Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Dấu hiệu nhận biết của ung thư vòm họng giai đoạn 2

Căn bệnh ung thư vòm họng nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị bệnh ung thư vòm họng ra sao? Mọi người hãy cùng tìm hiểu về ung thư vòm họng với nhà thuốc Ngọc Anh qua bài viết dưới đây.

1, Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng là một trong những bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng con người trong thời gian ngắn. Bệnh này như khối u ác tính hình thành từ những tế bào lạ trong vùng hầu, họng phía sau xoang mũi. Một số triệu chứng của bệnh khiến mọi người có thể bị nhầm lẫn với các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng, bướu cổ,…Chính vì thể, hầu hết thời gian bệnh nhân phát hiện mắc bệnh đã ở giai đoạn giữa hoặc cuối, khó chữa trị.

Đối với quốc gia Việt Nam, tỷ lệ số người có nguy cơ mắc bệnh này lên đến 12%. Tỷ lệ này cao hơn so với các căn bệnh ung thư hay gặp phải khác. Đa số trường hợp mắc bệnh này, khối u ác tính rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, vì chúng có những biểu hiện tương tự như các bệnh thông thường. Nếu không được điều trị ngay lập tức, những tế bào đột biến này có khả năng di căn qua các mô, hệ bạch huyết và máu đến các bộ phận khác của cơ thể (chủ yếu là những vùng như xương, phổi và gan).

Hình ảnh ung thư vòm họng
Hình ảnh ung thư vòm họng

2, Nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng

Nguyên nhân của bệnh ung thư vòm họng đến nay vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ, chỉ có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì là ung thư nên có nhiều các yếu tố lâu dài, nổi bật là nhiễm virus Epstein Barr (EBV) hoặc virus Papilloma (HPV).

EBV thay đổi khi hệ gen xâm nhập vào cơ thể, biến các tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng bệnh nhân nhiễm virus Epstein-Barr cũng bị ung thư vòm họng.

HPV là nhóm virus chính xuất hiện nhiều trong các căn bệnh ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư vòm họng. HPV sẽ gây tình trạng mắc bệnh của con người tăng cao hơn so với người bình thường.

Ngoài nguyên nhân do các nhóm virus thì bệnh nhân dễ có nguy cơ mắc bệnh với nhiều nguyên nhân khác bao gồm những thói quen sinh hoạt, điều kiện sống,…

  • Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài: Có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm, nước bẩn, chất hóa học độc hại gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của con người.
  • Giới tính: Thông thường nam giới có khả năng bị mắc bệnh cao mắc hơn nữ giới.
  • Chủng tộc: Ung thư vòm họng có tỷ lệ mắc cao ở vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Bắc Phi.
  • Độ tuổi: Với độ tuổi càng lớn, nguy cơ mắc bệnh càng dễ dàng hơn. Bệnh ung thư vòm họng thường gặp trong độ tuổi trung niên từ 35 – 50 tuổi.
  • Thực phẩm hàng ngày: Ăn nhiều đồ ăn lên men hoặc chứa nhiều muối: Trứng muối, cá muối, dưa chua,…
  • Di truyền: Do yếu tố di truyền từ các thế hệ trước hoặc có một trong những thành viên bị mắc bệnh trước đó, nguy cơ bị bệnh ung thư vòm họng sẽ tăng lên.
  • Thói quen: Sử dụng quá nhiều thuốc lá hay các chất kích thích hàng ngày sẽ dẫn đến mắc bệnh ung thư vòm họng trong thời gian ngắn.
NgocanhBlogaaa 17
Nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng

 3, Biểu hiện của ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng bắt đầu từ giai đoạn ủ bệnh hay còn gọi là giai đoạn đầu. Trong thời gian đầu, khối u hình thành thầm lặng bên trong cơ thể cho đến khi xuất hiện một số triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Dần dần, các triệu chứng này có tiến triển xấu và nhanh hơn, gọi là giai đoạn giữa và cuối. Người bệnh thường chủ quan và nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hại đến sức khỏe  và tính mạng.

NgocanhBlogaaa 18
Các giai đoạn của ung thư vòm họng

3.1, Dấu hiệu nhận biết của ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Đau họng, tiếng nói khàn

Đây là dấu hiệu bệnh cho thấy khối u đang ngày càng phát triển, gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh và gây áp lực lên các cơ quan trong cơ thể con người. Khối u đi đến và chèn ép vào các dây thần kinh, hạch bạch huyết, gây đau họng khi nuốt ta nước bọt hay ăn uống. Sau một đến vài ngày, cổ họng bắt đầu đau hơn dẫn đến khàn tiếng. Các triệu chứng trên rất dễ nhầm lẫn, tuy nhiên có thể phân biệt với các bệnh lý đường hô hấp khác bởi đặc điểm chung là thường bị đau ở cùng một bên cổ họng. Vì vậy, những người có các triệu chứng về hô hấp nên phân biệt rõ hơn về các triệu chứng khi tự ý uống thuốc điều trị các bệnh như cảm cúm, viêm họng,… Bệnh nhân cần đến trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để phát hiện kiểm tra, tầm soát ung thư hầu họng ngay.

Mũi ngạt, khó thở

Xuất hiện tình trạng chỉ hô hấp được ở một bên mũi. Ban đầu là nghẹt mũi, sau đó không lâu sẽ dẫn đến chảy máu cam. Triệu chứng này là do viêm họng làm ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp khác và gây suy giảm hệ miễn dịch. Đây là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn gây bệnh phát triển ở hệ hô hấp.

Đau đầu

Đau nhức phần nửa đầu, đau cả đầu là một triệu chứng thông thường của ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Những cơn đau xuất hiện theo từng cơn, đau âm ỉ và gây nặng đầu. Tuy nhiên chỉ ở mức độ nhẹ và đau trong thời gian ngắn từ 2 – 3 tiếng.

Ho có đờm

Ung thư vòm họng không thể tránh khỏi triệu chứng ho khàn, ho dai dẳng và ho có đờm. Khi sử dụng thuốc trị long đờm, tan đờm và các biểu hiện cảm cúm khác chỉ mang tính chất tạm thời và giảm thiểu cảm giác gây ngứa họng, khó chịu.

Ù tai

Tai bị ù, không nghe rõ hoặc nghe yếu. Người bệnh có cảm giác như tiếng gió rít bên trong tai, rất khó chịu và khó nghe.

Nổi hạch

Hạch sẽ chỉ nổi lên nếu trên cơ thể người bệnh có các tổn thương xung quanh vị trí của nó. Người bị ung thư vòm họng có biểu hiện sưng tấy đỏ thành hạch ở vùng cổ, dùng tay sờ vào có thể dễ dàng thấy 2 hạch dưới cằm. Lâu ngày, hạch không hết mà ngày càng sưng to lên gây đau nhức, khó nuốt thức ăn.

Tóm tắt lại, các triệu chứng này giống với các bệnh đường hô hấp thông thường. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy ở bệnh ung thư vòm họng, hiện tượng chảy nước mũi hoặc đau họng thường tập trung ở một bên họng. Các triệu chứng cần phương pháp chữa trị lâu dài, thuốc thường không có tác dụng hay hiệu quả cao. Những người có nguy cơ mắc bệnh cần lưu ý kiểm soát bệnh và đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục.

NgocanhBlogaaa 19
Dấu hiệu nhận biết của ung thư vòm họng giai đoạn đầu

3.2, Dấu hiệu nhận biết của ung thư vòm họng giai đoạn 2

Là căn bệnh nguy hiểm nên các triệu chứng và biểu hiện của bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn, mức độ bệnh cũng nặng hơn và cụ thể hơn so với giai đoạn đầu. Khi đó, người bệnh thường gặp tình trạng sau:

Hiện tượng chảy máu mũi

Ngạt mũi hay còn gọi là nghẹt mũi. Dấu hiệu này thường xuyên xuất hiện ở một bên mũi trái hoặc mũi phải. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư tác động lên niêm mạc mũi, kích thích chất nhầy tiết ra nhiều hơn gây ra hiện tượng nghẹt mũi, dễ dàng dẫn đến khả năng chảy máu mũi. Lượng máu lúc đầu ít nhưng càng về sau lượng máu sẽ ra càng nhiều gây đau nhức xoang mũi.

Đau họng dữ dội

Người bệnh có dấu hiệu đau họng dữ dội, ho kéo dài và có đờm trắng, đặc, đôi khi có máu kèm theo. Giọng nói trở nên khàn hoặc có thể bị mất đi do các khối u đè lên dây thanh âm.

