Rối loạn stress sau sang chấn: Cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Rối loạn sttress sau sang chấn

Tác giả: TS. Tô Thanh Phương

Bài viết Rối loạn stress sau sang chấn: Cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, điều trị được trích trong sách Rối loạn lo âu của Nhà xuất bản Y học.

1. Khái niệm

Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) được thể hiện ở sự gia tăng căng thẳng và lo lắng sau khi bệnh nhân tiếp xúc với một sự kiện chấn thương tâm lý. Sự kiện chấn thương tâm lý được giải thích là bệnh nhân là nạn nhân hoặc họ đã phải chứng kiến một tai nạn hoặc một tội ác khủng khiếp nào đó (giết người), các vụ đánh đập, bị hành hung, tra tấn hay bị bắt cóc, là nạn nhân của một thảm họa tự nhiên… được chẩn đoán là mắc bệnh hiểm nghèo, bị lạm dụng tình dục.

Họ thấy sợ hãi và bất lực với các chấn thương tâm lý này, họ luôn hồi tưởng lại sự kiện đau buồn này và cố gắng để né tránh nó. Sự kiện này có thể sẽ lại xuất hiện trong những giấc mơ và suy nghĩ của bệnh nhân lúc thức (hồi tưởng).

Các yếu tố stress là đủ mạnh để gây đau khổ cho hầu như tất cả mọi người. Họ có thể tái hiện các sự kiện đau buồn trong những giấc mơ của họ và suy nghĩ hàng ngày của họ. Họ được cho là sẽ tránh bất cứ điều gì có thể gợi lại các ký ức đau buồn của stress cùng với một tình trạng tăng cảnh giác. Các triệu chứng khác kèm theo là trầm cảm, lo âu và những khó khăn về nhận thức như kém tập trung, trí nhớ giảm… là rất phổ biến.

Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) được hiểu là các rối loạn phát sinh sau chấn thương tâm lý khoảng từ vài tuần đến vài tháng, tối đa là 6 tháng. Bệnh có thể tiến triển thuận lợi (khỏi bệnh) hoặc dao động (tái phật, tăng hoặc giảm bệnh). Ở một số bệnh nhân, bệnh có thể kéo dài nhiều năm và để lại biến đổi nhân cách rõ rệt,

2. Dịch tễ học

Tỷ lệ của PTSD trọng cuộc đời là khoảng 8% dân số nói chung, tỷ lệ ở nữ là 10% và ở nam là 4%, Các nghiên cứu điều ứa trên cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam cho thấy 30% nam có đầy đủ triệu chứng của PTSD và thêm 22,5% có một số triệu chứng của PTSD. Trong số các cựu chiến binh Mỹ của cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan thì 13% được chẩn đoán là PTSD.

Mặc dù rối loạn stress sau chấn thương có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, nó phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Trong tiền sử, chấn thương của nam giới thường là kinh nghiệm chiến đấu, còn chấn thương của phụ nữ thì phổ biến nhất là bị tấn công hay hiếp dám. Rối loạn này rất hay xảy ra ở những người độc thân, ly dị, góa bụa, hoặc mức độ kinh tế xã hội thấp; tuy nhiên, rối loạn này có thể xảy ra với bất cứ ai.

Phản ứng của con người đối với stress là khác nhau số người rối loạn tâm thần xuất hiện đột ngột sau stress là rất lớn. Có bệnh nhân có rất nhiều triệu chứng, nhưng ngược lại cố những bệnh nhân chỉ có một số triệu chứng mà thôi.

Khoảng 2/3 số bệnh nhân PTSD bị một rối loạn tâm thần khác phối hợp. Hay gặp nhất là bệnh trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực và rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

Tỷ lệ có ám ảnh sợ và rối loạn hoảng sợ kết hợp ở nam giới bị rối loạn stress sau chấn thương không cao, tuy nhiên ở bệnh nhân nữ, tỷ lệ hai bệnh này cao gấp 3 – 4 lần bình thường. Ngoài ra, ở bệnh nhân PTSD còn hay lạm dụng rượu và ma túy.

3. Bệnh sinh

Bệnh sinh của rối loạn stress sau sang chấn rất phức tạp, chúng ta xem xét một số giả thiết sau.

3.1. Yếu tố stress

Theo định nghĩa, một tác nhân gây stress là yếu tố gây bệnh chính trong sự phát triển của PTSD; tuy nhiên, không phải ai khi trải qua stress cũng phát triển các rối loạn. Các chấn thương tâm lý một mình chúng không đủ để gây ra rối loạn! Các bác sĩ cũng phải xem xét các yếu tố sinh học và các sự kiện đã xảy ra trước và sau khi bị chấn thương tâm lý. Ý nghĩa chủ quan của stress với một người cũng rất quan trọng. Ví dụ, những người sống sót của một thảm họa có thể có cảm giác tội lỗi (sống sót tội lỗi) khiến cho các triệu chứng của PTSD trầm trọng thêm.

