Tải Free PDF Hóa sinh lâm sàng- GS.BS Tạ Thành Văn (ĐH Y Hà Nội)

Sách Hóa sinh lâm sàng Đại học Y Hà Nội

Tải pdf sách Hóa sinh lâm sàng tại đây

Giới thiệu về sách Hóa sinh lâm sàng

Cuốn sách Hóa sinh lâm sàng được chủ biên bởi GS.BS Tạ Thành Văn và đồng biên soạn bởi các nhà khoa học giàu kinh nghiệm thuộc Trường Đại học Y Hà Nội, nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập trong lĩnh vực y học. Dựa trên chương trình đào tạo đại học ngành Y tế của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Y tế, cuốn sách này là tài liệu quan trọng trong chương trình giáo dục chi tiết của trường, phục vụ cho cả đào tạo đại học và sau đại học. Đồng thời, cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bác sĩ lâm sàng, cận lâm sàng và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y học.

Sách cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, cơ chế bệnh học và sự thay đổi của các chỉ số hóa sinh trong suốt quá trình bệnh lý. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến các xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng bệnh từ góc độ của một nhà hóa sinh y học.

Tóm tắt nội dung sách

Chương 1. Enzym học lâm sàng

  • Enzym trong huyết thanh: Cung cấp nội dung phân loại hai nhóm enzym huyết thanh, sự giải phóng, tăng hoạt độ và thanh lọc enzym huyết thanh. Phần này cũng đề cập đến định lượng hoạt độ enzym và vai trò của enzym trong chẩn đoán.
  • Enzym cơ: Trình bày những thông tin cơ bản và ý nghĩa trên lâm sàng của enzym creatin kinase (CK), lactat dehydrogenase (LDH), aldolase (ALD) và glycogen phosphorylase (GP).
  • Enzym gan: Trình bày những thông tin cơ bản và ý nghĩa trên lâm sàng của enzym Amimotransferase, Glutamat dehydrogenase, Alkaline phosphatase và Gamma-Glutamy Transferase
  • Enzym tụy: Trình bày những thông tin cơ bản và ý nghĩa trên lâm sàng của enzym AmylaseLipase
  • Enzym xương: Trình bày những thông tin cơ bản và ý nghĩa trên lâm sàng của enzym Alkaline phosphatase (ALP xương).

Chương 2. Rối loạn chuyển hóa carbohydrat

  • Định nghĩa và phân loại 3 nhóm carbohydrat: Monosaccarid, Oligosaccarid, Polysaccarid
  • Tóm lược các đặc điểm chuyển hoá carbohydrate: Cung cấp thông tin chi tiết về quá trình chuyển hóa carbohydrate sau khi được đưa vào cơ thể.
  • Điều hoà nồng độ glucose máu: Phần này cung cấp thông tin cơ bản và hoạt động của các hormon trong điều hòa glucose máu, trong đó hai hormon chính là Insulin và Glucagon.
  • Tăng glucose máu: Phần nội dung này trình bày về định nghĩa và phân loại đái tháo đường cũng như các xét nghiệm dùng để chẩn đoán tình trạng này.
  • Hạ glucose máu: Cung cấp thông tin chi tiết về định nghĩa, các dấu hiệu, triệu chứng và phân loại các trường hợp hạ glucose máu. Nội dung phần này cũng cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản về các xét nghiệm đánh giá hạ glucose máu.
  • Các rối loạn chuyển hoá carbohydrat bẩm sinh: Nội dung trình bày về bệnh ứ glycogen (Glycogen storage diseases), rối loạn chuyển hóa galactose, rối loạn chuyển hóa fructose và bệnh ứ mucopolysaccarid.
  • Các kỹ thuật phân tích glucose: Trình bày chi tiết về các kỹ thuật phân tích glucose trong huyết tương, trong dịch não tủy, trong nước tiểu, thể ceton và Hemoglobin glycosyl hóa.

