Bệnh Lyme: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Cách phòng ngừa bệnh Lyme

nhathuocngocanh.comBệnh Lyme là bệnh viêm nhiễm do ve đốt xuất hiện nhiều ở khu vực Châu Á và Châu Âu. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ đưa đến cho bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về bệnh Lyme.

Bệnh Lyme là gì?

Bệnh Lyme là căn bệnh do vi khuẩn Borrelia burgdorferi có hình quả xoang gây ra lây truyền bởi những con bọ chét sinh sống ở trên cơ thể của con nai hươu sau đó truyền sang người.

Bệnh Lyme gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và những người khác như kiểm lâm viên, nhân viên cứu hỏa, những người thường xuyên làm cá hoạt động ở ngoài trời. Bệnh này chủ yếu gây tổn thương ở hệ thần kinh, da, khớp và tim.

Tỉ lệ xuất hiện bệnh ở Châu Á là lớn nhất. Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa kỳ chẩn đoán số người bị bệnh Lyme mỗi năm ước tính khoảng 300.000 người. Con số này gấp 6 lần người bị chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS và gấp 1,5 lần số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Nhưng hiện nay bệnh Lyme khó xác định nên chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn. Thời điểm mắc bệnh có thể quanh năm nhưng cao nhất là vào khoảng tháng 6 – 10.

Hình ảnh các vết mẩn đỏ trên chân của bệnh nhân mắc Lyme
Hình ảnh các vết mẩn đỏ trên chân của bệnh nhân mắc Lyme

Bệnh Lyme ở trẻ em

Những đứa trẻ sinh sống ở nông thôn hay tiếp xúc với cây cối dễ bị bệnh Lyme. Ve có kích thước nhỏ như đầu kim, có màu nâu nên trẻ khó phát hiện.

Mỗi đứa trẻ bị bệnh Lyme sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Nếu không được điều trị bệnh sẽ gây viêm ở các cơ quan quan trọng của cơ thể và chủ yếu ảnh hưởng tới tim, khớp, hệ thần kinh.

Yếu tố chủ yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh Lyme đó là nơi ở và sinh hoạt như: chơi ở những nơi có nhiều cây cỏ, mặc quần áo ngắn, phát hiện vết cắn muộn.

Khi nhìn thấy một con ve bám trên quần áo của trẻ hay có các triệu chứng của bệnh Lyme cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Để trẻ được làm một số xét nghiệm ban đầu và các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh chính xác.

Nguyên nhân gây bệnh ở Lyme

Có 4 loại vi khuẩn chính gây ra bệnh Lyme. Borrelia mayonii và Borrelia burgdorferi thường gây bệnh Lyme ở Hoa Kỳ. Trong khi nguyên nhân gây bệnh Lyme hàng đầu ở Châu Á và Châu Âu là Borrelia garinii và Borrelia afzelii. Qua vết cắn của con bọ chét đã bị nhiễm bệnh sẽ lây truyền bệnh Lyme.

Một con bọ chét đã bị nhiễm bệnh sau đó cắn bạn thì mới bị mắc bệnh Lyme. Qua vết cắn vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da và sau đó sẽ xâm nhập vào máu. Hầu hết các trường hợp, bọ chét phải được gắn trong 36- 48 giờ thì mới có khả năng truyền bệnh. Để ngăn ngừa mắc bệnh cần loại bỏ bọ chét trên da càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây bệnh Lyme
Nguyên nhân gây bệnh Lyme

Triệu chứng bệnh Lyme

Bệnh Lyme chia làm 3 giai đoạn và những triệu chứng ở mỗi giai đoạn sẽ biểu hiện khác nhau. Nhưng vẫn có một số trường hợp không xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm hay các triệu chứng có thể trùng lặp ở các giai đoạn.

Giai đoạn 1

Là giai đoạn khu trú sau. Theo thống kê có khoảng 70% đến 80% số người bị bệnh Lyme có dấu hiệu phát ban đỏ trong giai đoạn này. Sau khi bị ve đốt 1 tháng, người bệnh bắt đầu có các biểu hiện tại chỗ bị đốt sẽ mẩn đỏ và vết mẩn ngày càng ngứa rát, nóng và đau. Vết mẩn có hình dạng là vòng tròn đỏ hoàn toàn hoặc ở giữa có tâm trắng và đôi khi có đường kính lên đến khoảng 30cm. Những nốt ban này không gây ngứa hay đau nhưng bạn có thể cảm nhận tương đối ấm khi chạm vào. Ngoài các biểu hiệu ở vị trí bị cắn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như đau cơ khớp, đau đầu mệt mỏi.

