Điều trị kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng qua trung gian độc tố

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Điều trị kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng qua trung gian độc tố

Bài viết Điều trị kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng qua trung gian độc tố tham khảo từ Chương 2 Sách Hướng dẫn điều trị Kháng sinh theo kinh nghiệm (2016) – Nhà xuất bản Y học – tải file PDF tại đây.

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh

Trưởng khoa cấp cứu Bệnh Viện Bạch Mai

Trưởng bộ môn Hồi sức cấp cứu – Trường Đại học Y Hà Nội

Các bệnh nhiễm khuẩn trung gian qua độc tố (Toxin-Mediated Infectious Diseases)

Phân loại Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị đường tĩnh mạch Điều trị đường uống hoặc chuyển từ đường tĩnh mạch sang đường uống
Hội chứng sốc nhiễm độc – (Toxic shock syndrome [TSS])*

(Điều trị khởi đầu đối với MRSA; nếu sau đó vi khuẩn phân lập được là MSSA, điều trị phù hợp)

Tụ cầu vàng

(MRSA)

Điều trị đường TM được ưu tiên lựa chọn

Vancomycin 1g (TM) mỗi 12h/lần x 2 tuần hoặc Linezolid 600mg (TM) mỗi 12h/lần x 2 tuần

Điều trị đường TM thay thế

Minocyclin 100mg (TM) mỗi 12h/ lần x 2 tuần hoặc Daptomycin 6 mg/kg (TM) mỗi 24h/lần x 2 tuần

Linezolid 600mg (uống) mỗi 12h/lần x 2 tuần

hoặc

Minocyclin 100mg (uống) mỗi 12h/lần x 2 tuần

Tụ cầu vàng (MSSA) Điều trị đường TM được ưu tiên lựa chọn

Cefazolin 1g (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

Điều trị đường TM thay thế

Nafcillin 2g (TM) mỗi 4h/lần x 2 tuần hoặc Clindamycin 600mg (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

Cephalexin 500mg (uống) mỗi 6h/lần x 2 tuần

hoặc

Clindamycin 300mg (uống) mỗi 6h/lần x 2 tuần

Clostridium sordelli Điều trị đường TM được ưu tiên lựa chọn

Penicillin G 10 triệu đơn vị (TM) mỗi 4h/lần x 2 tuần hoặc Clindamycin 600 mg (TM) mỗi 8h/ lần x 2 tuần hoặc Piperacillin 4g (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

Điều trị đường TM thay thế

Meropenem 1 g (TM) mỗi 8 giờ x 2 tuần hoặc Ertapenem 1 g (TM) mỗi 24 giờ x 2 tuần

Không áp dụng
Hội chứng ngộ độc thịt do Clostridium (thức ăn, trẻ nhỏ, vết thương) Clostridium botulinum Điều trị được ưu tiên lựa chọn

2 ống kháng độc tố đặc hiệu đa giá (types A,8,C,D,E) antitoxin (TM)

Điều trị thay thế

Amoxicillin 1g (uống) mỗi 8h/lần x 7 ngày (chỉ cho vết thương nhiễm botulism)

Uốn ván Clostridium tetani Điều trị được ưu tiên lựa chọn

Globulin miễn dịch với uốn ván (Globulin miễn dịch uốn ván [TIG]) 3.000-6.000 đơn vị (TB) (50% vào cơ delta, 50% vào vị trí vết thương)

kết hợp với hoặc

Penicillin G 4 triệu đơn vị (TM) mỗi 4h/lần x 10 ngày

hoặc

Doxycyclin 200 mg (TM hoặc uống) mỗi 12h/lần x 3 ngày, sau đó 100mg (TM hoặc uống) x 7 ngày

Điều trị thay thế

Kháng độc tố uốn ván 1500-3.000 đơn vị (TB/TM)

kết hợp với

Metronidazol 1g (TM) mỗi 12h/lần x 10 ngày

Bệnh bạch hầu (Thanh quản, mũi, vết thương, viêm cơ tim) Coryne- bacterium

diphtheriae

C. ulcerans

Kháng độc tố bạch hầu (TM) trong vòng 1 giờ (bạch hầu thanh quản = 40.000 đơn vị; bạch hầu mũi thanh quản = 60.000 đơn vị; bạch hầu toàn thân hay bệnh bạch hầu > 3 ngày = 100.000 đơn vị)

kết hợp với hoặc

Penicillin G 1 triệu đơn vị (TM) mỗi 4h/lần x 14 ngày hoặc Erythromycin 500 mg (TM) mỗi 6h/lần x 14 ngày

Kháng độc tố bạch hầu (TM) trong vòng 1 giờ (bạch hầu thanh quản = 40.000 đơn vị; bạch hầu mũi thanh quản = 60.000 đơn vị; bạch hầu toàn thân hay bệnh bạch hầu > 3 ngày = 100.000 đơn vị)

kết hợp với

Procain penicillin 600.000 đơn vị (TB) mỗi 24h/lần x 14 ngày

Từ viết tắt: MRSA/MSSA (methicillin-resistant/sensitive S. aureus/ Tụ cầu kháng/nhạy methicillin. Thời gian điều trị biểu thị tổng thời gian điều trị theo đường TM, điều trị theo đường uống hoặc thời gian điều trị theo đường tĩnh mạch + thời gian điều trị theo đường uống. Hầu hết bệnh nhân khi đang được điều trị theo đường tĩnh mạch có thể dùng được thuốc đường uống nên được chuyển sang điều trị theo đường uống khi tình trạng lâm sàng cải thiện (thường < 72 giờ).

* Chỉ điều trị bằng đường TM hoặc chuyển điều trị từ đường TM sang đường uống.

Hội chứng sốc nhiễm độc (S.aureus)

Biểu hiện lâm sàng: Ban dạng tinh hồng nhiệt ± tụt HA. Bệnh cảnh lâm sàng thay đổi từ nhiễm khuẩn nhẹ tới hội chứng suy đa tạng/sốc. Tăng CPK thường gặp.

Xem xét chẩn đoán: Chẩn đoán khi có biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng tới niêm mạc, thận, gan và da hoặc nuôi cấy tìm được chủng tiết độc tố của S. aureus từ miệng, lỗ mũi, âm đạo hoặc vết thương.

Lưu ý: Dịch từ vết thương trong hội chứng sốc nhiễm độc có màu trong, không phải là mủ.

Xem xét điều trị: Loại bỏ nguồn gốc sản xuất độc tố nếu có thể (Vd: loại bỏ gạc, ống dẫn lưu). Có thể phối hợp thêm clindamycin cho tác dụng chống độc tố của nó.

Tiên lượng: Tốt đối với thể nhẹ và được phát hiện sớm. Tiên lượng tồi đối với thể bệnh phát hiện muộn/tổn thương nhiều hệ thống, cơ quan.

Hội chứng sốc nhiễm độc (C. sordelli)

Biểu hiện lâm sàng: Giống hoại thư sinh hơi có nhiễm khuẩn hoại tử mô mềm là có phù khu trú. Tụt HA kèm buồn nôn/nôn khởi phát cấp tính và tình trạng yếu cơ đặc trưng. Có liên quan với sử dụng thuốc gây nghiện đường TM, chấn thương, sinh đẻ, phá thai, phẫu thuật tử thi. Cô đặc máu với tăng bạch cầu đặc trưng; các phản ứng dạng bạch cầu cấp (leukemoid reactions) thường gặp với số lượng bạch cầu đa nhân > 50.000/mm3.

Xem xét chẩn đoán: Nuôi cấy mọc C. sordelli từ mô hoại tử.

Lưu ý: Biểu hiện lâm sàng giống hoại thư sinh hơi, có cô đặc máu mà không có thiếu máu tan máu. Buồn nôn/nôn thay vì ỉa chảy như với hoại thư sinh hơi. Tình trạng sốc song không có/sốt nhẹ và tăng bạch cầu giúp gợi ý chẩn đoán. Tổn thương cơ (hoại tử cơ do Clostridium) và nhiều bọng nước điển hình thường gặp trong hoại thư sinh hơi song không phải là biểu hiện trong hội chứng sốc nhiễm độc do C. sordelli.

