Hội chứng Raynaud: Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Hội chứng Raynaud là gì?

nhathuocngocanh.com – Bệnh lý rối loạn vận mạch và co thắt mạch máu làm lượng máu tới mô giảm dẫn đến thiếu máu cục bộ gây ra Hội chứng Raynaud. Hội chứng này gây ảnh hưởng không ít tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin về hội chứng Raynaud.

Hội chứng Raynaud là gì?

Hội chứng Raynaud là tình trạng bệnh lý khi gặp tình huống căng thẳng, gặp lạnh các mạch máu ngoại vi sẽ bị co thắt làm giảm lưu lượng máu cung cấp đến tế bào và mô. Những vùng bị ảnh hưởng lớn nhất trong hội chứng Raynaud là ngón chân, ngón tay, núm vú, tai, chóp mũi với các biểu hiện lâm sàng như: tê rần da, thay đổi màu sắc da từ hồng sang tím xanh hoặc trắng, thay đổi cảm giác, dị cảm,… Nếu tình trạng co thắt mạch diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến biến chứng hoại tử.

Một bác sĩ phát Maurice Raynaud (1834 – 1881)là người đã mổ tả bệnh lần đầu tiên vào năm 1862 nên tên bệnh hội chứng được đặt theo tên của ông. Theo thống kê có khoảng 4% dân số mắc hội chứng Raynaud và phổ biến hơn ở nữ giới. Bệnh thường hay khởi phát ở những người có độ tuổi từ 15 đến 30. Khu vực có không khí lạnh hay xuất hiện bệnh nhiều hơn.

Hội chứng Raynaud chia làm 2 nhóm:

  • Raynaud nguyên phát: thường gặp và triệu chứng nhẹ nên đôi khi bệnh tự khỏi mà cũng có thể không hay biết để điều trị.
  • Raynaud thứ phát: có hiểu hiện bệnh nặng và thường gặp ở người lớn tuổi.
Hội chứng Raynaud là gì?
Hội chứng Raynaud là gì?

Nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud

Cơ chế sinh bệnh

  • Cơ chế bệnh sinh của hội chứng raynaud còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ.
  • Tăng nhạy cảm thành mạch cũng có thể là thứ phát làm cho mao mạch biến đổi gặp trong các bệnh chất tạo keo gây hội chứng Raynaud haowcj tiên phát gây nên bệnh Raynaud.
  • Do những bất thường tại chỗ: tăng độ nhạy cảm của thành mạch máu với các yếu tố gây co mạch như những yếu tố gây giãn mạch, serotonin, catecholamin; việc cung cấp máu đến vùng ngoại vi bị ảnh hưởng do sự bất thường của máu; hệ thống thần kinh tăng hoạt động.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng Raynaud các bác sĩ chưa biết rõ. Những đã có những giả thiết được đặt ra nên bạn có thể tham khảo tuy không được hoàn chỉnh.

Khởi đầu của hội chứng Raynaud xảy ra bởi tăng phản xạ giao cảm dẫn đến co thắt mạch. Cũng có giả thiết cho rằng hội chứng Raynaud xuất hiện do mạch máu nhỏ ở các đầu chi tăng đáp ứng nhiệt độ thấp.

Hội chứng Raynaud nguyên phát xuất hiện với các triệu chứng nhẹ nên chưa có nguyên nhân nào để giải thích.

Nguyên nhân của hội chứng Raynaud thứ phát:

  • Bệnh về động mạch: hội chứng raynaud ở các đầu chi và hiện tượng viêm được gây ra bởi các hiện tượng tạo thành mảng xơ vữa trong các tiểu động mạch.
  • Bệnh mô liên kết hỗn hợp: là bệnh tự miễn với các triệu chứng đặc trưng làm tổn thương nhiều cơ quan khác nhau và giao thoa với các đặc điểm lâm sàng của bệnh tự miễn khác như: xơ cứng bì hệ thống, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, lupus ban đỏ hệ thống.
  • Hội chứng ống cổ tay: đây là tình trạng liên quan đến dây thần kinh chính của ống cổ tay bị gây áp lực dẫn đến bàn tay dễ bị lạnh hơn, gây tê và đau tay.
  • Hút thuốc lá: các mạch máu bị co thắt khi sử dụng thuốc lá.
  • Hành động lặp đi lặp lại nhiều lần: chơi đàn piano, đánh máy, vận hành các dụng cụ rung, thực hiện các động tác trong thời gian dài có thể gây ra các chấn thương khi sử dụng quá mức.
  • Bị thương ở chân hoặc tay: tê cóng, gãy xương ở cổ tay, phẫu thuật.
  • Một số loại thuốc như: thuốc trị đau nửa đầu chưa sumatriptan và ergotamine, thuốc chẹn beta cho bệnh nhân tăng huyết áp, thuốc hóa trị, thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý, thuốc cảm lạnh không kê đơn.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud
Nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud

Triệu chứng của hội chứng Raynaud

Tùy thuộc vào tần suất, mức độ nặng nhẹ khoảng thời gian xảy ra các đợt co thắt mạch sẽ có những biểu hiện của hội chứng Raynaud khác nhau giữa mỗi người bệnh.

