Nhathuocngocanh.com – Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, ung thư phổi là ung thư gặp nhiều nhất và gây tỷ lệ tử vong cao nhất ở người mắc phải. Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ hai sau ung thư gan, khiến 20.700/23.600 số bệnh nhân tử vong mỗi năm. Đây là một căn bệnh nguy hiểm đối với mỗi chúng ta. Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu về cách phòng tránh căn bệnh này.
Ung thư phổi là gì?
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người, thực hiện chức năng hô hấp, cho phép con người hít thở để duy trì sự sống. Ung thư phổi là tình trạng xuất hiện những tế bào bất thường, tăng trưởng mất kiểm soát ở cơ quan này. Các tế bào bất thường có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai lá phổi, thường nằm ở lớp niêm mạc của đường thở. Chúng không phát triển thành những tế bào khỏe mạnh hoạt động đúng chức năng mà phân chia nhanh chóng tạo các khối u, làm suy giảm khả năng hoạt động của phổi.
Ở Việt Nam, ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở cả nam giới và nữ giới. Ở Singapore, ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở nam giới và thứ 3 ở nữ giới.
Bệnh ung thư phổi được phân loại thành hai loại chính bao gồm:
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC).
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư phổi
Một số các nguyên nhân gây ung thư phổi đã được thống kê như:
- Thường xuyên hút thuốc lá: Có trên 90% bệnh nhân bị ung thư phổi là do có thói quen hút thuốc lá hàng ngày trong nhiều năm liên tiếp. Có khoảng 4% bệnh nhân bị ung thư phổi là do hít phải khói thuốc lá từ môi trường xung quanh trong thời gian dài.
- Đối tượng sinh sống trong môi trường tồn tại nhiều tác nhân xấu dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Một số các tác nhân đó là khói bụi, ô nhiễm, người làm việc tại mỏ than, khí dầu, người làm việc tại các mỏ, xưởng kim loại niken, crom, luyện thép.
- Ung thư phổi còn có thể do tiếp xúc với tia phóng xạ. Việc tiếp xúc với tia phóng xạ có thể gây ra nhiều các bệnh ung thư khác nhau, trong đó có ung thư phổi. Những đối tượng làm việc trong mỏ fluorspar, uranium, hacmatite có nguy cơ cao tiếp xúc với tia phóng xạ bởi trong luồng không khí có chứa radon (Radon là một loại chất phóng xạ tồn tại ở thể khí).
Triệu chứng điển hình của ung thư phổi
Triệu chứng điển hình của ung thư phổi bao gồm:
- Ho nhiều, ho dai dẳng, ho kép dài: Triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường, nên khiến bệnh nhân chủ quan và không đi khám chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Tình trạng ho nhiều trong thời gian dài sẽ khiến bệnh nhân bị mất tiếng, khan tiếng do lao phổi, viêm phổi, ung thư phổi.
- Ho có đờm, trong đờm có lẫn máu: Thông thường, lượng máu lẫn trong đờm là rất nhỏ, cần quan sát kỹ để phát hiện triệu chứng này và tham gia điều trị ngay khi nhận thấy dấu hiệu này.
- Ảnh chụp X quang thể hiện những thương tổn tồn tại trên một tháng ngay cả khi bạn không còn ho, sốt cũng là một dấu hiệu để nhận biết ung thư phổi.
Khi tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng và phức tạp hơn, xuất hiện khối u ung thư phổi lan tỏa, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau:
- Khó khăn khi hô hấp: Bệnh nhân bị khó thở, hơi thở nặng nhọc, khò khè do khối u chèn ép ở phổi gây khó khăn cho quá trình hô hấp. Dấu hiệu này không rõ ràng nên ít bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này.
- Thường xuyên bị đau tức ngực: Đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh ung thư phổi. Cảm giác đau dữ dội khi hoạt động mạnh hay người bệnh cố gắng hít thở sâu.
- Khó nuốt: Khối u ung thư phổi chèn ép vào thực quản khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn.
- Khan tiếng, mất tiếng
- Cổ bành to, phù mặt, tĩnh mạch ở cổ nổi rõ, hốc trên xương đòn đầy là những triệu chứng dễ dàng nhìn thấy ở bệnh nhân bị ung thư phổi do tĩnh mạch chủ trên bị khối u chèn ép.
