Nhathuocngocanh.com – Bài viết Viêm tai giữa cấp tính. Để tải file PDF, mời các bạn click vào link ở đây
Tóm tắt
◊ Có thể biểu hiêṇ đau tai, khó chịu, giảm thính lực, biếng ăn, nôn hoặc sốt, thường xảy ra khi đang mắc tình trạng
viêm đường hô hấp do vi-rút.
◊ Khám lâm sàng thấy màng nhĩ mờ đục, căng phồng, giảm khả năng rung động. Màng nhĩ có thể có màu trắng,
màu vàng, màu hồng hoặc màu đỏ.
◊ Chẩn đoán thường được thực hiện bằng cách soi tai thông thường. Các xét nghiêṃ bổ sung có thể bao gồm soi
tai bằng đèn soi khí nén hoặc đo màng nhĩ để xác nhận có dịch.
◊ Điều trị bao gồm kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau và có thể bao gồm thuốc kháng sinh.
◊ Biến chứng bao gồm thủng màng nhĩ và, hiếm gặp trường hợp viêm xương chũm, liệt dây VII hoặc huyết khối
xoang xích ma.
Thông tin cơ bản
Định nghĩa
Viêm tai giữa cấp tính (AOM) là bệnh nhiễm khuẩn tác động đến khoảng không tai giữa và là biến chứng thường gặp của bệnh đường hô hấp do vi-rút.
Dịch tễ học
Hơn 80% trẻ em trải qua ít nhất một đợt viêm tai giữa (AOM) trước 2 tuổi với tỷ lệ mắc mới cao nhất là ở độtuổi từ 6 đến 18 tháng.[1] [2] AOM xuất hiện ở trẻ em có các đặc điểm giải phẫu bất thường (ví dụ, hở hàm ếch, hở lưỡi gà) hoặc suy giảm miễn dịch nhiều hơn so với trẻ cùng tuổi. Yếu tố nguy cơ môi trường bao gồm đi nhà trẻ, phơi nhiễm với anh chị ruôṭ , phơi nhiễm với khói thuốc lá, không được bú sữa mẹ, bú bình trong tư thế nằm ngửa, và sử dụng đầu vú giả. Tỷ lệ mắc mới cao hơn ở các bé trai, trẻ em có tiền sử gia đình mắc AOM, và một số nhóm dân tộc (người Mỹ bản địa và người Alaska bản địa) cho thấy tính dễ bị nhiễm bệnh di truyền.
Bệnh căn học
Vi-rút đường hô hấp là nguyên nhân của hầu hết các ca bêṇ h viêm tai giữa và tự khỏi. Đồng nhiễm vi-rút và vi khuẩn ở tai giữa chứng tỏ cả hai đều góp phần gây viêm tai giữa ứ mủ hoăc̣ màng nhĩ viêm mủ cấp tính.[3] Vi khuẩn thường gặp nhất gây nên AOM là Streptococcus pneumoniae (khoảng 40%), Haemophilus influenzae không týp (25% đến 30%) và Moraxella catarrhalis (10% đến 15%).[3] [4] Chẩn đoán nguyên nhân bệnh trong điều kiêṇ phòng khám là rất khó khăn.
Sinh lý bệnh học
Trong các điều kiện bình thường, quá trình thanh thải lông-dịch nhầy và chức năng thông khí của vòi nhĩ sẽ giúp loại bỏ hệ vi khuẩn mũi họng thâm nhập vào tai giữa. Tuy nhiên, vi-rút đường hô hấp trên có thể gây nhiễm trùng đường mũi, vòi nhĩ và tai giữa, gây viêm và làm suy yếu các quá trình này. Điều này sau đó có thể góp phần phát triển viêm tai giữa cấp.[3] [5] [6] Tai giữa sẽ tụ dịch, và vi khuẩn mũi họng sẽ bội nhiễm vào dịch.[7] Dịch tai giữa tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, môi trường này sau đó sẽ tạo ra đáp ứng viêm, tạo mủ. Ứ mủ và áp suất tạo ra sau đó đối với màng nhĩ dẫn đến đau và sốt, là những triêụ chứng điển hình của AOM. Trong các ca năṇg hơn, màng nhĩ có thể bị thủng và gây ra chảy dịch mủ tai. Quá trình viêm có thể cũng có thể làm tổn thương đến các khí bào xương chũm. May mắn là AOM thường tự khỏi.
Phòng ngừa
Ngăn ngừa thứ cấp
Các hoạt động sau đây có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tai tiếp diễn: cho con bú trong giai đoạn sơ sinh,[52] tránh phơi nhiễm với khói thuốc lá, cho trẻ ăn ở tư thế cao đầu và tránh sử dụng núm vú giả khi có thể và tránh các môi trường làm tăng phơi nhiễm của trẻ với vi-rút cảm lạnh.
Các vắc xin liên hợp phế cầu khuẩn có thể ít hiệu quả đối với tỷ lệmắc mới AOM, cụ thể là đối với các chủng vắc-xin phế cầu. Nghiên cứu về tiêm chủng vi-rút cúm để phòng ngừa AOM vẫn chưa đi đến kết luâṇ.
Điều trị nhiễm cúm bằng oseltamivir có thể ngăn chặn tổn thương tai giữa và do đó làm giảm khả năng xảy ra AOM trong mùa cúm.
Xylitol, môṭ loại đường alcohol, được sử dụng dưới dạng xi-rô hay kẹo gôm để phòng ngừa AOM đã thấy kết quả khác nhau.
Sử dụng kháng sinh để phòng ngừa AOM, mặc dù mang lại lợi ích hạn chế (số bệnh nhân cần điều trị để ngăn 1 người không bị nhiễm trùng là 5), có thể sẽ dẫn đến sự chọn lọc vi khuẩn kháng thuốc.
Chẩn đoán
Tiền sử ca bệnh
Tiền sử ca bệnh #1
Một trẻ nhỏ 18 tháng tuổi tới khám với biểu hiêṇ sổ mũi, ho và ngạt mũi trong 1 tuần. Cha mẹ bé cho biết là bé khó
chịu, ngủ không yên giấc, và ăn kém. Bé bị sốt vào ban đêm. Bé đi nhà trẻ ban ngày và cả cha lẫn mẹ đều hút thuốc lá.
Các dấu hiệu khi khám cho thấy phù hợp với bệnh viêm đường hô hấp do vi-rút bao gồm sổ mũi và nghẹt mũi. Bé có vẻ khó chịu, kích thích và có sốt. Soi tai cho thấy màng nhĩ có ban đỏ, phình lên, và mất ranh giới.
Các bài trình bày khác
Ở trẻ lớn hơn (giai đoạn biết nói) và người lớn, tiền sử sẽ bao gồm đau tai. Một số bệnh nhân có thể cung cấp triệu chứng giảm thính lực hoặc có cảm giác ù ù trong tai ở phía tai bệnh, buồn nôn, chán ăn, và ngủ không yên giấc. Ở trẻ nhũ nhi, khám thường cho thấy các dấu hiêụ phù hợp với bệnh viêm đường hô hấp do vi-rút bao gồm sổ mũi và nghẹt mũi. Soi tai thông thường cho thấy màng nhĩ phình lên, đây là biểu hiêṇ chẩn đoán xác định. Đôi khi bệnh nhân sẽ có biểu hiêṇ tai chảy dịch mủ, dấu hiệu chứng tỏ màng nhĩ đã thủng do áp suất dương trong khoang tai giữa.
Một khi màng nhĩ đã thủng, nhiều bệnh nhân sẽ không còn triệu chứng̀đau tai và các triệu chứng khó chịu khác. Dịch mủ tai xuất hiện nhiều có thể cản trở khả năng nhìn rõ màng nhĩ của bác sĩ khám. Khi nhìn rõ, màng nhĩ sẽ có biểu hiêṇ đục và sần sùi (có nốt sần).
Cách tiếp cận chẩn đoán từng bước
Những yếu tố chính trong tiền sử hỗ trợ chẩn đoán viêm tai giữa cấp tính (AOM) khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân. Ở trẻ lớn hơn, biết nói, các yếu tố chính bao gồm bệnh đường hô hấp do vi-rút xảy ra trước, sau đó là khởi phát đau tai cấp tính. Đối với trẻ ở độtuổi trước khi biết nói, các yếu tố chính sẽ bao gồm sốt hoặc triệu chứng toàn thân chỉ báo đau tai như khó chịu, quấy khóc, ngủ không yên giấc, nôn hoặc ăn kém ngon. AOM xảy ra ở người lớn với tỷ lệchưa đến 1%. Người lớn thường biểu hiện triệu chứng nhanh hơn so với trẻ em bao gồm đau tai, giảm thính lực, đau họng, và chảy dịch tai. Tuy nhiên, người lớn có tỷ lệ chảy dịch tai giữa hoặc nhiễm trùng kéo dài 2 tháng sau chẩn đoán ban đầu cao hơn so với trẻ em.[15] Xét nghiệm vi khuẩn và điều trị tương tự như đối với trẻ em.
Khám
Các yếu tố trong khám lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán AOM cụ thể bao gồm màng nhĩ phình lên, ban đỏ hoặc đục.
Ở vị trí ở giữa, màng nhĩ bình thường bọc trên rốn màng nhĩ tại trung tâm và mỏm ngang của xương búa ở góc phần tư bên trên phía trước.
Ngoài ra, nhìn thấy được phản xạ ánh sáng ở góc phần tư bên trên phía trước. Khi AOM phát triển, màng nhĩ sẽ phình lên (dấu hiệu hình bánh mì vòng), che khuất các ranh giới này và làm chệch hoặc làm giảm phản xạ ánh sáng.
Như vậy, khám ống tai ngoài và quan sát được màng nhĩ là tiêu chuẩn được chấp nhận cho chẩn đoán AOM. Thỉnh thoảng, ráy tai trong ống tai ngoài có thể cản trở viêc̣ chụp hình ảnh màng nhĩ. Cần cố gắng lấy sạch ráy tai ra khỏi ống tai ngoài. Nếu không thể chụp hình ảnh màng nhĩ, cần phải phán đoán phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Xét nghiệm
Thường không cần đến các xét nghiệm.
Dẫn lưu dịch trong tai giữa và nuôi cấy vi khuẩn là phương pháp có ý nghĩa trong chẩn đoán nguyên nhân bêṇ h. Tuy nhiên, kỹ thuật dẫn lưu dịch trong tai khó thực hiện và có thể cần chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng; ngoài ra, tình trạng của bệnh nhân có khả năng đã cải thiện trước khi có kết quả nuôi cấy. Có thể tiến hành dẫn lưu dịch trong tai hoặc đo phản xạ âm thanh để chứng minh sự hiện diện của dịch tai giữa nhưng hiếm khi cần thiết do chẩn đoán thường có thể được xác nhận bằng soi tai.
Các yếu tố nguy cơ
Mạnh
Đi học tại nhà trẻ, trường mẫu giáo
- Các nghiên cứu quan sát đã liên kết yếu tố này với sự phát triển AOM. Yếu tố nguy cơ này có thể làm tăng phơi nhiễm của trẻ với vi-rút đường hô hấp. Không rõ việc thay đổi yếu tố nguy cơ này có làm giảm nguy cơ phát triển bệnh hay không.
Anh chị em ruột
- Các nghiên cứu quan sát đã liên kết yếu tố này với sự phát triển AOM. Yếu tố nguy cơ này có thể làm tăng phơi nhiễm của trẻ với vi-rút đường hô hấp. Không rõ việc thay đổi yếu tố nguy cơ này có làm giảm nguy cơ phát triển bệnh hay không.
Người trẻ tuổi
- Các nghiên cứu quan sát đã liên kết yếu tố nguy cơ không thể thay đổi này với sự phát triển bệnh.[1] [9] [11]
Tiền sử gia đình
- Các nghiên cứu quan sát đã liên kết yếu tố nguy cơ không thể thay đổi này với sự phát triển bệnh.
Người Mỹ bản địa hoặc người Alaska bản địa
- Các nghiên cứu quan sát đã liên kết yếu tố nguy cơ không thể thay đổi này với sự phát triển bệnh.[12]
Không được bú sữa mẹ
- Các nghiên cứu quan sát đã liên kết yếu tố nguy cơ này với sự phát triển AOM. Không rõ là việc thay đổi các yếu tố nguy cơ này sẽ giảm nguy cơ phát triển tình trạng hay không.
Cho bú ở tư thế nằm ngửa (dựng ngược bình sữa lên)
- Các nghiên cứu quan sát đã liên kết yếu tố nguy cơ này với sự phát triển AOM. Không rõ là việc thay đổi các yếu tố nguy cơ này sẽ giảm nguy cơ phát triển tình trạng hay không.[1]
Tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn
- Các nghiên cứu quan sát đã liên kết yếu tố nguy cơ này với sự phát triển AOM. Không rõ là việc thay đổi các yếu tố nguy cơ này sẽ giảm nguy cơ phát triển tình trạng hay không.[2] [8]
Dị dạng sọ mặt
- AOM xuất hiện ở trẻ em có các đặc điểm giải phẫu bất thường (ví dụ, hở hàm ếch, hở lưỡi gà) nhiều hơn so với trẻ cùng tuổi.
Suy giảm miễn dịch
- AOM xuất hiện ở trẻ em suy giảm miễn dịch nhiều hơn so với trẻ cùng tuổi.
Yếu
Nam giới
- Các nghiên cứu quan sát đã liên kết yếu tố nguy cơ không thể thay đổi này với sự phát triển bệnh.[1] [2] [8]
Sử dụng núm vú giả
- Các nghiên cứu quan sát đã liên kết yếu tố nguy cơ này với sự phát triển AOM. Không rõ là việc thay đổi các yếu tố nguy cơ này sẽ giảm nguy cơ phát triển tình trạng hay không.
Môi trường khói thuốc lá
- Các nghiên cứu quan sát đã liên kết yếu tố nguy cơ này với sự phát triển AOM. Không rõ là việc thay đổi các yếu tố nguy cơ này sẽ giảm nguy cơ phát triển tình trạng hay không.
Các yếu tố về tiền sử và thăm khám
Các yếu tố chẩn đoán chủ yếu
Có các yếu tố nguy cơ (thường gặp)
- Các yếu tố chính bao gồm giới tính nam, độ tuổi nhỏ, phơi nhiễm với vi-rút đường hô hấp (đi nhà trẻ ban ngày, anh chị ruôṭ), tiền sử gia đình dương tính, và sắc tộc là người Mỹ bản địa hay người Alaska bản địa.
Đau tai (thường gặp)
- Đau tai là một triệu chứng không đặc hiệu cần thiết để chẩn đoán AOM ở trẻ em lớn hơn và người lớn.
Các triệu chứng đường hô hấp trên xuất hiện trước đó (thường gặp)
- Các triệu chứng đường hô hấp trên có thể vẫn đang diễn ra hoặc đã hết và không đăc̣ hiêụ .
Màng nhĩ phồng (thường gặp)
- Đặc trưng bệnh là tai giữa có mủ và màng nhĩ mất điểm mốc và có hình vòng hoặc hình bánh rán đặc trưng (bằng chứng về áp lực dương).
Viêm màng nhĩ (thường gặp)
- Ban đỏ màng nhĩ là dấu hiệu không đăc̣ hiêụ và có thể biểu hiêṇ kèm quấy khóc, sốt, và các tình trạng bệnh về tai khác như viêm tai giữa có dịch, viêm tai ngoài và teo màng nhĩ.
Các yếu tố chẩn đoán khác
Dễ bị kích thích (thường gặp)
- Kích thích là triệu chứng không đặc hiệu thường găp̣ ở trẻ nhỏ tuổi hơn. Quấy khóc có thể xảy ra trong ít nhất 1 giờ.
Rối loạn giấc ngủ (thường gặp)
- Ngủ không yên giấc là triệu chứng không đặc hiệu.
Sốt (thường gặp)
- Sốt là dấu hiệu không đặc hiệu.
Chán ăn (không thường gặp)
- Chán ăn là triệu chứng không đặc hiệu.