Hội chứng Raynaud gây ra những triệu chứng như:

  • Màu sắc da sẽ thay đổi ở vị trí bị ảnh hưởng: khi gặp căng thẳng hay gặp lạnh lượng máu lưu thông bị giảm do mạch máu bị co thắt dẫn đến ngón chân, ngón tay chuyển sang màu trắng dần sẽ chuyển sang màu xanh rồi đỏ tím và sưng lên. Ngoài tay và chân ra có những khu vực khác cũng bị ảnh hưởng như chóp mũi, tai, núm vú,… Thứ tự biến đổi màu sắc của da có thể thay đổi hoặc không cần đầy đủ 3 màu trên. Tùy thuộc vào từng người bệnh sẽ có biến đổi màu da khác nhau. Các ngón kèm theo cảm giác nóng rát và màu da khôi phục lại như bình thường khi tuần hoàn được lưu thông trở lại.
  • Hoại tử, loét: khi bị co thắt mạch nhiều lần lặp di lặp lại sẽ dẫn đến các khu vực thiếu máu nuôi dưỡng sẽ bị ảnh hưởng khi diễn ra lâu dài sẽ sinh ra các vết loét da và cuối cùng là hoại tử. Dấu hiệu này hiếm khi xảy ra nhưng khi gặp thì quá trình điều trị khó khăn hơn.
  • Rối loạn cảm giác: những khu vực bị ảnh hưởng bởi hội chứng Raynaud ngoài việc bị thay đổi màu da sẽ có cảm giác dị cảm, cảm giác tê hay đau nhức.

Ngoài các triệu chứng trên người bệnh mắc phải hội chứng Raynaud sẽ phải đối diện với các triệu chứng khác của bệnh lý nên gây ra.

Triệu chứng của hội chứng Raynaud
Triệu chứng của hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud có nguy hiểm không?

Hội chứng Raynaud không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nhất là hoại tử mô. Những bệnh nhân bị mắc hội chứng Raynaud ở mức độ nghiêm trọng sẽ thì việc lưu lượng máu đến ngón chân hoặc ngón tay bị giảm dẫn đến tổn thương mô. Nặng hơn nữa là các động mạch bị tắc hoàn toàn dẫn đến tình trạng lở loét da và có thể gây hoại tử và rất khó điều trị. Hiếm khi, bệnh nhân phải cắt bỏ phần cơ thể bị ảnh hưởng do không điều trị được.

Cách chẩn đoán hội chứng Raynaud

Khi thực hiện thăm khám, bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh và các triệu chứng để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Để loại trừ các triệu chứng, dấu hiệu tương tự của bệnh khác gây ra, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm từ đó đưa ra được kết quả cuối cùng chính xác.

Đầu tiên để phân loại hội chứng Raynaud là thứ phát hay nguyên phát, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm mao mạch nền móng hay có tên gọi khác là Capillaroscopy. Trong quá trình kiểm tra, vùng da ở gốc móng tay sẽ được bác sĩ kiểm tra dưới kính lúp hoặc kính hiển vi để tìm ra sự khác thường như hình thái, cấu trúc các vi mạch đầu ngón, số lượng.

Nếu bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng Raynaud là thứ phát chứ không phải nguyên phát sẽ được yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm máu để các bệnh lý hệ thống được loại trừ. Nguyên nhân gây hội chứng Raynaud sẽ không có xét nghiệm máu nào có thể hoàn toàn chẩn đoán được. Vì vậy, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm loại trừ các bệnh về động mạch,.. để xác định tình trạng liên quan đến hội chứng Raynaud chính xác nhất.

Cách chẩn đoán hội chứng Raynaud
Cách chẩn đoán hội chứng Raynaud

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, cần tìm được nguyên nhân để chẩn đoán chính xác hội chứng Raynaud. Hội chứng Raynaud thường gặp trong các bệnh lý tại chỗ hay toàn thân sau:

