Hướng dẫn điều trị

Đơn thuốc hay bệnh án chứa đựng những thông tin trên giấy của bác sĩ điều trị đối với bệnh nhân.

Triển khai những thông tin này chính là hướng dẫn điều trị.

Có 2 nội dung cần hướng dẫn:

– Hướng dẫn dùng thuốc

– Hướng dẫn theo dõi diều trị:

+ Thế nào là tiến triển tốt ‘?

+ Các dấu hiệu nhận biết tiên lượng xấu đi, phải ngừng hoặc phải chuyển lên tuyến trên.

Ví dụ:

Một cháu bé 4 tuổi, đi ngoài ra phân toàn nước nhưng không kèm theo nôn đã từ 3 ngày nay. Mẹ cháu đưa cháu vào bệnh vịện khám vì thấy tình trạng bệnh ngày càng xấu đi: khoảng 6 – 7 gíờ không thấy cháu đi tiểu. Khám lâm sàng không thấy sốt nhưng mạch nhanh, độ đàn hồi của da giảm.

Hướng dẫn dùng thuốc

Giải thích cho bệnh nhân tác dụng của những thuốc có trong đơn, ví dụ Ringer lactat để bù nước và điện giải do bệnh nhân mất nước quá nặng, khi khá năng bù nước theo đường uống không đáp ứng đù nhu cầu của cơ thể.

Trong những trường hợp khác, khi mà việc điều trị do bệnh nhân tự làm hoặc người nhà bệnh nhân trợ giúp, ví dụ phải uống kháng sinh, uống thuốc hạ sốt… thì phải giải thích cẩn thận cách thực hiện, giải thích tầm quan trọng: nếu không làm thì sẽ có nguy cơ gì để họ tự giác tuân thủ?

Sau khi dặn dò phải kiểm tra xem người nghe đã hiểu chưa bằng cách bắt họ nhắc lại.

Hướng dẫn theo dõi hay còn gọi là giám sát điều trị

Đây là bước giải thích và chỉ dẫn cho bệnh nhân hoặc cho người nhà bệnh nhân (vì trường hợp này là bệnh nhân nhi nhỏ tuổi).

Những nội dung chỉ dẫn bao gồm:

– Điều chỉnh lại chế độ ăn, đến xem liệu cháu bị ỉa chảv có phải do ăn uống không? Nếu đúng thì loại trừ thức ăn đó khỏi khẩu phần.

– Theo dõi sát để kịp thời phát hiện nếu bệnh nặng thêm.

– Nếu khỏi thì ngừng điều trị và căn dặn bệnh nhân các biện pháp để tránh tái phát.

– Nếu bệnh đỡ thì phải tái khám để thay đổi cách thức điều trị.

– Nếu bệnh không chuyển biến hoặc có xu hướng nặng thêm thì phải kiểm tra các khả năng sau:

+ Liều lượng có đủ không?

+ Bênh nhân không tuân thủ điều trị ? (ngừng quá sớm khi chưa khỏi hẳn nên tái phát ?).

+ Thuốc chọn không thích hợp? (gây tác dụng phụ nên bệnh nhân tự ý bỏ điều trị?).

+ Phác đồ lựa chọn quá phức tạp? (làm bệnh nhân khỏ tuân thủ).

Như vậy, việc kê đơn hợp lý chỉ là một khâu trong sử dụng thuốc hợp lý. Việc thực hiện tốt đơn thuốc đó đóng một vai trò rất quan trọng giúp cho điều trị thành công; đó cũng chính là nhiệm vụ của người DSLS trong điều trị.

[Bật mí] Bí kíp trị thâm mụn lưng hiệu quả, an toàn tại nhà

Nhathuocngocanh.com – Không chỉ có sẹo thâm ở mặt, những vết thâm mụn để lại....

1 Comments

Đau bụng kinh là gì? Một số cách làm giảm cơn đau khi đến kỳ kinh nguyệt

Đau bụng kinh là một tình trạng rất hay gặp của rất nhiều chị em....

2 Comments

Nhân một trường hợp u lympho B vùng rìa tại hạch có sự tái sắp xếp gen Ig và TCR

U lympho vùng rìa tại hạch (marginal zone) là u tế bào B nguyên phát....

Quản lý chất lượng ở giai đoạn trước xét nghiệm

Chất lượng xét nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh, việc....

Chuyên gia tư vấn biện pháp bảo vệ khớp trong mùa rét

Bài viết này nhà thuốc Ngọc Anh xin chia sẻ về chuyên gia tư vấn....

Hướng dẫn cách sơ cứu và vận chuyển người bệnh bị tai nạn, chấn thương

Nhà thuốc Ngọc Anh – Do không được sơ cứu kịp thời, thiếu hiểu biết về....

Các yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm

Nhà thuốc Ngọc Anh – Một vài khía cạnh của quy trình xét nghiệm nằm....

Công cụ STOPP/START hỗ trợ kê đơn hợp lý ở người cao tuổi

Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin giới thiệu về công cụ STOPP/START hỗ trợ....

Phát hiện sớm một số bệnh ung thư nhờ chẩn đoán hình ảnh

Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin giới thiệu về phát hiện sớm ung thư....

Thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị ho và cảm lạnh cho trẻ em

Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin giới thiệu về những thận trọng khi sử....