Tứ Thần Hoàn – Bài thuốc Ôn bổ tỳ thận, sáp trường chỉ tả

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết Tứ Thần Hoàn – Bài thuốc Ôn bổ tỳ thận, sáp trường chỉ tả – Trích trong sách 60 phương tễ dùng nhiều bậc nhất trong Y học Cổ truyền

Tác giả: Bác sĩ Trịnh Văn Cường

Cách nhớ

“Tứ thần Cố chỉ, Ngô thù du

Nhục khấu, Ngũ vị tứ ban tu

Đại tảo bách mai, Khương bát lạng

Ngũ canh thận tả hỏa suy phù”

Thành phần

Gồm có 04 vị Phá cố chỉ, Nhục đậu khấu, Ngũ vị tử, Ngô thù du

Cách dùng

Lấy cả 4 vị tán bột, sau đó dùng nước sắc Sinh khươngĐại táo làm thang, trộn vói bột thuốc, thêm ít bột mì vừa đủ, luyện thành hoàn. Mỗi lần uống 12-16g với nước muối nhạt hoặc nước sôi để nguội, trước lúc đi ngủ. Có thể làm thành thuốc thang sắc uống.

Công dụng

Ôn bổ tỳ thận, sáp trường chỉ tả.

Chủ trị tỳ thận dương hư: ngũ canh tả, chán ăn, đi ngoài sống phân, hoặc tiêu chảy lâu ngày không khỏi, đau bụng, đau lưng, chân tay lạnh, tinh than mệt mỏi,…

==>> Xem thêm: Ngọc Bình Phong Tán – Bài thuốc ích khí cố biểu chỉ hãn

PHÂN TÍCH

Chủ chứng của bài này là tỳ thận dương hư gây đau bụng ỉa chảy, ngũ canh tả, đi ngoài sống phân.

Nguyên nhân tỳ thận dương hư thường là do mệnh môn hỏa suy, hỏa không sinh thổ, tỳ mất kiện vận. PHÁ CỐ CHỈ ôn bổ thận dương chỉ được tả, tẩm muối để tăng tính quy kinh. NHỤC ĐẬU KHẤU là ôn ấm trung tiêu, hành khí tiêu trệ, tiêu thực sáp trường chỉ tả. Nhục đậu khấu bọc bột gạo nếp hoặc gạo tẻ nướng, mục đích nướng để tăng cường tính quy kinh, bảo tồn khí vị. Phá cố chỉ đánh vào thận, Nhục đậu khấu đánh vào tỳ. Hai vị này là hai vị chính vừa ôn bổ cả tỳ cả thận đông thời sáp trường chỉ tả. Chỉ cần hai vị này thôi đã đủ để đánh vào gốc ôn bổ thận dương, đánh vào ngọn sáp trường chỉ tả. NGÔ THÙ DU là vị thuốc ôn trung để trừ hàn, giúp đánh vào gốc. NGŨ VỊ TỬ sáp trường chỉ tả, liễm khí âm lại. Hai vị này phụ giúp hai vị quân thân để tăng tác dụng. Ngô thù du có đặc điểm rất cay nóng nên khi đùng dùng phá cố chỉ và nhục đậu khấu phải trần qua nước sôi đế làm dịu bớt tính tân tán (vẫn bảo toàn được tính vị không bị ảnh hưởng); vì trường hợp này dương khí đã hư nên nếu dùng thuốc quá cay tán dễ làm hao tổn thêm. Hoặc trong một số trường hợp tẩm ngô thù du với nước hoàng liên cũng giúp giảm bớt tính tân tán. Ngũ vị tử nên tẩm rượu để tăng cường tác dụng chặn giữ, vì tả đang hạ xuống rồi mà rượu lại có tác dụng thăng kết hợp với tính cổ sáp của ngũ vị tử sẽ cho hiệu quả nhanh hơn.

Khi làm hoàn phối hợp với nước sắc SINH KHƯƠNG ĐẠI TÁO để trộn bột làm hoàn giúp tăng tác dụng điều hòa trung tiêu, mục đích để giữ khí trung tiêu. Bài này tác dụng rất tốt, tuy nhiên quy trình bào chế làm hoàn khá phức tạp nên đòi hỏi cần phải nắm thật vững khí vị của các vị thuốc. Gần như 04 vị trong bài đều phải sao tẩm bào chế mới có thế dùng mà không thể dùng trực tiếp ngay được, ứng dụng trong các trường hợp ỉa chảy cấp hoặc mạn, viêm đại tràng mạn tính, viêm ruột mạn tính, lao ruột.

==>> Xem thêm: Tang Phiêu Tiêu Tán – Điều bổ tâm thận, cố tinh chi di (di tinh, di niệu)

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here