Giai đoạn 2

Là giai đoạn lan rộng. Bệnh nhân có thể xuất các triệu chứng nguy hiểm như: đau nhức ở gân cơ và xương khớp, sưng hạch bạch huyết, khó thở, tê liệt một hoặc cả 2 bên mặt, chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi, có cảm giác ớn lạnh, sốt cao, phát ban. Ngoài ra, bệnh có thể gặp các tổn thương về hệ thần kinh và tim mạch nếu không được điều trị. Có khoảng 10% số bệnh nhân khi không điều trị bệnh Lyme bằng kháng sinh sẽ gặp các tổn thương về hệ thần kinh như đau đầu nghiêm trọng hay viêm màng não.

Giai đoạn 3 (giai đoạn muộn)

Bệnh càng tiến triển mạnh nếu thời gian ủ bệnh càng lâu. Bị bọ ve cắn sau nhiều tháng, nhiều năm người bệnh sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe và đặc biệt là các khớp dễ bị đau nhiều khớp, đau thành cơn. Và có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: khó ngủ, khó tập trung, trí nhớ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tê liệt cơ mặt, đau và ngứa các bộ phận trên cơ thể.

Ảnh hưởng của bệnh Lyme

Khi bệnh nhân không may mắn mắc phải bệnh Lyme sẽ phải đối mặt với các vấn đề sau:

  • Mất trí nhớ trong thời gian ngắn, hay quên: có thể việc nhớ lịch hẹn, nhớ chỗ để đồ vật, nhớ những gì người thân và bạn bè nói đối với người bệnh sẽ rất khó khăn.
  • Khó tập trung: người bệnh gặp các vấn đề về nhận thức, khó khăn tập trung làm việc.
  • Mệt mỏi: người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và nặng hơn có cảm giác như muốn kiệt sức. Triệu chứng này có liên quan đến tình trạng suy tim sung huyết.
  • Ảnh hưởng tới thính giác: khiến bệnh nhân khó tập trung khi giao tiếp bởi thính giác hoạt động kém hơn.
  • Ảnh hưởng tới vị giác: người bệnh thường bị ảnh hưởng đến vị giác, ăn uống không ngon.
  • Ảnh hưởng đến thị lực: người bệnh trở nên nhạy cảm với ánh sáng, đeo kính râm trong nhà hay khi đi ngủ cần phải bịt mắt và khó để tập trung nhìn vào một vật nào đó.
  • Đau họng: nhiều bệnh cũng có triệu chứng này nhưng đây cũng là triệu chứng của bệnh Lyme. Vì vậy, nếu bạn có hiện tượng rát họng hay đi đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Bàn chân có những dấu hiệu cho thấy bị tổn thương: chân bị đau do không tìm được nguyên nhân hay cũng không phải do đi bộ quá nhiều thì bạn có thể nghĩ đến bệnh Lyme. Bệnh nhân cảm nhận rõ những cơn khó chịu, đau khi đứng dậy từ giường, ghế và có thể cơn đau không kéo dài cả ngày.
  • Nhịp tim chậm: người bệnh không được điều trị sớm có thể gặp các vấn để về tim mạch nhất là làm tim đập chậm lại. Nguy cơ bệnh nhân tử vong cao nếu không được điều trị.
  • Rối loạn kinh nguyệt: một số trường hợp bị rối loạn nội tiết tố ở bệnh nhân nữ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Hoảng loạn: đây là vấn đề về tâm lý do phải trải qua những cảm giác vô cùng sợ hãi.
Ảnh hưởng của bệnh Lyme lên cơ thể
Ảnh hưởng của bệnh Lyme lên cơ thể

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lyme

Các triệu chứng của bệnh Lyme gây ra rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Vì vậy để chẩn đoán bệnh Lyme dựa vào các triệu chứng là rất khó khăn. Để đảm bảo chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm khác.

  • Hỏi tiền sử nơi sinh sống ở những chỗ nhiều cây cối hay môi trường làm việc có ở ngoài trời hay không,…
  • Để xác định kháng thể với vi khuẩn có giúp loại trừ chẩn đoán hay xác nhận cần thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
  • Xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA): để phát hiện bệnh Lyme thì đây là xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất. Xét nghiệm này phát hiện ra các kháng thể đối với B. burgdorferi. Nhưng ELISA không được sử dụng làm cơ sở duy nhất để chẩn đoán bệnh bởi có đôi khi nó vẫn cung cấp kết quả dương tính giả. Ở giai đoạn đầu của bệnh Lyme xét nghiệm này không cho kết quả dương tính nhưng phát ban đủ đặc biệt để chẩn đoán mà những người sống trong khu vực bị nhiễm ve truyền bệnh Lyme không cần làm thêm các xét nghiệm khác.
  • Phương pháp 2 bước: sau khi nhận kết quả dương tính từ xét nghiệm ELISA thì thực hiện xét nghiệm này để xác nhận chẩn đoán. Đây là phương pháp giúp phát hiện ra kháng thể đối với protein của B. burgdorferi.

