Nhathuocngocanh – Những biến chứng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó nhận biết được và có phương án điều trị thích hợp chính là cách giảm thiểu đối đa những biến chứng, vậy những bệnh lý thường gặp trong thai kỳ là gì? và cách điều trị như thế nào? bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời.
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao ở một số thai phụ. Bệnh thường tiến triển từ tuần thai thứ 24 đến tuần thứ 28.
Tiểu đường thai kỳ được xem là một bệnh phổ biến ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên bệnh chỉ thường tiến triển mạnh trong thời gian mang thai, và sẽ biến mất sau khi sinh xong. Các nghiên cứu cho thấy có từ 2% đến 10% trong tổng số thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân thai phụ dễ bị tiểu đường
Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu năng lượng của cơ thể người mẹ tăng cao do đó đòi hỏi phải cung cấp nhiều đường hơn. Cơ thể thai phụ có thể tự điều tiết Insulin để cân bằng lượng đường trong máu, tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng thuận lợi như vậy.
Mặt khác, trong giai đoạn mang thai, nhau thai sẽ tiết ra nhiều loại Hormon giúp thai nhi phát triển. Nhưng những Hormon này có thể tạo thành những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của Insulin, từ đó dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Bệnh thường diễn ra một cách thầm lặng, các triệu chứng khá mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng thai kỳ thông thường. Thai phụ chỉ biết mình bị tiểu đường thai kỳ khi đi thăm khám định kỳ và được chỉ định làm xét nghiệm liên quan.
Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng của tiểu đường thai kỳ:
- Thường xuyên cảm thấy khát nước, uống nhiều nước vẫn thấy khát hoặc hay thức dậy ban đêm để uống nước.
- Đi tiểu liên tục, tiểu nhiều lần trong một ngày, lượng nước tiểu nhiều hơn so với mức cho phép.
- Các vết thương, trầy xước ngoài da lâu lành.
- Dễ bị viêm nhiễm ở vùng kín, đã điều trị với các thuốc kháng nấm nhưng không đạt được hiệu quả điều trị.
- Bệnh nhân có biểu hiện sụt cân, người xanh xao, mệt mỏi, thiếu sức sống.
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường trong thai kỳ:
- Người mẹ mang thai khi đã ngoài 30 tuổi.
- Tiền sử gia đình có người bị mắc tiểu đường tuýp 2.
- Đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó.
- Thừa cân, béo bì trong giai đoạn mang thai.
- Đứa con trước có cân nặng vượt ngưỡng 4,1kg.
Nếu như mức Insulin và các chỉ số đường huyết trong thai kỳ đều ở mức an toàn thì bạn không nằm trong nhóm mắc tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người, dưới đây là một số biến chứng thường gặp của tiểu đường thai kỳ.
Biến chứng của tiểu đường thai kỳ
Thai nhi:
- Trẻ sinh ra dễ có nguy cơ béo phì thừa cân, mắc các bệnh về đường hô hấp và có nguy cơ bị đường huyết cao.
- Thiếu Calci sau khi sinh.
- Làm tăng nguy cơ dị tật thai.
Bà mẹ:
- Tăng nguy cơ chấn thương ở vùng lưng, gãy xương hoặc trật khớp do thai nhi quá lớn.
- Làm gia tăng nguy cơ bị tiền sản giật so với phụ nữ mang thai bình thường.
- Làm gia tăng khả năng sinh non và sinh mổ, do phần dưới của thai nhi quá to.
- Tăng nguy cơ sảy thai, chết lưu.
- Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.
Điều trị tiểu đường thai kỳ
Dựa vào chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, người ta đưa ra mục tiêu điều trị như sau:
- Glucose lúc đói ≤ 95 mg/dl
- Glucose sau ăn 1 giờ < 140 mg/dl, 2 giờ < 120 mg/dl
Bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện hợp lý, nếu không cải thiện tình hình thì cần sử dụng đến liệu pháp Insulin.
Liệu pháp Insulin:
Do Insulin không đi qua được hàng rào nhau thai do đó có thể sử dụng an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Liều dùng sẽ được bác sĩ chỉ định theo từng trường hợp, dưới đây là liệu lượng được khuyến nghị:
- Trong 3 tháng đầu: Liều insulin = 0,7 – 0,8 U/kg/ngày.
- Trong 3 tháng giữa: Liều insulin = 0,8 – 1 U/kg/ngày.
- Trong 3 tháng cuối : Liều insulin = 0,9 – 1,2 U/kg/ngày.
== > Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động thể chất khi mang thai và thời gian chuyển dạ
Ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng gì?
Ốm nghén là gì? Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở thai phụ trong ba tháng đầu của thai kỳ, đi kèm theo đó là tình trạng chướng bụng, khó chịu, đầy hơi, nôn buồn nôn,… tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Ốm nghén xuất hiện khi nào? Tùy vào từng người mà thời gian xuất hiện tình trạng ốm nghén sẽ là khác nhau.
Có khoảng 70% trường hợp xuất hiện tình trạng ốm nghén từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, 10% trường hợp có các triệu chứng kéo dài đến tận tuần thứ 16, thậm chí là suốt thai kỳ.
Dựa vào triệu chứng mà người ta chia ốm nghén ra làm hai thể là ốm nghén thông thường và ốm nghén nặng.
Ốm nghén thông thường: Có đến 80% thai phụ gặp tình trạng này, trong suốt những tháng đầu thai phụ luôn có cảm giác mệt mỏi và muốn nôn ói. Tình trạng nôn ói diễn ra ở mức độ vừa phải, thức ăn vẫn được giữ trong dạ dày. Do đó thai phụ không bị sút cân nhiều, sau tuần thứ 12 thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần.
Ốm nghén nặng: Có 1% đến 1,5% bệnh nhân bị ốm nghén nặng. Biểu hiện thường thấy là nôn ói với mức độ nặng, thức ăn bị đẩy hết ra ngoài, bệnh nhân không ăn uống được gì. Ốm nghén kết hợp với chán ăn khiến thai phụ bị sút cân nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Triệu chứng của ốm nghén
Các triệu chứng ốm nghén thường gặp là:
- Các triệu chứng ốm nghén có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhất là khi cảm nhận được kích thích về mùi vị của các loại thịt, cá sống,…
- Dễ bị buồn nôn, thường xuyên bị nôn ói.
- Nhạy cảm với mùi vị của thức ăn, gây ra cảm giác chán ăn.
- Dễ bị hoa mắt, chóng mặt, sụt cân do không ăn uống đầy đủ và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai vẫn chưa được làm rõ. Các nghiên cứu cho rằng tình trạng này là do sự thay đổi nồng độ Hormon trong cơ thể, cụ thể là do Progesteron và HCG gây ra. Khi mang thai, bánh rau sẽ tiết ra một lượng lớn Progesterone nhằm giúp thai không bị đào thải ra bên ngoài và đảm bảo cho quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên Progesterone lại khiến cho các cơ tiêu hóa rơi vào trạng thái thả lỏng, khiến thức ăn ở dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản gây ra tình trạng buồn nôn. Đồng thời Progesterone là chậm lại hoạt động tiêu hóa dẫn đến tình trạng khó tiêu.
Một số nguyên nhân khác:
- Thai phụ có thói quen ăn uống thất thường, ăn quá nhiều bữa và ăn không đúng giờ.
- Thai phụ đang mang thai lứa đầu, hoặc có tiền sử ốm nghén nặng ở những lần mang thai trước.
- Thai phụ có cân nặng thấp.
Điều trị tình trạng ốm nghén
Biện pháp không dùng thuốc:
- Nôn nhẹ: Chia nhỏ bữa ăn, mỗi lần không nên ăn quá no.
- Xây dựng thực đơn ít chất béo, nhiều các loại thức ăn khô như bánh mì, ngũ cốc, tránh nêm nếm nhiều gia vị.
- Chú ý chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, giữ cho tâm trạng thoải mái tránh các chất kích thích.
- Có thể sử dụng gừng tươi để cải thiện tình trạng buồn nôn.
- Châm cứu và bấm huyệt cũng có thể cải thiện được tình trạng ốm nghén.
Biện pháp dùng thuốc:
Chỉ sử dụng khi bệnh nhân bị ốm nghén từ trung bình đến nặng, tránh dùng thuốc trong 3 tháng đầu.
Một số thuốc có thể ưu tiên lựa chọn là: Pyridoxine, Doxylamine, Diphenhydramin.