Xem xét điều trị: Cắt lọc mô hoại tử sớm/ thỏa đáng là điều trị cơ bản. Kháng sinh chống vi khuẩn kị khí và các biện pháp điều trị hỗ trợ rất quan trọng.

Tiên lượng: Giống hoại thư sinh hơi, tiên lượng liên quan với chẩn đoán sớm và phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử sớm/thỏa đáng.

Bệnh ngộ độc thịt do Clostridium (Clostridium botulinum)

Biểu hiện lâm sàng: Liệt đối xứng lan xuống bắt đầu từ các dây thần kinh sọ, gâỵ ra bởi độc tố botulinum. Khởi phát bằng nhìn mờ, sau đó nhanh chóng liệt cơ vận nhãn, khó nói và mất khả năng nuốt. Liệt cơ hô hấp có thể xẩy ra trong các trường hợp nặng. Tình trạng tinh thần hoàn toàn bình thường. Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 10-12 giờ. Thời gian ủ bệnh ngắn nhất khi nhiễm Clostridium typ E (nhiều giờ), dài nhất khi nhiễm type A (có thể tới 10 ngày) và có mối tương quan nghịch với lượng độc tố được tiêu thụ (bệnh ngộ độc Clostridium do thức ăn). Bệnh ngộ độc Clostridium do vết thương (tỵp A hoặc B) có thể xẩy ra sau khi C. botulinum xâm nhập vào vết tiêm ở những người tiêm chích ma túy, vết thương phẫu thuật hoặc chấn thương. Trẻ nhỏ (< 1 tuổi), bệnh ngộ độc Clostridium (rất thường gặp tỵp A hoặc B) mắc phải từ C. botulinum trong mật ong. Các bệnh nhân bị bệnh ngộ độc Clostridium không sốt, có tình trạng nôn nhiều song không có ỉa chảy.

Xem xét chẩn đoán: Phát hiện độc tố Botulinum từ phân, huyết thanh hoặc thức ăn (đặc biệt là các thức ăn đóng hộp dùng trong gia đình với pH trung tính hoặc gần trung tính [~ 7] hoặc thịt hun khói [typ E]) là chẩn đoán của bệnh ngộ độc do Clostridium do thức ăn. Bệnh ngộ độc do Clostridium từ vết thương được chẩn đoán bằng nuôi cấy bệnh phẩm vết thương mọc C. botulinum hoặc bằng cách phát hiện được độc tố Botulinum trong huyết thanh.

Lưu ý: Chẩn đoán lâm sàng dựa trên biểu hiện liệt lan xuống gây tác động tới các dây thân kinh sọ ở một bệnh nhân không sốt, cần phải phân biệt với Guillain-Barre (sốt, liệt lan lên, mất cảm giác) và bại liệt (sốt, liệt vận động lan lên thuần túy). Không chẩn đoán bệnh ngộ độc Clostridium khi không có liệt vận nhãn/họng hầu.

Xem xét điều trị: Giải độc tố chỉ trung hòa được độc tố tự do (unbound toxin) và không đảo ngược được tình trạng liệt do độc tố. Bệnh ngộ độc Clostridium là một nhiễm khuẩn qua độc tố trung gian và điều trị kháng sinh (bệnh ngộ độc Clostridium do vết thương) chỉ mang tính chất hỗ trợ. Guanidin đã được sử dụng với tác dụng không ổn định.Thông khí hỗ trợ là biện pháp cần thiết cho bệnh nhân bị liệt hô hấp. Bệnh ngộ độc Clostridium trong khủng bố sinh học được biểu hiện lâm sàng và điều trị giống như bệnh ngộ độc Clostridium mắc phải ngoài tự nhiên.

Tiên lượng: Tốt, nếu được điều trị sớm, trước khi xẩy ra liệt hô hấp.

Đọc thêm: ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH Ở CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG SAU CẤY GHÉP TẠNG

Uốn ván (Clostridium tetani)

Biểu hiện lâm sàng: Bắt đầu bằng cứng hàm/khó nhai gây ra bởi độc tố C. tetani (co cứng uốn ván). Cứng hàm nhanh chóng sau co cơ cắn, tiếp theo là sự co cứng cơ bụng/lưng. Co cứng và co giật có thể xẩy ra. Các bệnh nhân không sốt, trừ khi có tác động tới vùng dưới đồi (sốt nguồn gốc trung ương) và trong các trường hợp này sốt có thể vượt trên 41°C. Giai đoạn ủ bệnh thường gặp từ 3-21 ngày.