Các biện pháp điều trị bệnh Lyme

Hiện nay, sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị bệnh Lyme duy nhất đem lại hiệu quả cao nếu dùng sớm, đủ thời gian và đúng liều giúp tránh được các biến chứng sau này.

  • Kháng sinh đường uống: Những người bị bệnh Lyme ở giai đoạn đầu dùng kháng sinh đường uống là điều trị tiêu chuẩn. Chúng bao gồm cefuroxime hoặc amoxicillin sử dụng cho trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trong quá trình mang thai và cho con bú, hoặc doxycycline dùng cho trẻ trên 8 tuổi và người lớn. Một đợt điều trị được khuyến nghị kéo dài từ 14 – 21 ngày, nhưng có một số nghiên cứu cho thấy đợt điều trị kéo dài từ 10 – 14 ngày vẫn cho hiệu quả tương đương.
  • Kháng sinh tiêm tĩnh mạch: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch nếu bệnh có liên quan đến hệ thần kinh. Đợt điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch có thể kéo dài từ 14 đến 28 ngày. Điều này sẽ khiến bạn mất thời gian để phục hồi sau các triệu chứng nhưng lại có hiệu quả trong việc loại bỏ nhiễm trùng. Khi sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch bạn sẽ gặp phải các tác dụng phụ như tiêu chảy từ nhẹ tới nặng, số lượng bạch cầu thấp hơn, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn với các kháng sinh khác không liên quan đến Lyme.
  • Có một số người điều trị triệu chứng sau khi điều trị kháng sinh như mệt mỏi, đau cơ. Đây là hội chứng bệnh sau Lyme và sử dụng nhiều loại kháng sinh để điều trị vẫn không có hiệu quả.
Thuốc kháng sinh Amoxicillin 500mg điều trị cho trẻ mắc Lyme
Thuốc kháng sinh Amoxicillin 500mg điều trị cho trẻ mắc Lyme

Cách phòng ngừa bệnh Lyme

Phương pháp phòng ngừa bệnh Lyme hiệu quả nhất là loại bỏ bọ ve ra khỏi môi trường sống. Hãy bảo vệ cơ thể không bị bọ ve cắn bằng một số biện pháp sau đây:

  • Che đậy: Ở những nơi có nhiều cây cối bạn hãy mặc áo sơ mi dài tay, đeo găng tay, đội mũ, mang giày và mặc quần dái nhét vào tất. Cố đi theo những con đường mòn và tránh đi vào những nơi có bụi cỏ dài, bụi cây thấp.
  •  Sử dụng thuốc xịt côn trùng: Để đảm bảo an toàn cho làn da của bạn nên sử dụng thuốc chống côn trùng với nồng độ DEET 20%. Đối với trẻ cha mẹ nên áp dụng thuốc chống côn trùng tránh dây vào mắt, tay, miệng.

Cần thận trọng làm theo hướng dẫn sử dụng vì thuốc chống côn trùng có hóa chất độc hại.

  • Thường xuyên dọn dẹp, cắt cỏ và sắp xếp gọn gàng đồ đạc ở khu vực nắng khô tránh những loài gặm nhấm mang bọ chét.
  • Kiểm tra kĩ quần áo của con cái, bản thân và thú cưng để tìm bọ ve. Sau khi ở trong khu vực cỏ hay rừng cần thận trọng kiểm tra kỹ càng hơn. Bọ ve thường rất nhỏ khó phát hiện nên bạn phải tìm kiếm cẩn thận mới có thể phát hiện. Nếu bạn tắm ngay sau khi vào trong nhà thì thật hữu ích. Bọ ve trước khi tự gắn sẽ thường lưu lại trên da vài giờ nên việc sử dụng khăn lau và tắm sẽ có thể loại bỏ được bọ ve không được chăm sóc.
  • Loại bỏ bọ chét trên da bằng việc sử dụng nhíp: Bạn nên nhẹ nhàng nắm lấy con ve gần miệng hay gần đầu của nó kéo đều đặn và cẩn thận và không được nghiền hay bóp nát ve. Sau khi đã loại bỏ được bọ ve cần xử lý nó bằng cách thả xuống nhà vệ sinh hoặc thả nó vào cồn. Tại vùng da bị cắn bôi thuốc sát trùng lên.
  • Hạn chế nuôi động vật như chó mèo. Nếu có nuôi bạn nên thường xuyên tắm rửa cho chúng.
  • Nếu bạn có ý định đi du lịch thì nên tìm hiểu kĩ địa điểm chuẩn bị đến để mang theo đầy đủ đồ dùng để thực hiện được các biện pháp phòng ngừa bệnh Lyme.

