Đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ quan tiêu hóa trẻ em

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà, ThS. Lê Thị Lan Anh

BSNT. Đỗ Thị Minh Phương, BSNT. Chu Thị Phương Mai

Bài viết Đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ quan tiêu hóa trẻ em trích trong chương 8 sách Bài giảng Nhi khoa (tập 2) – Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Hà Nội.

Mục tiêu học tập

  1.  Mô tả được những đặc điểm giải phẫu miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, vi khuẩn đường ruột, phân và tụy, gan mật ở trẻ em.
  2. Phần tích được những đặc điểm chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện của miệng, thực quản, dạ dày, gan tụy, ruột non, đại tràng và tụy, gan ở trẻ em.
  3. Giải thích được những đặc điểm bệnh cơ quan tiêu hóa, triệu chứng dựa vào những đặc điếm giải phẫu, sình lý, bệnh lý tiêu hóa ở trẻ em.

ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN TIÊU HÓA TRẺ EM

Tiêu hóa là một trong những chức năng quan trọng nhất của cơ thể đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong tất cả các thời kỳ tuổi trẻ đặc biệt trong năm đầu.

Ngoài một số ít chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện khi trẻ ra đời (các men lipase, amylase tụy, muối mật), đa số các chức năng tiêu hóa hoàn thiện ngay trong thời kỳ thai nhi. Cơ quan tiêu hóa trẻ em có một số đặc điểm về giải phẫu, sinh lý cũng như bệnh lý đặc biệt trong những năm đầu.

MIỆNG

Đặc điểm giải phẫu sinh lý miệng

Trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ cấu trúc miệng phù hợp động tác bú mút

  • Hốc miệng tương đối nhỏ, xương hàm trên ít phát triển, nhất là hốc Highmore.
  • Lưỡi rộng dày, có nhiều nang và có gai.
  • Hai hòn mỡ Bichat tương đối lớn.
  • Cơ môi dày.

Niêm mạc miệng

  • Mềm mai, có nhiều mach máu.
  • Trong mấy tháng đầu niêm mạc miệng khô do nước bọt tiết ra ít.
  • Ở trẻ sơ sinh dọc theo đường giữa vòm khẩu cái thường thấy có những hạt trắng hoặc vàng nhạt gọi là hạch Bonard là những túi tuyến niêm dịch, sau vài tuần lễ sẽ mất đi.

Tuyến nước bọt

  • 3-4 tháng đầu sơ khai chưa biệt hóa, trung tâm bài tiết nước bọt ở vỏ não chưa phát triển nên số lượng nước bọt bài tiết trong mấy tháng đầu ít. Các men amylase và ptyalin thiếu, trẻ chưa thể tiêu hóa được nhiều tinh bột.
  • Sau 3 – 4 tháng, tuyến nước bọt hoàn thiện, phản xạ bài tiết nước bọt được phát triến, số lượng nước bọt bài tiết tăng dần lên.
  • Tháng thứ 4 – 5 trẻ bài tiết ra nhiều nước bọt (thường gọi là hiện tượng chảy nước bọt sinh lý) do: tuyến nước bọt hoàn thiện và sự kích thích của các mầm răng qua dây thần kinh V, dây hướng tâm của cung phản xạ bài tiết nước bọt.
  • Nước bọt trẻ nhỏ trung tính và toan tính nhẹ, pH từ 6 – 7,8 (người lớn 7,4 – 8). Các men tiêu hóa: amylase, ptyalin và maltase ít trong mấy tháng đầu. Vì vậy trẻ chưa tiêu hóa được nhiều tinh bột. Hoạt tính các men trên tăng dần theo tuổi.
  • Khi trẻ sắp mọc răng, nước bọt được bài tiết ra nhiều, trái lại khi trẻ suy dinh dưỡng, nước bọt bài tiết ra ít hơn.

Phản xạ mút – nuốt

Bú là một phản xạ không điều kiện bẩm sinh, dây hướng tâm là dây thần kinh V, trung tâm ở hành tủy và dây thần kinh ly tâm là một nhánh của dây V (cơ nhai), dây VII (cơ môi, miệng) và dây XII (cơ lưỡi). Phản xạ này tương đối bền vững, chỉ mất đi khi tổn thương nặng hệ thần kinh trung ương hoặc chưa có ở trẻ đẻ rất non.