Xem xét chẩn đoán: Chẩn đoán được gợi ý bằng các cơn co cứng cơ/giật cơ ở một bệnh nhân bị cứng hàm.

Lưu ý:Trong các cơn bệnh dại, các cơn co cứng cơ khu trú và thường ảnh hưởng tới cơ mặt/cổ hơn là các chi, như trong uốn ván.

Xem xét điều trị: Uốn ván là một bệnh tự khỏi nếu được chăm sóc hỗ trợ chuyên khoa. An thần rất quan trọng và bắt buộc phải tránh cho bệnh nhân tất cả các kích thích để làm giảm nguy cơ co giật. Tránh đụng chạm/di chuyển không cần thiết. Giải độc tố chỉ có hiệu quả trung hòa độc tố lưu hành tự do. Mở khí quản/ hỗ trợ hô hấp có thể cứu sống bệnh nhân đối với các trường hợp nặng.

Tiên lượng: Tốt nếu không có biến chứng gãy xương cột sống, viêm phổi do hít phải hoặc tác động hệ thần kinh trung ương (sốt cao, tăng/tụt HA).

Bệnh bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae/Corynebacterium ulcerans)

Biểu hiện lâm sàng: Trong vòng 1 tuần sau khởi phát âm ỉ đau họng nhưng không sốt, có các mảng bám ở họng kết hợp lại để tạo thành giả mạc bạch hầu màu xám (bao quanh bởi một đường viền màu đỏ), các mảng giả mạc này bám dính/ dễ chảy máu khi cố lấy bỏ. Màng bắt đầu ở một bên; có thể lan tới khẩu cái mềm, lưỡi gà và hầu sau bên đối diện; đi kèm với nổi hạch vùng cổ trước ở hai bên; Màng bạch hầu dần hoại tử (màu xanh/đen); và có mùi hôi (hơi thở hôi). Phù nề vùng dưới hàm dưới (“dấu hiệu cổ bò”) và khàn tiếng (tiếng thở rít thanh quản) báo hiệu tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp có thể gây tử vong. Bệnh bạch hầu da có thể do nhiễm khuẩn vết thương do C.diphtheriae (chấn thương, phẫu thuật) hoặc vết đốt của côn trùng/vết cắn của người và được đặc trưng bằng một lớp vảy trên da (màng da) che phủ một ổ loét sâu. Dịch tiết huyết thanh lẫn máu đặc trưng cho bạch hầu thể mũi (màng trong lỗ mũi). Viêm cơ tim do bạch hầu có thể là biến chứng của tất cả các thể bạch hầu (thường gặp nhất sau thể bạch hầu họng) và thường xẩy ra vào tuần thứ hai, song có thể xẩy ra ở tận tuần thứ 8 sau khi khỉ phát nhiễm khuẩn. Viêm đa dây thần kinh do bạch hầu là một biến chứng thường gặp. Các biến chứng tim mạch/thần kinh là do độc tố có hiệu lực mạnh được sản sinh.

Xem xét chẩn đoán: Chẩn đoán được gợi ý dựa trên viêm họng giả mạc một bên kèm liệt vòm miệng, không có sốt và nhịp tim nhanh tương đối. Khẳng định chẩn đoán bằng kết quả nuôi cấy mọc C. diphtheriae từ lỗ mũi trước, từ giả mạc hoặc vết thương.

Lưu ý: Cần phân biệt với Arcanobacterium (Corynebacterium) haemolyticum (cũng tạo thành màng hầu) bằng nuôi cấy và C. diphtheria không có phát ban dạng tinh hồng nhiệt. C.ulcerans có cùng các đặc trưng lâm sàng như C. diphtheriae.

Xem xét điều trị: Dùng kháng sình để điều trị nhiễm khuẩn và làm ngừng sản xuất thêm độc tố. Giải độc tố (Antitoxin) có hiệu quả đối với độc tố tự do, song sẽ không đảo ngược viêm cơ tim/bệnh thần kinh do độc tố trung gian. Bệnh huyết thanh thường gặp 2 tuần sau tiêm giải độc tố. Hỗ trợ hố hấp/ tim mạch có thể cứu sống bệnh nhân. C.ulcerans được điều trị giống như điều trị C. diptheriae.