Bạn có thể lưu ý thêm những vị trí kiểm tra trên cơ thể như: Vùng rốn, nách và mặt trong đầu gối, da dầu, xung quanh eo, háng.

Cách phòng ngừa bệnh Lyme
Cách phòng ngừa bệnh Lyme

Câu hỏi liên quan đến bệnh Lyme

Bệnh Lyme có nguy hiểm không?

Những người thường xuyên dành thời gian sinh sống hay làm việc ở những vùng có nhiều cây cối thì khả năng mắc bệnh Lyme cao. Vì vậy việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Nếu bị mắc bệnh mà không phát hiện sớm và điều trị thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm khớp Lyme hay còn gọi là viêm khớp mãn tính. Và đặc biệt hay xảy ra nhất đối với khớp gối.
  • Ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây ra các triệu chứng như bệnh thần kinh, liệt mặt.
  • Xuất hiện các khiếm khuyết về nhận thức như suy giảm bộ nhớ.
  • Ảnh hưởng tới hệ tim mạch dẫn đến nhịp tim không đều. Nếu ở tình trạng nặng có thể dẫn tới tử vong.

Con đường lây nhiễm bệnh Lyme

Sau nhiều quá trình nghiên cứu các chuyên gia đã đưa ra kết luận về con đường lây nhiễm của bệnh Lyme:

  • Con đường lây bệnh chủ yếu là bọ ve. Nhưng những con bọ ve này cần có thời gian mới truyền mầm bệnh qua cho bạn được. Vì vậy, đa số những người bị nhiễm khuẩn đến từ vết đốt của nhược trùng (thiếu trùng), nên bạn có thể phát hiện dễ dàng và đuổi bọ ve ngay từ đầu ở dạng thành trùng.
  • Khi tiếp xúc giữa người với người như quan hệ tình dục, hôn; chạm không gây lây lan vi khuẩn B. burgdorferi.
  • Chó mèo cũng có thể bị bệnh Lyme nhưng không lây sang cho người. Ngoài ra, nai cũng có khả năng mắc bệnh Lyme cao và vẫn chưa có ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm vi khuẩn B. burgdorferi khi ăn thịt nai.
  • Vi khuẩn gây bệnh Lyme không lan truyền trong thức ăn, không khí hay nước.
  • Các vector trung gian như muỗi, chấy, ruồi, bọ chét không mang chủng vi khuẩn trên nên không gây bệnh Lyme cho người.
  • Có một số nghiên cứu cho rằng mắc bệnh Lyme trong quá trình mang thai có khả năng gây ra các dị tật bẩm sinh nếu nghiêm trọng có thể chết thai.  Nhưng giả thiết này cần được các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu hơn để tránh những tiêu cực đối với thai nhi khi nhiễm bệnh Lyme.

Các yếu tố nguy cơ bị bệnh Lyme

  • Nơi sinh sống và làm việc ở khu rừng rậm hay nhiều cỏ. Trẻ em hay người lớn hoạt động ngoài trời ở những khu vực này có khả năng bị nhiễm bệnh Lyme nguy cơ cao.
  • Bọ chét dễ dàng tiếp xúc ở những vùng da bị lộ. Nếu ở khu vực rừng rậm, bạn hãy bảo vệ bản thân bằng các biện pháp như mặc quần áo dài tay, đội mũ, đi giày…
  • Không loại bỏ ve đúng cách và kịp thời: Bọ ve bám ở da bạn từ 36 đến 48 giờ hoặc lâu hơn thì từ vết cắn vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu. Nguy cơ mắc bệnh Lyme giảm nếu bạn loại bỏ được bọ ve sớm trong vòng 2 ngày.

Bệnh Lyme có chữa được không?

Nếu bệnh Lyme được phát hiện kịp thời và điều trị kháng sinh thì có thể khỏi bệnh. Nhưng vẫn có một số trường hợp sau khi điều trị vẫn còn nguy cơ gặp phải các triệu chứng bệnh Lyme như mệt mỏi, đau khớp và được xem là bệnh Lyme mãn tính. Và việc có thể làm duy nhất lúc này là nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau chống viêm để làm thuyên giảm triệu chứng.

Bệnh Lyme thuốc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Nếu bạn không chủ động phòng ngừa sẽ có thể lây lan nhanh chóng với nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, khi xuất hiện bất cứ các dấu hiệu bất thường nào giống triệu chứng bệnh Lyme nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Sốt xuất huyết Dengue

Tài liệu tham khảo

Tác giả: chuyên gia của Mayo Clinic Staff, Lyme disease, Mayo Clinic, đăng ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021.

1 thoughts on “Bệnh Lyme: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here