Chương 3. Chuyển hóa và rối loạn chuyển hóa lipoprotein

  • Lipid và lipoprotein: Cung cấp nội dung cơ bản về lipid trong huyết tương, các thông tin về thành phần, cấu trúc, phân loại lipoprotein.
  • Chuyển hoá của lipoprotein: Trình bày các nội dung chính về con đường chuyển hóa lipid máu ngoại sinh và nội sinh.
  • Rối loạn lipid máu: Thông tin được cung cấp trong phần này bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến lipid máu và các bất thường về rối loạn lipid máu.

Chương 4. Acid amin, peptid và protein huyết thanh

  • Acid amin: Trình bày các thông tin về nguồn cung cấp và quá trình sinh tổng hợp, chuyển hóa acid amin, ứng dụng lâm sàng và các xét nghiệm phân tích acid amin.
  • Peptid và protein: Nội dung bao gồm cấu trúc, tính chất, ứng dụng của peptid và protein.
  • Protein huyết thanh: Nội dung chính trình bày về chức năng, ý nghĩa lâm sàng và các kỹ thuật xét nghiệm các protein như albumin, Alpha-i-acid glycoprotein (Orosomucoid), Alpha-l-antitrypsin, Alpha-2-macroglobulin, Alphal-fetoprotein,Beta 2-microglobulin,C-reactive protein, Ceruloplasmin, Haptoglobin, Transferrin, Transthyretin (Prealbumin) và protein gắn retinol (Retinol-binding protein).
  • Protein của hệ thống bổ thể: Phân loại các protein bổ thể và các rối loạn lâm sàng liên quan đến các thành phần này.
  • Kháng thể: Nội dung trình bày về cấu trúc, phân nhóm các loại kháng thể, kỹ thuật xét nghiệm định tính, định lượng kháng thể và một số bệnh lý miễn dịch thường gặp.

Chương 5. Chuyển hóa chất khoáng và xương

  • Tổng quan về chất khoáng và xương: Phần nội dung này bao gồm chức năng chính, cấu tạo của xương, các thành phần chất khoáng trong cơ thể.
  • Chuyển hóa xương: Trình bày về các tế bào cấu tạo xương và quá trình chu chuyển xương.
  • Canxi: Nội dung chính trình bày về phân loại, chức năng của canxi, các rối loạn hạ/tăng canxi máu và cách định lượng canxi trong máu.
  • Phosphat: Cung cấp các thông tin cơ bản về phosphat trong cơ thể: phân loại, chức năng, phương pháp định lượng và giá trị tham chiếu của phosphat máu. Phần này cũng trình bày về tình trạng tăng/ giảm phosphat máu.
  • Magie: Nội dung trình bày về khoáng chất magie trong cơ thể bao gồm chức năng, định lượng và tình trạng tăng/ giảm/ thiếu hụt magie.
  • Các hormon điều hoà chuyển hoá chất khoáng: Cung cấp kiến thức về hai loại hormon là PTH và 1,25 dihydroxyvitamin D. Nội dung viết về hormon tuyến cận giáp PTH (parathyroid hormon bao gồm cấu trúc và chức năng, phương pháp định lượng. Nội dung về 1,25 dihydroxyvitamin D bao gồm cấu trúc và chức năng, chuyển hóa, điều hòa và vận chuyển, ý nghĩa lâm sàng. Bên cạnh đó, phần nội dung này cũng đề cập đến Calcitonin – một dấu ấn cho chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể tủy.

Chương 6. Chuyển hóa sắt và porphyrin

  • Chuyển hoá sắt: Phần này cung cấp thông tin cơ bản về sắt, các protein có chứa sắt và quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể.
  • Rối loạn chuyển hoá sắt: Các rối loạn chuyển hóa sắt được trình bày trong phần này là thiếu sắt và thừa sắt. Phần nội dung này có thêm thông tin về các xét nghiệm đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt.
  • Chuyển hóa porphyrin: Trình bày các nội dung cơ bản về cấu tạo, đặc điểm porphyrin, quá trình tổng hợp hem và đào thải tiền chất hem.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin: Bao gồm các thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu lâm sàng, phân loại và xét nghiệm chẩn đoán bệnh porphyria. Đồng thời phần nội dung này cũng có các lưu ý chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác.

