Test lẩy da (Prick-test) sử dụng khi nào? Cách tiến hành thế nào?

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Test lẩy da

Nhathuocngocanh – Test lẩy da là một trong những phương pháp chẩn đoán dị ứng đặc hiệu nhằm phát hiện sự mẫn cảm của cơ thể với tác nhân gây dị ứng. Bằng cách đưa dị nguyên xuống dưới da rồi đánh giá mức độ và phản ứng dị ứng tại chỗ trên da. Vậy Test lẩy da (Prick-test) sử dụng khi nào? Cách tiến hành thế nào? Trong bài viết này Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Test lẩy da là gì?

Test lẩy da là gì? Dị ứng thuốc là một trong những tình trạng phổ biến nhất trên thế giới và có thể để lại nhiều di chứng nặng nề lên sức khỏe của người bệnh. Chẩn đoán xác định giúp xác nhận và đánh giá được độ nhạy cảm của cơ thể đối với thuốc cũng như thông tin chi tiết về việc tiếp xúc với chất gây dị ứng giả định. Test lẩy da là một công cụ kiểm tra tình trạng dị ứng đáng đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí nhất để chẩn đoán và quản lý các bệnh qua trung gian IgE.

Khi chẩn đoán đã được thiết lập và các chất gây dị ứng có liên quan đã được xác định, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể, bao gồm thuốc, các biện pháp kiểm soát môi trường và loại bỏ chất gây dị ứng ra khỏi phác đồ điều trị.

Mô tả cách tiến hành kỹ thuật

Test lẩy da hay có tên khoa học khác là Prick test, là một thử nghiệm đặc hiệu với những loại thuốc thử.

Mô tả cách tiến hành kỹ thuật: Kỹ thuật Test lẩy da là đưa một lượng thuốc thích hợp (đã pha loãng với nồng độ nhất định) xuống lớp thượng bì của bệnh nhân nhằm đánh giá phản ứng của cơ thể người bệnh với mẫu thuốc thử đó. Test lẩy da là một kỹ thuật cơ bản thông qua việc chẩn đoán đặc các dị nguyên gây ra tình trạng dị ứng, dựa vào việc tìm các IgE đặc hiệu trên vùng da thử thông qua phản ứng kháng nguyên kháng thể làm giải phóng các tế bào MAST.

Hình ảnh mô tả cách tiến hành kỹ thuật Test lẩy da
Hình ảnh mô tả cách tiến hành kỹ thuật Test lẩy da

Đại cương về test lẩy da

Người đầu tiên làm thử nghiệm test lẩy da là nhà nghiên cứu Charles H. Blackley, vào năm 1865 ông đã mài một vùng da rộng 1/4 inch bằng lưỡi trích, và tạo ra phản ứng da liễu. Đến năm 1924, hai nhà nghiên cứu Lewis và Grant mô tả lần đầu tiên phương pháp thử nghiệm lẩy da.

Test lẩy da là một trong những phương pháp chẩn đoán dị ứng đặc hiệu nhằm phát hiện sự mẫn cảm của cơ thể bằng cách đưa dị nguyên qua da và sau đó đánh giá kích thước, đặc điểm của sẩn phù và phản ứng viêm tại chỗ. Test lẩy da chỉ được tiến hành trong thời kỳ lui bệnh.

Tuy nhiên test lẩy da dương tính cũng chưa thể chứng minh được đây là nguyên nhân gây bệnh. Sự mẫn cảm dị nguyên không phải bao giờ cũng xảy ra phản ứng dị ứng. Dị nguyên cho kết quả dương tính trong test lẩy da có thể coi là nguyên nhân gây bệnh khi kết hợp với khai thác tiền sử dị ứng có kết quả phù hợp. Nếu không có sự kết hợp này và kết quả test lấy da còn nghi ngờ thì phải tiến hành test kích thích.

Test lẩy da là một dạng của phản ứng dị ứng tuýp nhanh (type 1) xảy ra khi dị nguyên (thuốc) kết hợp với kháng thể dị ứng IgE bám trên bề mặt tế bào mast ở da. Sự kết hợp này làm tế bào bị phân huỷ, giải phóng các chất trung gian hoá học (mediators): histamin, serotonin… chất tác dụng chậm của phản vệ SRSA (Slow Reacting Substance of anaphylaxis),.. gây phù nề, sẩn ngứa nơi thử test, khi trong cơ thể có kháng thể dị ứng kháng lại các dị nguyên (thuốc) thử.

Cơ sở của hiện tượng này là tình trạng phù cấp tính lớp thượng bì và sự tăng tính thẩm thấu thành mạch. Phản ứng này gọi là phản ứng dị ứng tuýp sẩn phù, tuýp mày đay hoặc tuýp phản vệ.

Trước khi tiêm kháng sinh cho người bệnh, ngoài việc khai thác kỹ tiền sử dị ứng về những thuốc đã sử dụng, việc thử test lẩy da là cần thiết cho việc quyết định có sử dụng loại kháng sinh đó hay không? Đây là test đơn giản, có độ tin cậy nếu tiến hành đúng kỹ thuật.

Các loại dị nguyên thường dùng để thử test lẩy da là các loại thuốc kháng sinh dạng tiêm.

Test lẩy da nhằm đánh giá phản ứng của cơ thể với dị nguyên
Test lẩy da nhằm đánh giá phản ứng của cơ thể với dị nguyên

Đối tượng cần tiến hành test lẩy da

Đối tượng cần tiến hành test lẩy da

Test lẩy da (Prick test) được tiến hành cho những bệnh nhân được chỉ định tiêm truyền Penicillin và Streptomycin lần đầu tiên trong đời. Mục đích của việc làm này là kiểm tra người bệnh có bị dị ứng với những hoạt chất này hay không, để từ đó có những chỉ dẫn tiếp theo.

Test lẩy da với Lidocain được dùng cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng từ trước đó hoặc có phản ứng sốc với các thuốc gây tê thuộc nhóm Amide.

Ngoài ra test lẩy ra còn được dùng trong những trường hợp sau:

  • Hen suyễn.
  • Người bị viêm mũi, viêm mũi xoang, viêm kết mạc.
  • Dùng cho người bị chàm hoặc viêm da dị ứng trong trường hợp nghi ngờ lâm sàng cao có chọn lọc về sự hiện diện cơ bản của quá mẫn IgE với các chất gây dị ứng cụ thể
  • Nghi ngờ dị ứng thực phẩm bao gồm: hội chứng miệng, sốc phản vệ, khởi phát cấp tính hoặc làm trầm trọng thêm nổi mề đay hoặc chàm có liên quan tạm thời với việc ăn phải thực phẩm.
  • Dị ứng nọc độc ở các loại bọ cánh màng (phản ứng toàn thân ngay sau khi bị côn trùng đốt).
  • Nghi ngờ tiếp xúc với các chất gây dị ứng tiềm ẩn.
  • Các rối loạn ít phổ biến hơn, chẳng hạn như viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan, viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan hoặc aspergillosis phế quản phổi dị ứng, trong đó nhạy cảm với IgE là một trong những đặc điểm sinh bệnh học.

Những đối tượng không được tiến hành test lẩy da

Chống chỉ định sử dụng test lẩy da dị nguyên trong các trường hợp:

  • Không làm test lẩy da trong cho người đang bị các bệnh lý dị ứng cấp tính ví dụ như viêm mũi, mày đay, ban đỏ, hội chứng Stevens – Johnson, Lyell…
  • Chống chỉ định dùng phương pháp này cho thai phụ, trẻ sơ sinh và nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi.
  • Không dùng cho những bệnh nhân bị chẩn đoán là mắc bệnh lao hoặc thấp khớp tiến triển.
  • Người bị hen không kiểm soát.
  • Không làm thử nghiệm khi bệnh nhân đang bị tổn thương ở vùng da định thực hiện test.
  • Người bị các bệnh lý cấp tính như nhồi máu cơ tim hoặc đang phải dùng các thuốc kháng Histamin hoặc Glucocorticoid.
  • Đối tượng cần tiến hành test lẩy da
    Đối tượng cần tiến hành test lẩy da

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Những sai lầm trong phân tích triệu chứng và chẩn đoán của sinh viên ngành y

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật test lẩy da

Ưu điểm của kỹ thuật test lẩy da

  • Test lẩy da cho ra kết quả với độ chính xác cao, khách quan về sự mẫn cảm dị ứng của cơ thể với thuốc.
  • Phương pháp đơn giản, thuận tiện, dễ thực hiện tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác cao. Test lẩy da có thể thực hiện song song với việc phát hiện IgE (sIgE) đặc hiệu trong huyết thanh và trong các trường hợp cụ thể, kèm theo các xét nghiệm thử thách chất gây dị ứng khác để đánh giá mức độ phù hợp lâm sàng của sự nhạy cảm dị ứng.