Động tác bú có sự tham gia đồng bộ của môi, lưỡi, hòn mỡ Bichat, gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn hút: trẻ ngậm chặt và kín đầu vú, lưỡi và hàm dưới đưa xuống dưới và ra sau, cứ nhiều lần như vậy sẽ tạo nên một khoảng trống có áp lực thấp. Mỗi lần hút áp lực có thể tụt xuống từ 4 – 15 cm nước sau vài lần hút áp lực có thế tụt xuống 60- 140cm nước tạo điều kiện cho sữa chảy ra.
  • Giai đoạn ấn vào vú và sữa chảy ra: áp lực đè lên vú ở trẻ em mới đẻ là 200 – 300g, của trẻ 2 tuần 700 – 800g.
  • Giai đoạn nuốt: có tính chất tự động, phản xạ nuốt rất vững bền và chỉ mất đi khi tổn thương nặng hệ thần kinh.

Động tác nuốt và phản xạ bú mút xuất hiện sớm ngay trong thòi kỳ thai nhi. Động tác nuốt (vào tuần lễ thứ 11), phản xạ bú, mút vào (tuần lễ thứ 10), quan sát thai nhi trong tử cung ở tuần lễ thứ 15 đã thấy có động tác mút tự nhiên. Động tác bú mút là chức năng co bóp đầu tiên được phát triển ở thai nhi. Mức độ trưởng thành của động tác này càng nhanh khi gần đến ngày sinh. Bú mút hiệu quả ở tuần lễ thứ 34 thời kỳ bào thai (Ở trẻ đẻ non từ 1 – 2kg động tác nuốt mới hình thành cùng với nhu động thực quản lan tỏa).

Ở những trẻ đẻ rất non hoặc tổn thương thần kinh trung ương hoặc sứt môi, hở hàm ếch, động tác bú mút thường khó khăn do ảnh hưởng tới các giai đoạn của động tác bú.

RĂNG

Trẻ khỏe mạnh thường bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 đến tháng 24 thì mọc hết răng sữa. Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu thay dần răng vĩnh viễn.

THỰC QUẢN

Thực quản trẻ sơ sinh có hình chóp dài từ 8-10cm. Chiều dài thực quản tăng gấp đôi trong năm đầu. Vách thực quản trẻ em mỏng hơn ở người lớn, tổ chức đàn hồi và tổ chức xơ chưa phát triển, lớp niêm mạc ít tổ chức tuyến, nhiều mạch máu.

Chiều dài thực quản

Trẻ sơ sinh: 8-10cm

Trẻ 5 tuổi: 16cm

Trẻ 10 tuổi: 18cm

Người lớn: 25-32 cm.

Khoảng cách từ cung răng đến tâm vị có thể tính theo công thức:

Xcm=1/5 chiều cao cm + 6,3 cm

Đường kính thực quản

Trẻ dưới 2 tháng = 0,8 – 0,9 cm

Trẻ 2-6 tháng = 0,9 – 1,2 cm

Trẻ 9 – 18 tháng = 1,2 – 1,5 cm

Trẻ 2 – 6 tuổi = 1,3 – 1,7 cm.

Dựa vào chiều dài và đường kính thực quản ta có thể chọn ống thông thích hợp cho từng lứa tuổi.

Sự co bóp của thực quản

Sự co bóp của thực quản có trong 3 tháng đầu sau khi trẻ đã hình thành động tác bú mút và nuốt, tuy nhiên quan sát rõ ràng từ tuần 19 đến 25 của bào thai. Lúc đầu chỉ là do co bóp đơn thuần sau đó là những sóng lưu động không lan tỏa rồi lan tỏa.

Khi trẻ đẻ đủ tháng, cơ thắt trên mở hoàn toàn. khi trẻ nuốt, trương lực cơ thực quản đạt 8-9cm H2O, 80% nhu động co bóp thực quản lan tỏa và áp lực cơ thắt dưới cũng tăng lên, mở hoàn toàn khi trẻ nuốt. Ở trẻ đẻ non trên 2 kg, áp lực cơ thắt trên và dưới thực quản rất yếu và chỉ  25% động tác nuốt có sóng nhu động lan tỏa ở thân thực quản.

DẠ DÀY

Đặc điểm giải phẫu và tổ chức học

Giải phẫu và tổ chức học

Dạ dày trẻ sơ sinh tương đối cao và nằm ngang, hình tròn. Khi biết đi dạ dày mới nằm đứng dọc, hình dài và thuôn, đến 7-11 tuổi hình thể dạ dày giống như người lớn.

Vùng đáy và hang vị tới tháng thứ 4-6 mới hình thành rõ rệt.

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh 30 – 35ml, 3 tháng là 100ml, 12 tháng là 250ml.

Tổ chức học: Trẻ nhỏ lớp cơ dạ dày phát triển yếu nhất là cơ tâm vị, cơ môn vị phát triển tốt và đóng chặt, do lớp cơ, lớp đàn hồi còn yếu nên trẻ dễ bị trớ khi cho ăn nhiều hoặc khi bú phải hơi. Tổ chức tuyến phát triển ít, đến 2 tuổi cấu trúc dạ dày mới giống người lớn.

Co bóp dạ dày

Sự co bóp tống ra khỏi dạ dày sóng nhu động đi từ tâm vị đến môn vị được quan sát thấy ngay ở thai nhi tuần lễ thứ 28. Vận động co bóp dạ dày của trẻ nhỏ tiếp nối nhu động từ thực quản tới dạ dày và khác nhau giữa trẻ đẻ non và trẻ đủ tháng. Khả năng làm rỗng dạ dày được quan sát thấy ở thai nhi tuần lễ 24- 25.

Thời gian cần thiết để tống hết thức ăn trong dạ dày:

Đối với trẻ đủ tháng, thời gian tống hết 50% lượng thức ăn trong dạ dày là 48 phút với sữa mẹ và 78 phút với sữa công thức. Ở trẻ đẻ non, thời gian tống hết 50% lượng thức ăn trong dạ dày là 25 phút đối với sữa mẹ và 51 phút với sữa công thức.

Chức năng bài tiết dạ dày

Sự bài tiết dạ dày trẻ em cũng chịu ảnh hưởng điều hòa của hệ thần kinh trung ương gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn có tính chất phản xạ thần kinh
  • Giai đoạn thể dịch.

Dạ dày bài tiết 1 ml/kg/1 giờ ở trẻ sơ sinh đủ tháng; 2 – 3ml/kg/ giờ ở trẻ 1 – 2 tuổi.

a. Độ toan dịch vị

Bài tiết acid ở trẻ sơ sinh tương tự như trẻ 1 tuổi; pH của dịch vị trẻ trong thời kỳ bú mẹ từ 5,8 – 3,8 pH acid ngày càng tăng dần lên theo tuồi; 2 tuồi pH acid tăng lên gắp 2 lần, ở trẻ Ịớn pH dịch dạ dày gần bằng người lộn (pH: 1,5 – 2). Sự đáp ứng bài tiết acid HC1 với histamin và pentagastrin ở trẻ dưới 1 tuổi chi bằng 1 /2 trẻ 2 tuổi và người lớn.

Độ toan toàn phần (đo theo phương pháp Mikhailit)

  • Trẻ sơ sinh: 3 – 6ml dung dịch    KOH 0 IM
  • Trẻ 1 tuổi: 15 – 20ml dung dịch KOH 0 IM
  • Trẻ4-7tuổi: 30 – 35ml dung dịch KOHO,1M
  • Trẻ 8-12 tuổi: 40 – 60ml dung dịch KOH 0,1M

HCl tự do ở trẻ bú mẹ từ 0,8 – 1 ml; ở trẻ lớn 15ml – 20ml.

Các yếu tố nội hình thành rất sớm, trẻ sơ sinh có thể hấp thu vitamin B12 ngay sau khi đẻ.

b. Sự bài tiết men dịch vị

Dịch vị trẻ em có các men pepsin, labferment (mezua) và lipase nhưng hoạt tính men ở trẻ nhỏ kém hơn trẻ lớn.

