Chè thuốc: định nghĩa, yêu cầu kỹ thuật, một số chè thuốc cụ thể

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Tác giả: Thầy thuốc ưu tú. Tiến sĩ dược học Nguyễn Đức Quang

Bài viết Chè thuốc trích trong chương 2 sách bào chế đông dược – giáo trình đào tạo dược sĩ đại học của trường Đại học Dược Hà Nội.

1. Định nghĩa

Chè thuốc là dạng thuốc bào chế theo công thức định sẵn, gồm một hay nhiều loại dược liệu, được sao tẩm chế biến và phân chia đến mức độ nhất định, sử dụng bằng cách hãm với nước sôi hoặc sắc với nước.

Chè thuốc là dạng thuốc thang đã làm giảm thể tích; hình dáng gọn, dễ bảo quản. Chè thuốc bào chế từ các dược liệu có cấu tạp mỏng manh (lá, hoa), thường được sao dòn, vò nát quả sàng hay rây và sấy khô. Ngoài dược liệu chính, thường cho thêm vào chế thuốc các chất điều hương: Hoa nhài, tinh dầu ..

Nếu thang thuốc làm chè có nhiều dược liệu là rễ, thân, vỏ (có tinh bột, khó vò nát qua rây, có thể tích lớn …) từ thường bào chế chè theo dạng chè khúc. Cách bào chế chè khúc như sau:

Các dược liệu ít tinh bột, khó xay thành bột mịn, sau khi sao tẩm theo đúng phương pháp chế biến thuốc phiến và xay thành bột thô. Dược liệu có tinh bột, chất keo được nấu thành cao (Sinh địa, Mạch môn, Huyền sâm…) để tạo độ dính thích hợp khi sát hạt làm chè. Dược liệu có thể tích lớn, khó xay thành bột mịn cũng được khấu cao. Trộn bột thô với cao và tá dược dính tạo thành khối, được đóng thành khuôn bánh. Sấy khô ở nhiệt độ thấp. Đóng gói trong túi polyetylen. Khi dùng, người ta vò vụn bánh chè trước khi cho vào nước để hãm.

Bảo quản chè thuốc phải tránh ẩm, đề phòng mối mọt.

2.   Yêu cầu kỹ thuật

Hình thức bên ngoài: Các mảnh dược liệu có hình dạng và màu sắc khác nhau. Mùi thơm của dược liệu đặc trưng. Vị đắng, ngọt, chát… tuỳ theo các dược liệu thành phần. Không có tạp chất, sâu mọt hay nấm mốc.

Kích cố: Bột thô (3000/1400) là các phần tử phải lọt qua rây số 3000 (cỡ mắt rây: 3mm) không ít hơn 95 % và không quá 40% qua được rây số 1400 (cỡ mắt rây: 1,4 mm)

Độ đồng nhất: Các dược liệu được phân phối đều trong khối thuốc.

Nhận thức: Tìm thấy đủ các vị dược liệu có trong công thức.

Độ ẩm: từ 6 -12 % tuỳ theo từng loại chè.

Sai số khối lượng: Đóng gói theo nhiều quy cách từ 10 – 100 g. Gói chè có khối lượng dưới 20g, độ sai lệch khối lượng không vượt quá 6 %. Gói chè có khối lượng trên 20 g sái lệch khối lượng không vượt quá 5%.

3.   Kiểm định

– Đổ 1 lượng chè thuốc ra tờ giấy trắng, dàn mỏng, quan sát bằng mắt thường phải thấy các dược liệu có hình dạng và màu sắc như đã mô tả. Không có tạp chất và sâu mọt.

– Mùi vị: Ngửi gói chè thuốc phải có mùi thơm đặc trưng, không được có mùi hôi và mốc.

– Lấy 2g hoặc 20g chè, hãm với 150ml nước sôi, để yên, 15 đến 20 phút. Rót nước chè thuốc ra và để nguội, nước chè phải Có mùi vị như mô tả.

– Độ mịn: Cân 100g chè thuốc, rây qua rây số 3000, phần còn lại trên rây không được quá 5 g.

