Bài thuốc cổ phương Ngũ Tích Tán – Phát biểu ôn trung, tiêu tích

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Ngũ Tích Tán

Bài viết Bài thuốc cổ phương Ngũ Tích Tán – Phát biểu ôn trung, tiêu tích – Trích trong sách 60 phương tễ dùng nhiều bậc nhất trong Y học Cổ truyền

Tác giả: Bác sĩ Trịnh Văn Cường

Cách nhớ

“Ngũ tích tán trị Ngũ ban tích

Ma hoàng, Thương, Chỉ, Quy, Thược, Khung

Chỉ, Cát, Quế, Khương, Cam, Phục, Phác

Trần bì Bán hạ gia Khương, Thông

Trừ Quế, Chỉ, Trần dư lược sao

Thục liệu vưu tăng ôn tán công

Ôn trung giải biểu khứ hàn thấp

Tán bĩ điều kinh dụng các sung”

Thành phần

Gồm có 15 vị Ma hoàng, Bạch chỉ, Can khương, Nhục quế, Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Cát cánh, Chỉ xác, Cam thảo.

Cách dùng

Nhục quế và Chì xác tán riêng thành bột, các vị còn lại tán thành bột sao cho nhỏ lửa cho đổi màu rôi rải ra cho nguội, sau đó cho bột Nhục quế và Chì xác vào trộn đều. Mỗi làn dùng 12g; thêm 1,5 chén nước, 3 lát gừng sắc còn nửa chén, lọc bỏ bã uống hơi nóng.

Công dụng

Phát biểu ôn trung, tiêu tích.

Chủ trị ngoài bị cảm phong hàn, trong ăn phải thức ăn sống lạnh, mình nóng không có mò hôi, nhức đầu, đau mình, lưng gáy co quắp, ngực đầy, chán ăn nôn mửa,…

BÊN TRONG: Bấm tố cơ thế người bệnh hàn hoặc do ăn uống các đò sống lạnh làm cho hàn tà xâm nhập vào tỳ vị, tỳ vị bị hàn xâm nhập dẫn đến chức năng kiện vận, tiều hóa hấp thu đồ ăn bị ảnh hường. Mặt khác hàn xâm chiếm làm cho dương khí của Tỳ vị tốn hại dẫn đến thủy thấp đình trệ, thấp trệ sinh ra đàm, đàm trệ làm cho khí cơ bất thông lợi, khí cơ không lợi làm cho khí trệ huyết ứ. Từ đó mà có các chứng tỳ vị hư hàn, đàm trệ, khí trệ huyết ứ sinh ra triệu chứng đau bụng, nôn mửa, đày bụng, chán ăn,…

BÊN NGOÀI: Hàn ờ bên trong xâm chiếm tỳ vị đã quá đau thương rồi, nhưng như thế là chưa đủ. Hàn còn xâm chiếm cả bên ngoài, bó chặt phàn cơ biếu, vệ khí bên ngoài, hàn tà bó chặt bên ngoài làm bế tắc mà gây ra đau nhức mình mấy, đau lưng, đau vai gáy, không có mồ hôi,…

==>> Xem thêm: Ma Tử Nhân Hoàn – Nhuận tràng tả nhiệt, hành khí thông tiện

Phân tích

Như vậy gốc bệnh ở cả bên trong và bên ngoài chính là HÀN xâm chiếm phần biếu gây ra biếu THỰC hàn; xâm chiếm phàn lý (tỳ vị) gây ra lý hư hàn dãn đến ĐÀM trê KHÍ trê HUYẾT ứ. HÀN – biểu (THỰC). lý (ĐÀM trệ, KHÍ trệ, HUYẾT ứ. Ngũ tích tán chính là nói đến 5 thứ tích la Hàn, Thục, Đàm, Khí và Huyết. Pháp điều tri cho chứng này là Phát hãn giải biểu, ôn trung trừ hàn, Kiện tỳ táo thấp hóa đàm, lý khí hòa huyết hoạt huyết Từ đó có thế thấy phổ của bài Ngũ tích tán gồm 15 vị vô cùng rộng, trong hệ thống bài thuốc cổ phương có rất ít bài thuốc có phổ tác dụng rộng như vậy (Ngũ tích tán tác động vào 5 chứng tích, Việt cúc hoàn tác động vào 6 chứng uất). Bài thuốc nay gồm co 15 vị chia làm 4 nhóm: tác động vào Hàn (4 vị), tác động vào Đàm (5 vị), tác động vào Khí (3 vị), tác động vào Huyết (3 vị)