- Tràn dịch màng phổi.
Một số các triệu chứng khác thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi như:
- Sụp mí mắt, đồng tử nhỏ một bên mặt, giảm bài tiết mồ hôi.
- Tụt cân đột ngột, không rõ nguyên nhân.
- Đau nhức tay và khớp vai.
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Đầu các chi to hơn mức bình thường, ngón tay khum.
- Xuất hiện hạch ở cổ và hố trên đòn.
- Hiện tượng vú to ở nam giới.
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng ung thư phổi đã di căn sang các cơ quan khác:
- Di căn gan: triệu chứng vàng da, vàng mắt.
- Di căn não và tủy sống: thường xuyên bị hoa mắt, đau đầu, tê nhức mỏi tay chân, tỷ lệ lên cơn tai biến cao.
- Di căn xương: đau xương, đặc biệt là đau vùng lưng và vùng hông.
- Di căn da, hạch Lympho: xuất hiện các khối u nhỏ nổi lổn nhổn trên bề mặt da và cổ. ((Rachel Nall, MSN, CRNA (Updated on February 4, 2021), What to know about lung cancer, Medical News Today, Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2021))
Các yếu tố gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi
Một số các yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng ung thư phổi bao gồm:
- Tuổi tác, giới tính: Ung thư phổi gặp nhiều hơn ở nam giới trong độ tuổi từ 50 cho đến 75 tuổi.
- Khu vực địa lý: Tùy thuộc từng khu vực trên thế giới mà tỷ lệ người dân gặp phải ung thư phổi là khác nhau. Ở châu Phi, tỷ lệ này khoảng 4%. Ở châu Mỹ và châu Á, tỷ lệ bị ung thư phổi khoảng 5 đến 10%. Ở châu Âu và Bắc Mỹ, tỷ lệ khoảng 10 đến 15%.
- Thuốc lá: Ung thư phổi thường gắp phải ở những người có thói quen hút thuốc lá. Trên 90% bệnh nhân bị ung thư phổi có tiền sử hút thuốc lá trong thời gian dài, khoảng 4% bệnh nhân là do tiếp xúc với khói thuốc lá trong môi trường xung quanh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào tần suất hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá của bệnh nhân.
- Nghề nghiệp: Trong một số môi trường làm việc khiến người lao động tiếp xúc với những chất gây ung thư hoặc tia phóng xạ. Một số nghề nghiệp làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi như nghề mài má phanh xe, công nhân trong mỏ uranium, mỏ kiềm, mỏ cromate, amiant, công nghiệp nhựa, công nghiệp hóa dầu, khí đốt.
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến phổi: lao phổi, nhồi máu phổi, viêm phổi, bụi phổi.
- Người sinh sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm.
- Yếu tố di truyền trong gia đình.
Ung thư phổi có nguy hiểm không?
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư thường gặp. Ở Việt Nam, ung thư phổi gây tỷ lệ tử vong cao thứ 2 chỉ sau ung thư gan. Trung bình mỗi năm có 20.700 bệnh nhân bị ung thư phổi tử vong (trong tổng số 23.600 bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện).
Trong những năm gần đây, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư phổi đang dần được cải thiện. Vào những năm cuối thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi sống sau 5 năm khoảng 12.2%. Đến năm 2010, tỷ lệ này khoảng 17.3%.
Ung thư phổi nếu được phát hiện sớm và kịp thời sẽ giúp tiên lượng bệnh tốt hơn và tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư phổi
Một số các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư phổi bao gồm:
- Chụp X quang ngực để xác định những thương tổn đang tồn tại ở phổi. Bên cạnh đó có thể kết hợp chụp CT lồng ngực.
- Tiến hành cắt lớp vi tính lồng ngực (CT scanner) để phát hiện được tất cả các khối u dù chúng có kích thước nhỏ, nhằm đánh giá giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Nội soi phế quản.
- Sinh thiết mô bệnh học.
- Sử dụng các chất chỉ điểm u như SCC, CEA, Cyfra 21-1, NSE.