– Độ đồng nhất: Lấy 3 gói chè thuốc, đổ từng gói lên một tờ giấy trắng và không trộn đều. Quan sát bằng mắt thường thấy các vị thuốc phân bố đều ở mọi vị trí trên toàn bộ khối thuốc.

– Nhận thức: Lấy 1 gói chè bất kỳ đổ lên tờ giấy trắng, lấy đũa thuỷ tinh dàn rộng ra, quan sát bằng mắt thường phải thấy đủ các vị dược liệu trong công thức.

– Độ ẩm: Xác định độ ẩm bằng sử mất khối lượng do làm khô (PL-98, DĐVN xuất bản lần thứ 3, 2002). Nếu thẹo phương pháp sấy khô thì cân khoảng 5g; theo phương pháp cất với dung môi không phân cực (ether dầu hoả) thì cân khoảng 10 g.

– Sai số khối lượng: Theo 52 – TCN 107-76 (Sai số cho phép về khối lượng, thể tích, nồng độ, hàm lượng thuốc trong sản xuất ở quy mô công nghiệp) hay theo PL-132, DĐVN xuất bản lần thứ 3, 2002 (Phương pháp 4- Thử độ đồng đều về khối lượng): Lấy 5 đơn vị đóng gói bất kỳ trong lô mẻ sản xuất; xác định từng khối lượng của 1 đơn vị đóng gói. Các đơn vị phải nằm trong giới hạn cho phép. Nếu có  đơn vị không đạt thì phải làm lại lần 2 trên 5 đơn vị sản phẩm khắc. Nếu lần này vẫn cỏ 1 đơn vị không đạt thì lô mẻ đó coi như không đạt tiêu chuẩn.

Định tính: Một số hoạt chất có trong quy định của Dược điển việt Nam.

Định lượng: Một số hoạt chất có trong quy định của Dược điển Việt Nam.

4.   Một số chè thuốc cụ thể

4.1.   Chè cảm mạo (Bệnh viện Đông y Nam Hà)

Công thức:

Bào chế: Ma hoàng tận dập; lá Tía tô, Kinh giới, Bạc hà, Cúc tần sao dồn, vò nát qua sàng Cho Sinh khương, cuống và gân lá các dược liệu trên nấu với nước, lấy nước sắc phun lên lá chè nhiều lần và phơi sấy nhẹ đến khô. Đóng túi, mỗi túi 30 g.

Công dụng: Chữa cảm mạo bốn mùa.

Cách dùng và liều dùng: Ngày 1 đến 2 Ịần, mỗi lần một túi; hãm với nước đun sôi để ấm.

Bảo quản: Trong túi polyetylen. Để nơi râm mát, khô ráo, tránh ẩm ướt.

4.2.  Chè chống dị ứng (Đại Cương, Kim Bảng, Hà Nam)

Công thức:

Bào chế: Sao vàng hoa Kỉnh giới; tán dập vỏ Núc nác, vỏ cây Khế; sao sấy giòn Sài đất, lá Sen non, Kim ngân, Rau má, Cam thảo đất và vò nát các dược liệu qua sàng. Trộn đều các dược liệu. Sấy khô ỏ 50 đến 70 °C.

Đóng trong túi polyethylene, mỗi túi 50 g.

Công dụng: Chữa dị ứng, mẩn ngứa.

Cách dùng và liều dùng: Ngày 1 đến 2 lần, mỗi lần một túi; hãm với nước sôi.

Bảo quản: Trong túi polyethylen. Để nơi râm mát, khô ráo, tránh ẩm ướt.

4.3.  Chè chữa cảm (Bào chế, Đại học Dược)

Công thức:

  • Tử tô 10 g
  • Hành tươi 3g
  • Trần bì 10 g
  • Phòng phong 10 g
  • Cam thảo 5g
  • Đường 30 g
  • Gừng tươi 15 g
  • Kinh giới 10 g
  • Nước vừa đủ

Bào chế: Các dược liệu qua sao tẩm chế biến, sấy khô, tán thành bột thô. Dược liệu tươi nghiền ép lấy dịch, phối hợp với hột dược liệu khô. Thêm đường Và trộn đều. Thêm nước nóng vừa đủ độ đính, ép thành bánh, mỗi bánh 10 g. Sấy khô ở nhiệt độ thấp. Đóng túi.