Xét nghiệm chẩn đoán
Xét nghiệm thứ nhất cần yêu cầu
Xét nghiệm | Kết quả |
không có xét nghiệm ban đầu
|
chẩn đoán lâm sàng |
Các xét nghiệm khác cần cân nhắc
Xét nghiệm | Kết quả |
Đo màng nhĩ • Thường không cần thiết nhưng có thể xác nhận có dịch tai giữa. Có thể ít được sử dụng nếu không thể quan sát toàn bộ màng nhĩ. |
Đường cong (B) phẳng (kém đàn hồi) |
Đo phản xạ âm thanh • Thường không cần thiết nhưng có thể xác nhận có dịch tai giữa. Có thể ít được sử dụng nếu không thể quan sát toàn bộ màng nhĩ. |
Thay đổi theo thiết bị |
Nuôi cấy vi khuẩn • Có thể được yêu cầu khi thực hiện rút chất dịch trong tai hoặc khi có nhiều dịch mủ tai giữa chảy ra. |
Sự phát triển của vi khuẩn gây |
Chẩn đoán khác biệt
Tình trạng | Các dấu hiệu/triệu chứng khác biệt | Các xét nghiệm khác biệt |
Viêm tai giữa thanh dịch | • Thông thường, viêm tai giữa thanh dịch không có triệu chứng | Soi tai ở các bệnh nhân này cho thấy có dịch có màu sắc bất kỳ, mức khí-dịch hoặc bọt với các ranh giới màng nhĩ bình thường.Soi tai thấy ban đỏ và xung huyết màng nhĩ ở vị trí ở giữa nhưng không có các đăc̣ điểm khác của bệnh viêm tai giữa. |
Viêm màng nhĩ | • Các bệnh nhân này có thể không có triệu chứng do tai giữa. | Soi tai thấy ban đỏ và xung huyết màng nhĩ ở vị trí ở giữa nhưng không có các đăc̣ điểm khác của bêṇ h viêm tai giữa. |
Viêm xương chũm | • Mỏm xương búa có phù nề, ban đỏ và đau khi chạm. | Chẩn đoán mang tính lâm sàng, dựa trên tiền sử và thăm khám. Có thể cần chụp CT nếu các triệu chứng là nghiêm trọng (để loại trừ hình thành áp-xe), hoặc nếu chẩn đoán còn chưa chắc chắn. |
Cholesteatoma | • Bệnh nhân có thể biểu hiêṇ có dịch mủ tai không gây đau đớn và mất thính lực. Màng nhĩ mờ đục có thể dẫn đến chẩn đoán sai AOM. | Chẩn đoán dựa trên tiền sử và các kết quả khám lâm sàng. Chẩn đoán hình ảnh hiếm khi cần thiết. |
Các tiêu chí chẩn đoán
Viêm tai giữa (mưng mủ) cấp tính
Các tiêu chí xác định AOM của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ:
• Màng nhĩ phình vừa phải đến nặng, HOẶC
• Màng nhĩ phình nhẹ VÀ mới khởi phát đau tai hoặc ban đỏ dữ dội tại màng nhĩ.
Các tiêu chí này phản ánh cách tiếp cận nghiêm ngặt hơn so với các tiêu chí được đưa ra trong các hướng dẫn khác trong đó chỉ cần xuất hiêṇ dịch tai giữa là đủ để chẩn đoán tình trạng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều trẻ em đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán AOM ít nghiêm ngặt hơn thường đang bị cảm lạnh thông thường, mặc dù vâỵ , các em có thể không cần sự chăm sóc từ bác sĩ.
Điều trị
Cách tiếp cận điều trị từng bước
Nhiều cơ sở bằng chứng cho thấy việc điều trị thông thường đối với tình trạng thường gặp này mang đến rất ít lợi ích hoặc không thuyết phục. Phương pháp tiếp cận có thể khác nhau giữa các bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa trong đó mức độ nghiêm trọng thường thấy của biểu hiêṇ là khác nhau.
Thuốc giảm đau
Điều trị viêm tai giữa cấp tính (AOM) chủ yếu yêu cầu kiểm soát ngay cơn đau vì đối với trẻ em và cha mẹ thì đau tai là yếu tố chính của bệnh. Nhìn chung, có thể kiểm soát cơn đau bằng các thuốc giảm đau đơn thuần.
Paracetamol và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) đã chứng tỏ là làm giảm đau tai ngắn hạn tốt hơn so với giả dược ở trẻ em mắc AOM, nhưng chưa có đủ bằng chứng cho thấy có sự khác biệt giữa ibuprofen và paracetamol. Vẫn chưa rõ sử dụng kết hợp ibuprofen và paracetamol có hiệu quả hơn dùng riêng hai loại thuốc này hay không.[21] Thiếu bằng chứng cho thấy tác dụng của các thuốc kháng histamin hoặc thuốc thông mũi trong điều trị AOM.[22]
Điều trị kháng sinh ngay
Ngay sau khi kiểm soát được cơn đau, bác sĩ và gia đình có thể xem xét sự cần thiết của điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh đường uống là nền tảng điều trị, nhưng việc lạm sử dụng các thuốc này đã dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh.[23] Do đó, điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống chỉ được đưa ra sau khi đã xác nhận chẩn đoán AOM.[24]
Bằng chứng từ những năm 1990 cho thấy các thuốc kháng sinh ít có tác dụng khiêm tốn đối với tình trạng bệnh.[25] [26] Do tiêu chí chẩn đoán được xác định không nhất quán, nên không dễ để diễn giải nghiên cứu về việc sử dụng kháng sinh để điều trị AOM. Tuy nhiên, hai nghiên cứu gần đây hơn đã chỉ ra rằng khi sử dụng màng nhĩ phình lên làm tiêu chí để chẩn đoán, thuốc kháng sinh dẫn đến ít thất bại lâm sàng hơn và cải thiện điểm lâm sàng khiêm tốn so với giả dược.[27] [28] Trong các phân tích tổng hợp, tỷ lệ tình trạng cải thiêṇ lâm sàng, cụ thể là làm giảm nhẹ triệu chứng, đã được chứng minh là tương tự giữa các nhóm giả dược và thuốc kháng sinh sau 1 ngày điều trị nhưng cao hơn đối với nhóm kháng sinh sau 1 tuần.[29] [30] Thuốc kháng sinh rút ngắn quá trình phục hồi trung bình là 1 ngày, và cứ 10 đến 20 bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc kháng sinh thì có 1 trẻ em hưởng lợi, trong khi số bệnh nhân cần điều trị để xác định một biến cố bất lợi bổ sung là 14.[29] Ở các nước có thu nhập cao, thuốc kháng sinh có thể hữu dụng nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi bị AOM hai bên (NNT = 4) hoặc ở trẻ em bị cả AOM và chảy dịch (NNT = 3).[29]
Thuốc kháng sinh được kê đơn theo từng giai đoạn.[31] Chiến lược điều trị dựa trên amoxicillin là biện pháp điều trị kháng sinh chính. Mặc dù phác đồ điều trị bằng kháng sinh tối ưu không hoàn toàn rõ ràng, có một số bằng chứng cho thấy amoxicillin hoặc amoxicillin/axit clavulanic có thể tốt hơn một loạt các loại kháng sinh khác.
Thời gian điều trị tối ưu cho các bệnh nhân AOM là chưa được xác định chắc chắn. Đợt điều trị thông thường kéo dài 10 ngày được suy ra từ thời gian điều trị phế cầu khuẩn. Một số nghiên cứu và Học viêṇ Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) ủng hộ tiêu chuẩn 10 ngày điều trị hơn là các đợt điều trị ngắn hơn đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ em 6 đến 23 tháng tuổi cần được điều trị đủ 10 ngày.[35] Thời gian tối ưu ở trẻ em 2 tuổi trở nên thì chưa được xác định rõ ràng. AAP khuyến nghị là đợt điều trị 7 ngày sử dụng kháng sinh đường uống có vẻ có hiệu quả tương tự ở trẻ em 2 đến 5 tuổi mắc AOM nhẹ hoặc vừa, trong khi trẻ em 6 tuổi trở lên có các triệu chứng nhẹ đến vừa chỉ cần điều trị trong 5 đến 7 ngày.[19]
Khi tình trạng bệnh nhân không được cải thiêṇ, có thể cần thay đổi sang loại thuốc bâc̣ hai hoặc bâc̣ ba.
Trì hoãn điều trị kháng sinh
Trì hoãn điều trị thích hợp ở bệnh nhân khỏe mạnh ở độtuổi từ 6 tháng trở lên, có sự theo dõi đáng tin cậy, cụ thể là bệnh nhân không đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán hoặc có chẩn đoán ít chắc chắn. Cách tiếp cận này yêu cầu kiểm soát cơn đau ngay trong khoảng thời gian quan sát ban đầu là 2 đến 3 ngày. Một số nghiên cứu đã báo cáo về sự thành công của phương pháp chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh an toàn (SNAP)[36] hay phương pháp kê đơn chờ và xem (WASP),[36] [37] theo đó, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh và hướng dẫn gia đình chỉ mua thuốc khi trẻ không có biểu hiện cải thiện bệnh trong vòng 48 đến 72 giờ. Các nghiên cứu này đã cho thấy chỉ hai phần ba số bệnh nhân được kê đơn mua thuốc sau đó và rằng những bệnh nhân trong nhóm điều trị ngay lập tức có tình trạng không khác biệt so với những bệnh nhân trong nhóm điều trị trì hoãn. Trẻ em dưới 2 tuổi và bị bệnh ở hai bên tai[38] hoặc những bêṇh nhân có màng nhĩ phình nặng[39] có thể đáp ứng kém hơn đối với phương pháp này.
