ngoài mà gây phù. Thẩm thấp nghĩa là thấm cái thấp bị tràn ra ngoài rồi đưa xuống bàng quang. Trong đó TRƯ LINH tác dụng lợi thủy thẩm thấp mạnh nhất và chỉ có duy nhất tác dụng này. BẠCH LINH ngoài tác dụng lợi thủy thẩm thấp còn có tác dụng kiện tỳ an thần. Như vậy vai trò của trư linh, bạch linh là đưa thấp xuống bàng quang rồi đế từ đó phát sinh hiện tượng tiểu tiện.

TRẠCH TẢ khác với Trư linh và Bạch linh không có tác dụng thẩm thấp mà chỉ có tác dụng lợi thủy. Nghĩa là chỉ càn có thủy thấp ờ trong bàng quang là trạch tả cho ra ngoài ngay. Trong bài Ngũ linh tán, Trạch tả đóng vai trò là vị quân dược, bài này bản chất là bài chữa triệu chứng, bệnh nhân đang phù bí tiểu bằng mọi cách phải làm cho bệnh nhân đi tiểu. Khi này Trạch ta thể hiện vai trò tốt nhất, lập tức làm phát sinh hiện tượng tiếu tiện, thay vì phải chờ đợi Trư linh, Bạch linh thẩm thấp để đưa xuống bàng quang rồi mới lợi thủy thì Trạch tả lợi thủy ngay. Do đó mà Trạch tả chữa phù liên quan đến Thận Bàng quang; còn Trư linh, Bạch linh chữa phù liên quan đến Tỳ. Tuy nhiên tỳ thận có quan hệ công năng nên vì vậy mà bài này kết hợp Trư linh, Bạch linh làm thần dược cho Trạch tả. Ngoài ra còn có thêm BẠCH TRUẬT táo thấp kiện tỳ cũng được tham gia kết hợp để bổ trợ cho quá trình thẩm thấp lợi niệu.

Thủy thấp là âm tràn ra ngoài mà gây phù, bí tiếu tiện hoặc tiểu ít tiểu không thông. Do đó sẽ làm cho dương khí bị tổn hại, vì vậy mà phải kết hợp thêm QUẾ CHI để ôn kinh thông dương, đông thời Quế chi còn có thêm tác dụng giải biếu thái dương. Vì vậy mà Quế chi đóng vai trò tá sứ. Do đó bài Ngũ linh tán chữa hay nhất các trường hợp tiểu tiện không thông gây phù.

Bài Trư linh thang về cơ bản cũng có 5 vị, từ Ngũ linh tán bỏ Bạch truật, Quế chi gia thêm Hoạt thạch và, A giao với tác dụng lợi thủy thẩm thấp thanh nhiệt dưỡng âm. Bản chất cũng vẫn dựa trên nền tảng lấy ba vị Trạch tả, Trư linh, Bạch linh làm nòng cốt, vẫn lấy lợi thủy thẩm thấp làm chính. Tuy nhiên trư linh thang khác ngũ linh tán ở cho trường hợp này có thủy nhiệt kết lại với nhau gây ra các triệu chứng tiếu không thông lợi, phát nóng, miệng khát,… hoặc có thể dùng trong trương hợp huyết lâm tiểu ít, tiểu máu,…. Hoặc đơn giản hơn có thế hiếu sơ lược là Trư linh tán là diễn biến tiếp theo của bài Ngũ linh tán. Khi thủy thấp tràn ra ngoài gây phù, nếu không lợi tiếu ngay, không thoát nước ngay thì sẽ là môi trường vô cùng tốt để vi khuẩn sinh sôi nảy nở mà sinh ra chứng nhiệt (thủy nhiệt) HOẠT THẠCH là vị cũng có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy thông lâm. Là vị được ưu tiên dùng trong các chứng lâm như nhiệt lâm, thạch lâm, cao lâm…. Nói về nhóm thuốc điều trị lấm chứng thì hoạt thạch là tác dụng số 1. Trong bài Trư linh tán hoạt thạch kết hợp với Trạch tả, Trư linh, Bạch linh đế tăng tác dụng. Tuy nhiên Hoạt thạch cũng có thể đứng độc lập một mình được, như trong bài Lục nhất tán (6 phần hoạt thạch và 1 phàn cam thào) đã đủ để điều trị chứng nhiệt lai. A GIAO được kết họp trong bài với tác dụng tư âm nhuận táo, với mục đích đề phòng nhiệt làm thương âm. Tuy nhiên bài này tác dụng chính là thanh nhiệt lợi thủy thẩm thấp là chính, còn tư âm chỉ là thứ yếu. Bài Trư linh tán ứng dụng hay nhất với các trường hợp nhiệt lâm, nhiễm khuẩn tiết niệu,…

==>> Xem thêm: Ý Dĩ Nhân Thang – Trừ thấp, khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here