Chương 7. Rối loạn chuyển hóa nước và chất điện giải

  • Nước: Phần nội dung về vai trò và đặc điểm của nước trong cơ thể cũng như cung cấp công thức tính liên quan đến áp lực thẩm thấu.
  • Natri: Trình bày về cơ chế điều hòa Natri trong cơ thể, Các tình trạng rối loạn tăng giảm Natri máu.
  • Kali:  Nội dung về các cơ chế điều hòa nồng độ kali trong cơ thể Và các tình trạng đang giảm Kali máu
  • Clo: Trình bày về đặc điểm của clo trong cơ thể và tình trạng tăng giảm Clo máu
  • Khoảng trống anion: Nội dung về công thức tính khoảng trống anion và các tình trạng rối loạn liên quan đến tăng/giảm cation và anion.
  • Magnesi: Trình bày về đặc điểm của magnesi trong cơ thể và tình trạng tăng/ giảm magie máu.
  • Kỹ thuật phân tích các chất điện giải: Nội dung về các kỹ thuật phân tích natri, kali, clo, magie và áp lực thẩm thấu.

Chương 8. Khí máu và thăng bằng acid-base

  • Các khái niệm cơ bản: Thông tin về acid, base, nước, pH và dung dịch đệm.
  • Điều hoà thăng bằng acid-base: Trình bày về hoạt động của hệ thống đệm, quá trình điều hòa thăng bằng acid-base của phổi và thận.
  • Oxy và sự trao đổi khí: Các nội dung chính trong phần này là tổng quan về oxy và carbonic, quá trình vận chuyển oxy, các thông số đánh giá tình trạng oxy và đường cong phân ly hemoglobin-oxy.
  • Các rối loạn thăng bằng acid-base: Nội dung viết về các rối loạn nhiễm acid/ nhiễm kiềm chuyển hóa, nhiễm acid/nhiễm kiềm hô hấp và nhiễm acid-base hỗn hợp.
  • Thu thập và vận chuyển mẫu bệnh phẩm: Cung cấp thông tin về việc thu thập và vận chuyển mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm khí máu.
  • Kỹ thuật phân tích khí máu: Nội dung của phần này là các kỹ thuật phân tích khí máu như phương pháp điện thế, đo pCO2, đo pO2, đo qua da và toán đồ.

Chương 9. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tim mạch

  • Lipid huyết tương: Bao gồm nội dung cơ bản về các lipoprotein huyết tương, cholesterol toàn phần huyết tương và triglycerid huyết tương.
  • Trạng thái huyết tương: phân biệt tình trạng huyết tương thông qua quan sát bằng mắt thường sau khi để huyết tương ở nhiệt độ phòng hoặc  4°C trong 24 giờ.
  • Theo dõi sinh học bệnh xơ vữa động mạch
  • Theo dõi sinh học bệnh tăng huyết áp
  • Chẩn đoán và theo dõi sinh học bệnh nhồi máu cơ tim: Bao gồm thông tin về sinh lý bệnh học, các enzym liên quan đến tình trạng nhồi máu, Troponin T và một số thông số liên quan khác.
  • Brain natridiuretic peptid: Thông tin cơ bản và vai trò, ý nghĩa của hormon BNP.

Chương 10. Hóa sinh lâm sàng bệnh gan-mật

  • Chức năng sinh lý: Trình bày về bốn chức năng quan trọng của gan bao gồm: chuyển hóa, bài tiết, khử độc và lưu trữ.
  • Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan: Các xét nghiệm được đề cập trong phần này là xét nghiệm enzym, xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm phân và nước tiểu.
  • Một số bệnh lý gan thường gặp: Trình bày thông tin về hội chứng vàng da, xơ gan, ung thư gan, hội chứng Reye, tổn thương gan do thuốc và rượu.

Chương 11. Hóa sinh lâm sàng tụy và dạ dày-ruột

  • Hoá sinh tụy: Các thông tin được cung cấp trong phần nội dung này bao gồm chức năng sinh lý, các bệnh liên quan và các xét nghiệm đánh giá chức năng tụy.
  • Hoá sinh dạ dày: Trình bày về sinh lý và hóa sinh của bài tiết dịch vị, phân tích dịch vị trên lâm sàng, các xét nghiệm đánh giá chức năng dạ dày.
  • Hoá sinh ruột: Nội dung viết về sinh lý ruột và các xét nghiệm đánh giá chức năng ruột.

Chương 12. Hóa sinh lâm sàng bệnh thận-tiết niệu

  • Chức năng sinh lý: Trình bày về các chức năng của thận bao gồm: tạo nước tiểu, chuyển hóa, cân bằng acid-base và chức năng nội tiết.
  • Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Các xét nghiệm được đề cập trong phần này là đo độ thanh thải, điện di nước tiểu, Myoglobin, Microalbumin, phân tích các thành phần trong nước tiểu.
  • Một số bệnh lý thận thường gặp: Nội dung trình bày về bệnh cầu thận, bệnh ống thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi tiết niệu và suy thận.

Chương 13. Vùng dưới đồi-tryến yên

  • Vùng dưới đồi: Mô tả vùng dưới đồi cùng các hormon thuộc vùng này.
  • Tuyến tùng: Mô tả vị trí, chức năng của tuyến tùng.
  • Tuyến yên: Cung cấp thông tin cơ bản về tuyến yên, các hormon của tuyến yên trước và tuyến yên sau.
  • Các rối loạn lâm sàng: Trình bày thông tin cơ bản về các rối loạn sau: Đái tháo nhạt, hội chứng bài tiết ADH không thích đáng, suy giảm hormon tăng trưởng, suy toàn bộ tuyến yên, dư thừa hormon tăng trưởng, tăng prolactin.

Chương 14. Tuyến giáp

  • Tuyến giáp: Trình bày về nội dung giải phẫu và hình thành tuyến giáp, tổng hợp hormon giáp, tính chất của hormon giáp trong máu.
  • Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp: Trình bày thông tin cơ bản về các loại xét nghiệm và khó khăn trong phân tích kết quả.
  • Các bệnh lý tuyến giáp: Nội dung phần này viết về cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, bướu giáp và các bệnh lý liên quan đến rối loạn bài tiết hormon giáp.

Chương 15. Rối loạn chuyển hóa catecholamin

  • Trình bày cấu trúc và quá trình sinh tổng hợp, giải phóng của catecholamin
  • Chức năng của hệ thống catecholamin: Hệ thống catecholamin được phân thành các nhóm: hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh giao cảm, hệ thống tủy thượng thận, hệ thống dopaminergic ngoại vi.
  • Ứng dụng lâm sàng: Vai trò của định lượng catecholamin trong trường hợp có khối u thần kinh nội tiết. Trong đó hai tình trạng được trình bày chi tiết là u tế bào ưa chrom và u nguyên bào thần kinh.
  • Định lượng catecholamin: Trình bày các bước tiến hành định lượng và ý nghĩa trên lâm sàng.

Chương 16. Dấu ấn ung thư

Chương này trình bày về lịch sử phát hiện, ứng dụng lâm sàng và các hướng dẫn cụ thể trong việc sử dụng các dấu ấn ung thư trong chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh. Bên cạnh đó, nội dung chương cũng trình bày chi tiết về một số dấu ấn ung thư phổ biến thường được sử dụng trong y khoa.

Chương 17. Hoá sinh thai nghén

  • Các giai đoạn mang thai: Nội dung trình bày chi tiết về ba giai đoạn chính trong thai kỳ.
  • Biến đổi trong quá trình mang thai: Nội dung viết về các biến đổi của rau thai, dịch ối, thay đổi trên cơ thể người mẹ và sự phát triển các cơ quan của thai nhi.
  • Chẩn đoán và theo dõi thai nghén định kỳ: Trình bày thông tin chi tiết về chẩn đoán thai nghén  các xét nghiệm theo dõi thai nghén định kỳ cũng như các bệnh lý thai nghén bất thường.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here