Pepsin: biến protid thành albumose và pepton, quá trình bài tiết bắt đầu sớm vào tuần lễ thứ 16, tăng dần những thời kỳ sơ sinh. Sự bài tiết thấp so với trẻ 18 tháng. Pepsin hoạt động tốt nhất ở pH môi trường 1,8 – 2,2.

Lipase: chỉ tác dụng với mỡ đã được nhũ tương hóa. Trong sữa mẹ cũng có men lipase do vậy mỡ trong sữa mẹ dễ hấp thụ hơn.

Labferment: (Prezua – chimosen) có tác dụng lớn nhất đối với trẻ em để tiêu hóa protid của sữa, hoạt động mạnh nhất trong điều kiện pH: 6 – 6,5 có tác dụng làm vón casein của sữa.

Số lượng men ở dịch vị trẻ em:
<table=”border-collapse: collapse; width: 100%;”>

MenTrẻ 1 thángTrẻ 1 tuổiPepsin2-8 đơn vị16-32 đơn vịLabferment32 đơn vị256-512 đơn vịLipase4,2 – 10,2 đơn vị30-40 đơn vị

Sự bài tiết dịch dạ dày trong thời kỳ sơ sinh và bú mẹ chưa đầy đủ, dần trưởng thành theo tuổi, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh tật của trẻ.

c. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

Đối với trẻ bú mẹ: 25% số lượng sữa đã được hấp thụ ở dạ dày kể cả protid và lipid, thời gian sữa mẹ lưu trong dạ dày là 2 – 2 giờ 30 phút. Trẻ ăn sữa công thức: dạ dày hấp thu một ít đường, muối khoáng, một phần nước và đạm đã hòa tan. Thời gian sữa công thức lưu trong dạ dày là 3 – 4 giờ.

RUỘT

Đặc điểm giải phẫu

  • Ruột trẻ em tương đối dài hơn ruột người lớn (ở trẻ 6 tháng dài gấp 6 lần chiều dài cơ thể, người lớn ruột dài gấp 4 – 5,5 lần chiều dài cơ thể). Chiều dài trung bình của ruột bằng chiều cao ngồi nhân với 10.
  • Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị lồng xoắn ruột.
  • Vị trí của ruột thừa không cố định, thường nằm sau manh tràng nên chẩn đoán viêm ruột thừa khó hơn.
  • Trực tràng tương đối dài, lớp niêm mạc trực tràng lỏng lẻo, tổ chức mỡ quanh trực tràng ít nên trực tràng dễ bị sa xuống khi bị lỵ hoặc ho gà.

Chức năng co bóp của ruột

Chức năng co bóp của ruột non và đại tràng được quan sát thấy sớm ở thai nhi tuần lễ thứ 8 gồm:

  • Tần số nhịp co bóp cơ sở tăng dần theo lứa tuổi, càng xa dạ dày, nhu động co bóp cơ sở càng giảm dần; co bóp tăng dần theo lứa tuồi. Nhịp co bóp nhanh trên cơ sơ của nhịp co bóp cơ bản liên quan tới tăng tần số co bóp nhanh.
  • Tần số co bóp trong 4 tháng đầu tiên:

+ Tá tràng 11-12 chu kỳ/phút

+ Hồi tràng 8 chu kỳ/phút

  • Tốc độ lan truyền nhu động ruột trung bình:

+ Trẻ đủ tháng 3 cm/phút

+ Trẻ em nhỏ 8cm/phút

+ Trẻ lớn 18cm/phút.

Co bóp ruột giúp vận chuyển thức ăn tạo điều kiện hoàn thiện quá trình hấp thu. Trương lực ruột và sự co bóp phụ thuộc vào các yếu tố thần kinh thực vật, nội tiết, các chất điện giải và tình trạng bệnh tật, sức khỏe của trẻ.