Thuốc | Liều | Phân loại nguy cơ |
Pyridoxin | 10-25 mg uống 3-4 lần/ngày | A |
Doxylamine | 12.5 – 25 mgx 3-4 lần/ngày | B |
Diphenhydramin | 25-50 mg, 4-6 giờ/lần | B |
Droperidol | 0,5 -2 mg tiêm tĩnh mạch hoặc
IM 3-4 giờ/lần |
C |
Meclizine | 25mg uống 4-6 giờ/lần | B |
Hydroxyzin | 25-50mg uống 6-8 giờ 1 lần | C |
Promethazin | 12.5 -25 mg x 6 giờ/lần | C |
Metoclopramid | 5-10 mg uống, IM, IV 8 giờ/lần | B |
== > Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Giải đáp thắc mắc về tắc tia sữa, thông tắc tia sữa IMA có tốt không?
Táo bón trong thai kỳ
Táo bón thai kỳ là tình trạng gì?
Táo bón là tình trạng đi ngoài khó khăn, đây là một bệnh lý phổ biến trong thời kỳ mang thai và là một trong những nguyên nhân chính gây ra hàng loạt các bệnh lý liên quan như: trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,…
Mẹ bầu bị táo bón có ảnh hưởng đến con không? Táo bón không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó lại gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày và gây ra những ảnh hưởng nhất định cho thai nhi.
Một số biến chứng nguy hiểm:
- Thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy thai: Khi bị táo bón khiến cho thai phụ luôn có cảm giác đầy bụng và buồn nôn, từ đó gây ra tình trạng chán ăn hoặc ăn không ngon miệng. Tình trạng này tái diễn lâu ngày có thể gây suy thai.
- Làm tăng nguy cơ sảy thai, do phải mót rặn nhiều liên tục.
- Táo bón lâu ngày có thể dẫn đến bệnh trị, viêm trực tràng, nứt kẽ hậu môn,…
- Các chất độc trong phân khi không được đào thải ra ngoài có thể bị tích tụ trong ruột, tái hấp thu vào máu gây ngộ độc mãn.
Nguyên nhân
- Nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón thai kỳ là do sự tăng sinh của Hormone Progesterone nội sinh. Progesterone được tiết ra chủ yếu nhằm giúp bào thai phát triển ổn định. Tuy nhiên Hormone lại làm cho hệ thống đường ruột rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, làm giảm nhu động ruột, khiến phân di chuyển chậm, từ đó gây ra tình trạng táo bón.
- Thai nhi phát triển nhanh chèn ép vào hệ thống tử cung, các dây thần kinh vùng chậu và ống tiêu hóa của người mẹ, khiến cho quá trình tiêu hóa bị rối loạn, dẫn đến táo bón.
- Việc ít vận động trong thời kỳ mang thai cũng góp phần làm tăng nguy cơ táo bón.
- Thai phụ bị nhược giáp, tiểu đường thai kỳ hoặc có chế độ ăn uống thiếu khoa học.
Điều trị chứng táo bón ở phụ nữ mang thai
Những biện pháp điều trị tình trạng táo bón ở thai phụ là:
- Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn.
- Uống đủ nước từ 2 lít đến 2,5 lít nước một ngày, nhằm cải thiện tình trạng táo bón.
- Tăng cường ăn rau xanh các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ.
- Bổ sung lợi khuẩn bằng các thực phẩm lên men, sữa chua.
- Thay đổi tư thế đi ngoài truyền thống ngồi xổm hoặc chống khủy tay về phía trước sẽ giúp tăng áp lực lên cơ vòng hậu môn giúp việc tống phân ra ngoài dễ dàng hơn.
- Trong trường hợp táo bón nặng có thể dùng các chất làm mềm phân hoặc nhận tràng cơ học.
- Nhuận tràng thẩm thấu (Polyethylene glycol, Lactulose, Sorbitol, Muối magnesium) có thể sử dụng an toàn cho thai phụ.
- Polyetylen glycol là lựa chọn hàng đầu trong điều trị táo bón ở phụ nữ mang thai.
Hạ Calci máu ở phụ nữ mang thai
Hạ Calci máu là gì?
Hạ Calci máu là tình trạng nồng độ Calci trong máu có giá trị thấp hơn ngưỡng quy định. Hạ Calci huyết được định nghĩa là khi nồng độ Calci huyết thanh toàn phần dưới 8.8 mg/dl (2.2 mmol/l) với điều kiện Protein huyết tương bình thường, hoặc nồng độ ion Calci ở dưới ngưỡng 4.7 mg/dl (1.17mmol/l). Hạ Calci huyết không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức skhoer của người mẹ mà còn gây ra những tác động tiêu cực đối với sự phát triển của thai nhi.
