Cloxacillin

Showing all 7 results

Cloxacillin

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Cloxacillin

Tên danh pháp theo IUPAC

(2S,5R,6R)-6-[[3-(2-chlorophenyl)-5-methyl-1,2-oxazole-4-carbonyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptane-2-carboxylic acid

Cloxacillin thuộc nhóm nào?

Thuốc kháng khuẩn dùng toàn thân

Mã ATC

J – Thuốc chống nhiễm trùng để sử dụng toàn thân

J01 – Thuốc kháng khuẩn dùng toàn thân

J01C – Thuốc kháng khuẩn Beta-lactam, penicillin

J01CF – Penicillin kháng beta-lactamase

J01CF02 – Cloxacillin

Mã UNII

O6X5QGC2VB

Mã CAS

61-72-3

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C19H18ClN3O5S

Phân tử lượng

435.9 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Cloxacillin là kháng sinh penicillin bán tổng hợp mang nhóm 3-(2-chlorophenyl)-5-methylisoxazole-4-carboxamido ở vị trí 6.

Mô hình cầu và que của Cloxacillin
Mô hình cầu và que của Cloxacillin

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 2

Số liên kết hydro nhận: 7

Số liên kết có thể xoay: 4

Diện tích bề mặt cực tôpô: 138

Số lượng nguyên tử nặng: 29

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 3

Liên kết cộng hóa trị:

Tính chất

  • Cloxacillin tồn tại dạng bột tinh thể trắng, góc quay quang học cụ thể +163 độ ở 20°C
  • Cloxacillin tan trong nước, metanol, etanol, pyridin, ethylene glycol, Natri monohydrat

Dạng bào chế

Viên nén: Cloxacillin 500mg,..

Viên nén bao phim

Bột pha tiêm: thuốc Cloxacillin 1g,..

Viên nang cứng: thuốc Cloxacillin 250mg,..

Dạng bào chế Cloxacillin
Dạng bào chế Cloxacillin

Dược lý và cơ chế hoạt động

Cloxacillin cùng loại với penicillin, là một loại kháng sinh bán tổng hợp. Cloxacillin được sử dụng để chống lại tụ cầu khuẩn sản xuất beta-lactamase. Cloxacillin liên kết với các protein gắn penicillin cụ thể (PBP) do đó không cho phép các beta-lactamase liên kết bên trong thành tế bào vi khuẩn, đồng thời Cloxacillin cũng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn tại giai đoạn thứ ba và cuối cùng .

Dược động học

Hấp thu

Cloxacillin  hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Sau khi dùng 2g Cloxacillin theo đường tiêm thì Cloxacillin đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau 20 phút và Cmax=280mg/l.

Chuyển hóa

Thuốc kháng sinh cloxacillin được chuyển hóa thông qua sự phá vỡ vòng beta-lactam để tạo thành chất chuyển hóa axit penicilloic không hoạt động. Trong một nghiên cứu sau khi uống một liều cloxacillin 500 mg duy nhất, 22% liều hấp thụ bị thủy phân thành axit penicilloic không có hoạt tính. Cloxacillin cũng được hydroxyl hóa ở mức độ nhỏ thành chất chuyển hóa có hoạt tính

Phân bố

Cloxacillin có khả năng liên kết 90% với protein huyết tương. Cloxacillin có khả năng đi vào hàng rào nhau thai, mô xương và hoạt dịch

Thải trừ

Cloxacillin có thời gian bán thải khoảng 30-60 phút. Thời gian bán hủy trong huyết thanh của cloxacillin hơi kéo dài ở bệnh nhân suy thận và được báo cáo là trong khoảng 0,8-2,3 giờ ở bệnh nhân suy thận nặng.Trong một nghiên cứu ở trẻ em từ 1 tuần đến 2 tuổi, thời gian bán hủy trong huyết thanh của cloxacillin là 0,8-1,5 giờ. Nồng độ cloxacillin trong huyết thanh thường cao hơn và thời gian bán hủy trong huyết thanh ở trẻ sơ sinh kéo dài hơn so với trẻ lớn.

Ứng dụng trong y học

Cloxacillin được dùng trong:

  • Điều trị nhiễm khuẩn nặng do Staphylococcus gây các tình trạng nhiễm khuẩn bao gồm nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn thận, tiết niệu, thận, xương khớp, sinh dục, màng trong tim, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn.

