Thuốc Giải Biểu là gì? Tác dụng dược lý của thuốc giải biểu

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thuốc giải biểu

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc Giải Biểu

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng.

Thuốc giải biểu là gì?

Thuốc giải biểu được định nghĩa là những thuốc đưa ngoại tà như là phong, hàn, thấp, nhiệt ra ngoài theo đường mồ hôi để chữa những bệnh ở bên ngoài, bệnh ở phần biểu, bệnh chưa nhập vào phần lý. Bệnh ở biểu nghĩa là ở phần nông của cơ thể, ở tại các vị trí như gân, xương, cơ nhục, kinh lạc,… theo Y học cổ truyền thì gọi là bệnh thuộc phần vệ, theo Y học hiện đại thì ở vào giai đoạn viêm long, khởi phát.

Trong học thuyết tạng tượng thì Phế chủ vệ, phế chủ bì mao, trong đó bì mao là phần ngoài cùng của cơ thể bao gồm da, lông, tuyến mô hôi. Phế chủ bì mao nghĩa là phế có chức năng tuyên phát, thúc đẩy khí huyết, tân dịch phân bố ra toàn cơ thể, bên trong thì đưa vào các tạng phủ, bên ngoài thì đưa tới bì mao, kinh lạc không đâu không đến (hay nói cụ thể là phế đem khí huyết tân dịch ra nuôi dưỡng bì mao). Bởi vì khi các tà khí như phong hàn thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể, theo lẽ thông thường sẽ xâm nhập vào phần vệ trước (có một số trường hợp tà khí chọc thẳng vào tạng phủ, vào phần lý thì không thuộc bệnh lý biểu chứng nên không thuộc phần này) sẽ tạo ra triệu chứng phần biểu (biểu chứng). Mà phế chủ vệ, phế chủ biểu do đó tạng bị ảnh hưởng trước nhất là tạng phế.

Mặt khác nữa phế lại khai khiếu ra mũi, thông với họng và chủ về tiếng nói. Chính vì vậy mà các vị trí bị ảnh hưởng đầu tiên sẽ là mũi (ngẹt mũi, tịt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, sưng đau,….) vùng họng (ngứa họng, rát họng, khô họng,…), và về tiếng nói (mất tiếng, khàn tiếng,..) sau đó sẽ đến các chức năng khác của phế cũng bị ảnh hưởng như: phế chủ khí, chủ hô hấp (ho, hen, khó thở, suyễn tức, đờm,…), phế thông điều thủy đạo (rối loạn đại tiểu tiện), hay các chức năng biểu lý phế đại trường cũng sẽ bị ảnh hưởng, phế kim khắc can mộc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó có thể thấy để hiểu các thuốc giải biểu điều đầu tiên cần nắm vững được các chức năng của Phế. Bởi vì tà khí xâm nhập vào phần vệ, sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của phế đầu tiên.

Điều thứ hai cần hiểu: phần vệ là phần ngoài cùng của cơ thể, giống như hàng rào bảo vệ của cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Phế có chức năng tuyên phát, nghĩa là đem khí, huyết, tân dịch ra ngoài bì mao phần vệ để nuôi dưỡng. Ở đây phế ngoài chức năng quản lý còn có chức năng vận chuyển, từ đó mấu chốt cần nắm được cái khí, huyết, tân dịch mà phế đem ra nuôi dưỡng vệ đó, nó được cấu tạo và có nguồn gốc từ đâu. Và đi sâu vào tìm hiểu chúng ta sẽ thấy được có 03 nguồn: nguồn thứ nhất là tại phế vì phế chủ hô hấp, chủ khí nên nó đem khí từ bên ngoài, từ môi trường để chuyển hóa vào trong cơ thể, nên khi chức năng này có vấn đề thì khí trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng; nguồn thứ 02 là tại tỳ, tâm và phế, đồ ăn thức uống được đưa vào cơ thể thông qua chức năng vận hóa của tỳ mà tạo ra khí huyết, khí huyết theo huyết mạch lên tâm để nhờ tâm phân phối (tâm chủ huyết, phế chủ khí), lại nhờ chức năng tuyên phát của phế mà phân phối toàn cơ thể (nó chính là quá trình trao đổi chất theo Y học hiện đại: thông qua vòng đại tuần hoàn, máu từ tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch chủ trên đều đổ về tâm nhĩ phải sau đó xuống tâm thất phải, tất cả thông qua hệ thống động mạch phổi để đưa lên phổi thực hiện quá trình trao đổi chất lấy O2 và thải CO2; nguồn thứ 03 là tại tỳ, phế và thận vì có liên quan đến vệ khí, vì vệ khí bản chất chính là dương khí của thận, được sinh ra tại thận, từ thận chuyển lên đến vệ, trong quá trình đó được bồi đắp bằng các chất tinh vi của đồ ăn thức uống thông qua quá trình vận hóa của tỳ, và quá trình tuyên phát của phế. Chính vì thế từ những nguyên nhân này mà bệnh lý phần biểu ngoài các triệu chứng của vệ, của phế sẽ có các triệu chứng của các tạng phủ khác đi kèm.

