Dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời gian cho con bú

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sữa của bà bầu

Người mẹ có khả năng sản xuất đủ sữa cả về số lượng và chất lượng nhằm hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sự sản xuất sữa bình thường sẽ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và thành phần các chất trong cơ thể người mẹ, và phụ nữ cho con bú thì nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên.

Bài viết này, nhà thuốc Ngọc Anh xin chia sẻ về  sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ cho con bú, ảnh hưởng của dinh dưỡng đến lượng sữa và thành phần sữa, và nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ cho con bú.

Ảnh hưởng của việc cho bú đến người mẹ

Cân nặng

Sự thay đổi cân nặng sau khi sinh ở phụ nữ cho con bú là rất khác nhau. Giảm cân từ từ thường xảy ra trong 6 tháng đầu sau sinh.

Các dữ liệu về ảnh hưởng của cho bú lên sự thay đổi cân nặng sau sinh thì có sự mâu thuẫn. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng cho bú thì ít có ảnh hưởng. Ở một số báo cáo, thì thấy giảm cân ít hơn ở những phụ nữ cho con bú so với không cho bú, trong khi một số các nghiên cứu khác báo cáo rằng giảm cân nhiều hơn ở phụ nữ cho con bú so với không cho bú. Một bài tổng quan hệ thống cho thấy ít hoặc không có sự liên quan giữa cho bú và thay đổi cân nặng.

Tuy nhiên, 4 trong 5 nghiên cứu có chất lượng cao đã chứng tỏ một mối liên quan tích cực giữa cho bú và thay đổi cân nặng.

Khối cơ

Mặc dù một số bà mẹ có thể giảm cân trong khi cho con bú, nhưng khối cơ của bà mẹ thì được bảo tồn trong 6 tháng đầu cho bú. Điều này được cho là do một phản ứng thích ứng của chuyển hóa protein khi protein trong chế độ ăn bị hạn chế dẫn đến giảm quá trình thoái hóa protein trong cơ thể hơn là quá trình tổng hợp.

Vitamin

Các vitamin tan trong dầu và tan trong nước được tiết vào sữa. Vì vậy, nhu cầu trong chế độ ăn của hầu hết các vitamin đều tăng khi cho con bú. Đối với bà mẹ có chế độ ăn cân bằng thì tăng nhu cầu dinh dưỡng có thể đáp ứng bằng tăng lượng thức ăn. Với một số chế độ ăn kiêng thì có thể bổ sung bằng thực phẩm chức năng.

Mất chất khoáng ở xương

Hàm lượng chất khoáng ở xương bị giảm trong thời gian cho con bú, và sự bù lại chất khoáng xảy ra khi cai sữa và bắt đầu có kinh nguyệt trở lại. Cho con bú liên quan đến sự tái hấp thu của xương, một phần là do nồng độ estradiol tương đối thấp.

Cho con bú không làm tăng nguy cơ mật độ khoáng ở xương thấp, loãng xương, hoặc gãy xương trong tương lai. Thực tế thì, tác dụng bảo vệ của việc cho con bú đối với nguy cơ loãng xương đã được chứng minh trong một số nghiên cứu dịch tễ. Ví dụ, một nghiên cứu trên 4681 phụ nữ mãn kinh để kiểm tra ảnh hưởng của việc cho con bú đến nguy cơ gãy xương. Cho con bú liên quan đến giảm 50% nguy cơ gãy cổ xương đùi và giảm 27% nguy cơ gãy xương do loãng xương, sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ đã biết. Thời gian cho con bú dài hơn làm giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi, mỗi 12% cho mỗi 10 tháng thêm cho bú.

Xác định thể tích sữa

Một phụ nữ cho con bú khỏe mạnh sản xuất khoảng 750-800 mL sữa/ngày. Tuy nhiên, thể tích sữa khác nhau giữa các bà mẹ và có thể trên 2000 mL/ngày ở những bà mẹ cho bú quá mức hoặc những cặp sinh đôi, sinh ba.

Thể tích sữa thấp trong 2 ngày đầu sau sinh, tăng rõ rệt vào ngày thứ 3 và thứ 4, sau đó tăng dần dần theo các mức độ. Thể tích sữa thường giảm ở giai đoạn sau của quá trình cho con bú (ví dụ, qua 6 tháng đầu sau sinh), chủ yếu là do cai sữa. Trong một nghiên cứu quần thể các trẻ nhũ nhi khỏe mạnh,.cho thấy thể tích sữa trung bình lúc 6 tháng là 769 (335-1144), 9 tháng là 637 (205-1185), và 12 tháng là 445 (27-1154). Thể tích sữa có khoảng dao động lớn trong giai đoạn cuối thời kỳ cho bú phản ánh sự khác biệt trong thời gian và tốc độ cai sữa.

