Hoắc Hướng Chính Khí Tán – Giải biểu hóa thấp, lý khí hòa trung

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Hoắc Hướng Chính Khí Tán

Bài viết Hoắc Hướng Chính Khí Tán – Giải biểu hóa thấp, lý khí hòa trung – Trích trong sách 60 phương tễ dùng nhiều bậc nhất trong Y học Cổ truyền

Tác giả: Bác sĩ Trịnh Văn Cường

Cách nhớ

1. “Hoắc hương chính khí Đại phúc Tô

Cam Cát Trần Linh Truật Phác câu

Hạ khúc Bạch chỉ gia mạch đông

Cảm thương lam trướng tịnh năng khu”

2 “Cam thảo Hậu phác Trần bì

Tử tô Bạch chỉ điều tỳ Sinh khương

Thành phần

Gồm có 12 vị Hoắc hương, Bán hạ, Cát cánh, Bạch chi, Thương (bạch) truật, Cam thảo, Tử tô, Trần bì, Đại phúc bì, Phục linh, Hậu phác, Đại táo.

Cách dùng

Tán bột mịn mỗi lần 12 – 16g với 3 lát gừng, táo 1 quả, chắt nước uống nóng. Nếu uống xong có cảm giác ra mồ hôi thì mặc áo đắp chăn, uống tiếp nước thuốc thứ hai. Có thể dùng dạng thuốc thang

Công dụng

Giải biểu hóa thấp, lý khí hòa trung

Chù trị ngoài thì cảm phong hàn, trong thì có thấp trệ: Nôn mửa, ỉa chảy, sốt rét, sợ lạnh, đau đầu ngực hoành đầy tức, bụng trên đau, rêu lưỡi trắng nhờn

==>> Xem thêm: Ý Dĩ Nhân Thang – Trừ thấp, khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết

PHÂN TÍCH

Hoắc hương chính khí tán tác dụng giải biểu hóa thấp, lý khí hòa trung dùng với các trường hợp ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ (bên ngoài cảm phong hàn, bên trong có thấp trệ) Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, thuộc về phương Đông nên chủ khí là thấp, do đó mà các bệnh lý về thấp gặp nhiều nhất trong tất cả các chuyên khoa. Phong hàn bó chặt ở bên ngoài phần biểu làm vệ khí và dương khí bị ngăn trở; thấp trọc bên trong cũng bị ngăn trở ờ trung tiêu làm cho chức năng thăng giáng bị rối loạn, mà phát sinh rất nhiều triệu chứng. Thấp trệ trung tiêu gây ngực hoàng đầy tức trướng; thấp trệ gây buôn nôn, nôn mửa; dôn xuống trường vị gây ỉa chảy…. Nhìn chung khi tỳ không vận hóa được thấp khiến thanh không thăng, trọc không giáng mà phát sinh các chứng bệnh.

HOẮC HƯƠNG cay ôn mùi thơm, bên ngoài thì phát tán giải biểu, bên trong thì hóa thấp điều hòa trung tiêu. Là vị thuốc hàng đầu cho chứng ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ. Nguyên một mình hoắc hương đã giải quyết được nguyên nhân gây bệnh, cho nên là quân dược của bài này. BẠCH CHỈ vị cay tính ấm khu được phong tán được hàn tà, mùi thơm (phương hương) thì thông được khiếu và tiêu được viêm. TỬ TÔ vị cay ôn tuyên thông, tán hàn. HẬU PHÁC vị cay đắng táo thấp tiêu đàm, hành khí tiêu tích trừ đầy trướng. ĐẠI PHÚC BÌ vị cay ấm hành khí tiêu tích lợi niệu. Hai vị bạch chỉ và tử tô phụ giúp Hoắc hương phát tán giải biểu. Hại vị hậu phác và đại phúc bì trợ giúp Hoắc hương hóa thấp điều hòa trung tiêu. Bốn vị này là thần dược trợ giúp cho hoắc hương. CÁT CÁNH tuyên phế, thông lợi thấp trệ.

TRẦN BÌ hành khí kiện tỳ, táo thấp hòa đàm, hành khí đế táo thấp để hóa đàm. Tỳ ưa táo ghét thấp, mà tỳ hư thì trước sau kiểu gì cũng sinh ra thấp, mà thấp trệ thì hay sinh ra đàm; chính vì lẽ đó trần bì hay ở điếm vừa hành khí kiện tỳ – tăng cường chức năng của tỳ, đồng thời lại tiêu diệt được cái thứ mà tỳ ghét nhất là thấp và đàm do trệ mà tạo ra; cái hành khí của trần bì giúp cho tỳ vận hành trơn tru, trơn lợi. BÁN HẠ chủ yểu đi vào tỳ phế vị, mạnh về táo thấp kiện tỳ tiêu đàm, điều hòa vị khí giáng nghịch để chống nôn ọe. Phàm các chứng tỳ thấp đàm thịnh ho suyễn và vị mất đi chức năng điều hòa, bị nôn ngược thị Bán hạ luôn là vị đầy quan trọng. Theo diễn biến ngũ hành tỳ thổ sinh phế kim nên khi thấp đàm trệ ở tỳ trước sau gì cũng ảnh hường đến phế, do đó mà Bán hạ vào cả tỳ vị cả phế đế táo thấp kiện tỳ tiêu đàm, phòng trường hợp đàm thấp ảnh hưởng đến phế. Hai vị Trần bì – Bán hạ bổ sung cho nhau mà kiện tỳ táo thấp được cả phế và tỳ, do đó mà chỉ được nôn mửa, hòa trung tiêu.

BẠCH LINH, BẠCH TRUẬT, CAM THẢO và ĐẠI TÁO là những vị kiện tỳ ích khí, thấm thấp lợi niệu, hòa trung tiêu. Đây là những vị giúp tăng cường năng lực của tỳ, khiến cho tỳ khỏe lên từ đó chuyển hóa được thấp mà hòa được trung tiêu, ứng dụng trong các bệnh lý như viêm đường ruột cấp, viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng.

==>> Xem thêm: Ngũ Linh Tán và Trư Linh Tán – lợi thủy, ôn dương hóa khí, dưỡng âm

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here