Chức năng tiêu hóa và hấp thụ ruột non

Sau khi đẻ nhờ sự phát triển của ống tiêu hóa trong tử cung, ruột trẻ em sẵn sàng có thể tiêu hóa và hấp thu sữa mẹ. Các men ở diềm bàn chải tế bào hấp thu ruột non trưởng thành cùng lúc với các men bài tiết của ruột non như các men tiêu hóa đường: disaccharidase, Isomaltase, trehalase; men tiêu hóa đạm: aminopeptidase gammaglutamyl transferase, và hoạt động sớm hơn men phosphat alcabin và muộn hơn đối với men β galactosidase, enterokinase.

* Hệ thống chất vận chuyển dinh dưỡng qua màng tế bào ruột phát triển sớm cùng lúc với hệ thống vận chuyển ở diềm bàn chải. Khả năng vận chuyển chủ động tăng dần trong quá trình phát triển thai (số lượng các chất vận chuyển các vị trí vận chuyển) và sự tăng dần chức năng các phân tử chất mang ở hỗng tràng và hồi tràng.

* Các men tiêu hóa nội bào tế bào hấp thụ

Các men tiêu hóa trong bào tương của tế bào ruột (hydrolases) xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện các lysosom, các men tiêu đạm (peptidase trong bào tương thấy sớm từ tuần lễ thứ 11 – 14 (dipeptidase, Inisopeptidase) bao thai.

Hàng rào ruột đối với các phân tử lớn hình thành vào cuối thời kỳ mang thai hoàn thiện ở trẻ sơ sinh đủ tháng và một phần nào ở trẻ đẻ non (sự chưa hoàn thiện hàng rào ruột, gây mẫn cảm với các protein sữa như p lactoglobulin ơ trẻ đẻ non)/

* Chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột

Hấp thu đường lactose: phụ thuộc vào hoạt động men lactase, có hoạt động tối đa ở trẻ sơ sinh đủ tháng, Ở trẻ đẻ non cần có một thời gian khả năng tiêu hóa lactose mới bằng trẻ đủ tháng, khả năng hấp thu còn phụ thuộc vào nồng độ cung cấp đường lactose. Nếu trong thức ăn lượng đường lactose trên 4,5 – 5g/kg/ngày thấy có sự lên men đường lactose trong đại tràng. Sau 2 tháng tình trạng kém hấp thu lactose sẽ mất.

Tinh bột: ở trẻ bú mẹ nhờ có glucoamylase của ruột non, amylase của nước bọt và hoạt động của các vi khuẩn đường ruột (thủy phân các oligosaccharid) nên tinh bột được hấp thu đáng kể ở ruột mặc dù chức năng bài tiết amylase của tụy kém trong những tháng đầu.

Hấp thu chất đạm: hệ số hấp thu Azot là 85% mặc dù sự bài tiết các men tiêu protein của tụy chưa hoàn thiện nhưng vẫn đảm bảo sự tiêu hóa protein ở trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non.

Sự hấp thu tùy thuộc vào sự hấp thu ở tá tràng, các loại acid béo, tác dụng tiêu mỡ của tụy, nồng độ muối mật.

Thành phần hấp thu Sữa mẹ  Sữa công thức
Hệ số hấp thu mỡ Sơ sinh đủ tháng 90% Sơ sinh đủ tháng 70%
Hệ số hấp thu mỡ Đẻ non 87% Đẻ non 45 – 70 %
Hệ số hấp thu mỡ 1 tháng 95% 1 tháng 80%
Số phần trăm mỡ bài tiết qua phân 5 – 10 % 40%

Thời gian thức ăn lưu thông ở ruột trung bình từ 12 giờ – 16 giờ

Những đặc điểm của vi khuẩn đường ruột

10-20 giờ sau khi đẻ, ruột và dạ dày hầu như không có vi khuẩn (giai đoạn vô khuẩn). Sau khi đẻ các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua miệng, qua đường hô hấp và đường trực tràng gồm các loại tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn đường ruột, trực khuẩn Bifidus,… Ngày thứ 3 sau đẻ, mức độ vi khuẩn đã lên rất cao.

Ở trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ có yếu tố Bifidus, prebiotics có tác dụng tốt đối với sự vượt trội trực khuẩn Bifidus. Trực khuẩn Bifidus chiếm 90% vi khuẩn đường ruột ở trẻ trên 1 tuần, ức chế trực khuẩn Colt. Ở trẻ ăn nhân tạo hoặc ăn hỗn hợp, trực khuẩn Coli và các loại khác chiếm ưu thế và không ổn định.