NHÓM 1 tác động vào HÀN: MA HOÀNG – BẠCH CHỈ – CAN KHƯƠNG – NHỤC QUẾ

MA HOÀNG vị cay tính ấm vào kinh phế có tác dụng tán hàn, phát hàn giải biếu – là vị thuốc duy nhất tán hàn ở phản vệ. BẠCH CHỈ vị cay tính ấm tán phong hàn chỉ thống, là vị thuốc chủ yếu tán phong hàn ở kinh Dương minh. Ma hoàng và Bạch chỉ kết hợp với nhau thì hàn được tán, vệ biểu được giải, các chứng đau nhức được tiêu tan. Đây là cặp đôi hàng đầu về việc tán hàn giảm đau, đặc biệt phần biểu chứng. NHỤC QUẾ vị cay ngọt rất nóng, thuần về dương, làm ấm trung tiêu, hạ tiêu tán hàn giảm đau. CAN KHƯƠNG vị cay nóng trấn giữ trung tiêu, hạ tiêu sờ trường tán hàn hóa ẩm. Cặp nhục quế và can khương là cặp bài trùng hàng đầu về trừ hàn ờ trung tiêu và hạ tiêu. Tổng hợp 4 vị thuốc của nhóm 1 có tác dụng trừ hàn, tán hàn khắp phần biểu và lý, là những vị QUÂN DƯỢC.

NHÓM 2 tác động vào ĐÀM: THƯƠNG TRUẬT – HẬU PHÁC – BÁN HẠ – TRẦN BÌ – BẠCH LINH

THƯƠNG TRUẬT vị đắng tính ôn kiện tỳ táo thấp, tăng cường chức năng vận hóa thủy thấp của tỳ vị. HẬU PHÁC vị đắng tính ôn có tác dụng hành khí để tiêu tích trệ, đây là vị thuốc hàng đầu điêu trị các chứng tích trệ đầy chướng, đặc biệt đàm trệ. Thương truật và Hậu phác kết hợp vói nhau vừa làm tác dụng của tỳ mà trừ được đàm tích trệ. BÁN HẠ vị cay tính ôn kiện tỳ táo thấp đế tiêu đàm trệ đông thời điều hòa vị khí giáng nghịch để chống buồn nôn, các chứng tỳ thấp đàm trệ gây nôn, buồn nôn thì bán hà là sổ 1. TRẦN BÌ vị cay tính ôn hành khí hòa trung, táo thấp kiện tỳ. BẠCH LINH vị ngọt nhạt lợi thấp làm cho chức năng vận hóa của tỳ dược tốt lên. 5 vị thuốc của nhỏm này có đặc điểm chung là táo thấp kiện tỳ, lý khí trừ đàm.

NHÓM 3 tác động vào HUYẾT: ĐƯƠNG QUY – XÍCH THƯỢC – XUYÊN KHUNG

Ba vị thuốc của nhóm này lấy hoạt huyết đế trừ ứ huyết Trong đó thuần hoạt huyết là XUYÊN KHUNG và cũng là vị thuốc có tác dụng hoạt huyết rất rộng, hoạt huyết toàn thân thể, trong ngoài trên dưới không ờ đâu là không đến. ĐƯƠNG QUY là thánh dược của huyết, xu hướng bổ huyết hoạt huyết đế hành huyết ứ. XÍCH THƯỢC là vị thuốc chuyên đi vào huyết phận, vào thẳng kinh can, xu hướng hoạt huyết là chính, khác VỚI Bạch thược vừa hoạt huyết vừa nhu can thì Xích thược thuần về hoạt huyết cả ba vị thuốc này đều có chung tác dụng hoạt huyết để hành huyết ứ, trong đó tác dụng mạnh nhất là Dương quy, tác dụng rộng nhất là Xuyên khung.

Nhóm 4 tác động vào KHÍ: CÁT CÁNH – CHỈ XÁC – CAM THẢO

CÁT CÁNH vị cay tính bình tác dụng sơ thông, khai thông, thăng lên, phàm là các chứng khí trệ tắc trờ thì cát cánh là v| thuốc hàng đầu thăng khí để tiêu trệ. CHỈ XÁC vị cay đang có tác dung thư can hòa vị hành khí trừ bT kết, là vỉ thuốc lấy giáng khí để tiêu trệ. Cặp cát cánh và chỉ xác kết hợp một thăng một giáng là cặp bài trùng đé trị các chứng khí trệ có Chung tác dung là tiêu khí trệ khi kết hợp với nhau khí trệ ờ trên dưới đều được thông. CAM THẢO lý khí hòa trung chỉ thống, vừa bổ trợ cho cát cánh và chỉ xác vừa điêu hòa các vị thuốc trong bài. Cặp 3 vị tác động vào huyết đều hành huyết hoạt huyết tiêu huyết ứ khắp toàn thần. Cặp 3 vị tác động vào khí trong dó cát cánh và chỉ xác đều hành khí, thăng giáng, tiêu khí trệ. Khỉ các vị thuốc của nhóm 1 và nhóm 2 kết hợp với nhau cả khí trệ và huyết ứ đều dược giải.

==>>> Xem thêm: Tăng Dịch Thừa Khí Thang – Dưỡng âm sinh tân dịch, thanh nhiệt thông tiện

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here