  • Bệnh chất tạo keo là nguyên nhân gây hội chứng Raynaud thường gặp nhất. Có khoảng 80 đến 90% người bị bệnh xơ cứng mắc hội chứng Raynaud, còn lại bị co thắt mạch máu dai dẳng. Có những người bị bệnh xơ cứng bì trong thời gian vài năm cũng chỉ xuất hiện những triệu chứng của hội chứng Raynaud đơn thuần. Có ⅓ số trường hợp mắc hội chứng Raynaud trong số những người bị viêm mạch hệ thống, viêm bì cơ, bệnh lupus ban đỏ.
  • Những nghề nghiệp thường xuyên dùng dụng cụ rung mạnh như cưa xích, dùng búa máy, đinh tán, nghề tiếp xúc lâu với nhiệt độ lạnh như công nhân đóng gói thịt cá đông lạnh cũng có thể gây hội chứng Raynaud.
  • Những người đang bị rối loạn thần.
  • Thuốc và chất độc: các thuốc kháng adrenergic dùng để điều trị chứng đau nửa đầu và điều trị bệnh tim mạch, tiếp xúc với vinyl clorua.
  • Tăng độ nhớt của máu: phân tử globulin cỡ lớn, tủa protein, chứng đa hồng cầu tằm tắc hoặc rối loạn dòng chảy, chất dính đông lạnh.
  • Những nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud khác như mắc các bệnh nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, nhiễm virus, suy giáp mạn, bệnh ung thư.
  • Hội chứng raynaud gây ra các triệu chứng lâm sàng tùy thuộc vào những bệnh cụ thể như các bệnh của tổ chức tổn thương, liên kết có thể không đối xứng.
  • Xét nghiệm có các tự kháng thể trong máu: anti-dsDNA, anti-ANA, men cơ tăng cao, anti-Smith.
Xét nghiệm có các tự kháng thể trong máu: anti-dsDNA, anti-ANA, men cơ tăng cao, anti-Smith
Xét nghiệm có các tự kháng thể trong máu: anti-dsDNA, anti-ANA, men cơ tăng cao, anti-Smith

Các biện pháp điều trị hội chứng Raynaud

Điều trị hội chứng Raynaud với mục đích là hạn chế được tối đa mức độ cúng như tần suất của các cơn co mạch giúp ngăn ngừa được tổn thương mô và bệnh nền được điều trị. Từ đó người bệnh được cải thiện chất lượng đời sống. Phương pháp quan trọng nhất và phải kể đến đầu tiên đó là thay đổi lối sống của người bệnh:

  • Tập thể dục: sẽ giúp bạn tăng tuần hoàn và đó cũng là một trong những lợi ích sức khỏe của việc tập thể dục. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi tập thể dục ngoài trời lạnh đối với người bị hội chứng Raynaud thứ phát.
  • Tránh khói thuốc: nhiệt độ của cơ thể bị giảm khi hít phải khói thuốc hay hút thuốc do mạch máu bị co lại và có thể dẫn tới cơn co mạch.
  • Kiểm soát căng thẳng: học cách tránh và nhận biết các tình huống căng thẳng sẽ giúp bạn kiểm soát được những đợt tấn công của hội chứng.
  • Đeo găng tay, mặc quần áo nhiều lớp chống lạnh, đao tất dày nếu thời tiết lạnh: có hiệu quả trong việc đối phó với hội chứng Raynaud khi gây ra các triệu chứng nhẹ.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ nhanh chóng: không nên vội vàng di chuyển từ nơi có môi trường nóng vào phòng có nhiệt độ thấp. Hãy tránh các khu thực phẩm đông lạnh có ở các quán tạp hóa nếu có thể.
Tập thể dục là một trong những biện pháp cải thiện hội chứng Raynaud
Tập thể dục là một trong những biện pháp cải thiện hội chứng Raynaud

Tiếp theo bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng. Để làm tăng lưu lượng máu và làm giãn mạch máu, bác sĩ có thể hi định cho bệnh nhân sử dụng:

  • Thuốc chẹn Canxi: hầu hết những người mắc hội chứng Raynaud sẽ sử dụng thuốc này giúp làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các đợt tấn công và làm giãn các mạch máu nhỏ ở bàn chân, bàn tay. Ngoài ra, những loại thuốc này còn giúp làm lành các vết loét do hội chứng Raynaud gây ra xuất hiện ở ngón chân hoặc ngón tay.
  • Các loại thuốc giãn mạch: hiện nay các loại thuốc này chỉ được chỉ định sử dụng khi bệnh nhân mắc hội chứng Raynaud không đáp ứng với thuốc chẹn Canxi. Bởi thuốc này còn đang gây ra nhiều tranh cãi.

Cuối cùng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật đối với những trường hợp mắc hội chứng Raynaud nặng gây ra hoại tử hay loét ngón. Ngoài ra, bệnh nhân mắc hội chứng Raynaud ở trường hợp nặng sẽ được chỉ định tiêm hóa chất botox A giúp ức chế co cơ trơn, ức chế sự giải phóng acetylcholin tại dầu tận cùng thần kinh, ức chế dẫn truyền thần kinh có tác dụng tăng lưu lượng máu ở đầu ngón và giảm đau.

Phòng ngừa hội chứng Raynaud

Để phòng ngừa hội chứng Raynaud cúng như kiểm soát được các đợt cấp xuất hiện bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Cơ thể cần được giữ ấm và đặc biệt là tay, vùng mặt, chân là những khu vực ngoại vi tiếp xúc nhiều với môi trường. Yếu tố khởi phát các đợt co thắt mạch máu xuất hiện các biểu hiện lâm sàng là do cơ thể bị lạnh vì không khí lạnh. Vì vậy, bạn cần mang găng tay, đội mũ, mang tất ấm khi ra ngoài vào mùa lạnh.
  • Hạn chế việc thường xuyên dùng nước lạnh để tắm.
  • Bạn nên di chuyển đến những vùng có khí hậu ấm để sinh sống.
  • Không hút thuốc lá.
  • Nên mang gang tay khi chế biến các thực phẩm đông lạnh để tránh tiếp xúc trực tiếp.
  • Khi chưa có chỉ định của bác sĩ không được sử dụng thuốc. Trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường để được xử lý kịp thời.

Các câu hỏi liên quan đến hội chứng Raynaud

Đường lây truyền hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud có thể là hệ quả của các bệnh lý nền khác cũng có thể là một bệnh nguyên phát. Hội chứng Raynaud xuất hiện không phải nguyên nhân liên quan đến tác nhân nhiễm khuẩn nên bệnh này không có tính lây nhiễm. Những người khỏe mạnh không bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người mắc hội chứng Raynaud.

Đối tượng nguy cơ mắc hội chứng Raynaud

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc hội chứng Raynaud nhưng những người có những yếu tố sau đây sẽ có khả năng mắc cao hơn:

  • Trong gia đình có người thân mắc hội chứng Raynaud và đặc biệt là bố mẹ và anh chị em ruột.
  • Thường sinh sống ở nơi có khí hậu lạnh.
  • Trong độ tuổi từ 15 đến 30 và đặc biệt là nữ giới.
  • Những người mắc bệnh lupus, xơ cứng bì, bệnh lý tuyến giáp.
  • Yếu tố nghề nghiệp: Sử dụng các thiết bị có chế độ rung trong thời gian dài, làm các công việc thực hiện lặp lại các thao tác thường xuyên như đàn piano, đánh máy,…
  • Những người hút thuốc lá.
  • Dùng thuốc điều trị ung thư, ergotamine, thuốc chẹn beta, hỗ trợ ăn kiêng.
Đối tượng nguy cơ mắc hội chứng Raynaud
Đối tượng nguy cơ mắc hội chứng Raynaud

Người mắc hội chứng Raynaud nên ăn gì?

Những người mắc hội chứng Raynaud nên ăn những loại thực phẩm như: hạt đậu đỗ các loại, ớt chuông, dưa chuột, cà chua, nha đam, hạt điều, hạt hạnh nhân, trà xanh, bí đỏ, húng quế,…

Đặc biệt, để hỗ trợ các tổn thương loét do Raynaud bạn có thể tham khảo công thức sinh tố dễ làm thơm ngon dưới đây:

  • Rau má tươi đã rửa sạch lấy từ 50-80g, xay hoặc giã nát. Sau đó thêm nước đun sôi để nguội vào rồi lọc để loại bỏ bã. Bạn có thể cho thêm một ít đường  nước rau má tùy khẩu vị và sử dụng hàng ngày.
  • Sinh tố rau má kết hợp với nước dừa tươi: lấy 50 đến 80g rau má đã rửa sạch. Sau đó loại bỏ bã và cho thêm nước dừa tươi vào nước rau má và sử dụng.
  • Sinh tố rau má kết hợp với đậu xanh: đậu xanh sau khi ngâm nở thì đem hấp chín cho thêm một ít nước xay nhuyễn. Tiếp tục cho 50 đến 80g rau má đã rửa sạch cho vào xay cùng. Có thể thêm ít đường vào hỗn hợp sinh tố sau đó sử dụng. Phần bã rau má có thể dùng để đắp để tái tạo vùng da bị xơ cứng, loét hoại tử.

Người mắc hội chứng Raynaud không nên sử dụng những thực phẩm như thức ăn có chứa nhiều acid béo không no, thức ăn có nhiều dầu mỡ như thịt mỡ, bơ,…

Những loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Raynaud như cà chua đóng hộp, bắp rang bơ bằng lò vi sóng, khoai tây chiên ở nhiệt độ cao,…

Hội chứng Raynaud xuất hiện với triệu chứng ban đầu nhẹ và thoáng qua. Nhưng về sau hội chứng có thể để lại những biến chứng vô cùng nghiêm trọng nên bệnh nhân cần được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Xem thêm:

Đau khớp gối: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Raynaud’s disease, Mayoclinic, đăng ngày 6 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  2. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu, truy cập ngày 2/1/2024.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here