Nhathuocngocanh.com – Bài viết Tiếp cận chẩn đoán, điều trị suy tim và bệnh cơ tim do nhịp nhanh. Người soạn: ThS. BS. Trần Lê Uyên Phương – Phó khoa Điều trị Rối loạn nhịp – Bệnh viện Chợ Rẫy
CA LÂM SÀNG
● Bệnh nhân nam, 5 tuổi
● Nhập viện vì mệt nhiều từ 1 tháng nay, mệt khi gắng sức nhẹ
● Tiền căn:
- Nhịp nhanh trên thất từ 3 năm nay
- Kéo dài dai dẳng
- Không đáp ứng với điều trị nội khoa: ức chế bêta, chẹn kênh canxi, digoxin, amiodarone.
- Suy tim được phát hiện từ khoảng 1 năm nay, mau mệt khi chạy nhảy, không tăng cân từ 1 năm nay.
ECG
CHẨN ĐOÁN
1. Suy tim NYHA III (EF 26%) – Bệnh cơ tim dãn nở – Nhịp nhanh trên thất nghĩ nhiều nhanh nhĩ.
2. Suy tim NYHA III (EF 26%) – Bệnh cơ tim do nhịp nhanh – Nhịp nhanh trên thất.
CÁC THUẬT NGỮ
BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH (TACHYCARDIA-INDUCED CARDIOMYOPATHIES) (TIC)
- Những rối loạn chức năng tâm thu và/ hoặc tâm trương
- Do tần số tim nhanh kéo dài
- Và có thể hồi phục khi kiểm soát nhịp hoặc kiểm soát tần số
BỆNH CƠ TIM DO RỐI LOẠN NHỊP (ARRHYTHMIA-INDUCED CARDIOMYOPATHIES) (AIC)
ĐẶC ĐIỂM NHỊP NHANH GÂY BCTDNN
- Nhịp nhanh có thể duy trì kéo dài / từng cơn tái đi tái lại nhiều lần / ổ ngoại tâm thu rất thường xuyên
- Thời gian kéo dài nhịp nhanh thường khó xác định vì triệu chứng thường âm ỉ dai dẳng và BN thường chỉ có cảm giác mệt tăng dần mà không có cảm giác trống ngực.
- Hồi phục hoàn toàn chức năng thất trái trong vòng 6 tuần sau khi điều trị nhịp nhanh
BỆNH CƠ TIM DO RỐI LOẠN NHỊP (ARRHYTHMIA-INDUCED CARDIOMYOPATHIES)
- TYPE 1: BCT do rối loạn nhịp (arrhythmia-induced): rối loạn nhịp là nguyên nhân duy nhất cho bệnh cơ tim và chức năng thất trái trở về hoàn toàn bình thường sau khi điều trị thành công rối loạn nhịp.
- TYPE 2: BCT qua trung gian rối loạn nhịp (arrhythmia mediated): rối loạn nhịp thúc đẩy bệnh cơ tim sẵn có và điều trị triệt để rối loạn nhịp chỉ giúp hồi phục 1 phần chức năng thất trái
CƠ CHẾ BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH
TIẾP CẬN BỆNH CƠ TIM DO RỐI LOẠN NHỊP
Nhịp nhanh dai dẳng / Ngoại tâm thu thất thường xuyên
TIẾP CẬN BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH
THĂM DÒ ĐIỆN SINH LÝ
SA –VA = 88MS
DECREMENTAL RETROGRADE CONDUCTION
PVC SHORTEN THE TCL
VỊ TRÍ ĐỐT
NHỊP XOANG SAU ĐỐT
SAU TRIỆT ĐỐT PJRT
● BN ổn định, không tái phát cơn nhịp nhanh nào.
● Xuất viện sau 2 ngày.
● Điều trị ngoại trú:
- Captopril 25mg ¼ v x 2 lần / ngày
- Digoxin ¼ viên / ngày, chủ nhật không uống
- Spironolacton 25mg/ ngày
- Bisoprolol 1,25mg / ngày
● BN hoạt động thể lực dần trở về bình thường.
● Chạy chơi không còn bị giới hạn.
● Tăng cân dần lên 6kg trong vòng 6 tháng sau đốt.
SAU ĐỐT 6 THÁNG
SIÊU ÂM TIM
BÀN LUẬN
- Nhịp nhanh vào lại bộ nối dai dẳng:
- Hiếm gặp
- Dễ bị chẩn đoán nhầm trên lâm sàng nếu chỉ dựa vào ECG bề mặt
- Kém đáp ứng với điều trị nội khoa
- Là dạng nhịp nhanh đặc biệt
➢ Do vòng vào lại qua đường dẫn truyền phụ ẩn
➢ Có tính chất dẫn truyền chậm dần
➢ Đa số ở vị trí thành sau vách thất phải.
- Triệt đốt điện sinh lý là phương pháp điều trị hiệu quả.
BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH
- Bệnh cơ tim do nhịp nhanh:
➢ Là những rối loạn chức năng tâm thu và/ hoặc tâm trương
➢ Do tần số tim nhanh kéo dài
➢ Và có thể hồi phục khi kiểm soát nhịp hoặc kiểm soát tần số.
- Nhịp nhanh vào lại bộ nối dai dẳng
➢ Là một nguyên nhân rối loan nhịp dẫn đến suy tim
➢ Do tính chất kéo dài và kém đáp ứng với điều trị nội khoa
- Thăm dò điện sinh lý là phương pháp chẩn đoán chính xác
- Triệt đốt qua catheter là phương pháp điều trị triệt để giúp cơ tim hồi phục hoàn toàn.
KẾT LUẬN
Bệnh cơ tim do nhịp nhanh:
➢ Cần phải được nghĩ đến khi đối diện với tình huống BN suy tim có nhịp tim nhanh.
➢ Tiếp cận điều trị cần ưu tiên kiểm soát nhịp
➢ Thăm dò và triệt đốt điện sinh lý là phương pháp chẩn đoán chính xác và điều trị triệt để nhịp nhanh qua đó giúp hồi phục hoàn toàn chức năng thất trái.
Xem thêm:
PHÂN BIỆT VT VÀ SVT TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM.
Tiếp cận điều trị bù canxi trong hạ canxi máu.
Sốt rét: Thông tin cơ bản, cách phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh.