Bài viết Thăm khám bệnh nhân suy hô hấp trong hồi sức cấp cứu (ICU) – Tác giả: Thạc sĩ bác sĩ Hồ Hoàng Kim
Vô số các bệnh lý y khoa có thể dẫn đến suy hô hấp. Sự khác biệt đáng kể trong quản lý điều trị của các bệnh lý này tồn tại. Một tiền sử có hệ thống (Bảng kiểm 13.1) cùng với thăm khám từ đầu đến chân có cấu trúc, cho phép xác định nguyên nhân gây suy hô hấp và đánh giá mức độ nghiêm trọng của nó (Hình 13.1 và Bảng 13.1).
Bảng kiểm tiền sử
Có | Không | Đột ngột (trong vài giây) khởi phát khó thở? |
□ | □ | Nếu có, xem xét thuyên tắc phổi, tràn khí màng phổi, shock phản vệ, hít phải dị vật, rối loạn nhịp gây suy tim, và chấn thương |
Có | Không | Có liên quan triệu chứng nào khác? |
□ | □ | Đau ngực: nếu có, xem xét thiếu máu cơ tim, thuyên tắc mạch phổi, tràn khí màng phổi, chấn thương và nhiễm trùng ngực/ viêm màng phổi |
□ | □ | Đánh trống ngực: nếu có, xem xét HF do loạn nhịp |
□ | □ | Khó thở kịch phát về đêm, tiểu về đêm, tăng cân và sưng chân/ mắt cá hai bên. Mệt mỏi: nếu có, hãy xem xét HF cấp tính trên nền mãn tính |
□ | □ | Sưng chân/ mắt cá chân: nếu một bên, xem xét thuyên tắc phổi; cả hai bên, xem xét HF cấp tính trên nền mãn tính và quá tải/ tăng thể tích tuần hoàn |
□ | □ | Thở khò khè: nếu có, hãy xem xét hen phế quản / COPD, HF và quá tải dịch/ tăng thể tích tuần hoàn |
□ | □ | Sốt và ớn lạnh: nếu có, xem xét nhiễm trùng (ngực)/ nhiễm trùng huyết |
□ | □ | Ho và đàm đổi màu: nếu có, hãy xem xét nhiễm trùng ngực |
□ | □ | Sốt, giảm cân và đổ mồ hôi đêm: nếu có, hãy xem xét lao và nhiễm trùng ngực do bệnh ác tính huyết học tiềm ẩn |
□ | □ | Ho máu: nếu có, xem xét u chảy máu, dị dạng mạch máu, nhiễm trùng ngực (ví dụ như lao, nhiễm phế cầu), giãn phế quản, thuyên tắc phổi và xuất huyết phế nang lan tỏa |
Có | Không | Giảm triệu chứng bằng cách thay đổi tư thế? |
□ | □ | Khó thở phải ngồi: nếu có, xem xét HF, quá tải/ tăng thể tích tuần hoàn, nhiễm trùng ngực |
□ | □ | Vị trí ngồi/ 3 chân: nếu có, xem xét COPD/ hen |
□ | □ | Trepopnoea: nếu có, hãy xem xét HF và bệnh phổi 1 bên (ví dụ: TDMP) |
□ | □ | Platypnoea: nếu có, xem xét viêm phổi đáy/ khí phế thũng/ hội chứng gan phổi |
Có | Không | Tiền sử y khoa trong quá khứ? |
□ | □ | Bệnh phổi, tim hoặc thận: nếu có, hãy xem xét bệnh trầm trọng hơn |
□ | □ | Bệnh ác tính: nếu có, xem xét tràn dịch màng phổi, nhiễm trùng ngực, tắc mạch phổi, di căn phổi và tổn thương phổi do phóng xạ |
□ | □ | Dị ứng/ tạng dị ứng: nếu có, xem xét hen suyễn |
□ | □ | Huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi trước đó: nếu có, xem xét thuyên tắc phổi |
□ | □ | Nhiễm trùng ngực gần đây: nếu có, xem xét tái phát hoặc nhiễm trùng ngực mới |
□ | □ | Chấn thương ngực gần đây: nếu có, xem xét chấn thương cơ xương, nhiễm trùng phổi, tràn khí hay máu màng phổi |