Phương pháp tiếp cận này có thể giảm số lượng các đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh không cần thiết, làm giảm xảy ra các phản ứng bất lợi do sử dụng kháng sinh, cải thiện các lợi ích của thuốc kháng sinh và giảm chi phí chăm sóc y tế,[40] mặc dù chưa rõ tác dụng của nó đối với các biến chứng hiếm gặp của AOM như viêm xương chũm.
Dẫn lưu chất dịch trong tai (đặt ống thông khí)
Dẫn lưu chất dịch trong tai có thể làm giảm áp suất trong khoảng không tai giữa và làm giảm đau tai.[41] [42] Do đó, thủ thuâṭ này có thể có lợi ở bệnh nhân bị bệnh dai dẳng không đáp ứng với điều trị kháng vi sinh vâṭ hoặc những người cần giảm đau ngay lập tức.
Dẫn lưu dịch trong tai có các nguy cơ, bao gồm chấn thương cấu trúc màng nhĩ và tai giữa, cũng như các rủi ro liên quan đến gây mê.
Tổng quan về các chi tiết điều trị
Lưu ý là dạng bào chế và liều dùng có thể khác nhau giữa các thuốc và dạng biệt dược, công thức, hoặc đường dùng.
Khuyến nghị điều trị cụ thể cho các nhóm bệnh nhân: xem phần miễn trừ trách nhiệm
Bắt đầu | ||
nghi ngờ mắc bệnh AOM | ||
1 | thuốc giảm đau đường uống hoặc thuốc giảm đau đặt trực tràng | |
bổ sung | trì hoãn điều trị kháng sinh |
Cấp tính | ||
AOM đã xác định chẩn đoán | ||
1 | thuốc giảm đau đường uống hoặc thuốc giảm đau đặt trực tràng | |
thêm | điều trị kháng sinhv | |
không đáp ứng với kháng sinh hoặc đau nặng | thêm | dẫn lưu dịch trong tai |
Các lựa chọn điều trị
Lưu ý là dạng bào chế và liều dùng có thể khác nhau giữa các thuốc và dạng biệt dược, công thức, hoặc đường dùng.
Khuyến nghị điều trị cụ thể cho các nhóm bệnh nhân: xem phần miễn trừ trách nhiệm
bắt đầu | ||
nghi ngờ mắc bệnh AOM | ||
1 | thuốc giảm đau đường uống hoặc thuốc giảm đau đặt trực tràng Các lựa chọn sơ cấp » Paracetamol: trẻ em: 10-15 mg/kg dùng đường uống/đường trực tràng 4-6 giờ môṭ lần khi cần, tối đa 75 mg/kg/ngày -và/hoặc- » Ibuprofen: trẻ em: 5-10 mg/kg dùng đường uống 6-8 giờ môṭ lần khi cần, tối đa 40 mg/kg/ngày » Kiểm soát cơn đau là nền tảng của viêc̣ điều trị tình trạng bệnh. » Các dạng bào chế thuốc đăṭ trực tràng có thể được sử dụng khi cần thiết cho đến khi triệu chứng biến mất.[43] » Paracetamol và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) đường uống đã chứng tỏ là làm giảm đau tai ngắn hạn tốt hơn so với giả dược ở trẻ em mắc AOM, nhưng chưa có đủ bằng chứng cho thấy có sự khác biệt giữa ibuprofen và paracetamol. Vẫn chưa rõ sử dụng kết hợp ibuprofen và paracetamol có hiệu quả hơn dùng riêng hai loại thuốc này hay không.[21] » Thiếu bằng chứng hỗ trợ viêc̣ sử dụng các thuốc kháng histamin hoặc thuốc thông mũi trong điều trị AOM.[22] » Thuốc nhỏ tai giảm đau (ví dụ: antipyrine/benzocaine) đôi khi được khuyến cáo sử dụng; tuy nhiên, các loại thuốc này có thể không có sẵn ở một số nước.[44] |
|
bổ sung | trì hoãn điều trị kháng sinh Biện pháp điều trị được khuyến nghị cho MỘT SỐ bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân được chọn Các lựa chọn sơ cấp » Amoxicillin: trẻ em: 80-100 mg/kg/ngày dùng đường uống, chia liều 12 giờ môṭ lần trong 10 ngày HOẶC » amoxicillin/clavulanate: trẻ em >3 tháng tuổi: 80-100 mg/kg/ngày dùng đường uống, chia liều 12 giờ môṭ lần trong 10 ngàyLiều dùng tính theo thành phần amoxicillin. Các lựa chọn thứ cấp » cefdinir: trẻ em >6 tháng tuổi: 14 mg/kg/ngày trong 10 ngày HOẶC » cefuroxime: trẻ em: 30 mg/kg/ngày dùng đường uống, chia liều 12 giờ môṭ lần trong 10 ngày Các lựa chọn cấp ba » azithromycin: trẻ em >6 tháng tuổi: 10 mg/kg/ngày dùng đường uống (phóng thích ngay) trong ngày đầu, sau đó là 5 mg/kg/ngày trong 4 ngày; hoặc 10 mg/kg/ngày dùng đường uống (phóng thích ngay) trong 3 ngày; hoặc 30 mg/kg/ngày dùng đường uống (phóng thích ngay) dưới dạng liều đơn; hoăc̣ 60 mg/kg/ngày dùng đường uống (phóng thích ngay) dưới dạng liều đơn HOẶC » ceftriaxone: trẻ em: 50 mg/kg/ngày tiêm bắp/tĩnh mạch trong 3 ngày » Trì hoãn điều trị là tùy chọn ở bệnh nhân khỏe mạnh ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên, có sự theo dõi đáng tin cậy, cụ thể là bệnh nhân không đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán hoặc có chẩn đoán ít chắc chắn. » Phương pháp tiếp cận được khuyến cáo là cho dùng thuốc giảm đau và quan sát trong 2 đến 3 ngày. Nếu bệnh nhân vẫn còn triệu chứng sau khi giai đoạn quan sát kết thúc, bắt đầu sử dụng kháng sinh.[36] [37] Phương pháp tiếp cận này có thể giảm số lượng các đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh không cần thiết, làm giảm xảy ra các phản ứng bất lợi do sử dụng háng sinh, cải thiện các lợi ích của thuốc kháng sinh và giảm chi phí chăm sóc y tế,[40] Trẻ em dưới 2 tuổi và bị bệnh ở hai bên tai[38] hoặc những bêṇ h nhân có màng nhĩ phình nặng[39] có thể đáp ứng kém hơn đối với phương pháp này. » Thuốc kháng sinh được kê đơn theo từng giai đoạn, bắt đầu bằng thuốc kháng sinh bâc̣ môṭ .[31] Mặc dù phác đồ điều trị bằng kháng sinh tối ưu không hoàn toàn rõ ràng, có một số bằng chứng cho thấy amoxicillin hoặc amoxicillin/clavulanate có thể tốt hơn một loạt các loại kháng sinh khác. » Thời gian điều trị tối ưu cho các bệnh nhân AOM là chưa được xác định chắc chắn. Đợt điều trị thông thường kéo dài 10 ngày được suy ra từ thời gian điều trị phế cầu khuẩn. Một số nghiên cứu và Học viêṇ Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) ủng hộ tiêu chuẩn 10 ngày điều trị hơn là các đợt điều trị ngắn hơn đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ em 6 đến 23 tháng tuổi cần được điều trị đủ 10 ngày.[35] Thời gian tối ưu ở trẻ em 2 tuổi trở lên thì chưa được xác định rõ ràng. AAP khuyến nghị là đợt điều trị 7 ngày sử dụng kháng sinh đường uống có vẻ có hiệu quả tương tự ở trẻ em 2 đến 5 tuổi mắc AOM nhẹ hoặc vừa, trong khi trẻ em 6 tuổi trở lên có các triệu chứng nhẹ đến vừa chỉ cần điều trị trong 5 đến 7 ngày.[19] » Khi tình trạng bệnh nhân không được cải thiêṇ, có thể cần thay đổi sang loại thuốc bâc̣ hai hoặc bâc̣ ba. » Azithromycin là tuỳ chọn phù hợp ở bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm beta-lactam. Một nghiên cứu báo cáo rằng azithromycin dạng liều đơn phóng thích kéo dài có hiệu quả như phác đồ sử dụng amoxicillin/ clavulanate trong 10 ngày để điều trị trẻ em mắc AOM.[20] Có thể sử dụng các phác đồ azithromycin khác nhau. |
Cấp tính | ||
AOM đã xác định chẩn đoán | ||
1 | thuốc giảm đau đường uống hoặc thuốc giảm đau đặt trực tràng Các lựa chọn sơ cấp » Paracetamol: trẻ em: 10-15 mg/kg dùng đường uống/đường trực tràng 4-6 giờ môṭ lần khi cần, tối đa 75 mg/kg/ngày -và/hoặc- » Ibuprofen: trẻ em: 5-10 mg/kg dùng đường uống 6-8 giờ môṭ lần khi cần, tối đa 40 mg/kg/ngày » Kiểm soát cơn đau là nền tảng của viêc̣ điều trị tình trạng bệnh. » Các dạng bào chế thuốc đăṭ trực tràng có thể được sử dụng khi cần thiết cho đến khi triệu chứng biến mất. » Paracetamol và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) đường uống đã chứng tỏ là làm giảm đau tai ngắn hạn tốt hơn so với giả dược ở trẻ em mắc AOM, nhưng chưa có đủ bằng chứng cho thấy có sự khác biệt giữa ibuprofen và paracetamol. Vẫn chưa rõ sử dụng kết hợp ibuprofen và paracetamol có hiệu quả hơn dùng riêng hai loại thuốc này hay không. » Thiếu bằng chứng cho thấy tác dụng của các thuốc kháng histamin hoặc thuốc thông mũi trong điều trị AOM.» Thuốc nhỏ tai giảm đau (ví dụ: antipyrine/ benzocaine) đôi khi được khuyến cáo sử dụng; tuy nhiên, các loại thuốc này có thể không có sẵn ở một số nước. |
|
thêm | điều trị kháng sinh Biện pháp điều trị được khuyến nghị cho TẤT CẢ bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân được chọn Các lựa chọn sơ cấp » Amoxicillin: trẻ em: 80-100 mg/kg/ngày dùng đường uống, chia liều 12 giờ môṭ lần trong 10 ngày HOẶC » amoxicillin/clavulanate: trẻ em >3 tháng tuổi: 80-100 mg/kg/ngày dùng đường uống, chia liều 12 giờ môṭ lần trong 10 ngày Liều dùng tính theo thành phần amoxicillin. Các lựa chọn thứ cấp » cefdinir: trẻ em >6 tháng tuổi: 14 mg/kg/ngày trong 10 ngày HOẶC » cefuroxime: trẻ em: 30 mg/kg/ngày dùng đường uống, chia liều 12 giờ môṭ lần trong 10 ngày Các lựa chọn cấp ba » azithromycin: trẻ em >6 tháng tuổi: 10 mg/kg/ngày dùng đường uống (phóng thích ngay) trong ngày đầu, sau đó là 5 mg/kg/ngày trong 4 ngày; hoặc 10 mg/kg/ngày dùng đường uống (phóng thích ngay) trong 3 ngày; hoặc 30 mg/kg/ngày dùng đường uống (phóng thích ngay) dưới dạng liều đơn; hoăc̣ 60 mg/kg/ngày dùng đường uống (phóng thích ngay) dưới dạng liều đơn HOẶC » ceftriaxone: trẻ em: 50 mg/kg/ngày tiêm bắp/tĩnh mạch trong 3 ngày » Trì hoãn điều trị là tùy chọn ở bệnh nhân khỏe mạnh ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên, có sự theo dõi đáng tin cậy, cụ thể là bệnh nhân không đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán hoặc có chẩn đoán ít chắc chắn. » A recommended approach is to provide analgesia and observe for 2 to 3 days. Nếu bệnh nhân vẫn còn triệu chứng sau khi giai đoạn quan sát kết thúc, bắt đầu sử dụng kháng sinh. Phương pháp tiếp cận này có thể giảm số lượng các đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh không cần thiết, làm giảm xảy ra các phản ứng bất lợi do sử dụng kháng sinh, cải thiện các lợi ích của thuốc kháng sinh và giảm chi phí chăm sóc y tế,[40] Trẻ em dưới 2 tuổi và bị bệnh ở hai bên tai[38] hoặc những bêṇ h nhân có màng nhĩ phình nặng[39] có thể đáp ứng kém hơn đối với phương pháp này. » Thuốc kháng sinh được kê đơn theo từng giai đoạn, bắt đầu bằng thuốc kháng sinh bâc̣ môṭ .[31] Mặc dù phác đồ điều trị bằng kháng sinh tối ưu không hoàn toàn rõ ràng, có một số bằng chứng cho thấy amoxicillin hoặc amoxicillin/clavulanate có thể tốt hơn một loạt các loại kháng sinh khác. » Thời gian điều trị tối ưu cho các bệnh nhân AOM là chưa được xác định chắc chắn. Đợt điều trị thông thường kéo dài 10 ngày được suy ra từ thời gian điều trị phế cầu khuẩn. Một số nghiên cứu và Học viêṇ Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) ủng hộ tiêu chuẩn 10 ngày điều trị hơn là các đợt điều trị ngắn hơn đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ em 6 đến 23 tháng tuổi cần được điều trị đủ 10 ngày.[35] » Khi tình trạng bệnh nhân không được cải thiêṇ, có thể cần thay đổi sang loại thuốc bâc̣ hai hoặc bâc̣ ba.[31] » Azithromycin là tuỳ chọn phù hợp ở bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm beta-lactam. Một nghiên cứu báo cáo rằng azithromycin dạng liều đơn phóng thích kéo dài có hiệu quả như phác đồ sử dụng amoxicillin/ clavulanate trong 10 ngày để điều trị trẻ em mắc AOM.[20] Có thể sử dụng các phác đồ azithromycin khác nhau. |
|
không đáp ứng với kháng sinh hoặc đau nặng | thêm | dẫn lưu dịch trong tai Biện pháp điều trị được khuyến nghị cho TẤT CẢ bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân được chọn » Ngoài viêc̣ giúp chẩn đoán nguyên nhân bêṇh, dẫn lưu dịch trong tai có thể làm giảm áp suất trong khoảng không tai giữa và làm giảm đau tai.[41] [42] Do đó, thủ thuâṭ này có thể có lợi ở bệnh nhân bị AOM dai dẳng không đáp ứng với điều trị kháng vi sinh vâṭ hoặc những người cần giảm đau ngay lập tức. » Thủ thuâṭ này yêu cầu người thực hiện được đào tạo đăc̣ biêṭ , do có thể gây đau, và ẩn chứa các nguy cơ bao gồm chấn thương cấu trúc màng nhĩ và tai giữa, cũng như các rủi ro liên quan đến sự gây mê. |
Giai đoạn đầu
Men vi sinh
Men vi sinh đã được đề nghị là phương thức ngăn ngừa viêm tai giữa cấp tính (AOM), nhưng thiếu bằng chứng cho thấy điều này.[45] Mặc dù trong phần tổng quan tài liệu có nêu lên một số nghiên cứu đề xuất men vi sinh có thể có lợi trong việc phòng ngừa và điều trị viêm tai giữa, các tác giả cho rằng cần phải có các nghiên cứu có tính khẳng định hơn trước khi có thể đưa ra kết luận bất kỳ về tính hiệu quả và an toàn của men vi sinh.[46]
Thuốc xịt mũi
Thuốc xịt mũi điều trị phế cầu khuẩn huyết tán alpha có thể giảm số lần tái phát AOM ở trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai.
Liên lạc theo dõi
Khuyến nghị
Giám sát
Không khuyến khích theo dõi định kỳ đối với bệnh nhân được chẩn đoán AOM một khi họ không còn triệu chứng.
Bệnh nhân có các triệu chứng dai dẳng sau 48 đến 72 giờ có thể cần kháng sinh phổ rộng hơn.
Hướng dẫn dành cho bệnh nhân
Khía cạnh quan trọng nhất của điều trị là kiểm soát cơn đau bằng paracetamol hoặc ibuprofen. Thông thường, bệnh viêm tai có thể yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh. Cha mẹ cần sử dụng thuốc kháng sinh theo toa được kê để tránh tái phát nhiễm trùng tai với tình trạng vi khuẩn trở nên kháng thuốc. Nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng 2 đến 3 ngày sau chẩn đoán, thì bệnh nhân cần được bác sĩ tái khám. Nhiễm trùng tai không yêu cầu hạn chế đặc biệt nào đối với các hoạt động thường ngày của trẻ. Trẻ có thể trở lại nhà trẻ hoặc trường học sau khi hết sốt và trẻ thấy khoẻ hơn. Nếu màng nhĩ đã thủng, trẻ cần tránh bơi. Đi lại bằng đường hàng không trong khi đang bị viêm tai có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau đớn.