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi
Tùy theo từng giai đoạn bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp phù hợp cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với những khối u còn nhỏ, chưa xuất hiện di căn.
- Xạ trị: Các tia xạ được sử dụng để ức chế sự phân chia và phát triển của khối u. Thường được chỉ định cho những khối u nhỏ, chưa có di căn.
- Hóa trị: Hóa trị ung thư phổi giai đoạn cuối chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
- Liệu pháp miễn dịch tự thân.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm mà mỗi chúng ta cần phòng tránh. Một số các biện pháp phòng ngừa bệnh được các chuyên gia khuyên áp dụng bao gồm:
- Bỏ hút thuốc lá: Một số các yếu tố như độ tuổi bắt đầu hút thuốc lá, tần suất hút thuốc lá mỗi ngày, thời gian hút thuốc lá, loại thuốc lá đang sử dụng đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi. Vì vậy, bỏ hút thuốc lá là biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ mắc phải ung thư phổi. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc lá. Bên cạnh việc bỏ hút thuốc lá cũng cần tránh xa những nơi có khói thuốc lá.
- Tăng cường luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng và thể lực cho bản thân. Duy trì tần suất tối thiểu 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/ tuần.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Bổ sung nhiều loại rau xanh và hoa quả trong chế độ ăn (rau chân vịt, táo, cam, súp lơ xanh,…). Không chỉ ngăn ngừa ung thư, các loại thực phẩm này còn hỗ trợ cải thiện bệnh lý cao huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Cũng nên hạn chế sử dụng các đồ ăn nhanh và đồ ăn chiên, rán; hạn chế sử dụng các đồ uống chứa cồn như rượu, bia.
- Tránh tiếp xúc với các kim loại nặng và chất phóng xạ.
Một số câu hỏi liên quan
Bệnh ung thư phổi sống được bao lâu?
Bệnh nhân ung thư phổi tham gia điều trị có thể kéo dài thời gian sống khoảng 5 năm với tỷ lệ khoảng 30 đến 60%.
Bệnh ung thư phổi có lây không?
Người mắc ung thư phổi không là nguồn lây nhiễm, không phát tán bệnh ra môi trường xung quanh. Bệnh ung thư phổi không lây nhiễm từ người bệnh này sang người bệnh khác.
Ung thư phổi có chữa được không?
Với sự phát triển y học hiện nay, ung thư phổi nếu được phát hiện sớm có khả năng chữa khỏi cao, tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ điều trị thành công không cao.
Mong rằng qua bài viết này, độc giả sẽ có được những biện pháp phù hợp để bản vệ bản thân và những người thân xung quanh tránh xa căn bệnh ung thư phổi.
Câu hỏi lâm sàng
Bệnh nhân nam 58 tuổi nhập khoa cấp cứu sau một cơn co giật tonic-clonic có người chứng kiến. Bệnh nhân đang làm việc thì đột nhiên ngã quỵ và co giật trong khoảng một phút. Đồng nghiệp của anh ấy nói rằng bệnh nhân lú lẫn ngay sau đó; tuy nhiên, hiện tại anh ấy đã tỉnh táo và hợp tác. Anh ấy đã bị đau đầu trong vài tuần qua và trước đây chưa bao giờ bị co giật. Anh ta không có vấn đề sức khỏe nào trước đó và không dùng thuốc. Bệnh nhân là người từng hút thuốc với tiền sử 45 gói.năm. Anh ta thỉnh thoảng uống rượu nhưng không sử dụng ma túy. Bệnh nhân đã sống phần lớn cuộc đời ở Texas và chưa bao giờ đi du lịch nước ngoài. Thân nhiệt 36,7 C (98,1 F), huyết áp là 122/70 mmHg và mạch là 77/phút. Nghe tim phổi bình thường, và không có khối u khi khám bụng. Các dây thần kinh sọ còn nguyên vẹn và không có yếu cơ hay mất cảm giác. Chụp cộng hưởng từ não cho thấy một số tổn thương rời rạc, giới hạn rõ tại ranh giới giữa chất xám và chất trắng kèm theo phù nề xung quanh. Test nhanh HIV âm tính. Nguyên nhân nào sau đây là có khả năng nhất gây ra cơn co giật ở bệnh nhân này?