Triệu chứng của hạ Calci máu
Ở thai phụ triệu chứng thường gặp của hạ Calci huyết là:
- Tê các đầu ngón chân và ngón tay.
- Làm tăng phản xạ của gân xương (dấu Chvostek).
- Tê môi, lưỡi, co cứng các cơ đặc biệt là bàn chân và bàn tay, khiến cho việc co duỗi gặp khó khăn.
- Chuột rút, hoặc co giật.
- Gây rối loạn nhịp tim và rối loạn cảm giác bàn tay, bàn chân.
- Đau thắt ở vùng bụng.
- Tăng nguy cơ trầm cảm.
- Co cơ hô hấp gây ra tình trạng khó thở, co giật toàn thân hoặc khu trú.
Nguyên nhân gây ra tình trạng hạ Calci máu ở phụ nữ có thai
Nguyên nhân chính là trong giai đoạn mang thai người mẹ bị mất một lượng lớn Calci cung cấp cho bào thai, để bào thai có thể phát triển khung xương một cách toàn diện. Chế độ ăn thiếu dưỡng chất và không bổ sung đầy đủ các chế phẩm chứa Calci có thể dẫn đến tình trạng hạ Calci huyết ở phụ nữ có thai.
Điều trị tình trạng hạ Calci máu ở phụ nữ có thai
Khi bị hạ Calci huyết cần phải bổ sung Calci từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, tăng cường bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa. Dùng thêm các thực phẩm bổ sung Calci nếu có chỉ định từ bác sĩ.
Liều lượng Calci được khuyến cáo là:
- Trong 3 tháng đầu: Dùng 800mg Calci nguyên tố/ngày.
- Trong 3 tháng giữa: Dùng 1000mg Calci nguyên tố/ngày.
- Trong 3 tháng cuối và sau sinh: Dùng 1500mg Calci nguyên tố/ngày.
Ra khí hư màu trắng đục trong thời gian mang thai
Trong thời gian mang thai, thai phụ sẽ thường xuyên thấy xuất hiện khí hư màu trắng đục đôi khi có kèm cả tình trạng ngứa, quần lót ở tình trạng ẩm ướt. Tuy nhiên đây có thể xem là một hiện tượng bình thường và phổ biến trong giai đoạn thai nghén.
Nguyên nhân của tình trạng ra khí hư trắng đục
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể, khiến khí hư tiết nhiều hơn để cản lại những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Điều trị và xử lý tình trạng ra khí hư trắng đục
Khi bị ra khí hư, thai phụ cần giữ vệ sinh vùng kín, làm sạch nhẹ nhàng bằng các dung dịch phụ khoa, giữ đồ lót luôn khô thoáng và thay quần trong thường xuyên.
Tránh việc thụt rửa sâu vào âm đạo, do việc làm này có thể gây xước niêm mạc, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Nếu khí hư có màu và mùi lạ hoặc lẫn máu thì cần đi thăm khám ngay, do đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng.
Những bệnh lý thường gặp hàng đầu trong thai kỳ là tiểu đường thai kỳ, ốm nghén, hạ Calci huyết và táo bón. Hiểu được các triệu chứng của bệnh sẽ giúp thai phụ phát hiện bệnh sớm, để từ đó có những biện pháp giải quyết kịp thời. Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần đi thăm khám thường xuyên, để biết được tình trạng sức khỏe của cơ thể và có được những lời khuyên y khoa đúng đắn.
Tài liệu tham khảo
1.Protocol for a randomized controlled trial of pre-pregnancy lifestyle intervention to reduce recurrence of gestational diabetes: Gestational Diabetes Prevention/Prevención de la Diabetes Gestacional, nguồn NCBI, truy cập ngày 2/4/2023.
2.Epidemiology and Risk Factors of Functional Constipation in Pregnant Women, nguồn NCBI, truy cập ngày 2/4/2023.
3.Hypocalcaemia and calcium intake in pregnancy: A research protocol for critical analysis of risk factors, maternofoetal outcomes and evaluation of diagnostic methods in a third-category health facility, Cameroon, nguồn NCBI, truy cập ngày 2/4/2023.