Nhược điểm của kỹ thuật test lẩy da

  • Phương pháp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ được vô trùng, đủ điều kiện cấp cứu trong trường hợp xảy ra sốc phản vệ.
  • Phương pháp test cần được thực hiện bởi người có chuyên môn, được đào tạo bài bảng và cần có sự phối hợp giữa khoa dược để pha mẫu thử ra được nồng độ chuẩn.

Những lưu ý trước và trong quá trình tiến hành test lẩy da

Trước khi tiến hành test lẩy da, bệnh nhân cần dừng một số loại thuốc sau:

  • Các thuốc kháng Histamin H1, bệnh nhân nên dừng sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm này trước 4 đến 5 ngày, lý tưởng nhất là 7 ngày trước khi thực hiện các thử nghiệm trên da.
  • Ngừng thuốc kháng Histamin H2 trong 24 giờ trước khi thực hiện thử nghiệm.
  • Ngừng thuốc chống trầm cảm có hoạt tính kháng histamin H1 trước một tuần trước khi xét nghiệm (hỏi bác sĩ kê đơn nếu có thể).
  • Tránh sử dụng các thuốc Steroid tại chỗ có hiệu lực cao, tối ưu là ba tuần trước khi làm test lẩy da, ở những nơi sẽ áp dụng xét nghiệm da.

Một số lưu ý trong quá trình test lẩy da:

  • Tránh các thiết bị hoặc kỹ thuật tạo ra đối chứng với các vết ban đỏ có kích thước trên 3mm do có thể tạo ra các kết quả dương tính giả. Lý tưởng nhất là sử dụng cùng một loại thiết bị trong suốt thời gian tiến hành thử nghiệm trên da để cho ra kết quả chính xác nhất.
  • Người tiến hành thử nghiệm cần tránh chọc sâu gây chảy máu.
  • Test lẩy da ở phần nào của da? Kỹ thuật test lẩy da SPT phải được thực hiện trên da bình thường, không có các dấu hiệu viêm hoặc dị ứng, không có hình xăm. Hố trước gáy là phần cho phản ứng mạnh nhất của cánh tay, còn cổ tay là cho phản ứng ít hơn. Phần trụ của cánh tay phản ứng mạnh hơn vùng hướng tâm. Ở trẻ sơ sinh, lưng là vị trí phù hợp để tiến hành test lẩy da.
  • Xét nghiệm lẩy da không nên thực hiện trong phạm vi phạm vi 5cm tính từ cổ tay và 3cm tính từ hố trước gáy.
  • Vị trí của từng thuốc thử gây dị ứng cần được đánh dấu bằng bút hoặc lưới kiểm tra chuyên dụng. Dung dịch gây dị ứng trên da cần phải được chích ngay sau khi điều chế.
  • Nơi làm test lẩy da cần được làm sạch, khử trùng bằng cồn y tế và để khô.
  • Các giọt phải được đặt cách nhau 2cm trở lên để tránh trộn lẫn hoặc chồng chéo vì có thể gây ra phản ứng dương tính giả.

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Hướng dẫn tự đánh giá tạp chí khoa học theo một số tiêu chuẩn sau

Quy trình thực hiện test lẩy da

Các dụng cụ cần thiết cho quy trình kiểm tra phản ứng trên da là:

  • Kim lẩy da đã được khử trùng.
  • Thước đo đường kính ban sẩn.
  • Bông, cồn sát trùng.
  • Panh Kocher đã được khử trùng sạch.
  • Bơm kim tiêm vô trùng và thuốc cấp cứu sốc phản vệ: Adrenalin 1mg X 4 ống, Depersolon 30mg X 4 ống.

Các hóa chất cần thiết:

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin, Streptomycin, các loại kháng sinh khác. Dung dịch thuốc gây tê Lidocain 2%.
  • Chứng âm tính: Dung dịch NaCl 9%.
  • Chứng dương tính: Dung dịch Histamin 0,1 %.

Bước 1 – Pha dung dịch thử

Dung dịch kháng sinh Penicillin pha nồng độ 100. 000 UI/ml, và dung dịch Streptomycin với nồng độ 0,1g/ml. Các loại kháng sinh khác được pha loãng 1/10.

Sử dụng kim tiêm 1ml vô trùng để rút lấy 0,1ml dung dịch hoàn nguyên (các thuốc được bào chế ở dạng bột pha tiêm) hoặc các dung dịch kháng sinh (ở dạng tiêm truyền), sau đó đem pha loãng với 1ml dung dịch nước cất pha tiêm chẩn.

Dung dịch chứng: Lấy khoảng 1ml dung dịch NaCl 0,9% vào bơm tiêm thứ hai, thực hiện đuổi khí đúng cách nhằm lấy được nồng độ chuẩn. Thực hiện tương tự với dung dịch Histamin 0,1 %.

Dung dịch thuốc gây tê Lidocain 2%, dung dịch không cần phải pha loãng.

Lưu ý: Không được kết hợp dung dịch thuốc gây tê Lidocain 2% với thuốc cấp cứu Adrenalin, không sử dụng các dung dịch có chứa chất bảo quản Paraben (dầu khoáng).

Bước 2 – Tiến hành test lẩy da

Nhân viên y tế cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, đặc biệt là thuốc chống sốc, khử khuẩn và đeo găng tay trước khi tiến hành thử nghiệm.

Xác định vùng da tiến hành làm thử nghiệm, sát khuẩn khoảng ⅓ mắt trước ở phía trong cẳng tay của bệnh nhân.

Tiến hành nhỏ 1 giọt dung dịch thuốc thử đã được pha loãng và 1 giọt dung dịch chứng âm tính NaCl 0,9% nên vùng da đã được sát khuẩn để khô, mỗi giọt dung dịch cần nhỏ cách nhau từ 3cm đến 5cm.

Sử dụng kim tiêm vô khuẩn 24G (kim lẩy da) châm vào 2 giọt thuốc thử và thuốc chứng, mỗi giọt cần 1 kim riêng. Đặt mũi kim xuyên qua lớp thượng bì rồi lẩy nhẹ mũi kim lên, tạo với da một góc 45 độ.

Đánh dấu nơi test bằng bút bi, ghi rõ các tên dung dịch được tiêm dưới da bên cạnh vòng tròn được đánh dấu.

Tiến hành đọc kết quả sau khoảng 20 phút.

Bác sĩ và nhân viên y tế cần theo dõi sát sao bệnh nhân trong suốt quá trình làm test lẩy da, nếu thấy bệnh nhân có các biểu hiện lạ, sốc phản vệ thì cần cấp cứu ngay.

Bác sĩ tiến hành đọc kết quả sau khoảng 20 phút làm thử nghiệm, và liệt kê các thông tin cần thiết.

Một mẫu thử nghiệm da chẩn cần liệt kê các thông tin sau:

  • Tên và ngày tháng năm sinh của bệnh nhân.
  • Ngày, tháng, năm tiến hành test lẩy da.
  • Tên, số địa chỉ của bác sĩ chịu trách nhiệm về thử nghiệm.
  • Tên của kỹ thuật viên, y tá, bác sĩ thực hiện thử nghiệm.
  • Vùng da tiến hành thử nghiệm ví dụ như lưng, cẳng tay.
  • Loại thiết bị y tế được sử dụng.
  • Tên của từng chất gây dị ứng được thử nghiệm, nồng độ và nhà sản xuất. Nếu chất gây dị ứng được tiến hành pha loãng thì cần ghi lại cả chất pha loãng và dung dịch pha loãng.
  • Kích thước của ban đỏ và các biểu hiện của bệnh nhân với từng chất gây dị ứng sau khi được chích.