Cảm giác chán ăn, mệt mỏi

Người bệnh mệt mỏi, nhạt miệng, không muốn ăn cơm dẫn đến lười vận động và đau cổ họng hơn.

Sút cân nhanh

Cân nặng của bệnh nhân giảm nhanh chóng mà không rõ nguyên do.

Ù tai

Người bệnh bị ù tai một bên. Dấu hiệu này đã xuất hiện ở giai đoạn đầu với mức độ nhẹ, có thể kèm theo nghe kém. Tuy nhiên triệu chứng này ở giai đoạn hai sẽ nặng hơn và sẽ giảm dần hoặc biến mất trong vài ngày và cũng có khả năng xuất hiện trở lại trong vài ngày tiếp theo.

Kích thước khối u

Với việc thăm khám cận lâm sàng bệnh nhân bằng các xét nghiệm hình ảnh như: Chụp CT, chụp MRI có thể thấy kích thước của ung thư vòm họng giai đoạn 2 từ 5 – 6 cm. Như vậy so với kích thước ban đầu của khối u vòm họng có thể kết luận ở giai đoạn đầu nhỏ hơn khối u ở giai đoạn giữa 2 cm. Điều này cho thấy khối u đã phát triển về kích thước một cách nhanh chóng.

Các dấu hiệu của bệnh đã giúp chúng ta nhận biết rõ ràng hơn nhưng một vài triệu chứng của ung thư vòm họng giai đoạn 2 vẫn có những điểm chung giống với các bệnh lý thường gặp như viêm họng, xoang mũi, viêm amidan, nghẹt mũi, khàn tiếng,… Chính vì thế, cần khám bệnh chữa trị kịp thời. Ngoài ra còn có thể giúp người bệnh chủ động tìm mua thuốc điều trị tại nhà. Nếu chủ quan không đi khám, các triệu chứng sẽ có xu hướng tái phát thường xuyên với những khoảng thời gian lệch nhau. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn 2 có khả năng tiến triển sang các giai đoạn xấu hơn.

3.3, Ung thư vòm họng giai đoạn cuối nhận biết qua dấu hiệu nào?

Đối với ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối, các tế bào lạ đã xuất hiện nhiều hơn và tác động xấu gây ảnh hưởng đến quá trình vận động của các cơ quan khác. Chính vì thế, có thể dễ dàng nhận biết những triệu chứng ở giai đoạn cuối ung thư vòm họng của người mắc bệnh.

Đầu đau do khối u lớn chèn ép

Khi khối u phát triển to sẽ gây chèn ép vào các dây thần kinh gây đau phần đầu và nửa đầu dữ dội. Càng về sau khối u càng tiến triển rõ rệt và đau đầu thường xuyên, có thể đau từng cơn, xuất hiện đột ngột. Vì thế những cơn đau dùng thuốc giảm đau không cải thiện, giảm rõ rệt.

Khàn tiếng nặng, nói kém, nuốt đau

Bệnh nhân có triệu chứng nói khàn tiếng, khi ăn và nuốt có hiện tượng đau gây khó nuốt.

Tai ù nặng có biểu hiện điếc

Ù tai liên tục, nghe kém, một số trường hợp bị nặng có biểu hiện điếc. Soi tai có thể thấy hiện tượng viêm tai có mủ, mùi hôi khó chịu.

Ngạt mũi, khó thở

Đây là những triệu chứng hay gặp ở người mắc bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối. Với biểu hiện chảy máu mũi có dịch nhầy, đôi khi còn có mủ hay các tổ chức có khả năng bị hoại tử.

NgocanhBlogaaa 20
Biểu hiện chảy máu mũi ở ung thư vòm họng

Nổi hạch vùng hầu họng

Phổ biến nhất là các hạch ở vùng hàm và cổ. Ban đầu, hạch nhỏ, chắc và không đau. Sau đó dần dần các hạch cũng to lên, hạch to lên gây chèn ép tại chỗ, đau, chảy mủ, thậm chí có những tổ chức bị hoại tử, có mùi hôi khó chịu.

Tổn thương các vùng khác

Các tế bào ung thư vòm họng không chỉ cư trú tại một nơi mà nó sẽ di chuyển đến khắp cơ thể gây tổn thương những vùng lân cận. Đặc biệt như thần kinh sọ não, tê bì tay chân, liệt cơ,…

Ngoài ra, ở giai đoạn cuối, khối u ác tính của ung thư vòm họng có thể dẫn đến di căn đến các bộ phận khác như phổi, gan, tim, dạ dày, tá tràng,… Vì thế, khi kiểm tra và chẩn đoán lâm sàng sẽ phát hiện những triệu chứng tổn thương ở vùng khác.

4, Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng

Trong quá trình theo dõi bệnh, để nhận biết các triệu chứng và đặc điểm trên, nên đi khám và tiến hành tầm soát ung thư hầu họng. Khi đi khám bệnh cần nói rõ các triệu chứng, đặc biệt là các triệu chứng phân biệt với bệnh ung thư vòm họng để bác sĩ xác định và chỉ định điều trị.

4.1, Thăm khám trực tiếp

Thăm khám trực tiếp là việc chẩn đoán sơ bộ cần thiết đối với những người xuất hiện dấu hiệu nghi mắc bệnh ung thư vòm họng. Thăm khám trực tiếp không tiêu tốn quá nhiều thời gian để rà soát và kiểm tra vùng hầu họng. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ để kiểm tra và chẩn đoán về kích thước, khối lượng các hạch. Sau đó, người khám được đề nghị há miệng ra để thăm khám các cơ quan bên trong như miệng như lưỡi, vòm họng.

4.2, Nội soi vùng hầu, họng

Nội soi là thực hiện các thao tác y khoa kết hợp với dụng cụ thiết bị y tế để kiểm tra vùng hầu họng bằng cách đưa các thiết bị này vào trong cơ thể. Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi chuyên dụng được sử dụng để phát hiện các bất thường ở vùng mũi họng. Các khối u lớn thường làm hỏng các tế bào khỏe mạnh và khiến chúng bị viêm. Soi chiếu có thể giúp xác định vị trí và kích thước của khối u.

NgocanhBlogaaa 21
Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng

4.3, Chụp X – quang

Chụp X – quang là phương pháp chẩn đoán bệnh lý, khối u, soi những điểm khác thường trên cơ thể thông qua hình ảnh. Các chi tiết của khối u như kích thước, hình dạng và mức độ ảnh hưởng đến các mô mềm có thể dễ dàng được phát hiện, xác định từ hình ảnh X-quang. Ngoài ra, siêu âm có thể được thực hiện để xác định chính xác hơn thông tin về mức độ của chụp cắt lớp vi tính.Từ đó, có thể tầm soát được căn bệnh ung thư vòm họng.

5, Điều trị ung thư vòm họng

Cũng như các căn bệnh khác, ung thư vòm họng cần điều trị kịp thời với những phương pháp khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong đó, phương pháp điều trị ung thư vòm họng được nhiều người áp dụng nhất là hóa trị, xạ trị. Phẫu thuật ung thư có thể có hiệu quả ngay cả trong giai đoạn đầu. Bởi ở giai đoạn này, các tế bào chưa di căn đến các vùng khác. Tuy nhiên nếu mổ ở vòm họng nên nguy cơ cũng cao hơn.

5.1, Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư thường xuyên được sử dụng ở thời điểm hiện tại. Phương pháp này sử dụng các hạt hoặc sóng năng lượng cao như tia X, tia gamma, tia điện tử, proton, … để tiêu diệt hoặc tiêu diệt tế bào ung thư, trong khi tia năng lượng cao được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với các khối u nhỏ trong vòm họng, xạ trị bên ngoài có thể là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết. Nếu không, việc điều trị có thể được kết hợp với hóa trị. Một loại xạ trị khác, xạ trị trong (hay còn gọi là xạ trị gần), thường được áp dụng cho các trường hợp ung thư vòm họng tái phát để tiếp cận và tiêu diệt các tế bào ung thư xuất hiện trong cơ thể người bệnh.

5.2, Hóa trị

Hóa trị là phương pháp dùng các loại hóa chất khác nhau theo phác đồ của bác sĩ để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể được thực hiện dưới dạng thuốc viên, tiêm tĩnh mạch hoặc cả hai. Phương pháp hóa trị có thể được áp dụng để điều trị ung thư vòm họng theo 3 cách: Hóa trị cùng lúc với xạ trị: Khi kết hợp với xạ trị, hóa trị có thể làm tăng hiệu quả của xạ trị. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của hóa trị cộng với các tác dụng phụ của xạ trị có thể gây áp đảo. Nhiều bệnh nhân phải chịu đựng nó. Hóa trị sau xạ trị: Hóa trị sau xạ trị nhằm mục đích tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại trong cơ thể, bao gồm cả tế bào ung thư di căn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp điều trị phụ thuộc nhiều vào khả năng chịu đựng của bệnh nhân. Nhiều người không thể chịu đựng được các tác dụng phụ và phải ngừng điều trị. Hóa trị trước khi xạ trị: Hóa trị bổ trợ được thực hiện trước khi xạ trị một mình, một mình hoặc trước khi điều trị đồng thời; phương pháp này cần được nghiên cứu thêm để xác định hiệu quả của điều trị.

NgocanhBlogaaa 22
Phát hiện sớm và điều trị ung thư vòm họng

5.3, Thực hiện phẫu thuật

Thực hiện phẫu thuật là quyết định khó đối với bác sĩ và người nhà bệnh nhân. Bởi nó thường không được sử dụng trong ung thư vòm họng do nguy cơ phẫu thuật vòm họng. Thông thường, phẫu thuật sẽ được chỉ định để loại bỏ hoàn toàn các hạch bạch huyết ung thư ở cổ, và trong một số trường hợp, nó được sử dụng để loại bỏ khối u trong vòm họng. Điều trị ung thư rất tốn kém và mất khá nhiều thời gian, người bệnh phải kiên nhẫn, nỗ lực vượt qua rào cản tâm lý trong quá trình điều trị. Điều trị được kết hợp với phác đồ. Ăn nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp bạn phục hồi tốt hơn. Người bệnh cũng nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ sau các đợt hóa trị, xạ trị để giúp bệnh chậm tái phát.

6, Một số câu hỏi liên quan đến bệnh ung thư vòm họng

6.1, Ung thư vòm họng có lây không?

Dấu hiệu và tỉ lệ mắc ung thư vòm họng hiện nay ngày càng tăng cao. Đặc biệt ở nam giới. Cùng với sự nguy hiểm và những tác hại do bệnh gây ra, có nhiều câu hỏi thắc mắc rằng: “Ung thư vòm họng có lây không?” Bệnh ung thư vòm họng hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm, chính vì thế, nó không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, dù không lây bệnh trực tiếp, ung thư vòm họng (với virus HPV) vẫn có khả năng lây bệnh qua đường gián tiếp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là khi người bệnh quan hệ tình dục với người khác mà không biết mình bị bệnh, dùng chung khăn mặt, khăn tắm,…Vì thế, mọi người cần thận trọng và phải biết bảo vệ sức khỏe của bản thân.

NgocanhBlogaaa 23
Ung thư vòm họng có lây không?

6.2, Người mắc bệnh ung thư vòm họng sống được bao nhiêu năm?

Đây là câu hỏi khá phổ biến mỗi khi người bệnh phát hiện mình bị ung thư. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn và phụ thuộc vào yếu tố tinh thần, sức khỏe, điều kiện chữa trị thì thời gian sống của mỗi người không hoàn toàn giống nhau.

Theo các thống kê  mới nhất trong thời gian mấy năm trở lại đây cho kết quả rằng cơ hội sống khi mắc bệnh ung thư hay thậm chí chỉ những là dự báo ung thư trong cuộc sống với nhiều thay đổi khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào thời gian phát hiện và điều trị của bệnh nhân trong từng giai đoạn của bệnh ung thư vòm họng.

Năm 2010, Liên hợp quốc tại Mỹ cùng trung tâm y tế nói về bệnh ung thư có khả năng sống sót lớn hơn 5 năm (Tính từ thời gian xuất hiện các triệu chứng nặng và ở giai đoạn cuối) với thay đổi cụ thể theo các giai đoạn khác nhau như sau:

  • Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi người bệnh cảm thấy có những triệu chứng không bình thường. Từ đó đi thăm khám và tầm soát bệnh đúng lúc có thời gian sống lớn hơn 5 năm với tỷ lệ cao, lên đến 83,7%.
  • Đối với những người bệnh phát hiện ở giai đoạn giữa đã được phát hiện và cứu chữa kịp thời, có thể sống nhiều hơn 5 năm với tỷ lệ 65%.
  • Đối với những người bệnh phát hiện muộn ở giai đoạn cuối, tỷ lệ người bị ung thư vòm họng sống sót hơn 5 năm bị giảm thiểu đáng kể, chỉ dao động khoảng 20 – 55%.

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thời lượng sống trung bình của hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng như:

  • Điều kiện sống và sinh hoạt: Không đảm bảo giúp người bệnh duy trì một sức khỏe tốt, một đề kháng khỏe mạnh.
  • Tâm lý: Người bệnh cảm thấy chán nản, buồn phiền hay có khi tuyệt vọng vì phát hiện ra bệnh ở giai đoạn khó chữa trị.
  • Giới tính: Một vài nghiên cứu cho rằng ở nữ giới, tiên lượng sống trung bình cao hơn ở nam giới.
  • Phương pháp điều trị: Ảnh hưởng một phần đến quá trình phát triển của bệnh. Người bệnh có thể tiến triển xấu hoặc tốt hơn phụ thuộc vào loại thuốc cũng như chất lượng điều trị và khả năng thích ứng với thuốc của từng người.

6.3, Ung thư vòm họng có gây nguy hiểm không?

Ung thư vòm họng được xác định là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Cùng với việc chủ quan khi gặp các triệu chứng xâm lấn và di căn, người bệnh khó có cơ hội được chữa khỏi.

6.4, Ung thư vòm họng có chữa được không?

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể được cắt bỏ hoàn toàn khối u, khả năng sống sót rất cao. Bên cạnh đó, giai đoạn tiếp theo việc điều trị trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu chúng ta tìm hiểu về bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 vẫn còn rất nhiều người mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2. Vì dù đang trong giai đoạn phát triển nhưng các khối u ác tính chưa đủ lớn nên không thể tách rời các tế bào ung thư đó từ khối u chính. Vì vậy, hầu như không có bệnh nhân nào di căn ở giai đoạn 2, và tỷ lệ “lành” của các tế bào ung thư vòm họng cao hơn rất nhiều so với giai đoạn sau. Khi chúng được nhận ra ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn cuối , khi các tế bào trong khối u đã xâm nhập nặng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và điều này làm hạn chế khả năng sống của bệnh nhân.

NgocanhBlogaaa 24
Ung thư vòm họng có chữa được không?

6.5, Ung thư vòm họng có sốt không?

Thông thường, đối với những bệnh lý về nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường có triệu chứng sốt. Tuy nhiên chỉ một vài bệnh nhân mắc bệnh ung thư vòm họng có thể xuất hiện dấu hiệu nóng đầu, ngạt mũi hay sốt. Đây là trạng thái cơ thể bảo vệ, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác, có những người phát hiện bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu sốt không rõ lý do. Chính vì thế, sốt khi mắc bệnh ung thư vòm họng không phổ biến.

6.6, Ung thư vòm họng nên khám ở đâu?

Khi người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi bất thường hay có những triệu chứng như ngạt mũi, đau họng, có u hạch quanh vùng hầu họng hãy đi đến bệnh viện, phòng khám đa khoa để được hướng dẫn thăm khám kịp thời. Người bệnh cũng có thể liên hệ trực tiếp đến hotline của nhà thuốc Ngọc Anh để được các bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ tư vấn sức khỏe một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

7, Mẹo chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ung thư vòm họng

Bên cạnh việc tìm hiểu, chữa trị bệnh ung thư vòm họng kịp thời, bệnh nhân cần quan tâm và bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu. Nhờ đó, cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi. Dưới đây là một vài mẹo chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ung thư vòm họng:

