Bệnh Trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh gây khó chịu, cũng như dễ mắc phải nhất tính đến thời điểm hiện tại. Do tâm lý chủ quan, thiếu thông tin và ngại ngùng nên hầu như bệnh nhân mắc phải bệnh này ít đến gặp bác sĩ thăm khám hoặc chia sẻ với người xung quanh. Điều này khiến cho việc điều trị và dự phòng bệnh gặp trở ngại rất lớn. Bài viết của Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) dưới đây là một vài thông tin giúp người đọc nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ cũng như có cái nhìn khái quát hơn về các vấn đề liên quan đến căn bệnh này.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, nó là tình trạng các mạch máu ở ống hậu môn bị căng to dẫn đến hiện tượng chảy máu, gây đau, bất tiện cho hoạt động của bệnh nhân, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân đi ngoài táo bón.

Bệnh chia thành hai nhóm chính dựa trên vị trí phát sinh của trĩ gồm:

  • Bệnh trĩ nội: búi trĩ ở bên trong trực tràng, thường không đau nhưng có hiện tượng xuất huyết. Để lâu không điều trị búi trĩ sẽ phát triển lớn dần thò ra ngoài hậu môn hiện tượng này được gọi là sa búi trĩ.
  • Bệnh trĩ ngoại: búi trĩ thực chất là các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, thường bắt đầu từ phía dưới đường hậu môn – trực tràng thò ra ngoài. Khác với trĩ nội, búi trĩ ngoại có thể dễ dàng sờ thấy hoặc nhìn thấy.

Trong đó, bệnh trĩ nội và trĩ ngoại lại được phân ra thành các cấp độ khác nhau. Cụ thể:

Đối với trĩ nội, các chuyên gia dựa trên tình trạng bệnh và sự phát triển của búi trĩ cũng như vị trí của nó để đưa ra phân độ trĩ.

  • Trĩ nội độ I: búi trĩ mới hình thành, kích thước còn nhỏ nằm trong ống hậu môn, không thò ra ngoài ngay cả khi dùng sức rặn.
  • Trĩ nội độ II: các búi trĩ được hình thành rõ rệt, sa ra ngoài hậu môn khi rặn và sẽ tự co lên được trong thời gian ngắn.
  • Trĩ nội độ III: khi hoạt động đi lại nhiều, làm việc nặng hoặc rặn nhẹ cũng dẫn đến sa búi trĩ và nó không tự co lên được mà cần phải tác động để đẩy lên.
  • Trĩ nội độ IV: búi trĩ phát triển lớn và luôn ở trong tình trạng sa ra ngoài không đẩy lên được.

Tương tự như trĩ nội, trĩ ngoại cũng được phân ra thành 4 cấp độ. Cụ thể như sau:

  • Trĩ ngoại độ 1: Kích thước búi trĩ nhỏ xuất hiện ở ngoài lỗ hậu môn, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy và đau rát gây khó chịu cho người bệnh.
  • Trĩ ngoại độ 2: Các búi trĩ dần to hơn, cảm giác đau, ngứa, khó chịu tăng lên.
  • Trĩ ngoại độ 3: Các búi trĩ ngoại phát triển ngoằn ngoèo, tình trạng đi ngoài ra máu ngày càng nặng.
  • Trĩ ngoại độ 4: Ở mức độ này các búi trĩ sẽ phát triển cực nhanh. Hậu môn dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm kèm theo đau rát và sưng đỏ, đặc biệt là tình trạng mất máu trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là do tình trạng suy giãn tĩnh mạch, gia tăng áp lực ở hậu môn trực tràng. Tình trạng này có thể do một hoặc nhiều yếu tố gây ra như thời gian ngồi hoặc đứng quá lâu, táo bón lâu ngày và đặc biệt là quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Ngoài ra các yếu tố như tuổi tác, mang thai, béo phì, bưng bê vật nặng, chế độ ăn ít chất xơ… cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.