Nhu cầu của trẻ

Sản xuất sữa được xác định chủ yếu trên nhu cầu của trẻ hơn là khả năng tiết sữa của mẹ. Điều này được minh họa bằng khả năng cho con bú thành công ở những bà mẹ sinh đôi hoặc sinh ba. Nhu cầu của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi và tốc độ tăng cân, cũng như các rối loạn ảnh hưởng đến nhu cầu chuyển hóa của trẻ hoặc khả năng ăn một cách hiệu quả. Trẻ khỏe mạnh bú theo nhu cầu giúp kích thích tạo thể tích sữa bình thường và đạt được dự phát triển tốt mặc dù lịch bú ở mỗi trẻ là khác nhau. Việc bổ sung các chất thay thế sữa hoặc thức ăn đặc làm giảm nhu cầu bú mẹ của trẻ, và do đó làm giảm sản xuất sữa.

Dinh dưỡng của bà mẹ

Sự khác biệt nhỏ trong chế độ ăn, cân bằng năng lượng và tập thể dục nói chung không ảnh hưởng đến sản xuất sữa.

Chế độ ăn

Sự giảm nhẹ hoặc vừa trong năng lượng đưa vào của bà mẹ dường như có ảnh hưởng hạn chế đến thể tích sữa. Trong một nghiên cứu, chế độ ăn hạn chế xuống 1500 kcal/ngày trong 1 tuần không làm giảm sản xuất sữa. Tương tự, giảm cân vừa kèm theo có hay không tập thể dục không ảnh hướng xấu đến sự tiết sữa.

Trong một báo cáo, 22 trong 33 bà mẹ hoàn thành chương trình giảm cân 10 tuần đã giảm trung bình 5 kg. Sản xuất sữa hàng ngày là tương tự ở thời điểm bắt đầu và 10 tuần (759 và 802 mL), và trẻ tăng trung bình 21 mg/ngày. Trong một nghiên cứu khác, những bà mẹ cho con bú bị quá cân được phân ngẫu nhiên vào nhóm giảm nặng lượng đưa vào 500 kcal/ngày và tập thể dụng 45 phút 4 lần/tuần hoặc nhóm duy trì chế độ ăn bình thường của họ và hạn chế tập thể dục. Những bà mẹ trong nhóm ăn kiêng và tập thể dục giảm nhiều cân hơn (4.8 so với 0.8 kg) và giảm khối mỡ nhiều hơn (4 so với 0.3 kg) nhóm chứng. Sự tăng cân của trẻ là tương tự giữa 2 nhóm.

Hạn chế năng lượng nặng

Thiếu dinh dưỡng quá mức có thể ảnh hưởng đáng kể đến thể tích sữa. Trong nghiên cứu ở trên, cho thấy thể tích sữa giảm 15% khi cung cấp ít hơn 1500 kcal/ngày.

Các yếu tố khác

Các yếu tố khác làm giảm thể tích sữa bao gồm không vắt hết sạch sữa và vắt sữa không đều, cũng như thút thuốc, stress, lo lắng, mệt mỏi, và ốm. Ngoài ra, sử dụng thuốc uống tránh thai kết hợp estrogen/progesterone (COCs) làm giảm thể tích sữa.

Trong một báo cáo, cho thấy sản xuất sữa ở bà mẹsử dụng COCs giảm 12% so với bà mẹ dùng thuốc tránh trai chỉ có progestin, và giảm 6% so với nhóm chứng.

Tuy nhiên, sự phát triển của trẻ là tương tự, có thể vì thời gian bú dài hơn hoặc thức ăn bổ sung bù đắp thể tích sữa giảm đi. Một bài tổng quan hệ thống cho thấy bằng chứng chất lượng trung bình đối với ảnh hưởng của COCs lên thể tích sữa, và các kết quả không nhất quán cho các dạng thuốc tránh thai nội tiết. khác.

Vì vậy không có bằng chứng xác đáng rằng thuốc tránh thai nội tiết tố làm cản trở sự thành công của quá trình cho con bú mẹ, nên cách tiếp cận phải dựa trên cá nhân cụ thể. Hội phụ sản Mỹ khuyến cáo rằng “bác sĩ cần thảo luận với bà mẹ về những hạn chế này và mối quan hệ giữa mong muốn cho con bú và nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, từ đó cô ấy có thể đưa ra quyết định của mình”.

Tiếp xúc da kề da giữa mẹ và đứa bé đẻ non của cô ấy ở trung tâm chăm sóc tích cực sơ sinh có thể tăng sản xuất sữa.

Tài liệu tham khảo

Pregnant or Breastfeeding? Nutrients You Need, Kids Health, truy cập ngày 11/6/2023.

Xem thêm:

Phần 2: Ảnh hưởng của chế độ ăn của mẹ đến chất lượng sữa

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here