  • Tinh thần lạc quan, yêu đời, cố gắng giữ bình tĩnh trong giai đoạn chữa trị là một việc quan trọng nhất. Người nhà nên ở bên và động viên tinh thần, củng cố tâm lý, động viên người bệnh có ý chí vượt qua bệnh tật. Ở giai đoạn này, gia đình và những người thân yêu là vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Để người bệnh được thư giãn. Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Chế độ ăn uống theo khoa học, đúng giờ giấc: Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi quá trình hình thành và chậm thời gian di căn của các tế bào ung thư sang những vùng khác gây tổn thương.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên là biểu hiện của việc tiến triển tốt của cơ thể. Hãy duy trì thói quen này hàng ngày để cảm xúc được ổn định, tránh lo nghĩ tiêu cực.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày, tăng cường uống vitamin, nước ép hoa quả,…
NgocanhBlogaaa 26
Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày, tăng cường uống vitamin, nước ép hoa quả,…
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn quá nóng hay quá lạnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, nước hoa quả lên men, đồ uống có gas, nước ngọt,…
  • Tránh ăn những đồ ăn, thức uống chế biến sẵn có thành phần là cafein hay các chất kích thích.
  • Trong bữa ăn không nên sử dụng đồ ăn chứa nhiều muối như cá mặn, thịt muối, dưa chua muối, cà pháo muối, sung muối,…Điều này gây hại cho sức khỏe của người bệnh khá nhiều.
  • Nên khuyên người có biểu hiện bệnh ung thư vòm họng đi thăm khám kịp thời và thực hiện làm các xét nghiệm để sàng lọc tế bào ung thư. Điều này không chỉ giúp người bệnh phát hiện và chữa trị kịp thời, mà còn giúp giảm các chi phí phát sinh, tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh giai đoạn cuối.
  • Có thể bạn chưa biết, khi kết hợp chữa trị ung thư vòm họng bằng phương pháp xạ trị sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng, nhiệt miệng, nuốt và nhai khó, nhiễm khuẩn vùng miệng, lưỡi, chảy máu chân răng, buốt lợi,…Một vài cách giúp loại bỏ những biểu hiện không mong muốn này bao gồm:
  • Sử dụng dụng cụ cá nhân riêng biệt, sạch sẽ. Lưu ý không dùng quá lâu. Như bàn chải đánh răng có kích thước sợi lông nhỏ, mịn, tránh gây chảy máu vùng miệng.
  • Đánh răng đủ 2 lần mỗi ngày là sáng và tối.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng có bán trên thị trường để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vùng hầu họng.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khô.
  • Không nên dùng sản phẩm chứa tính axit hoặc quá chua, cay để tránh gây kích ứng niêm mạc vùng miệng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh ung thư vòm họng – một căn bệnh xuất hiện phổ biến trong thời gian gần đây. Hy vọng bài viết trên của nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giúp mọi người có thể phát hiện và chữa trị kịp thời nếu xuất hiện một trong các biểu hiện bệnh bất thường.

Tài liệu tham khảo: Understanding Nasopharyngeal Cancer and Its Treatment, healthline, truy cập ngày 7/3/2021

Câu hỏi lâm sàng

Bệnh nhân nam 55 tuổi đến phòng khám do tê bì nửa trái mặt. Triệu chứng của bệnh nhân bắt đầu một tháng trước với cảm giác châm chích ở trên nửa giữa mặt trái và trở nên nặng dần thành tê bì hoàn toàn ở cùng phía. Bệnh nhân cũng có 2 tháng đau đầu, nghẹt mũi kèm chảy máu mũi cách hồi và đầy tai trái. Bệnh nhân không có sốt, không chảy nước mũi, hoặc chảy mủ mũi. Bệnh nhân này có dùng thuốc dị ứng không kê đơn, nhưng cho thấy không có thuyên giảm. Bệnh nhân không có bệnh lý nào khác và không sử dụng thuốc lá, rượu hay chất cấm. Bệnh nhân vừa nhập cư vào Mỹ từ miền Nam Trung Quốc để ở gần con trai hơn. Nhiệt độ 37, huyết áp 126/80, mạch 84 l/p. Thăm khám thấy mất cảm giác và đau ở nửa mặt trái. Không có yếu cơ mặt hoặc các biểu hiện thần kinh khác. Hạch bạch huyết cổ sưng, di động, ấn không đau được sờ thấy cả 2 bên. Không có tổn thương khẩu hầu hay mũi được nhìn thấy. Nội soi ống tai trái thấy dịch trong ở sau màng nhĩ co rút, nhưng tai phải thì bình thường. Nội soi mũi họng thấy khối mô mềm ở phần mũi hầu. Chẩn đoán nào sau đây là nhiều khả năng nhất ở bệnh nhân này ?

  1. U hạt với viêm đa mạch
  2. Nhiễm nấm niêm mạc
  3. Polyp mũi
  4. Ung thư biểu mô mũi hầu
  5. Giang mai giai đoạn muộn
Ung thư biểu mô mũi hầu
Dịch tễ
  • Phổ biến địa phương ở Châu Á
  • Liên quan đến tái hoạt hoá virus Epstein – Barr
  • Yếu tố nguy cơ: chế độ ăn (cá muối), hút thuốc, di truyền
Biểu hiện
  • Tắc nghẽn: Nghẹt mũi, chảy máu mũi, đau đầu
  • Tác động của khối: Liệt dây thần kinh sọ, viêm tai giữa
  • Di căn: Khối ở cổ (Sưng hạch bạch huyết ở cổ)
Chẩn đoán
  • Sinh thiết dưới chỉ dẫn nội soi
Điều trị
  • Xạ trị
  • Hoá trị

Ung thư biểu mô mũi họng là khối u gây ra bởi tái hoạt hoá virus Epstein – Barr mà là hiếm ở Mỹ nhưng là dịch địa phương ở miền Nam Trung Quốc. Nguy cơ cao hơn ở vùng này do chế độ ăn giàu nitrosamine (thức ăn ướp muối, sớm sử dụng cá muối) và yếu tố di truyền

Phần mũi hầu liên kết khoang mũi và khẩu hẩu. Ung thư biểu mô mũi họng gây tắc nghẽn đường liên kết này và xâm lấn các mô xung quanh, thường gây ra nghẹt mũi và chảy máu mũi, đau đầu, tê bì mặt (u xâm lấn cạnh xoang hoang) và/ hoặc viêm tai giữa thanh dịch (tắc vòi nhĩ). Di căn sớm hạch bạch huyết 2 bên cổ là phổ biến

Chẩn đoán được xác định với sinh thiết dưới chỉ dẫn của nội soi ở u nguyên phát và điều trị thường bao gồm kết hợp xạ trị và hoá trị. Sống sót cao nếu u được phát hiện sớm, nhưng hầu hết bệnh nhân vào viện ở giai đoạn bệnh tiến triển

Ý A: U hạt kèm viêm đa mạch là viêm mạch mà thường gây triệu chứng tai (viêm) và mũi (chảy dịch, chảy máu). Tuy nhiên, bệnh nhân thường có triệu chứng toàn thân (sốt, mệt mỏi, sụt cân) và tổn thương loét, không phải dạng khối mô mềm.

Ý B: Nhiễm nấm niêm mạc là nhiễm nấm chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc tổn thương miễn dịch đáng kể. Biểu hiện thường bao gồm viêm đau toàn xoang kèm sốt, chảy mủ ở mũi (không giống ở bệnh nhân này). Hoại tử tuỷ xương có thể xảy ra và thăm khám thường ghi nhận niêm mạc đóng vảy đen.

Ý C: Polyp mũi thường thấy ở bệnh nhân viêm xoang mạn, hen, hoặc nhạy cảm aspirin và có thể tắc nghẽn mũi, gây ra nghẹt mũi và chảy dịch dày. Tuy nhiên, tổn thương dây thần kinh sọ là không có khả năng và thăm khám có thể ghi nhận khối xám với các thành phần viêm.

Ý E: Giang mai thể trễ có thể gây viêm màng não hoặc viêm mạch màng não với đau đầu và mất chức năng dây thần kinh sọ; tuy nhiên, nghẹt mũi và khối mô mềm là không có khả năng.

Mục tiêu học tập: Ung thư biểu mô mũi họng là khối u đi kèm tái hoạt hoá virus Epstein – Barr mà thường gặp ở bệnh nhân sống ở phía nam Tàu. Biểu hiện do tắc nghẽn mũi hoặc xâm lấm xung quanh và bao gồm nghẹt mũi, chảy máu mũi, đau đầu, nhìn đôi, mất chức năng dây thần kinh sọ (tê bì mặt) và viêm tai giữa. Di căn sớm đến hạch bạch huyết ở cổ là phổ biến.

Xem thêm:

Bệnh viêm xoang là gì? Phân loại, triệu chứng và cách điều trị bệnh

2 thoughts on “Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here