Dấu hiệu của bệnh trĩ

Dấu hiệu của bệnh trĩ
Dấu hiệu của bệnh trĩ

Khi mắc bệnh trĩ sẽ xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu chung như:

  • Chảy máu: đây là dấu hiệu dễ nhận biết, thường xuất hiện sớm cũng như hay gặp nhất khi mắc trĩ. Tình trạng chảy máu có thể diễn biến tăng dần theo thời gian và mức độ bệnh.
  • Ngứa, đau, sưng, khó chịu do nứt hậu môn và dịch nhầy tiết ra bởi niêm mạc hậu môn.
  • Có thể xuất hiện huyết khối tại búi trĩ.

Tuỳ thuộc vào các loại trĩ khác nhau ở các đối tượng khác nhau mà sẽ có dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng không giống nhau. Cụ thể như:

  • Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại: khó chịu hơn so với các loại còn lại, do búi trĩ có thể gây kích thích, căng tức và loét vùng da quanh hậu môn dẫn đến nhiễm trùng, ngứa, rát… bất tiện trong hoạt động hàng ngày. Có thể sờ và cảm nhận thấy búi trĩ sa ra ngoài.
  • Dấu hiệu của bệnh trĩ nội: ở các giai đoạn sớm thường không đau (dù có xuất huyết). Ban đầu chỉ chảy một lượng nhỏ không đáng kể, về sau khi tình trạng nặng hơn lượng máu mất sẽ nhiều hơn thậm trí ngồi xổm cũng có thể gây chảy máu. Ở trĩ nội búi trĩ thường không sa ra ngoài tuy nhiên ở độ II trở đi khi đi đại tiện có thể cảm nhận được sa búi trĩ.
  • Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ có thai và sinh con do tăng trọng lượng cơ thể dẫn đến tăng áp lực lên hậu môn. Ở đối tượng này các triệu chứng thường hay gặp bao gồm: đại tiện chảy máu, sa búi trĩ ra ngoài, đau rát và ngứa vùng hậu môn.

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ

Trĩ không phải một căn bệnh khó điều trị, rất hiếm khi gặp phải biến chứng của bệnh trĩ tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan biến chứng vẫn có thể xảy ra bao gồm:

  • Thiếu máu: Mặc dù lượng máu mất qua búi trĩ không nhiều tuy nhiên nếu tình trạng mất máu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng này.
  • Nghẹt búi trĩ: Trong trường hợp sa búi trĩ ngoài hậu môn, mạch máu cung cấp máu cho búi trĩ sẽ bị tắc, dẫn đến nhiều đau đớn cho người bệnh.
  • Tắc mạch: Biểu hiện của biến chứng này là vùng da hậu môn có khối phồng màu xanh và kèm theo cảm giác căng đau ở trĩ ngoại và cảm giác đau bên trong hậu môn ở trĩ nội.
  • Hoại tử búi trĩ, viêm da quanh hậu môn.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nhẹ và cách điều trị hiệu quả

Phương pháp điều trị triệu chứng của bệnh trĩ

Chế độ ăn uống và lối sống khoa học

Chế độ ăn uống và lối sống khoa học
Chế độ ăn uống và lối sống khoa học
  • Vận động thể dục thể thao hợp lý, tránh lối sống tĩnh tại ngồi hoặc đứng lâu.
  • Khuyến cáo không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, không ăn thức ăn quá chua hoặc cay. Nên bổ sung chất xơ, rau quả và uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón.
  • Hình thành thói quen đi đại tiện vào cố định một giờ trong ngày.
  • Những cách chữa bệnh trĩ dân gian.

Trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân hoàn toàn có thể tìm đến các cách chữa bệnh trĩ trong dân gian. Các cách này đã được ông cha ta tìm ra và sử dụng chứng minh hiệu quả truyền lại cho đời sau. Tuy nhiên vì sử dụng thảo dược từ thiên nhiên nên trong quá trình sử dụng cần kiên trì. Các dược liệu thường được nhắc đến như: lá bỏng, quả sung, rau diếp cá, lá thiên lý,…

Sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ

Sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ có lẽ đã không còn quá xa lạ. Có thể kết hợp nhiều dạng thuốc để đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Một số thuốc điều trị phổ biến như:

  • Các thuốc nhuận tràng sử dụng nếu có táo bón: Forlax, Sorbitol
  • Thuốc giúp tăng cường hệ tĩnh mạch: Daflon, Ginkofort…
  • Đường dùng tại chỗ (thuốc bôi hay viên đặt): Titanorein, Proctolog, kẽm oxyd 10%…