Điều thứ ba cần phải hiểu là đại đa số các thuốc giải biểu đều lấy cơ chế phát tán ngoại tà ra ngoài bằng đường mồ hôi là đích đến tác dụng, sự hiểu này đúng nhưng không đầy đủ. Bởi vì mục đích là đưa tà ra ngoài càng nhanh càng tốt, đường mô hồi sở dĩ được lựa chọn vì là con đường thông dụng nhất, nhưng thông với bên ngoài còn có các khiếu như mũi miệng, nên trong một số trường hợp uống thuốc giải biểu xong kết hợp với khạc đờm, hoặc xì mũi thì thấy nhanh khỏi hơn; bởi vì tà theo đàm dịch mà đi ra ngoài. Ngoài ra, đôi khi phải đưa tà ra ngoài qua con đường nhị tiện thông qua tiểu tiện, đại tiện; ví dụ như chứng phong thủy, gây phù thũng phải tuyên phế lợi niệu, dùng bài Việt tỳ thang (chính là biến hóa từ Ma hoàng thang mà ra) để lợi thủy mở bàng quang mới đưa tà khí ra ngoài được . Đây mới là hiểu đầy đủ nhất về các thuốc giải biểu. Thuốc giải biểu bao quát toàn bộ phần ngoài, phần nông của cơ thể nên phạm vi ứng dụng cực kỳ rộng lớn, nó gần như bao quát toàn bộ các chuyên khoa (vì ngoài liên quan đến phế thì nó liên quan đến gần như tất cả các tạng phủ của cơ thể), chính vì lẽ đó sự biến hóa của bệnh phần biểu cũng vô cùng đa dạng.

Thuốc có tác dụng chủ yếu là phát tán biểu tà, giải trừ biểu chứng được gọi là thuốc giải biểu. Công năng chính của thuốc giải biểu là phát hãn giải biểu, một số thuốc có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, chỉ khái bình suyễn, thấu phát ma chẩn (sởi, mày đay, dị ứng), giảm đau..

Thuốc giải biểu thường được dùng trong các trường hợp ngoại cảm biếu chứng, hoặc điều trị các triệu chứng đi kèm như thủy thũng, ma chẩn, phong chẩn (do virus rubella), khái suyễn, phong thấp tê đau… Biểu chứng gồm hàn, nhiệt, hư, thực.

Thường chia thành chứng biểu hàn và chứng biểu nhiệt. Căn cứ vào công năng và dược tính, thuốc giải biểu được chia làm 2 loại: Tân ôn giải biểu (thuốc phát tán phong hàn) và Tân lương giải biểu (thuốc phát tán phong nhiệt). Thuốc tân ôn giải biểu có vị cay tính ấm, dùng điều trị phong hàn biểu chứng, thuốc tân lương giải biểu có vị cay tính mát, dùng điều trị phong nhiệt biểu chứng.