Tiên lượng: Tiên lượng tồi với tình trạng tắc nghẽn đường thở hoặc viêm cơ tim. Viêm cơ tim có thể xẩy ra mặc dù bệnh nhân được điều trị sớm.

Tài liệu tham khảo

  1. Azad AF. Pathogenic rickettsiae as bioterrorism agents. Clin Infec Dis 45 Suppl 1: S52-555, 2007.
  2. Alvarez-Lerma F, Grau s, Alvarez-Beltran. Levofloxacin in the treatment of ventilator-associated pneumonia. Clin Microbiol Infect 12: 81-92,2006.
  3. Baddour LM, Bettmann MA, Bolger AF, et al. Nonvascular cardiovascular device¬related infections. Circulation 108: 2015— 2031,2003.
  4. Bartlett JG, InglesbyTV, JR, Bono L Management of anthrax. Clin Infect Dis 35:851-858, 2002.
  5. Bouza E, Burillo A, Munoz p. Antimicrobial Therapy of Clostridium difficile-associated diarrhea. Med Clin N Am 90: 1141-63, 2006.
  6. Boyce JM. Methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Lancet Infect Dis 5:653-663,2005.
  7. Bradley SF. Infections in long-term-care residents. Infect Med 22:168-172,2005.
  8. Bratu s. Therapeutic approach to complicated skin and soft tissue infections: methicillin- susceptible and methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Antibiotics for Clinicians 10: S35-28,2006.
  9. Breman JG, Henderson DA. Diagnosis and management of smallpox. N Engl J Med 346:1300-1308,2002.
  10. Carratala J, Martin-Herrero JE. Mykietiuk A, et al. Clinical experience in the management of community-acquiredpneumonia: lessons from the use of fluoroquinolones. Clin Microbiol Infect 12:2-11,2006.
  11. Castro p, Soriano A, Escrich c, et al. Linezolid treatment of ventriculoperitoneal shunt infection without implant removal. Eur J Clin Microbiol Infect Dis 24:603-06,2005.
  12. Celebi G, Baruonu F, Ayoglu F, et al. Tularemia, a reemerging disease in northwest Turkey: epidemiological investigation and evaluation of treatment responses. Jpn J Infect Dis 59:229-234,2006.
  13. Centers for Disease Control. Anthrax: preventive therapy. Down loaded from http7/www/ bt.cdc.gov/agent/anthrax/ faq/ pre- ventive.asp, 2006.
  14. Centers for Disease Control. Consensus statement: tularemia as a biological weapon: medical and public health management http://www.bt.cec.gov/ agent/tularemia/tularemia-biological- weapon-abstract.asp, 2006.
  15. Chastre J, Wolff M, Fagon JY, et al. Comparison of 8 vs 15 days of antibiotic therapy for ventilator-associated pneumonia in adults. JAMA 290; 2588-2598,2003. ‘
  16. Chen XM, Leithly JS, Paya cv, et al. Cryptosporidiosis. N Engl J Med 346: 1723-1731,2002.
  17. Chiou CC, Does penicillin remain the drug of choice for pneumococcal pneumonia in view of emerging in vitro resistance? Clin Infect Dis 42:234-7, 2006.
  18. Collins J, Ali-lbrahim A, Smoot DT. Antibiotic therapy for Helicobacter pylori. Med Clin N Am 90:1125-40,2006.
  19. Cono J, Craga JD, Jamieson DJ, et al. Prophylaxis and treatment of pregnant women for emerging infections and bioterrorism emergencies. Emerg Infect Dis 12: 1631- 1637, 2006.
  20. Cunha BA. Antibiotic selection in the penicillin-allergic patient. Med Clin North Am 90: 1257-64,2006.
  21. Cunha BA. Antimicrobial therapy of multidrug-resistant Streptococcus pneumoniae, vancomycin-resistant enterococci, and methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Med Clin North Am 90: 1165-82, 2006.
  22. Cunha BA. The atypical pneumonias: clinical diagnosis and importance. Clin Microbiol Infect 12:12-4,2006.
  23. Cunha BA. Oral antibiotic therapy of serious systemic infections. Med Clin North Am 90:1197-222,2006.
  24. Cunha BA. Persistent s. aureus bacteremia: Clinical Pathway for diagnosis and treatment. Antibiotics for Clinicians 10: S39-46,2006.
  25. Cunha BA. Staphylococcal aureus acute bacterial end -ocarditis (ABE): clinical pathway for diagnosis and treatment. Antibiotics for Clinicians 10: S29-33,2006.
  26. Cunha BA. Ventilator-associated pneumonia: monotherapy is optimal if chosen wisely. CritCare 10:141,2006.
  27. Cunha BA.’ Herpes ’’simplex-1 (HSV-1) pneumonia. Infect Dis Practice 29: 375- 78,2005.
  28. Cunha BA. Malaria vs. Typhoid fever: a diagnostic dilemma? Am J of Med 118: 1442-43, 2005.
  29. Cunha BA. Methicillin-resistant Staphylococcus aureus: clinical manifestations and antimicrobial therapy. Clin Microbiol Infect 11:33-42, 2005.
  30. Cunha BA. Pseudomonas aeruginosa: resistance and therapy. Semin Respir Infect 17:231-9,2002.
  31. Cunha BA. Clinical relevance of penicillin- resistant Streptococcus pneumoniae. Semin Respir Infect 17:204-14,2002.
  32. Cunha BA. Smallpox: An Oslerian primer. Infectious Disease Practice 26: 141-148, 2002.
  33. Cunha BA. Osteomyelitis in the elderly. Clin Infect America Guidelines for hospital-acquired pneumonia in the intensive care unit. Clin Infect Dis 35: 287-273,2002.
  34. Cunha BA. Bioterrorism in the emergency room: Anthrax, tularemia, plague, ebola and smallpox. Clinical Microbiology & Infection 8:489-503,2002.
  35. Cunha BA. Central nervous system infections in the compromised host. A diagnostic approach. Infect Dis Clin 15:67-590,2001.
  36. Cunha BA. Effective antibiotic resistance and control strategies. Lancet 357:1307-1308, 2001.
  37. Cunha BA. Nosocomial pneumonia: Diagnostic and therapeutic considerations. Medical Clinics of North America 85:79-114,2001.
  38. Cunha BA. Community acquired pneumonia: diagnostic and therapeutic considerations. Medical Clinics of North America 85:43-77,2001.
  39. Cunha BA. Pneumonias in the compromised host. Infect Dis Clin 15:591-612,2001.
  40. Cunha BA. Community-acquired pneumonias re-revisited. Am J.Med 108:436-437, 2000.
  41. Daver NG, Shelburne SA, Atmar RL, et al. Oral step-down therapy is comparable to intravenous therapy for Staphylococcus aureus osteomyelitis. Journal of Infection 54: 539-544, 2007.
  42. Demirturk N, Usluer G, Ozgunes I, et al. Comparison of different treatment combinations for chronic hepatitis B infection. J Chemother 14:285-9,2002.
  43. DiBisceglie AM. Combination therapy for hepatitis B. Gut 50:443-5,2002.
  44. Eckburg PB, Schneider JJ, Renault CA. Avian influenza in humans: A practical review for clinicians. Infect Med 22:535-542,2005.
  45. Ferrer M, Liapikou A, Valencia M, et al. Validation of the American Thoracic Society-Infectious Diseases Society of America Guidelines for hospital-acquired pneumonia in the intensive care unit. Clin Infect. Dis. 50:945—952,2010.
  46. Fihn SD. Acute uncomplicated urinary tract infection in women. N Engl J Med 349: 259-66,2003.
  47. File TM Jr. Community-acquired pneumonia. Lancet 362:1991-2001, 2003.
  48. Fishbain J, Peleg AY.Treatment of Acinetobacter Infections. Clin Infect. Dis. 51:79 -84,2010.
  49. Fishman, JA. Infection in solid-organ transplant recipients. N Engl J Med 357: 2601-2614, 2007.
  50. Frieden TR, Sterling TR, Munsiff ss, et al. Tuberculosis. Lancet 362:887-99,2003.
  51. Furin J, Nardell EA. Multidrug-resistant tuberculosis: An update on the best regimens. J Respir Dis 27:172-82,2006.
  52. GagliottiC, NobilioL, MilandriM,etal. Macrolide prescriptions and erythyromycin resistance for Streptococcus pyogenes. Clin Infect Dis 42:1153-6,2006.
  53. Giamarellou H, Treatment options for multidrug-resistant bacteria. Anti Infect Ther4:601-18,2006.
  54. Gomes cc, Vormittag E, Santos CR, Levin AS. Nosocomial infection with cefalosporin- resistant Klebsiella pneumoniae Is not associated with increased mortality. Infeơ Control and Hosp Epidemiol 27: 907-12, 2006.
  55. Gould IM. The clinical significance of methicillin-resistant Staphylococcus aureus. J Hosp Infect 61:277-282,2005.
  56. Grabenstein JD. Vaccines: Countering anthrax: vaccines and immunoglobulins. Clin Infect Dis 46:129-136,2008.
  57. Gupta R, Warren T, Wald A. Genital herpes. Lancet 370:2127-2137,2007.
  58. Haque NZ, Zervos MJ. Vancomycin-Resistant Enterococcal Infections: clinical manifestations and Management. Infections in Medicine 23:14-19,2006.
  59. Hayakawa K, Nakagawa K. Treatment of infected total knee arthroplasty. Infect Diseases in Clin Practice 14:211 -215,2006.
  60. Heldman AW, Hartert TV, Ray SC, et al. Oral antibiotic treatment of right-sided staphylococcal endocarditis in injection drug users: prospective randomized comparison with parenteral therapy. Am J Med 101:68-76,1996.
  61. Hotchkiss RS, Karl IE. The pathophysiology and treatment of sepsis. N Engl J Med 348: 138-50,2003.
  62. Huang H, Flynn NM, King JH,et al. Comparisons of community-associated methicillin- resistant Staphylococcus aureus (MRSA) and hospital-associated MSRA infections in Sacramento, California. Journal of Clinical Microbiology. 44:2423-28, 2006.
  63. Johnson DH, Cunha BA. Infections in alcoholic cirrhosis. Infectious Disease Clinics 16: 363-372 2001.
  64. Johnson LB, Saravolatz LD. Community- acquired MRSA: current epidemiology and management issues. Infections in Medicine 23:6-10,2006.
  65. Joseph SM, Peiris MD, D. Phil et al. The severe acute respiratory syndrome. N Engl J Med 349:2431-41,2003.
  66. Kallen AJ, Mu Y, Bulens s, et al. Health care- associated invasive MRSA infections, 2005-2008. JAMA 304:641-648,2010.
  67. Kanafani ZA, Khalife N, Kanj ss, Araj GF, Khalifeh M, Sharara Al. Antibiotic use in acute cholecystitis: practice patterns in the absence of evidence-based guidelines. J Infect 51:128-134,2005.
  68. Kauffman CA. Endemic mycoses in patients with hematologic malignancies. Semin Respir Infect 17:106-12,2002.
  69. Kauffman CA. Managing fungal pneumonias: a review of the new therapies. J Crit Illness 20:30-35, 2005
  70. KawaiN,ldemat$u H,Iwaki N,et al.Comparisons of the effectiveness of zanamivir and oseltamivir against influenza A/H1N1, A/ H3N2, and B. Clin Infect Dis 48. 996-99, 2009.
  71. Khardori N, Kanchanapoom T. Overview of biological terrorism: Potential agents and preparedness. Clin Microbiol News 27: 1, 2005.
  72. Kim Al, Saab s. Treatment of hepatitis c. Am J Med 118:808-815,2005.
  73. Kimberlin DW, Rouse DJ. Genital herpes. N Engl J Med 350:1970-7,2004.
  74. Lai CL, Ratziu V, Yuen MF, et al. Viral hepatitis B. Lancet 362: 2089-94,2003.
  75. Lamas c. Diagnostic strategy for blood culture-negative endocarditis. Clin Infect. Dis. 51:141-142, 2010.
  76. Leather HL, Wingard JR. Infections following hematopoietic stem cell transplantation. Infect Dis Clin North Am 15: 483-520, 2001.
  77. Linden PK. Treatment options for vancomycin- resistant enterococcal infections. Drugs 62:425-41,2002.
  78. Lipsky BA, Berendt AR, Deery HG, et al. Diagnosis and Treatment of Diabetic Foot Infections. Clin Infect Dis 39:885-910, 2004.
  79. Lipsky BA, Byren I, Hoey CT. Treatment of bacterial prostatitis. Clin Infect Dis. 50:1641-1652,2010.
  80. Loddenkemper R, Sagebiel D, Brendel A. Strategies against multidrug-resistant tuberculosis. Eur Resplr J Suppl 36: 66S-77S, 2002.
  81. Lok AS. Chronic hepatitis B. N Engl J Med 346: 1682-3,2002.
  82. Lok AS, MacMahon BJ. Chronic hepatitis B. Hepatology 45:507-539,2007.
  83. Maartens G, Wilinson RJ Tuberculosis. Lancet 370:2030-2043, 2007.
  84. Martin SS, Hollingsworth CL, Norfolk SG, et al. Reversible cardiac dysfunction associated with pandemic 2009 influenza A (H1N1). Chest. 137:1195-1997,2010.
  85. McLaughlin SP, Carson cc Urinary tract infections in women. Med Clin North Am 88:417-29,2004.
  86. Meddings J, Rogers MAM, Macy M, et al.
  87. Systematic review and meta-analysis: reminder systems to reduced catheter- associated urinary tract infections and urinary catheter use in hospitalized patients. Clin Infect Dis. 51:550-560,2010.
  88. Mermel LA. What is the Predominant Source of Intravascular Catheter Infections? Clin Infect Dis 52:211-212,2011.
  89. Metlay JP, Fishman NO, Joffe MM, et al. Macrolide resistance in adults with bacteremic pneumococcal pneumonia. Emerging Infect Dis 12:1223-30,2006.
  90. Michalopoulos A, Falagas ME. Treatment of Acinetobacter infections. Expert Opin Pharmacotherapy. 11:779 788, 2010.
  91. Minnaganti V, Cunha BA. Infections associated with uremia and dialysis. Infect Dis Clin 16: 385-406,2001.
  92. Musher DM, Musher BJ. Contagious acute gastrointestinal infections. N Engl J Med 351:2417-27,2004.
  93. Musher DM, Aslam s, Logan N, et al. Relatively poor outcome after treatment of Clostridium difficile colitis with metronidazole. Clin Infect Dis 40: 1586- 1590,2005.
  94. Mylonakis E, Calderwood SB. Infective endocarditis in adults. N Engl J Med 345: 1318,2001.
  95. Nicholson KG, Wood JM, Zambon M. Influenza. Lancet 362:1733-45, 2003.
  96. Nucci M, Anaissie E, Betts RF, et al. Early removal of central venous catheter in patients with candidemia does not improve outcome: analysis of 842 patients from 2 randomized clinical trials. Clin Infect. Dis. 51:295-303,2010.
  97. Parry CM, Hien TT, Dougan G, et al. Typhoid fever. N Engl J Med 347:1770-82,2002.
  98. Peipert JF. Genital Chlamydial Infections. N Engl J Med 349:2424-30, 2003.
  99. Perea 5, Patterson TF. Invasive Aspergillus infections in hematologic malignancy patients. Semin Resplr Infect 17: 99-105, 2002.
  100. Perencevich EN, Diekema DJ. Decline in invasive MRSA infection, where to go from here? JAMA 304:687-689,2010.
  101. Peterson LR. Penicillin for treatment of pneumococcal pneumonia: does In vitro resistance really matter? Clin Infect Dis 42: 224-33, 2006.
  102. Piccirillo JF. Acute bacterial sinusitis. N Engl J Med 351:902-10,2004.
  103. Razonable RR. Management of cytomegalovirus infection after renal transplantation. Infect Dis in Clinical Practice 17:220-230, 2009.
  104. Relman DA. Bioterrorism preparedness: what practitioners need to know. Infect Med 18:497-515, 2001.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here