Điều trị trĩ bằng phẫu thuật

Điều trị trĩ bằng phẫu thuật
Điều trị trĩ bằng phẫu thuật

Đây là phương án cuối cùng được đề xuất trong trường hợp bệnh trĩ nặng không thể điều trị khỏi bằng thuốc hoặc xuất hiện các biến chứng như tắc mạch, huyết khối. Các phương pháp đang được áp dụng hiện nay gồm có: Milligan Morgan, Ferguson, Whitehead, Longo.

  • Phương pháp longo là phương pháp dựa trên cơ chế của máy cắt nối tự động niêm mạc trực tràng để đưa các búi trĩ vào lại ống hậu môn, giúp cải thiện chức năng của các búi trĩ.
  • Phương pháp Milligan Morgan là phương pháp thực hiện cắt bỏ từng búi trĩ riêng rẽ, đây là phương pháp hiện đang được ưu tiên áp dụng nhiều nhất trong điều trị trĩ cấp độ nặng.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

  • Nên hình thành chế độ ăn uống khoa học giàu chất xơ và uống đủ nước uống hàng ngày sẽ góp phần hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh trĩ. Hạn chế ăn những thực phẩm có tính nóng như tiêu ớt, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,… Hình thành thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa.
  • Vận động lành mạnh, nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi, không ngồi hoặc đứng quá lâu, tránh mang vác nặng, giữ tâm trạng thỏai mái, hạn chế căng thẳng, stress.
  • Hạn chế rặn mạnh khi đi đại tiện để tránh làm tăng áp lực lên hậu môn. Không nên nhịn khi buồn đi vệ sinh điều đó sẽ làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Nên vệ sinh nhẹ nhàng tránh chà sát làm tổn thương hậu môn. Xây dựng thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày và không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
  • Ngoài ra có thể tham khảo một số thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng ngừa bệnh trị đang được bán ngoài thị trường như Trĩ Tâm An, An trĩ vương…

Xem thêm: [Review] Top 7 thuốc điều trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay 

Một số câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi thường gặp

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Bệnh trĩ là bệnh xảy ra ở đường hậu môn trực tràng không liên quan đến các cơ quan sinh sản của cả nam và nữ giới. Do đó bệnh trĩ hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.

Bệnh trĩ có lây hay không?

Các chuyên gia đã khẳng định rằng bệnh trĩ là một bệnh không có khả năng lây nhiễm. Bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nguyên nhân tuy nhiên chưa có báo cáo ghi nhận trường hợp mắc trĩ do lây nhiễm.

Bệnh trĩ có di truyền không?

Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh bệnh trĩ là bệnh không di truyền qua gen. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trĩ, phần lớn là do lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống, trong một nhà có thể có cách sinh hoạt giống nhau dẫn đến cùng mắc bệnh trĩ.

 Bị bệnh trĩ có cần kiêng quan hệ không?

Việc kiêng quan hệ khi mắc bệnh trĩ là không cần thiết. Tuy nhiên trước khi lâm trận cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ, quan hệ nhẹ nhàng với thời gian hợp lý. Đặc biệt không quan hệ bằng đường hậu môn, điều này sẽ làm tồi tệ hơn tình trạng bệnh.

Nguồn tài liệu tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/benh-tri-la-gi-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-169195340.htm

https://suckhoedoisong.vn/bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tri-169190364.htm

5 thoughts on “Bệnh Trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị

    • Dược sĩ Bùi Phượng says:

      Mình nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, còn việc duy trì sản phẩm thì tùy theo từng sản phẩm có yêu cẩu khác nhau. Để được tư vấn kỹ hơn bạn có thể liên hệ với nhà thuốc ạ

    • Dược sĩ Bùi Phượng says:

      Bạn có thể biết mình bị trĩ qua các triệu chứng như:

      Đau hoặc ngứa ở vùng hậu môn.
      Chảy máu khi đi vệ sinh.
      Phát hiện khối u hoặc sưng ở hậu môn.
      Khó chịu khi ngồi.
      Nếu có triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here