Vi khuẩn đường ruột tạo nên một hàng rào miễn dịch niêm mạc ruột, yếu tố bảo vệ quan trọng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Sự lên men đường lactose tạo nên acid lactic và acid acetic làmpH phân ở trẻ bú mẹ thấp.

Vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa và tái hấp thu nước các chất dinh dưỡng tại đại tràng, kích hoạt và phát triển miễn dịch cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh và tổng hợp vitamin K cho cơ thể.

ĐẠI TRÀNG

Đại tràng đóng vai trò quan trọng để tái hấp thu nước. Chức năng tái hấp thu nước hoàn thiện như người lớn vào cuối năm thứ nhất, co bóp đại tràng vào khoảng 3 nhu động/phút. Vào tuần lễ thứ 10 xuất hiện các sợi cơ trơn và cơ vân ở thành trực tràng, sau 20 tuần cơ thắt ngoài hậu môn và bó cơ trực tràng đã phát triển, sau 30 tuần cơ thắt trong mới phát triển tương đương. Sau khi sinh, cơ thắt trong và ngoài hậu môn đã biệt hóa, phản xạ đại tiện đã hoàn thiện.

PHÂN CỦA TRẺ EM

Phân su được hình thành ngay trong thời kỳ bào thai, được bài tiết 6-12 giờ sau khi đẻ. Phân su là một chất màu xanh thẫm, quánh dính không có mùi, gồm các chất bài tiết của mật, ống tiêu hóa. Phân su có thể bài tiết sớm trong tử cung khi suy thai làm nước ối bẩn, hoặc bài tiết muộn khi có dị tật hậu môn trực tràng, phình to đại tràng bẩm sinh, suy giáp trạng bẩm sinh. Tùy theo chế độ ăn, trẻ bú mẹ có thể ỉa 3 – 5 lần/ngày, số lần ỉa trong ngày trẻ dưới 1 tuần: 4-5 lần/ngày; trẻ trên 1 tuần: 2-3 lần/ngày, trẻ trên 1 tuổi trung bình 1 lần/ngày. Trẻ ăn sữa công thức, số lần ỉa ít hơn. Trẻ bú mẹ: phân sền sệt, màu vàng, mùi chua, pH toan, mềm. Trẻ ăn sữa công thức, ăn nhân tạo phân rắn thành khuôn, màu nâu vàng hoặc màu đất sét, mùi thối, pH trung tính.

TỤY TẠNG

Hình thành vào tuần lễ thứ 4-5 thời kỳ bào thai, từ nụ tụy lưng và nụ tụy bụng. Tuần lê 12 – 15 đã có các hạt men trong tế bào tụy. Vào tháng thứ 5, tụy đã hình thành với trọng lượng 16-20 gram. Trọng lượng tụy sơ sinh: 20 gram, trẻ 10 tuổi 30 gram; 15 tuôi tụy nặng 50 gram.

Sự bài tiết dịch tụy ở trẻ sơ sinh và 1 tháng là 0,5 – 0,9ml/kg/giờ. Sau vài tháng, sự bài tiết tăng 3 – 5ml/kg/giờ, ở người lớn 2 – 8ml/kg/giờ.

Chức năng tiêu hóa của dịch tụy chưa hoàn thiện trong 6 tháng đầu:

Alpha amylase tụy hầu như chưa hoạt động lúc sơ sinh và những tuần lễ đầu tăng rất chậm và chưa đạt nông độ bình thường ở trẻ dưới 6 tháng. Sau 3 tuổi bài tiết alpha amylase mới đạt nồng độ như ở người trưởng thành. Men lipase đã có từ ngay sau khi sinh và trong những tuần lễ đầu, tác dụng và nồng độ của men tăng dần. Ở trẻ sơ sinh nồng độ men trypsin thấp chỉ bằng 1/10 nồng độ trypsin ở trẻ 1 tuồi. Ở trẻ sơ sinh tụy chưa đáp ưng bai tiết dịch tụy khi tiêm cholecystokinin. Bệnh xơ nang tuy (Mucoviscidose) là nguyên nhân gây kém tiêu hóa và hấp thu ở trẻ em.