Các biến chứng
Các biến chứng | Khung thời gian | Khả năng |
viêm màng nhĩ | ngắn hạn | thấp |
Thỉnh thoảng, bọng nước có thể phát triển trên màng nhĩ của bệnh nhân đang trong giai đoạn AOM. Tổn thương bọng nước sẽ được thấy rõ khi soi tai. Các bọng nước thường khỏi sau khi điều trị bêṇ h nhiễm trùng nền bằng kháng sinh. |
||
màng nhĩ bị thủng cấp tính và chảy dịch mủ tai giữa | ngắn hạn | thấp |
Màng nhĩ có thể bị thủng. Tình trạng chảy dịch mủ tai ở phía bên tai bị tổn thương sẽ được thấy rõ tại thời điểm soi tai. Chảy dịch mủ tai tự phát do AOM mủ cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Vết thủng thường tự lành nhanh chóng. |
||
viêm xương chum | ngắn hạn | thấp |
Viêm xương chũm rất hiếm khi xảy ra.[49] Biến chứng này có thể phát sinh khi viêm tai giữa do vi khuẩn lan vào các khí bào xương chũm tiếp giáp với tai giữa. Viêm xương chũm đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh không qua đường tiêu hóa; một số bệnh nhân có thể cần phải chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để điều trị. | ||
viêm tai giữa thanh dịch | biến thiên | cao |
Lên đến 50% bệnh nhân sẽ có tình trạng dịch tai kéo dài được gọi là viêm tai giữa thanh dịch. Điều này có thể gây ra giảm thính lực tạm thời, nhưng thường không có triệu chứng và không đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi cũng như điều trị.[50] Hầu hết các ca bêṇ h sẽ khỏi trong vòng 3 tháng. |
||
thủng màng nhĩ mạn tính | biến thiên | thấp |
Trong khi thủng màng nhĩ cấp tính có khả năng là quá trình tự nhiên sau nhiều đợt AOM, thì thủng màng nhĩ mạn tính, là tình trạng không khỏi trong vòng 3 tháng, và không có khả năng tự khỏi. |
Tiên lượng
Bệnh nhân được điều trị AOM có tiên lượng tốt. Một khi bắt đầu sử dụng thuốc giảm đau và/hoặc thuốc kháng sinh, hầu hết bệnh nhân cải thiện một cách nhanh chóng trong vòng 2 đến 3 ngày. Đại đa số hết triệu chứng trong vòng 1 tuần đối với các chẩn đoán lâm sàng bất kể lựa chọn phương án điều trị nào. Chỉ số ít bệnh nhân bị nhiễm trùng tái phát hay kháng trị.[48] Những bệnh nhân này cũng cải thiêṇ tốt với điều trị sau đó. Hiếm khi bệnh nhân phát triển nhiễm trùng tái phát đến mức cần đăṭ ống rạch màng nhĩ. Hiếm găp̣ các biến chứng lâu dài.
Hướng dẫn
Hướng dẫn chẩn đoán
Châu Âu |
Otitis media with effusion in under 12s: surgery Nhà xuất bản: National Institute for Health and Care Excellence Xuất bản lần cuối: 2008 |
Bắc Mỹ |
Management of acute otitis media in children six months of age and older Nhà xuất bản: Canadian Paediatric Society Xuất bản lần cuối: 2016 |
Clinical practice guideline: the diagnosis and management of acute otitis media Nhà xuất bản: American Academy of Pediatrics; American Academy of Family Xuất bản lần cuối: 2013 Physicians |
Otitis media Nhà xuất bản: University of Michigan Health System Xuất bản lần cuối: 2013 |
Clinical practice: otitis media Nhà xuất bản: Hendley JO, University of Virginia Health System Xuất bản lần cuối: 2002 |
Hướng dẫn điều trị
Châu Âu |
Otitis media (acute): antimicrobial prescribing Nhà xuất bản: National Institute for Health and Care Excellence Xuất bản lần cuối: 2018 |
Fever in under 5s: assessment and initial management Nhà xuất bản: National Institute for Health and Care Excellence Xuất bản lần cuối: 2017 |
Respiratory tract infections (self-limiting): prescribing antibiotics Nhà xuất bản: National Institute for Health and Care Excellence Xuất bản lần cuối: 2008 |
Otitis media with effusion in under 12s: surgery Nhà xuất bản: National Institute for Health and Care Excellence Xuất bản lần cuối: 2008 |
Bắc Mỹ |
Management of acute otitis media in children six months of age and older Nhà xuất bản: Canadian Paediatric Society Xuất bản lần cuối: 2016 |
Clinical practice guideline: the diagnosis and management of acute otitis media Nhà xuất bản: American Academy of Pediatrics; American Academy of Family Physicians Xuất bản lần cuối: 2013 |
Otitis media Nhà xuất bản: University of Michigan Health System Xuất bản lần cuối: 2013 |
Acute otitis media and otitis media with effusion Nhà xuất bản: Clinical Practice Guidelines and Protocols in British Columbia Xuất bản lần cuối: 2010 |
Clinical practice: otitis media Nhà xuất bản: Hendley JO, University of Virginia Health System Xuất bản lần cuối: 2002 |
Điểm số bằng chứng
1. Lựa chọn phác đồ điều trị bằng kháng sinh: có bằng chứng ít thuyết phục rằng amoxicillin hoặc amoxicillin/axit
clavulanic có thể hiệu quả hơn macrolide hoặc cephalosporin trong việc giảm dấu hiệu và triệu chứng của AOM,
trong khi các kháng sinh khác có thể hiệu quả như nhau.
Bằng chứng cấp độ C: Các nghiên cứu quan sát (thuần tập) có chất lượng thấp hoặc các thử nghiệm ngẫu nhiên
đối chứng (RCT) có lỗi về phương pháp với <200 người tham gia.
Tài liệu tham khảo
Các bài báo chủ yếu
• Uhari M, Mantysaari K, Niemela M. A meta-analytic review of the risk factors for acute otitis media. Clin Infect
Dis. 1996;22:1079-1083. Tóm lược
• Lieberthal AS, Carroll AE, Chonmaitree T, et al. The diagnosis and management of acute otitis media. Pediatrics.
2013 Mar;131(3):e964-99. [Erratum in Pediatrics. 2014 Feb;133(2):346.] Toàn văn Tóm lược
• National Institute for Health and Care Excellence. Respiratory tract infections – antibiotic prescribing: Prescribing
of antibiotics for self-limiting respiratory tract infections in adults and children in primary care. July 2008 [internet
publication]. Toàn văn
• Vouloumanou EK, Karageorgopoulos DE, Kazantzi MS, et al. Antibiotics versus placebo or watchful waiting for
acute otitis media: a meta-analysis of randomized controlled trials. J Antimicrob Chemother. 2009 Jul;64(1):16-24.
Tóm lược
• Spiro DM, Tay KY, Arnold DH, et al. Wait-and-see prescription for the treatment of acute otitis media: a
randomized controlled trial. JAMA. 2006 Sep 13;296(10):1235-41. Toàn văn Tóm lược
Tài liệu tham khảo
1. Teele DW, Klein JO, Rosner B. Epidemiology of otitis media during the first seven years of life in children in greater
Boston: a prospective, cohort study. J Infect Dis. 1989;160:83-94. Tóm lược
2. Paradise JL, Rockette HE, Colborn DK, et al. Otitis media in 2253 Pittsburgh-area infants: prevalence and risk
factors during the first two years of life. Pediatrics. 1997;99:318-333. Tóm lược
3. Heikkinen T, Thint M, Chonmaitree T. Prevalence of various respiratory viruses in the middle ear during acute otitis
media. N Engl J Med. 1999;340:260-264. Tóm lược
4. Pitkaranta A, Virolainen A, Jero J, et al. Detection of rhinovirus, respiratory syncytial virus, and coronavirus
infections in acute otitis media by reverse transcriptase polymerase chain reaction. Pediatrics. 1998;102:291-295.