Tác dụng phụ

  • Phản ứng dị ứng
  • Da đỏ,bong tróc, sưng, phồng rộp
  • Sưng miệng, nôn mửa, mặt, môi, lưỡi / cổ họng của bệnh nhân bị sưng.
  • Cảm thấy khó chịu ở dạ dày
  • Tiêu chảy nặng
  • Động kinh
  • Xuất hiện các vết bầm tím hay chảy máu không giải thích được
  • Nhiễm nấm âm đạo, ngứa, tiết dịch bất thường âm đạo.

Độc tính ở người

LD 50 đường uống ở chuột cống và chuột nhắt là 5000 mg/kg. LD 50 tiêm tĩnh mạch ở chuột là 1660 mg/kg. Các triệu chứng của quá liều Cloxacillin bao gồm tức ngực, thở khò khè, sốt, da xanh, co giật và sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng, ngứa, ho dữ dội.

Tương tác với thuốc khác

  • Cloxacillin làm tăng độc tính trên gan khi dùng đồng thời với methotrexat
  • Cloxacillin gây tăng hoạt tính của các thuốc chống đông

Lưu ý khi sử dụng

  • Cloxacillin dùng đường uống nên được uống trước bữa ăn 1-2 giờ vì thức ăn làm giảm sự hấp thu thuốc.
  • Cloxacillin liều dùng cho bệnh nhân suy thận có nồng độ creatinin huyết thanh < 30ml/phút cần giảm.
  • Không dùng Cloxacillin cho bệnh nhân chưa rõ về tiền sử dị ứng với thuốc của bệnh nhân
  • Không dùng Cloxacillin cho bệnh nhân dị ứng với cephalosporin
  • Giám sát tình trạng tiêu chảy nặng và kéo dài trong và sau quá trình dùng Cloxacillin.
  • Khi dùng Cloxacillin cho bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như động kinh, tiền sử co giật hay viêm màng não có thể bị rối loạn thần kinh
  • Thận trọng khi dùng Cloxacillin cho bệnh nhân là trẻ sơ sinh do nguy cơ tăng bilirubin

Một vài nghiên cứu của Cloxacillin trong Y học

Nghiên cứu 1

Hiệu quả của cloxacillin đơn trị hay kết hợp với gentamicin trong điều trị ngắn hạn đối với viêm nội tâm mạc do tụ cầu vàng. Một thử nghiệm ngẫu nhiên, có kiểm soát

Effectiveness of cloxacillin with and without gentamicin in short-term therapy for right-sided Staphylococcus aureus endocarditis. A randomized, controlled trial
Effectiveness of cloxacillin with and without gentamicin in short-term therapy for right-sided Staphylococcus aureus endocarditis. A randomized, controlled trial

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu so sánh hiệu quả của cloxacillin đơn trị với cloxacillin kết hợp với gentamicin trong điều trị 2 tuần viêm nội tâm mạc do S. tụ cầu vàng bên phải ở người sử dụng ma túy qua đường tiêm tĩnh mạch. Nghiên cứu mở, ngẫu nhiên. Nghiên cứu được tiến hành trên 90 người bị viêm nội tâm mạc van ba lá do S.aureus nhạy cảm với methicillin, không dị ứng với thuốc nghiên cứu và không có biến chứng nhiễm trùng toàn thân cần điều trị kéo dài. Cho những bệnh nhân này dùng 2 g Cloxacillin đơn trị mỗi 4 giờ trong 14 ngày hay kết hợp với gentamicin tiêm tĩnh mạch 1 mg/kg trọng lượng cơ thể tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 ngày. Kết quả cho thấy việc điều trị đã thành công ở 34 trong số 38 bệnh nhân chỉ dùng cloxacillin và 31 trong số 36 bệnh nhân dùng cloxacillin cộng với gentamicin. Ba bệnh nhân tử vong: 1 ở nhóm cloxacillin và 2 ở nhóm điều trị phối hợp. Trong số 37 bệnh nhân hoàn thành điều trị bằng cloxacillin trong 2 tuần, 34 bệnh nhân (92%) đã khỏi bệnh và 3 bệnh nhân (8%) cần điều trị kéo dài để chữa khỏi nhiễm trùng. Trong số 34 bệnh nhân hoàn thành điều trị 2 tuần bằng cloxacillin cộng gentamicin, 32 bệnh nhân (94%) đã khỏi bệnh và 2 (6%) cần điều trị trong 4 tuần. Một bệnh nhân trong nhóm phối hợp bị tái phát. Từ đó kết luận rằng Penicillin kháng penicillinase được sử dụng đơn trị liệu trong 2 tuần có hiệu quả đối với hầu hết bệnh nhân viêm nội tâm mạc ba lá đơn độc do S.aureus nhạy cảm với methicillin. Việc bổ sung gentamicin dường như không mang lại bất kỳ lợi ích điều trị nào.