GAN

So với người lớn, trọng lượng gan trẻ em tương đối to: trẻ sơ sinh trọng lượng gan 130 gram; 1 tuối: 325 gram; 15 tuổi: 1200 gram. Trọng lượng gan trẻ em chiếm 4 4% trọng lượng cơ thê (người lớn chiếm 2,4% cơ thể).

– Giới hạn bình thường của gan ở trẻ em thay đổi theo tuổi.

Bờ dưới của gan: giới hạn dưới của thùy gan trái không vượt quá 1/3 đường rốn mũi ức, bờ dưới gan phải cách bờ sườn phải 3,5cm trên đường giữa đòn phải ở trẻ sơ sinh; cách 2cm ở trẻ nhỏ 2-3 tuổi. Bờ dưới gan không sờ thấy ở trẻ 5 – 7 tuổi.

– Kích thước vùng đục của gan xác định bằng gõ ở đường giữa đòn phải, bờ trên giới hạn ở liên sườn 5 ở mọi lứa tuồi ở cả hai giới. Kích thước vùng đục gan như sau:

  • 4,5 – 5cm trẻ 1 tuần tuổi
  • 7 – 8cm ở trẻ trai 12 tuổi
  • 6 – 6,5cm ở trẻ gái 12 tuổi

Trong thời kỳ bào thai, gan tham gia quá trình tạo máu. Sau khi sinh, gan có thể trở lại chức năng tạo máu trong thời kỳ bào thai, về mặt tổ chức học, nhu mô gan của trẻ sơ sinh phát triển tương đối ít, mạch máu phát triển nhiều, trong gan còn có những hốc sinh sản máu trong thời kỳ bào thai. Đen 8 tuổi, cấu trúc gan trẻ em mới hoàn toàn , như người lớn.

Gan trẻ em có nhiều mạch máu, gan dễ phản ứng và to khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn máu hoặc nhiễm độc, thoái hóa mỡ. Gan phát triển nhanh nhất vào giai đoạn dậy thì. Thùy phải của gan phát triển nhanh hơn thùy trái.

ĐƯỜNG MẬT

Mật của trẻ em được bài tiết ngay từ tháng thứ 2, thứ 3 trong thời kỳ bào thai. Vào tuần thứ 22 bào thai đã có mật ở túi mật. Túi mật của trẻ sơ sinh nhỏ có thể quan sát thấy qua siêu âm gan mật. Túi mật không quan sát thấy khi trẻ có teo đường mật. Chiều dài túi mật thường thay đổi từ 1,5 – 5,5cm (trung bình 3,0cm) ở người lớn từ 4 – 8cm; ở trẻ bú mẹ, sau khi cho bú, túi mật thường không quan sát thấy trên siêu âm.

Mật của trẻ em chứa ít acid mật, acid taurocholic nhiều hơn acid glycocholic, trong mật còn có nhiều chất nhầy nước và sắc tố.

Trong 2-3 tuần lễ đầu, nồng độ muối mật trong lòng ruột thấp so với nồng độ cần thiết (2 – 4mmol/l). Acid taurocholic là một chất sát khuẩn tốt hơn acid glycocholic và có tác dụng kích thích tăng sự bài tiết của tụy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Gia Khánh (2009), Bài giảng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  2. Ronald Kleiman, Olivier – Jean Goulet, Giorgina Meieli – Vergani et al. (2018), Walker’s pediatric gastrointestinal disease.
  3. Robert M. Kliegman, Bonita F. Stanton, Joseph St Geme III et al. (2011), Nelson Textbook of pediatrics 20.
  4. Gfroerer s, et al. (2015), Pediatric intestinal motility disorders, World J Gastroenterol.
  5. Doughty D (2004), Structure and function of the gastrointestinal tract in infants and children. J Wound Ostomy Continence Nurs;31(4):207-12.
  6. Turcu o (2014), Physiological, anatomical features of the digestive system in children. Semiotics of digestive disorders
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here