□ | □ | Nhiễm HIV: nếu có, đặc biệt xem xét nhiễm trùng ngực (bao gồm nhiễm khuẩn phổi, lao) và TKMP (trong trường hợp nhiễm khuẩn nang phổi) |
Có | Không | Tiền sử sử dụng thuốc? |
□ | □ | Dùng ngắn hạn hoặc dài hạn với một hoặc nhiều loại thuốc sau: amiodarone, bleomycin, mitomycin C, axit retinoic all-trans (cấp tính), cytarabine (cấp tính), amphotericin, carbamazepine, azathioprine, methothrexate, phenytoin, busulfan, taxan, vàng và thuốc có chứa chất gây nghiện/ cấy ghép (bao gồm cả stent) Có thể, xem xét độc tính trên phổi do thuốc gây ra |
Có | Không | Tiền sử nghề nghiệp? |
□ | □ | Phơi nhiễm nghề nghiệp với bụi (ví dụ như amiăng, silica, than, v.v.): nếu có, hãy xem xét xơ hóa phổi thứ phát và nhiễm trùng ngực (bao gồm bệnh lao ở bệnh nhân phơi nhiễm silica) |
Có | Không | Tiền sử xã hội? |
□ | □ | Hút thuốc: nếu có, hãy xem xét COPD, nhiễm trùng ngực, suy tim, ung thư phổi và tràn khí màng phổi |
□ | □ | Uống rượu quá mức: nếu có, xem xét nhiễm trùng ngực và viêm phổi hít |
Có | Không | Tiền sử gia đình |
□ | □ | Dị ứng / tạng dị ứng: nếu có, xem xét hen |
□ | □ | Hen: nếu có, hãy xem xét hen |
□ | □ | Bệnh phổi di truyền (như là xơ nang, thiếu hụt alpha -1 antitrypsin): nếu có, hãy xem xét bệnh phổi di truyền |
□ | □ | Nhiễm lao: nếu có, hãy xem xét bệnh lao |
===>>> Xem thêm: Thăm khám bệnh nhân Shock trong hồi sức cấp cứu ICU
Bảng 13.1 Các dấu chứng lâm sàng phổ biến, diễn giải của thăm khám từ đầu đến chân có tính cấu trúc xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ suy hô hấp (Hình
13.1) |
|||
Bước | Thăm khám | Các dấu chứng | Giải thích |
1 | Cái nhìn toàn trạng | ||
Tư thế | Ngồi | Bệnh phổi hạn chế | |
Ngồi kiểu ba chân | Bệnh phổi tắc nghẽn | ||
Nằm ngang | Bệnh nặng/ thay đổi tinh thần, bệnh lý phổi
2 đáy |
||
Hình dạng lồng ngực | Hình thùng | COPD/khí phế thủng | |
Gù vẹo | Giảm dung tích phổi | ||
Ngực lõm | Giảm dung tích phổi | ||
Kiểu thở | Bình thường | Shock, toan chuyển hóa, tăng thông khí | |
Tắc nghẽn | COPD, hen, suy tim, quá tải dịch | ||
Hạn chế | Tổn thương phổi cấp (bao gồm nhiễm trùng), xơ phổi, kiệt cơ hô hấp sắp xảy ra | ||
Nghịch thường | Tắc nghẽn đường thở, chấn thương cột sống cổ cao, mất bù hô hấp | ||
2 | Nghe | ||
Âm thở bổ sung | Khò khè | COPD, hen, suy tim, quá tải dịch | |
Tiếng rít | Hẹp đường thở ngoài lồng ngực/tắc nghẽn 1 phần | ||
Tiếng grunting (rù rung, càu nhàu) | Bệnh phổi hạn chế nghiêm trọng, bệnh não | ||
Rúc rích/ngáy | Đường thở không được bảo vệ | ||
Tiếng lộp bộp, ran | Dịch tiết khí phế quản, “tiếng lốp bốp tử thần” | ||
Ho | To, có đàm | Nhiễm trùng ngực, chất tiết khí quản, COPD, giãn phế quản | |
Khan, không đàm | Nhiễm trùng ngực do vi rút/ hen | ||
Nhẹ, không đàm, tăng dần | Bệnh mô kẽ, giai đoạn sớm của phù phổi | ||