- Cerebral toxoplasmosis
- Glioblastoma multiforme
- Lacunar Infarctions
- Metastatic lung cancer
- Multiple sclerosis
- Neurocysticercosis
- Primary central nervous system lymphom
Đáp án: D. Metastatic lung cancer
Bệnh nhân có tiền sử dùng nhiều thuốc lá này có nhiều tổn thương não cho thấy ung thư phổi di căn, bệnh ác tính phổ biến nhất di căn lên não. Các tế bào ung thư di chuyển qua hệ mạch và nằm trong các mạch nhỏ ở ranh giới chất xám và chất trắng. Nhiều tổn thương thường hình thành và có thể gây ra hiệu ứng khối do khối u phát triển và phù nề. Mặc dù các triệu chứng phổi phát sinh ở phần lớn bệnh nhân ung thư phổi, nhưng có tới 30% trường hợp có các biểu hiện của bệnh não di căn, bao gồm đau đầu, dấu thần kinh khu trú, thay đổi nhận thức và co giật.
Chụp MRI não có cản quang thường cho thấy nhiều tổn thương có giới hạn rõ, phù mạch ở vùng tiếp giáp chất xám và chất trắng. Glucocorticoid thường được dùng để giảm sưng và giảm nhẹ các triệu chứng, nhưng vị trí khối u nguyên phát phải được xác định (thường bằng chụp X-quang và/hoặc chụp CT ngực) và sinh thiết để chẩn đoán xác định.
(Lựa chọn A) Bệnh toxoplasma não phổ biến nhất ở những bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn nặng (số lượng CD4 <100/mm3). Các biểu hiện bao gồm sốt, nhức đầu, tri giác thay đổi và/hoặc co giật, và hình ảnh thường cho thấy nhiều tổn thương dạng vòng, tăng quang. Bệnh nhân này có kết quả xét nghiệm HIV âm tính và không sốt hoặc tổn thương tăng quang dạng vòng (Lựa chọn B) Glioblastoma multiforme thường gây đau đầu và co giật; tuy nhiên, các tổn thương đơn độc là tiêu chuẩn. Tổn thương di căn đến não phổ biến hơn nhiều.
(Lựa chọn C) Nhồi máu ổ khuyết chủ yếu gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp hệ thống và thường biểu hiện bằng liệt nửa người hoặc đột quỵ cảm giác/vận động (không đau đầu và co giật). Hình ảnh học thường cho thấy các tổn thương não sâu (không phải tổn thương ở ranh giới chất xám và chất trắng).
(Lựa chọn E) Bệnh đa xơ cứng thường gây ra các triệu chứng về cảm giác, mất thị lực một bên và/hoặc yếu vận động (không co giật). Hình ảnh học thường cho thấy các tổn thương viêm chất trắng viêm (các tổn thương không có giới hạn rõ ở phần tiếp giáp chất xám và chất trắng).
(Lựa chọn F) Bệnh sán lợn Taenia solium ở não (Neurocysticercosis) gây ra và thường có biểu hiện co giật mới khởi phát; tuy nhiên, hình ảnh học thường cho tổn thương dạng nang ở các giai đoạn phát triển khác nhau (ví dụ: tổn thương không tăng quang/giảm đậm độ, u hạt vôi hóa).
(Lựa chọn G) U lympho hệ thần kinh trung ương nguyên phát (primary central nervous system lymphoma) là một dạng u lympho non Hodgkin không phổ biến chủ yếu gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV hoặc các dạng suy giảm miễn dịch khác. Hình ảnh thường cho thấy một tổn thương quanh não thất (không phải chất xám và chất trắng).
Kết luận:
Ung thư phổi là khối u phổ biến nhất di căn lên não và có thể biểu hiện đau đầu, dấu hiệu thần kinh khu trú, thay đổi nhận thức hoặc co giật. Chụp cộng hưởng từ não thường cho thấy nhiều tổn thương có giới hạn rõ với phù vận mạch ở vùng ranh giới chất xám và chất trắng.
Tài liệu tham khảo
How Is Lung Cancer Diagnosed and Treated?, CDC, truy cập ngày 27/12/2021.
Xem thêm: