Tăng Dịch Thừa Khí Thang – Dưỡng âm sinh tân dịch, thanh nhiệt thông tiện

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết Tăng Dịch Thừa Khí Thang – Dưỡng âm sinh tân dịch, thanh nhiệt thông tiện – Trích trong sách 60 phương tễ dùng nhiều bậc nhất trong Y học Cổ truyền

Tác giả: Bác sĩ Trịnh Văn Cường

CÁCH NHỚ

Mạch môn Sinh địa Huyền sâm

Sinh tân nhuận táo tư âm hoạt tràng

Đại hoàng thông tiện mang tiêu

Công bố kiêm trị là điều đương nhiên”

Thành phần

Gồm có 05 vị Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Mang tiêu, Đại hoàng

Cách dùng

Cho vào 08 chén nước, sắc còn 03 chén, đầu tiên uống một chén nếu chưa thấy có kết quả thì uống tiếp chén khác.

Công dụng

Dưỡng âm sinh tân dịch, thanh nhiệt thông tiện.

Chủ trị ôn bệnh ở dương minh, nhiệt kết âm khuy, không thông hạ: đại tiện khó, phân khô táo, đại tiện không thông.

===>> Xem thêm: Tứ Thần Hoàn – Bài thuốc Ôn bổ tỳ thận, sáp trường chỉ tả

PHÂN TÍCH

Bài này chính là bài Tăng dịch thang (gồm có 03 Vị Huyền sâm, Sinh cha, Mạch môn) gia thêm 02 vi là Đại hoàng và Mang tiêu mà tạo thành. Các bài thừa khí thang (đại, tiểu) có tác dụng công hạ, chủ yếu điều trị với các trường hợp người khỏe, tân dịch chưa hao tổn nhiều. Tuy nhiên các trường hợp đại tiện bí kết, bệnh nhiệt thường ít nhiều bị hao tồn tân dịch. Vì thế mà đối với các trường hợp âm dịch đã hao suy rồi thì không thể dùng thừa khí thang được nữa, vì nếu dùng có thể sẽ dẫn đến vong âm. Do đó khi này cần phải dùng các thuốc công bổ kiêm hạ. Và bài Tăng dịch thừa khí thang sẽ được lựa chọn. Cặp ba vị bổ là Huyền sâm, Sinh địa và Mạch môn kết hợp cặp hai vị tả là Đại hoàng và Mang tiêu chính là kết cấu của bài này.

SINH ĐỊA làm quân dược đi thẳng vào thận để tráng thủy sinh tân dịch, chế ngự được hỏa ở hạ tiêu đồng thời lại dưỡng huyết lương huyết làm cho huyết không bị khô táo. Sinh địa dùng rất thích hợp với các chứng tân dịch bị hao tổn, đặc biệt là do nhiệt làm hao tổn. Phàm trong huyết có nhiệt và các tạng bị tổn thương tân dịch, chân âm bất túc thì đều cần dùng đến Sinh địa. HUYỀN SÂM vị đắng mặn chủ yếu đi vào kinh thận đế tư âm giáng hỏa, lại đi vào huyết để lương huyết giải độc. Là vị thuốc chủ chữa về âm hư nóng trong và huyết nhiệt ung nhọt. Các trường hợp tân dịch bị tổn thương, đại tràng bị táo, đại tiện bí kết (táo bón) là chứng của Huyền sâm. MẠCH MÔN ngọt hàn hay về thanh nhiệt ở tâm phế đồng thời dưỡng âm trừ phiền, thanh nhuận vị tràng, bổ ích vị sinh tân dịch. Mạch môn là vị thuốc hay về chữa chân âm của vị bất túc, miệng khô khát nước, ăn không tiêu không đói; âm hư tràng táo đại tiện táo bón. Cặp ba vị sinh địa, huyền sâm, mạch môn vừa thanh được nhiệt mà lại sinh tân dịch rất mạnh.

Hai vị ĐẠI HOÀNGMANG TIÊU chuyên về tả hạ, sức tả rất mạnh, tả mạnh như xả thác lũ. Cũng chính vì tả mạnh nên dễ làm hao tân dịch, nên cần phải có sự giúp sức của ba vị tăng sinh tân dịch. 05 vị thuốc tạo thành bài thuốc rất chặt chẽ, vừa công bô kiêm hạ. Giống như chèo thuyền phải có nước thì thuyền mới đi, không có nước thì thuyền chỉ có thể đứng im. Vì vậy mà Ngô Cúc Thông nói ý nghĩa của bài này là “thêm nước cho thuyền đi” là rất hợp lý. ứng dụng lâm sàng gặp trong bệnh ôn nhiệt kết, âm hư có các triệu chứng đại tiện khó, phân khô cứng, miệng khô, lưỡi đỏ rêu vàng.

==>> Xem thêm: Ma Tử Nhân Hoàn – Nhuận tràng tả nhiệt, hành khí thông tiện

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here