Ho như sủa | Đường hô hấp trên/ bệnh nắp thanh môn | ||
Tiếng nói | Lọc xọc | Phù phổi, dịch bài tiết khí quản nhiều | |
Nói yếu, nhẹ | Giảm nghiêm trọng dung tích sống, bệnh thần kinh cơ | ||
Giọng khàn khàn | Bệnh lý thanh quản bao gồm dây thần kinh thanh quản quặc ngược, chứng khó nuốt (với viêm phổi hít), sưng cổ làm tổn thương đường hô hấp trên, chấn thương/ bỏng đường thở | ||
Thành câu | Không thành câu | Giảm đáng kể dung tích sống/ dự trữ hô hấp | |
3 | Tri giác | Mất phương hướng/kích động | Giảm oxi máu |
Bức rức | Tăng CO2 máu | ||
Giảm | Tăng CO2 máu nghiêm trọng và / hoặc thiếu oxy, dấu hiệu tiền triệu! | ||
4 | Vã mồ hôi | Hiện diện | Suy hô hấp nặng, tăng CO2 máu |
5 | Xanh tím | Hiện diện | Giảm oxi máu nặng |
6 | Đàm/ chất tiết khí quản | Vàng, nâu, xanh lục, kem | Nhiễm trùng ngực |
Bọt, bọt-máu | Phù phổi | ||
Máu | Khí phế quản hoặc (khuếch tán) xuất huyết phế nang | ||
Màu nâu xám | Hít phải chất dinh dưỡng đường ruột, nhiễm trùng ngực | ||
7 | Tĩnh mạch
cổ |
Căng phồng | Tràn khí màng phổi, suy tim cấp tính (mãn tính), thuyên tắc mạch phổi |
8 | Màu sắc đầu / ngực trên | Đỏ/ đỏ ửng | Tăng CO2 máu |
Màu xanh/hơi xanh | Tràn khí màng phổi, thuyên tắc mạch phổi | ||
9 | Cơ hô hấp phụ | Có dùng | Tăng công thở |
10 | Nhịp hô hấp | Thở máy, tăng thông khí | Nhiễm toan chuyển hóa nặng, shock, bệnh lý não (giữa) |
Thở Cheyne Stoke | Suy tim, bệnh lý vỏ não | ||
Thở Biot | Bệnh lý cầu não | ||
Hơi thở thất thường | Bệnh lý cuốn não | ||
Thở hổn hển | Dấu hiệu tiền triệu! Dự kiến ngừng tim sẽ xảy ra sớm hoặc đã xảy ra | ||
11 | Nhịp thở | >20 lần/phút | Bất thường |
>35 lần/phút | Tăng nguy cơ mất bù hô hấp | ||
12 | Nghe phổi | Xem Phần II Chương. 5, Bảng 5.3 | |
13 | Ngực đối xứng | Một bên ngực tụt lại phía sau | Tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi lớn/ u máu |
Một thành ngực rút lạitụt lại phía sau | Xẹp toàn bộ phổi | ||
14 | Nghe tim | Nhịp tim nhanh/ nhịp tim chậm, rối loạn nhịp nhanh | Suy tim do nhịp tim |
Ngựa phi S3 | Suy tim | ||
Tiếng thổi tâm thu/tâm trương | Bệnh lý van tim | ||
15 | Sờ thành ngực trước | Rung thô | Chất tiết khí phế quản |
Sờ thành ngực bên | Rung tốt | Phù phổi (hai bên), viêm phổi (một bên) | |
Rung thô | Dịch tiết khí phế quản nhiều, phù phổi nặng | ||
16 | Gõ ngực | Gõ vang | Tràn khí màng phổi, khí phế thủng, kén khí |
Gõ đục (thấp) | Xẹp phổi, tràn dịch màng phổi | ||
17 | Sờ bụng | Căng, chướng | Giảm chun dãn thành ngực |
18 | Mạch ngoại biên | Nhanh, nhẹ | Tình trạng nguy kịch! Nguy cơ sự mất bù sắp xảy ra! |
19 | Tưới máu ngoại biên | Lạnh, ẩm, vã mồ hôi | Tình trạng nguy kịch! Nguy cơ sự mất bù sắp xảy ra! |
20 | Phù (đối xứng) | Hiện diện | Quá tải dịch, suy tim, viêm hệ thống |
==>> Xem thêm: Thăm khám bệnh nhân thần kinh trong hồi sức tích cực ICU