Bước 3 – Đánh giá kết quả

Mức độ phản ứng Ký hiệu Biểu hiện
m tính (-) Giống chứng âm tính
Dương tính nhẹ + Đường kính ban sẩn 3-5mm
Dương tính vừa + + Đường kính ban sẩn 5-8mm
Dương tính mạnh +++ Đường kính ban sẩn 8-12mm, có chân giả
Dương tính rất mạnh ++++ Đường kính ban sẩn trên 12mm, có nhiều chân giả
Quy trình thực hiện test lẩy da
Quy trình thực hiện test lẩy da

Các biểu hiện thường gặp sau khi tiến hành thử nghiệm test lẩy da

Sau khi tiến hành thử nghiệm các phản ứng dị ứng trên da bệnh nhân có thể thấy xuất hiện các mảng màu hồng hoặc đỏ trên những vùng da được thử dị nguyên. Đôi khi có thể thất xuất hiện các nốt mụn nước hoặc những vết loét, kích thước của vết loét sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tình trạng vết đỏ hoặc mày đay cũng đã được báo cáo ở một số bệnh nhân.

Đây là những phản ứng đáp ứng miễn dịch thường thấy của cơ thể, chứng minh hệ miễn dịch đáp ứng tốt với những dị nguyên từ bên ngoài, những hiện tượng này có thể tự hết sau một thời gian mà không cần phải sử dụng đến các biện pháp can thiệp.

Các biểu hiện thường gặp sau khi tiến hành thử nghiệm test lẩy da
Các biểu hiện thường gặp sau khi tiến hành thử nghiệm test lẩy da

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm test lẩy da

Sai kỹ thuật, chất lượng của các thuốc thử dị nguyên có thể ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác của thử nghiệm test lẩy da. Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm:

Chất lượng của các hóa chất làm dị nguyên có thể ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thử phản ứng trên da, hạn dùng của thuốc thử quá ngắn, dạng bào chế không phù hợp, cách bảo quản không đúng,… có thể tạo thành kết quả âm tính giả.

Vị trí thực hiện thử nghiệm dị ứng trên da, phần hố trước gáy là phần phản ứng mạnh nhất của cánh tay trong khi phần cổ tay có thể cho ra kết quả mờ nhạt hơn.

Thao tác của người thực hiện thử nghiệm chưa được chuẩn, khi đâm kim chọc quá sâu gây chảy máu, lẩy quá nhiều lần,… cũng có thể tạo ra kết quả sai.

Tuổi tác của bệnh nhân làm thử nghiệm cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả cuối cùng, đối với người già đáp ứng với dị nguyên sẽ bị giảm, trong khi đó trẻ nhỏ có thể xảy ra trường hợp phản ứng quá mức hoặc trơ với dị nguyên.

Các xét nghiệm dương tính giả có thể bị kích thích bởi các tạp chất, chất gây ô nhiễm và các chất tiết tế bào mast không đặc hiệu trong dịch chiết, cũng như kỹ thuật đo da. Các thiết bị được sử dụng và các kỹ thuật được áp dụng cũng nên được xem xét khi so sánh các phép đo với đối chứng âm.

Việc sử dụng các thuốc kháng Histamin, thuốc chống trầm cảm ba vòng có tác dụng kháng Histamin H1, Corticoid từ trước đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng âm tính giả. Do đó trước khi thực hiện thử nghiệm test lẩy da, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng các thuốc trên.

Xét nghiệm lẩy da là một quy trình xét nghiệm cần thiết để xác nhận sự nhạy cảm trong bệnh dị ứng qua trung gian IgE ở những đối tượng bị viêm mũi kết mạc, hen suyễn, nổi mề đay, sốc phản vệ, chàm dị ứng và dị ứng thực phẩm và thuốc. Đây là một thử nghiệm quan trọng nhằm đánh giá phản ứng của cơ thể với những thuốc có nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng. Việc đọc kết của test lẩy da rất quan trọng trong việc tìm ra phương pháp điều trị thích hợp với bệnh nhân, cũng như loại bỏ được thuốc gây phản ứng dị ứng ra khỏi phác đồ điều trị.

Tài liệu tham khảo

1.IgE allergy diagnostics and other relevant tests in allergy, a World Allergy Organization position paper, nguồn NCBI, truy cập ngày 11/5/2023.

2.Evaluation of Skin Prick-Test Reactions for Allergic Sensitization in Dogs With Clinical Symptoms Compatible With Atopic Dermatitis. A Pilot Study, nguồn NCBI, truy cập ngày 11/5/2023.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here