Tóm lược
5. Sanyal MA, Henderson FW, Stempel EC, et al. Effect of upper respiratory tract infection on eustachian tube
ventilatory function in the preschool child. J Pediatr. 1980;97:11-15. Tóm lược
6. Winther B, Hayden FG, Arruda E, et al. Viral respiratory infection in schoolchildren: effects on middle ear pressure.
Pediatrics. 2002;109:826-832. Tóm lược
7. Gehanno P, Lenoir G, Barry B, et al. Evaluation of nasopharyngeal cultures for bacteriologic assessment of acute
otitis media in children. Pediatr Infect Dis J. 1996;15:329-332. Tóm lược
8. Kero P, Piekkala P. Factors affecting the occurrence of acute otitis media during the first year of life. Acta Paediatr
Scand. 1987;76:618-623. Tóm lược
9. Uhari M, Mantysaari K, Niemela M. A meta-analytic review of the risk factors for acute otitis media. Clin Infect
Dis. 1996;22:1079-1083. Tóm lược
10. Casselbrant ML, Mandel EM, Kurs-Lasky M, et al. Otitis media in a population of black American and white
American infants, 0-2 years of age. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 1995;33:1-16. Tóm lược
11. Casselbrant ML, Mandel EM, Fall PA, et al. The heritability of otitis media: a twin and triplet study. JAMA.
1999;282:2125-2130. Toàn văn Tóm lược
12. Curns AT, Holman RC, Shay DK, et al. Outpatient and hospital visits associated with otitis media among American
Indian and Alaska Native children younger than 5 years. Pediatrics 2002;109:E41. Toàn văn Tóm lược
13. Niemela M, Pihakari O, Pokka T, et al. Pacifier as a risk factor for acute otitis media: A randomized, controlled trial of parental counseling. Pediatrics. 2000;106:483-488. Tóm lược
14. DiFranza JR, Lew RA. Morbidity and mortality in children associated with the use of tobacco products by other
people. Pediatrics. 1996;97:560-568. Tóm lược
15. Culpepper L, Froom J, Bartelds AI, et al. Acute otitis media in adults: a report from the International Primary Care Network. J Am Board Fam Pract. 1993 Jul-Aug;6(4):333-9. Tóm lược
16. Halsted C, Lepow ML, Balassanian H, et al. Otitis media. Clinical observations, microbiology, and evaluation of
therapy. Am J Dis Child. 1968 May;115(5):542-51. Tóm lược
17. Shaikh N, Hoberman A, Rockette HE, et al. Development of an algorithm for the diagnosis of otitis media. Acad
Pediatr. 2012 May-Jun;12(3):214-8. Tóm lược
18. Schwartz RH, Stool SE, Rodriguez WJ, et al. Acute otitis media: toward a more precise definition. Clin Pediatr
(Phila). 1981 Sep;20(9):549-54. Tóm lược
19. Lieberthal AS, Carroll AE, Chonmaitree T, et al. The diagnosis and management of acute otitis media. Pediatrics. 2013 Mar;131(3):e964-99. [Erratum in Pediatrics. 2014 Feb;133(2):346.] Toàn văn Tóm lược
20. Arguedas A, Soley C, Kamicker BJ, et al. Single-dose extended-release azithromycin versus a 10-day
regimen of amoxicillin/clavulanate for the treatment of children with acute otitis media. Int J Infect Dis. 2011
Apr;15(4):e240-8. Tóm lược
21. Sjoukes A, Venekamp RP, van de Pol AC, et al. Paracetamol (acetaminophen) or non-steroidal anti-inflammatory drugs, alone or combined, for pain relief in acute otitis media in children. Cochrane Database Syst Rev. 2016;
(12):CD011534. Toàn văn Tóm lược
22. Chonmaitree T, Saeed K, Uchida T, et al. A randomized, placebo-controlled trial of the effect of antihistamine or
corticosteroid treatment in acute otitis media. J Pediatr. 2003 Sep;143(3):377-85. Tóm lược
23. National Institute for Health and Care Excellence. Respiratory tract infections – antibiotic prescribing: Prescribing
of antibiotics for self-limiting respiratory tract infections in adults and children in primary care. July 2008 [internet
publication]. Toàn văn
24. Vouloumanou EK, Karageorgopoulos DE, Kazantzi MS, et al. Antibiotics versus placebo or watchful waiting for
acute otitis media: a meta-analysis of randomized controlled trials. J Antimicrob Chemother. 2009 Jul;64(1):16-24.
Tóm lược
25. Burke P, Bain J, Robinson D, et al. Acute red ear in children: controlled trial of non-antibiotic treatment in general
practice. BMJ. 1991 Sep 7;303(6802):558-62. Toàn văn Tóm lược
26. Rosenfeld RM, Vertrees JE, Carr J, et al. Clinical efficacy of antimicrobial drugs for acute otitis media: metaanalysis
of 5400 children from thirty-three randomized trials. J Pediatr. 1994 Mar;124(3):355-67. Tóm lược
27. Tähtinen PA, Laine MK, Huovinen P, et al. A placebo-controlled trial of antimicrobial treatment for acute otitis
media. N Engl J Med. 2011 Jan 13;364(2):116-26. Toàn văn Tóm lược
28. Hoberman A, Paradise JL, Rockette HE, et al. Treatment of acute otitis media in children under 2 years of age. N
Engl J Med. 2011 Jan 13;364(2):105-15. Toàn văn Tóm lược
29. Venekamp RP, Sanders SL, Glasziou PP, et al. Antibiotics for acute otitis media in children. Cochrane Database
Syst Rev. 2015;(6):CD000219. Toàn văn Tóm lược
30. Del Mar C, Glasziou P, Hayem M. Are antibiotics indicated as initial treatment for children with acute otitis media?
A meta-analysis. BMJ. 1997 May 24;314(7093):1526-9. Toàn văn Tóm lược
31. Hendley JO. Clinical practice. Otitis media. N Engl J Med. 2002 Oct 10;347(15):1169-74. Tóm lược
32. Rosenfeld RM, Vertrees JE, Carr J, et al. Clinical efficacy of antimicrobial drugs for acute otitis media: metaanalysis
of 5400 children from thirty-three randomized trials. J Pediatr. 1994 Mar;124(3):355-67. Tóm lược
33. Courter JD, Baker WL, Nowak KS, et al. Increased clinical failures when treating acute otitis media with
macrolides: a meta-analysis. Ann Pharmacother. 2010 Mar;44(3):471-8. Tóm lược
34. Casey JR, Block SL, Hedrick J, et al. Comparison of amoxicillin/clavulanic acid high dose with cefdinir in the
treatment of acute otitis media. Drugs. 2012 Oct 22;72(15):1991-7. Toàn văn Tóm lược
35. Hoberman A, Paradise JL, Rockette HE, et al. Shortened antimicrobial treatment for acute otitis media in young
children. N Engl J Med. 2016 Dec 22;375(25):2446-56. Toàn văn Tóm lược
36. Little P, Gould C, Williamson I, et al. Pragmatic randomised controlled trial of two prescribing strategies for
childhood acute otitis media. BMJ. 2001 Feb 10;322(7282):336-42. Toàn văn Tóm lược
37. Spiro DM, Tay KY, Arnold DH, et al. Wait-and-see prescription for the treatment of acute otitis media: a
randomized controlled trial. JAMA. 2006 Sep 13;296(10):1235-41. Toàn văn Tóm lược
38. Rovers MM, Glasziou P, Appelman CL, et al. Predictors of pain and/or fever at 3 to 7 days for children with
acute otitis media not treated initially with antibiotics: a meta-analysis of individual patient data. Pediatrics. 2007
Mar;119(3):579-85. Tóm lược
39. Tähtinen PA, Laine MK, Ruohola A. Prognostic factors for treatment failure in acute otitis media. Pediatrics. 2017
Sep;140(3):e20170072. Tóm lược
40. Sun D, McCarthy TJ, Liberman DB. Cost-effectiveness of watchful waiting in acute otitis media. Pediatrics. 2017
Apr;139(4):e20163086. Toàn văn Tóm lược
41. Bluestone CD. Role of surgery for otitis media in the era of resistant bacteria. Pediatr Infect Dis J. 1998
Nov;17(11):1090-8. Tóm lược
42. Block SL. Tympanocentesis: why, when and how. Contemp Pediatr. 1999;16:103-127.
43. Bertin L, Pons G, d’Athis P, et al. A randomized, double-blind, multicentre controlled trial of ibuprofen
versus acetaminophen and placebo for symptoms of acute otitis media in children. Fundam Clin Pharmacol.