Công dụng: Giải cảm gió.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống hai bánh; bẻ nhỏ cho vào hãm với nước sôi.

4.4.  Chè chữa sốt xuất huyết (Lương y Trần Ngọc Chấn, Hà Nội)

Công thức:

Bào chế: Bạc hà, Cúc hoa, Tang diệp, Kinh giới tuệ sao giòn, bóp vụn qua sàng; Huyền sâm sấy khô, trộn với Rễ cỏ tranh, cành và gân lá các dược liệu trên, tán thành bột thô; Hạnh nhân giã nát, trộn với bột thô, sấy nhẹ. Trộn đều các dược liệu đã bóp vụn và tán thô với nhau. Đóng trong túi 50 g.

Công dụng: Chữa sốt xuất huyết giai đoạn đầu.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 50g, chia uống ba lần; hãm với nước sôi.

4.5.  Chè du long thái (Bào chế, Đại học Dược)

Công thức:

Bào chế: Rau dừa nước rửa sạch, sấy khô, vò vụn qua rây để có 70g bột thô. Phần còn lại nấu cao lỏng. Cúc hoa sấy khô, vò vụn; Cam thảo tán bột thô. Trộn 3 loại bột với nhau; phun cao lỏng lên khối bột, sấy khô. Đóng túi, mỗi túi 10 g.

Công dụng: Chữa viêm bàng quang không do sỏi (đái buốt, đái rắt, đái ra máu: nước tiểu có albumin, hồng cầu và bạch Cầu).

4.6.  Chè giải cảm (Đại Cương, Kim Bảng, Hà Nam)

Công thức:

  • Chè vằng 300 g
  • Hoắc hương 50 g
  • Kinh giới 100 g
  • Thổ phục linh 200 g
  • Tía tô 100 g
  • Mạch môn (tẩm mật sao) 200g
  • Lá Cúc tần 500g
  • Lá tre bánh tẻ 500 g
  • Cam thảo đất 200 g
  • Gừng tươi 50 g

Bào chế: Chè vằng, Kinh giới, Tía tô, lá Cúc tần, lá Tre, Cam thảo đất, Hoắc hương sao sấy khô, vò nát; sàng để loại cành và thân dược liệu, sắc cành và thân, sắc hai lần, cô đặc; tán dập Thọ phục linh; trộn đều các Ịoại với nhau; đem sấy khô lại. 11 Giã nhỏ gừng tươi, ép lấy nước, thêm nước đun sôi vào bã, gạn và ép lấy nước; làm hai lần, mỗi lần 50 ml. Vẩy nước gừng vào khối dược liệu trên, đảo đều, sao đến khô. Làm nhiều lần đến khi hết nước gừng. Đem sấy khô lại ở nhiệt độ 50 đến 70 °C. Đóng gói trong túi, mỗi túi 50g đến 100 g.

Sắc cành và thân, sắc hai lần, cô đặc. Tán dập Thổ phục linh. Trộn đều các loại với nhau.

Công dụng: Chữa cảm cúm, giải cảm, chống nắng.

Cách dùng và liều dùng: Ngày hai lần, mỗi lần một túi. Hãm chè với nước sôi.

Bảo quản: Trong túi polyethylene. Để nơi râm mát, khô ráo, tránh ẩm ướt.

4.7. Chè Kinh giới hoắc hương (Viện Đông y)

Công thức:

  • Kinh giới khô 120 g
  • Bạc hà khô 80 g
  • Hoắc hương khô 120 g
  • Hương phụ chế 80 g
  • Tía tô khô 80 g
  • Gừng sống 40 g
  • Củ sắn dây khô 120 g
  • Hành tăm 40 g

Bào chế: Kinh giới, Hoắc hương, Tía tô, Bạc hà, Hành tăm, Gừng sống đều rửa sạch, phơi khô hay sấy nhẹ (40 đến 50 °C), tán thô; củ sắn dây rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, tán thô; Hương phụ tứ chế, sao giòn, tán thô. Trộn chung các bột, Sấy nhẹ, đóng gói mỗi túi 10 g, cho vào hộp kín.

Công dụng: Chữa cảm sốt gai rét, nhức đầu, cứng gáy, không ra mồ hôi, đau bụng, đầy bụng, nôn mửa.

Cách dùng và liều dùng:

Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi ngày uống một gói, chia làm hai lần.

Từ 6 đến 10 tuổi ngày uống 1,5 gói, chia uống hai lần.

Từ trên 10 tuổi ngày uống 2 gói, chia uống hai lần.

Người lớn ngày uống 3 gói, chia uống hai lần. Nên hãm với nước sôi, gạn lấy nước, uống nóng, uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi.

Bảo quản: Để trong hộp kín, nơi khô, mát.

4.8. Chè lương huyết (Bệnh viện Đông y Trung ương)

Công thức:

  • Hắc chi ma 40 g
  • Mạch môn 40 g
  • Thổ phục linh 60 g
  • Ké đầu ngựa 40 g
  • Kim ngân hoa 40 g
  • Khổ sâm 40 g
  • Hà thủ ô 60 g
  • Phù bình 40 g
  • Huyền sâm 60 g
  • Cỏ mực 40 g
  • Sinh địa 60 g
  • Bột nếp 0,5 g

Bào chế: Hắc chi ma, Phục linh, Kim ngân hoa, Hà thủ ô tán thành bột thô. Ké đầu ngựa, Khổ sâm, Phù bình, cỏ mực sắc 2 nước và cô thành cao mềm. Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn sắc hai nước và cô thành cao lỏng. Bột nếp nấu thành hồ loãng. Trộn bột thuốc, cao thuốc và hồ nếp; điều chỉnh độ ẩm bằng cồn 40 độ hay nước sôi vừa đủ để bột thuốc dính với nhau, đóng khuôn bánh. Mỗi bánh 10 g. Sấy ở 60 đến 70 °C trong 12 giờ.

Công dụng: Chữa thể huyết nhiệt, viêm da thần kinh, trứng cá, dị ứng, vảy nến.

Cách dùng và liều dùng. Ngày dùng 10g, chia làm hai lần, hãm với nước sôi.

Bảo quản: Trong túi polyetylen. Để nơi râm mát, khô ráo, tránh ẩm ướt.

4.9.  Chè Sen Cúc (Bào chế, Đại học Dược)

Công thức:

  • Liên tầm 40 g
  • Phá cố chỉ 1 g
  • Lá Dâu 40 g
  • Tiểu hồi 1 g
  • Cúc hoa 40 g
  • Cam thảo 20 g
  • Táo nhân 50g

Bào chế: Tạo nhân sao tồn tính và nấu thành cao lỏng 1/1. Phá cố chỉ và Tiểu hồi nghiền vụn. Các dược liệu khác qua chế biến, sấy khô, vò thành các mảnh vụn dài 1 đến 3 mm. Phun cao lỏng Táo nhân lên hỗn hóp dược liệu. Sấy khô nhiệt độ 55 đến 60 °C. Chia làm 10 gói.

Công dụng: An thần, gây ngủ.

Bảo quản: Trong túi polyethylen, đóng hai lần túi; tránh ẩm.

4.10.  Ngọ thời trà (Dược điển Trung Quốc, 1963)

Công thức:

Bào chế: Nghiền chung thành bột thô, rây; trộn lẫn cho thật đều. Lấy 625 g (20 lạng) bột gạo, khuấy thành hồ. Trộn bột thuốc vối hồ loãng tạo khối để khối bột thuốc đủ dính, đóng thành khuôn bánh, phơi hay sấy khô là được. Mỗi bánh nặng 10,0 g.

Công năng: Làm ra mồ hôi, điều hoà bộ máy tiêu hoá.

Chủ trị: Cảm mạo, tiêu thực (sinh ra nóng rét, nôn mửa, ỉa chảy).

Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày uống 1 đến 2 lần, mỗi lần một bánh, ngâm hãm với nước sôi, uống thay nước chè.

Bảo quản: Để nơi râm mát, khô ráo, tránh ẩm ướt.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here