Biểu chứng là do ngoại tà xâm phạm vào phần “biểu” của cơ thể gây ra. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sợ lạnh (hoặc sợ gió), sốt, toàn thân đau nhức, ngạt mũi, hắt hơi, có hoặc không có mồ hôi, chảy nước mũi, ho, đau hầu họng, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù sác… Các biểu hiện giống với triệu chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ưên (cảm mạo, cúm), bệnh truyền nhiễm và các chứng bệnh viêm nhiễm giai đoạn đầu theo y học hiện đại.

YHCT cho rằng, “có một phần sợ lạnh là có một phần biểu chứng”, điều đó cho thấy, sợ lanh là căn cứ quan trọng trong chẩn đoán biểu chứng. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, nguyên nhân sợ lạnh chủ yếu là do lưu huyết dưới da giảm, làm cho nhiệt độ da giảm xuống; một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên là do cơ thể nhiễm lạnh làm cho mạch máu ở da, niêm mạc đường hô hấp trên co lại, gây thiếu máu cục bộ, giảm sức đề kháng, nhiễm khuẩn cơ hội đường hô hấp, biểu hiện các phản ứng viêm…

Thuốc giải biểu là thuốc có tác dụng chủ yếu là phát tán biểu tà, giải trừ biểu chứng
Thuốc giải biểu là thuốc có tác dụng chủ yếu là phát tán biểu tà, giải trừ biểu chứng

Tác dụng dược lý của thuốc giải biểu

Làm ra mồ hôi, hạ sốt, kháng khuẩn là các tác dụng dược lý chủ yếu liên quan đến công năng của thuốc giải biểu. Một số thuốc còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau, điều hòa miễn dịch, qua đó giúp cho công năng của thuốc được tăng cường. Nhìn chung, thuốc giải biểu có các tác dụng dược lý chủ yếu sau:

Làm ra mồ hôi

Thuốc nhóm này thường có tác dụng phát hãn hoặc thúc đẩy ra mồ hôi. Thông qua phát hãn, biểu tà được thải trừ ra ngoài. “Nội kinh” viết: “Ẫ/j> tại bì giả, hãn nhi phát chĩ\ “Thể nhược phiền thán, hãn xuất nhỉ tản”. Nghĩa là bệnh ở biểu, thì dùng phép “phát”, nếu người nóng sốt, mồ hôi ra là hết. Phát hãn là phương pháp quan trọng điều trị biểu chứng. Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng làm ra mồ hôi mạnh hơn tân lương giải biểu.

Theo y học hiện đại, có 2 yếu tố cơ bản liên quan đến bài tiết mồ hồi: do nóng ấm và do yếu tố thần kinh. Thực nghiệm cho thấy, tác dụng làm ra mồ hôi của thuốc giải biểu chủ yếu là làm ấm. Cơ sở đưa ra nhận định này là sau khi uống thuốc tân ôn giải biểu, thấy có cảm giác nóng lên; thực nghiệm cho thấy, khi dùng ephedrin, ở môi trường nhiệt độ cao mồ hôi bài tiết ra nhanh và nhiều hơn; y thư cổ còn ghi chú, khi dùng Ma hoàng thang và Quế chi thang cần “uống nóng” và “ủ ấm”.

Ngoài ra, trạng thái hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi cũng có ảnh hưởng đến tác dụng phát hãn. Nghiên cứu cho thấy, cơ chế làm ra mồ hôi của thuốc giải biểu có thể bao gồm: trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng tuyến mồ hôi, tăng tiết .dịch mồ hôi; thông qua cải thiện tuần hoàn huyết dịch mà gây tăng tiết mồ hôi. Ngoài ra, thuốc giải biểu còn có khả năng thông qua kích thích thụ thể a ngoại vi mà kích thích tiết mồ hôi.

Tác dụng hạ sốt

Thuốc giải biểu có tác dụng hạ sốt ở các mức độ khác nhau. Trên động vật gây sốt thực nghiệm, sài hồ, quế chi, kinh giới, phòng phong, Liên kiều tán, Tang cúc ẩm, Ma hạnh thạch cam thang, Cửu vị khương hoạt thang… đều có tác dụng hạ sốt. Thuốc tân lương giải biểu có tác dụng hạ sốt mạnh hơn. Một số thuốc hoặc thành phần hoạt chất có thể làm hạ thân nhiệt ở động vật bình thường, như tinh dầu ma hoàng, saỉkosid (từ sài hồ), puerarin (từ cát căn), nước sắc quế chi, tinh dầu tế tân

Cơ chế tác dụng hạ sốt của thuốc giải biểu bao gồm: làm ra mồ hôi hoặc thúc đẩy ra mồ hôi; giãn mạch máu ở niêm mạc da, tăng cường thải nhiệt; ảnh hưởng đến các chất hoạt tính trong não (ví dụ cAMP, PGE) từ đó ảnh hưởng đến chức năng điều tiết thân nhiệt của TKTW; chống viêm, kháng khuẩn… từ đó ảnh hưởng đến thân nhiệt.

Tác dụng kháng khuẩn

Biểu chứng thường do ngoại tà phạm biểu gây ra. Vi khuẩn, virus, nhiệt độ môi trường bất thường… cũng được coi như ngoại tà. Nghiên cứu ỉn vitro cho thấy, ma hoàng, quế chi, phòng phong, tế tân, sinh khương, sài hồ, bạc hà, ngưu bàng tử… đều có tác dụng ức chế trên nhiều chủng vi khuẩn (Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus, E. coli, Salmonella typhi, Shigella sp….); ma hoàng, quế chi, sài ho, Quế chi thang cũng có tác dụng ức chế virus gây bệnh đường hô hap (influenza virus, rhinovừus…). Trên lâm sàng, sử dụng các thuốc hay phương thuốc giải biểu để điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên đều cho hiệu quả tốt.

Tác dụng giảm đau, an thần

Đau đầu, đau nhức mình mẩy, cơ nhục, đau khớp… là những biểu hiện thường gặp của biểu chứng. Sài hồ, quế chi, cảo bản, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, tế tân, Quế chi thang, Cửu vị khương hoạt thang..i có tác dụng giảm đau rõ rệt trên nhiều mô hình gây đau khác nhau. Phần lớn thuốc giải biểu có tác dụng giảm đau ngoại vi, một số (tế tân) còn có tác dụng giảm đau do ức chế TKTW. Đa số các thuốc giải biểu có tác dụng an thần hoặc ức chế TKTW. Thực nghiệm cho thấy thuốc giải biểu có khả năng làm giảm hoạt động của động vật thí nghiệm. Tang cúc ẩm, Sài cát giải cơ thang, Thăng ma cát căn thang cũng có các tác dụng tương tự.

Tác dụng chống viêm

Viêm đường hô hấp là chứng bệnh thường thấy của biểu chứng. Thực nghiệm cho thấy, các thuốc giải biểu như sài hồ, ma hoàng, sinh khương, tân di, Quế chi thang, Liên kiều tán, Tang cúc ẩm… có tác dụng chống viêm rõ rệt. Cơ chế tác dụng của nó có thể liên quan đến: ức chế chuyển hóa acid arachidonic; kháng histamin; ức chế tạo thành hoặc giải phóng các tác nhân gây viêm; tăng cường chức năng hệ nội tiết tuyến vỏ thượng thận; dọn gốc tự do…

Tác dụng điều hòa miễn dịch

Sài hồ, cát căn, tang diệp, Ma hoàng thang, Ma hạnh thạch cam thang, Quế chi thang… làm tăng cường chức năng miễn dịch không đặc hiệu, có lợi cho giải trừ biểu chứng. Một số thuốc có khả năng tăng cường miễn dịch đặc hiệu, hoặc có tác dụng ức chế phản ứng quá mẫn, hoãn giải và điều trị phản ứng quá mẫn (ma hoàng, quế chi, Tiểu thanh long…).

Tóm lại, tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm là những tác dụng dược lý cơ bản liên quan đến công năng giải trừ biểu chứng của thuốc giải biểu. Tác dụng điều tiết hệ thống miễn dịch của thuốc giải biểu giúp hỗ trợ công năng giải biểu của nó.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here