Nghiên cứu 2

Cefazolin và cloxacillin trong liệu pháp kháng sinh dứt khoát điều trị áp xe ngoài màng cứng do Staphylococcus vàng nhạy cảm với methicillin: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu

Cefazolin versus cloxacillin as definitive antibiotic therapy for methicillin-susceptible Staphylococcus aureus spinal epidural abscess_ a retrospective cohort study
Cefazolin versus cloxacillin as definitive antibiotic therapy for methicillin-susceptible Staphylococcus aureus spinal epidural abscess_ a retrospective cohort study

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu so sánh hiệu quả của cefazolin và cloxacillin trong điều trị kháng sinh dứt điểm đối với áp xe ngoài màng cứng cột sống (SEA) nhạy cảm với methicillin. Nghiên cứu được tiến hành trên 98 bệnh nhân mắc áp xe ngoài màng cứng cột sống nhạy cảm với methicillin lần lượt có 50 và 48 bệnh nhân được điều trị bằng cefazolin và cloxacillin. Tỷ lệ tử vong sau 90 ngày lần lượt là 8% và 13% ở nhóm cefazolin và cloxacillin. Tỷ lệ phản ứng bất lợi nghiêm trọng lần lượt là 0% và 4% ở nhóm cefazolin và cloxacillin. Tỷ lệ thất bại kháng sinh lần lượt là 12% và 19% ở nhóm cefazolin và cloxacillin. Tỷ lệ tái phát lần lượt là 2% và 8% ở nhóm cefazolin và cloxacillin. từ đó kết luận Cefazolin có khả năng hiệu quả tương đương với penicillin kháng tụ cầu và có thể được coi là phương pháp điều trị đầu tiên đối với áp xe ngoài màng cứng cột sống (SEA) nhạy cảm với methicillin

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Cloxacillin , pubchem. Truy cập ngày 24/09/2023.
  2. J Gómez-Jimenez, E Cortes, O del Valle, A Planes, T Gonzalez-Alujas, B Almirante, I Ocaña, A Pahissa (1996), Effectiveness of cloxacillin with and without gentamicin in short-term therapy for right-sided Staphylococcus aureus endocarditis. A randomized, controlled trial ,pubmed.com. Truy cập ngày 24/09/2023.
  3. Anthony D Bai , Aidan Findlater , Neal Irfan, Nishma Singhal, Mark Loeb (2021), Cefazolin versus cloxacillin as definitive antibiotic therapy for methicillin-susceptible Staphylococcus aureus spinal epidural abscess: a retrospective cohort study,pubmed.com. Truy cập ngày 24/09/2023.
Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêmĐóng gói: Hộp 10 lọ

Xuất xứ: Việt Nam

Penicillin

Polyclox 1000

Được xếp hạng 5.00 5 sao
350.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao phimĐóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Các phối hợp kháng khuẩn

Polyclox

Được xếp hạng 5.00 5 sao
270.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang nénĐóng gói: Hộp gồm 10 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
18.000 đ
Dạng bào chế: Bột pha tiêm truyềnĐóng gói: Hộp 01 lọ 2g

Xuất xứ: Pháp

Penicillin

Tazam 1g

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Bột pha tiêmĐóng gói: Hộp 50 lọ x 1g

Xuất xứ: Pháp

Được xếp hạng 5.00 5 sao
20.000 đ
Dạng bào chế: Bột pha tiêmĐóng gói: Hộp 1 lọ thuố tiêm bột + 1 ống dung môi 5ml

Xuất xứ: Việt Nam

Các phối hợp kháng khuẩn

Xacimax New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
220.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam