[Cảnh báo] Hiểm hoạ khôn lường của bệnh tay chân miệng

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Hình ảnh bệnh tay chân miệng

Nhathuocngocanh.com – Khi đề cập đến các bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ thì không thể không nhắc đến bệnh tay chân miệng. Đây là một bệnh có tốc độ lây truyền rất nhanh và nếu không được phát hiện kịp thời thì có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ. Nếu bạn đang có con nhỏ, hãy đọc bài viết này để có những cách phòng bệnh cho trẻ ngay từ bây giờ nhé!

Hình ảnh bệnh tay chân miệng
Hình ảnh bệnh tay chân miệng

Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng trong tiếng Anh được viết tắt là HFDM, đây là bệnh gây ra bởi một loại virus truyền nhiễm. Những người mắc bệnh này thì có thể quan sát thấy trong lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng thường nổi nhiều các nốt mụn nước và có tình trạng sốt đi kèm.

Đây là một bệnh lây truyền từ người sang người rất nhanh, dễ dàng nếu tiếp xúc thường xuyên nên đó là lý do vì sao bệnh này lại hay gặp nhất ở lứa tuổi dưới 10 tuổi, đặc biệt mắc nhiều nhất là các trẻ đang đi học mầm non, ở nội trú tại trường. Tại các trường mẫu giáo, các trẻ sẽ tụ tập, vui chơi đùa với nhau hàng ngày nên bệnh rất dễ bùng phát. Khi lớn lên, do cơ thể đã sinh ra kháng thể miễn dịch với bệnh nên tỷ lệ mắc thường rất ít nhưng không phải người lớn là không mắc bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng nói riêng và tất cả các bệnh tật khác nói chung, nếu được phát hiện kịp thời thì việc điều trị và phục hồi của bệnh sẽ diễn ra nhanh hơn. Đối với dấu hiệu bệnh tay chân miệng, với mỗi giai đoạn của bệnh thì các triệu chứng bệnh sẽ được biểu hiện cụ thể như sau:

Ở giai đoạn ủ bệnh

Trong khoảng 3 ngày đến 1 tuần đầu tiên sau khi nhiễm virus, cơ thể người bệnh sẽ không có biểu hiện gì bất thường, mọi hoạt động vui chơi, sinh hoạt vẫn diễn ra như bình thường. Đây được xem như thời gian để virus từ từ làm quen với cơ thể vật chủ.

Ở giai đoạn khởi phát

Khi hết giai đoạn ủ bệnh thì trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện một số các triệu chứng tương tự khi bị cảm cúm như: Đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, sốt nhẹ, tiêu chảy, biếng ăn, có thể sờ thấy hạch ở cổ, ở hàm dưới. Giai đoạn này thường diễn ra từ 1-2 ngày.

Ở giai đoạn toàn phát

Hết giai đoạn toàn phát thì sẽ đến giai đoạn bệnh bùng phát nặng nhất. Đây là lúc mà các triệu chứng điển hình nhất của bệnh sẽ xuất hiện vô cùng rõ ràng như:

Phát ban dạng nước toàn thân: Các nốt mụn nước có đường kính từ 2-10 mm, hình bầu dục, màu xám xuất hiện không chỉ ở lòng bàn chân, bàn tay, trong miệng mà còn ở khắp các vị trí khác nhau trên cơ thể. Các cục mụn nước này tuy răng không gây đau hay ngứa nhưng vẫn khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, bất tiện. Khi các nốt mụn này vỡ thì nước có thể chảy lây lan sang các vùng xung quanh.

Miệng viêm loét: Các nốt mụn nước trong khoang miệng khi trẻ ăn, nhai cũng sẽ vô tình khiến cho các nốt mụn này vỡ ra, sau đó tạo thành các vết loét khiến cho trẻ bị đau nên trẻ sẽ hay quấy khóc, mệt, lười ăn, sụt cân.

Khi mà bệnh kéo dài thì trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các biến chứng như: Nôn, sốt cao, lơ mơ, mê sảng, rối loạn thị giác, co giật,… vô cùng nguy hiểm nên các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý nếu sau khi dùng mọi biện pháp hạ sốt cho trẻ mà không thấy trẻ giảm nhiệt độ thì nên đưa ngay trẻ đến trạm y tế để tránh co giật có thể xảy ra.

Giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng 3-10 ngày nên khiến các cha mẹ vô cùng lo lắng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Ở giai đoạn lui bệnh

Khi trẻ không xuất hiện biến chứng thì bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi, trẻ sẽ bắt đầu bước sang giai đoạn phục hồi. Cha mẹ nên nhớ rằng nếu bé sốt quá lâu, nhất là sốt trên 39 độ, khó thở, quấy khóc nhiều thì nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng

Như đã đề cập ở trên, tay chân miệng là một bệnh gây ra bởi một chủng virus, mà cụ thể ở đây là do virus đường ruột gây nên, cụ thể là bởi 2 loại virus: Coxsackie A16 và Enterovirus tuyp 17.

Nếu với Coxsackie A16 gây bệnh nhẹ hơn, khỏi nhanh sau vài ngày và hiếm khi gây nên các biến chứng trên hệ thần kinh thì con virus Enterovirus typ 17 lại gây bệnh rất nặng, nhất là thường khiến cho người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm ở não, cơ tim, phổi, thậm chí đe dọa đến cả tính mạng người bệnh.

Đó là lý do vì sao phải theo dõi người bệnh hết sức nghiêm ngặt, nhất là với trẻ em khi sức đề kháng còn yếu thì khi bị bệnh lại càng dễ bị vi khuẩn tàn phá nặng nề hơn.

Bên cạnh 2 con virus điển hình trên thì một số chủng virus cùng loại khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hay những chủng nhóm B như B1, B2, B3, B5 cũng sẽ có thể là nguyên nhân chính gây bệnh mà các bác sĩ, người bệnh cũng phải cân nhắc.

Biến chứng nguy hiểm khi bị tay chân miệng

Tay chân miệng nếu được phát hiện sớm thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi và không gây ảnh hưởng quá lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp phải chủng virus gây tay chân miệng nặng như Enterovirus typ 17 thì rất dễ gặp phải các biến chứng từ nhẹ đến nguy hiểm như:

  • Mất nước là biến chứng hay gặp nhất do khi nốt mụn bị vỡ, để lại vết loét trong miệng khiến cho người bệnh tiết nhiều nước bọt hơn, việc sốt cao, gây đổ mồ hôi, tiêu chảy,… chính là những nguyên nhân khiến cho người bệnh bị mất nước.
  • Viêm não: Dù rất hiếm gặp nhưng virus có thể khiến cho não người bệnh bị viêm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
  • Viêm màng não: Viêm não, viêm màng não là 2 biến chứng nguy hiểm tính mạng có thể gặp phải nếu bệnh không được điều trị triệu chứng bệnh, phát hiện kịp thời.
  • Viêm cơ tim cũng là một biến chứng hiếm gặp của bệnh.
  • Nếu phụ nữ mang thai không may mắc bệnh thì ngoài nguy cơ gặp phải các biến chứng trên thì bệnh còn đe dọa đến cả thai nhi, gây sảy thai, thai chết lưu hay gây ra dị tật bẩm sinh. Nên phụ nữ mang thai cần hết sức đề hạn chế khi tiếp xúc với những người có các bệnh dễ lây truyền như tay chân miệng.
Biến chứng nguy hiểm khi bị tay chân miệng
Biến chứng nguy hiểm khi bị tay chân miệng

Đường lây truyền của bệnh

Virus gây bệnh có thể truyền từ người này sang người khác qua đường miệng, dịch tiết và các chất tiết từ mũi, miệng, nước bọt, phân,…

Các con đường lây truyền bệnh:

Tiếp xúc gần với người bị bệnh, hít hay nuốt phải nước bọt, dịch tiết của người bệnh khi nói chuyện, ăn uống.

Vô tình tiếp xúc, sờ vào mụn nước bị vỡ có chứa virus của người bệnh.

Lây qua việc dùng chung vật dụng, đồ chơi với người bị bệnh.

Lây qua tay của người trực tiếp chăm sóc cho trẻ.

Bệnh sẽ phát tán, lây truyền virus ra xung quanh ngay từ khi bệnh vẫn đang trong giai đoạn ủ bệnh, hơn nữa dù khi các triệu chứng bệnh đã hết thì các virus trong cơ thể người bệnh vẫn còn sót lại bên trong nước bọt, phân nên vẫn sẽ tiếp tục lây truyền nhiều ngày sau khi bệnh đã khỏi.

Mà với cách thức lây truyền dễ dàng như trên thì bệnh rất nhanh sẽ bùng phát thành dịch. Do đó, việc cho trẻ bị bệnh nghỉ ở nhà và việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho những trẻ khỏe mạnh xung quanh là vô cùng quan trọng để kiểm soát và dập dịch.

Điều trị bệnh tay chân miệng

Bệnh này hiện nay vẫn chưa có vaccine hay thuốc đặc trị nhưng nếu các bậc phụ huynh nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu như kể trên thì nên cho trẻ đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Vì chưa có thuốc điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh nên việc điều trị lúc này chính là tác động vào các triệu chứng của bệnh.

Với các triệu chứng nhẹ thì trẻ chỉ cần dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ho, bù nước tùy vào triệu chứng bệnh cụ thể và hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu trẻ sốt cao thì bác sĩ có thể kê cho trẻ Paracetamol hạ sốt và dặn ba mẹ dùng nước muối sinh lý vệ sinh khoang miệng thường xuyên cho trẻ để giúp làm giảm viêm cho các nốt mụn.

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng để tránh làm vỡ các nốt mụn, để trẻ dễ nuốt hơn.

Tắm, vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng bằng nước sạch để tránh mụn bị vỡ, gây nhiễm khuẩn và kết hợp bôi các dung dịch sát khuẩn vào các nốt mụn.

Gợi ý một số loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa nên bổ sung vào bữa ăn cho trẻ

Trứng: Các vitamin, protein, khoáng chất trong trứng là những chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Đậu hũ: Không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà trứng lại vô cùng mềm để trẻ có thể tiêu hóa.

Trái cây mềm như đu đủ, dưa hấu,…

Khoai tây: Bởi chứa nhiều kẽm, vitamin C, B6, photpho nên khoai tây rất tốt để giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương.

Gợi ý một số loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa nên bổ sung vào bữa ăn cho trẻ
Gợi ý một số loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa nên bổ sung vào bữa ăn cho trẻ

Các cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nếu xung quanh trẻ có trẻ khác bị bệnh thì nên:

  • Đeo khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ cho bé ngay sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ngay khi về nhà.
  • Quần áo của bé nên được luộc trước khi đem đi giặt.
  • Mọi vật dụng, đồ chơi, đồ dùng cá nhân của trẻ có bệnh nên được luộc sôi, thường xuyên rửa bằng xà phòng. Cho bé dùng riêng thìa, bát và các đồ dùng cá nhân khác.
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ bằng các dung dịch khử khuẩn để hạn chế vi khuẩn lây lan xung quanh để trẻ có thể thoải mái chơi đùa.
  • Hạn chế các cử chỉ thân mật như ôm, hôn, dùng chung muỗng, thìa, đũa với người bị bệnh.
  • Dặn trẻ khi muốn hắt hơi hay ho thì phải che miệng lại để nhỡ đâu trẻ bị bệnh thì sẽ hạn chế lây cho người khác.
  • Luôn luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để khi có bất kỳ biểu hiện bất thường gì như sốt, ho, nổi ban thì đưa trẻ đi khám ngay.
  • Không tự ý dùng thuốc cho trẻ nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tay chân miệng là có thể hoàn toàn điều trị khỏi tại nhà chỉ cần phụ huynh tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Với tình hình dịch như hiện tại thì việc cho trẻ đi khám sẽ gặp khá nhiều khó khăn do nguy cơ lây nhiễm chéo cao nên bố mẹ nhớ luôn bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhé!

Tài liệu tham khảo

Marissa Selner – Cập nhật ngày 12 tháng 2 năm 2021, Hand, Foot, and Mouth Disease, Healthline, Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2021.

Xem thêm:

Mụn nước ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

1 thoughts on “[Cảnh báo] Hiểm hoạ khôn lường của bệnh tay chân miệng

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here