1996;10(4):387-92. Tóm lược
44. US Food and Drug Administration. FDA news release: FDA takes action against unapproved prescription ear drop
products. July 2015 [internet publication]. Toàn văn
45. Hatakka K, Blomgren K, Pohjavuori S, et al. Treatment of acute otitis media with probiotics in otitis-prone childrena double-blind, placebo-controlled randomised study. Clin Nutr. 2007;26:314-321. Tóm lược
46. Niittynen L, Pitkäranta A, Korpela R. Probiotics and otitis media in children. Int J Pediatr Otorhinolaryngol.
2012;76:465-470. Tóm lược
47. Marchisio P, Santagati M, Scillato M, et al. Streptococcus salivarius 24SMB administered by nasal spray for the
prevention of acute otitis media in otitis-prone children. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2015;34:2377-2383. Tóm
lược
48. McDonald S, Langton Hewer CD, Nunez DA. Grommets (ventilation tubes) for recurrent acute otitis media in
children. Cochrane Database Syst Rev. 2008;(4):CD004741. Toàn văn Tóm lược
49. Bluestone CD. Clinical course, complications and sequelae of acute otitis media. Pediatr Infect Dis J. 2000
May;19(5 suppl):S37-46. Tóm lược
50. Koopman L, Hoes AW, Glasziou PP, et al. Antibiotic therapy to prevent the development of asymptomatic middle
ear effusion in children with acute otitis media: a meta-analysis of individual patient data. Arch Otolaryngol Head
Neck Surg. 2008 Feb;134(2):128-32. Toàn văn Tóm lược
51. American Academy of Family Physicians, American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery, and
American Academy of Pediatrics Subcommittee on Otitis Media With Effusion. Otitis media with effusion.
Pediatrics. 2004 May;113(5):1412-29. Toàn văn Tóm lược
52. Bowatte G, Tham R, Allen KJ, et al. Breastfeeding and childhood acute otitis media: a systematic review and metaanalysis. Acta Paediatr. 2015;104:85-95. Tóm lược
53. Eskola J, Kilpi T, Palmu A, et al. Efficacy of a pneumococcal conjugate vaccine against acute otitis media. N Engl J
Med. 2001;344:403-409. Tóm lược
54. Kyaw MH, Lynfield R, Schaffner W, et al. Effect of introduction of the pneumococcal conjugate vaccine on drugresistant Streptococcus pneumoniae. N Engl J Med. 2006;354:1455-1463. Tóm lược
55. Pavia M, Bianco A, Nobile CG, et al. Efficacy of pneumococcal vaccination in children younger than 24 months: a
meta-analysis. Pediatrics. 2009;123:e1103-e1110. Tóm lược
56. Fortanier AC, Venekamp RP, Boonacker CW, et al. Pneumococcal conjugate vaccines for preventing otitis media.
Cochrane Database Syst Rev. 2014;(4):CD001480. Toàn văn Tóm lược
57. Pichichero M, Kaur R, Scott DA, et al. Effectiveness of 13-valent pneumococcal conjugate vaccination for
protection against acute otitis media caused by Streptococcus pneumoniae in healthy young children: a prospective
observational study. Lancet Child Adolesc Health. 2018 Jun 18 [Epub ahead of print]. Toàn văn
58. Clements DA, Langdon L, Bland C, et al. Influenza: a vaccine decreases the incidence of otitis media in 6- to 30-
month-old children in day care. Arch Pediatr Adolesc Med. 1995;149:1113-1117. Tóm lược
59. Belshe RB, Mendelman PM, Treanor J, et al. The efficacy of live attenuated, cold-adapted, trivalent, intranasal
influenza virus vaccine in children. N Engl J Med. 1998;338:1405-1412. Tóm lược
60. Belshe RB, Gruber WC. Prevention of otitis media in children with live attenuated influenza vaccine given
intranasally. Pediatr Infect Dis J. 2000;19(5 Suppl):S66-S71. Tóm lược
61. Hoberman A, Greenberg DP, Paradise JL, et al. Effectiveness of inactivated influenza vaccine in preventing acute
otitis media in young children: a randomized controlled trial. JAMA. 2003;290:1608-1616. Tóm lược
62. Jansen AG, Sanders EA, Hoes AW, et al. Effects of influenza plus pneumococcal conjugate vaccination versus
influenza vaccination alone in preventing respiratory tract infections in children: a randomized, double-blind,
placebo-controlled trial. J Pediatr. 2008;153:764-770. Tóm lược
63. Norhayati MN, Ho JJ, Azman MY. Influenza vaccines for preventing acute otitis media in infants and children.
Cochrane Database Syst Rev. 2015;(3):CD010089. Toàn văn Tóm lược
64. Winther BB. Impact of oseltamivir treatment on the incidence and course of acute otitis media in children with
influenza. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 2010;74:684-688. Tóm lược
65. Hayden FG. Influenza virus and rhinovirus-related otitis media: potential for antiviral intervention. Vaccine.
2000;19(Suppl 1):S66-S70. Tóm lược
66. Gibbs D. Oseltamivir effective for reducing influenza duration in children. Am Fam Physician. 2010;82:1140-1141.
Toàn văn
67. Tapiainen T, Luotonen L, Kontiokari T, et al. Xylitol administered only during respiratory infections failed to
prevent acute otitis media. Pediatrics. 2002;109:E19. Toàn văn Tóm lược
68. Hautalahti O, Renko M, Tapiainen T, et al. Failure of xylitol given three times a day for preventing acute otitis
media. Pediatr Infect Dis J. 2007;26:423-427. Tóm lược
69. Lagace E. Xylitol for prevention of acute otitis media. J Fam Pract. 1999;48:89. Tóm lược
70. Azarpazhooh A, Lawrence HP, Shah PS, et al. Xylitol for preventing acute otitis media in children up to 12 years of
age. Cochrane Database Syst Rev. 2016;(8):CD007095. Toàn văn Tóm lược
71. Danhauer JL, Johnson CE, Corbin NE, et al. Xylitol as a prophylaxis for acute otitis media: systematic review. Int J
Audiol. 2010;49:754-761. Tóm lược
72. Leach AJ, Morris PS. Antibiotics for the prevention of acute and chronic suppurative otitis media in children.
Cochrane Database Syst Rev. 2006;(4):CD004401. Toàn văn Tóm lược
Hình ảnh
Tuyên bố miễn trách nhiệm
Bên ngoài Hoa Kỳ và Canada. BMJ Publishing Group Ltd (”BMJ Group”) nỗ lực để đảm bảo rằng các thông tin được cung cấp là chính xác và cập nhật, nhưng chúng tôi và cả những người cấp giấy phép của chúng tôi, là những người cung cấp các nội dung nhất định có liên kết với nội dung của chúng tôi hoặc có thể truy cập được từ nội dung của chúng tôi, đều không đảm bảo điều đó. BMJ Group không ủng hộ hay xác nhận việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay trị liệu nào trong đó và BMJ Group cũng không thực hiện chẩn đoán cho các bệnh nhân. Các chuyên gia y tế cần sử dụng những cân nhắc chuyên môn của mình trong việc sử dụng thông tin này và chăm sóc cho bệnh nhân của họ và thông tin trong này không được coi là sự thay thế cho việc đó. các phương pháp chẩn đoán, điều trị, liên lạc theo dõi, thuốc và bất kỳ chống chỉ định hay phản ứng phụ nào. Ngoài ra, các tiêu chuẩn và thực hành y khoa đó thay đổi khi có thêm số liệu, và quý vị nên tham khảo nhiều nguồn khác nhau.
Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị người dùng nên xác minh độc lập các chẩn đoán, điều trị và theo dõi liên lạc được đưa ra, đồng thời đảm bảo rằng thông tin đó là phù hợp cho bệnh nhân trong khu vực của quý vị. Ngoài ra, liên quan đến thuốc kê toa, chúng tôi khuyên quý vị nên kiểm tra trang thông tin sản phẩm kèm theo mỗi loại thuốc để xác minh các điều kiện sử dụng và xác định bất kỳ thay đổi nào về liều dùng hay chống chỉ định, đặc biệt là nếu dược chất được cho sử dụng là loại mới, ít được sử dụng, hay có khoảng trị liệu hẹp. Quý vị phải luôn luôn kiểm tra rằng các loại thuốc được dẫn chiếu có giấy phép để sử dụng cho mục đích được nêu và trên cơ sở được cung cấp trong tình trạng “hiện có” như được nêu, và trong phạm vi đầy đủ được pháp luật cho phép BMJ Group và những người cấp giấy phép của mình không chịu bất kỳ trách nhiệm nào cho bất kỳ khía cạnh chăm sóc sức khỏe nào được cung cấp với sự hỗ trợ của thông tin này hay việc sử dụng nào khác của thông tin này.
Xem đầy đủ Các Điều khoản và Điều kiện Sử dụng Trang Web.
Liên hệ với chúng tôi
+ 44 (0) 207 111 1105
support@bmj.com
BMJ
BMA House
Tavistock Square
London
WC1H 9JR
UK
Hiện nay có vacxin ngừa tình trạng viêm tai giữa cấp tính không?
Chào bạn, hiện này có vắc xin Synflorix (Bỉ) phòng bệnh do phế cầu như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và trước sinh nhật lần thứ 6.