3.2. Yếu tố nguy cơ

Ngay cả khi phải đối mặt với chấn thương tâm lý mạnh, hầu hết mọi người không có triệu chứng PTSD. Khoảng 60% nam giới và 50% nữ giới có vài sự kiện chấn thương tâm lý trong cuộc đời, tuy nhiên, tỷ lệ của PTSD trong suốt cuộc đời chỉ khoảng 8%. Tương tự như vậy, các sự kiện chấn thương tâm lý không phải là thảm họa cho hầu hết mọi người, lại có thể gây ra PTSD. ở một số người. Nhiều bằng chứng cho thấy có một mối liên quan giữa cường độ chấn thương và khả năng xuất hiện các triệu chứng.

3.3. Yếu tố nhận thức – hành vi

Các mô hình nhận thức – hành vi của PTSD nhấn mạnh hai giai đoạn phát triển của nó. Đầu tiên, các chấn thương (các kích thích không điều kiện) đã tạo ra một phản ứng sợ hãi, thông qua phần xạ có điều kiện, được liên kết với một kích thích có điều kiện, thứ hai, thông qua học tập, các kích thích có điều kiện gợi ra những phản ứng sợ hãi độc lập với kích thích không điều kiện ban đầu. Sau đó, người bệnh tìm cách né tránh cả các kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.

3.4. Hệ thống giao cảm

Khi có stress cấp, sẽ làm tăng bài tiết các hormon khác nhau (cathecolamin Và cortisol) dẫn đến sự đáp ứng của các cơ quan trong cơ thể. Khi rối loạn stress sau chấn thương phát triển cơ thể bệnh nhân bị mất điều hòa do sự tác tác động mạnh mẽ và lặp lại nhiều lần của stress, các rối loạn thần kinh thực vật trở thành mạn tính. Các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật do stress gây ra là huyết áp giạo động, mạch nhanh, nhịp thở nhanh, nổi gai ốc trên dạ.

Triệu chứng tăng cảnh giác được điều hòa bởi norepinephrin. Trong bệnh PTSD, norepinephrin và epinephrin đều được tăng tiết. Nồng độ của chúng trong nước tiểu và trong huyết thanh đều tăng cao, vì thế, nó làm tăng các triệu chứng cảnh giác. Các thuốc ức chế hệ thống adrenergic như propranolon, clonidin có tác dụng điều trị bệnh PTSD.

3.5. Hệ thống opioid

Bất thường trong hệ thống opioid được xây dựng trên bằng chứng là nồng độ endorphin trong huyết tương của bệnh nhân PTSD rất thấp. Một bằng chứng nữa là các cựu chiến binh Mỹ dùng naloxon  và nalmefen (revex) là các chất đối kháng thụ cảm thể opioid, đã làm giám các triệu chứng của PTSD.

3.6. Hệ thống serotonin

Serotonin đóng vai trò quan họng trong bệnh sinh của bệnh rối loạn stress sau chấn thương. Ở những bệnh nhân mắc bệnh này nồng độ serotonin trong một số vùng của não bệnh nhân giảm thấp. Nồng độ serotonin có trong huyết thanh của bệnh nhân cũng giảm thấp. Điều này làm cho hệ thống serotonin bị mất điều hòa. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (thuốc chống trầm cảm SSRI) có hiệu quả điều trị cao khi dùng điều trị bệnh PTSD.

3.7. Trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận

Có một số yếu tố chứng minh rối loạn chức năng của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA). Các nghiên cứu đã chứng minh có cortisol tự do trong huyết tương và trong nước tiểu ở bệnh nhân PTSD. Mật độ thụ cảm thể glucocorticoid tăng hơn được tìm thấy trên các tế bào lympho. Tăng hoạt tính cortisol chỉ thấy ở những người phát triển PTSD sau khi bị stress và không thấy ở người không phát triển PTSD. Nhìn chung, tăng hoạt động của trục HPA khác với các hoạt động thần kinh – nội tiết thường thấy trong quá căng thẳng và trầm cảm.

Gần đây, vai trò của vùng hippocampus trong PTSD đã nhận được nhiều sự quan tâm, mặc dù vẫn đề này vẫn còn gây tranh cãi. Các nghiên cứu trên cựu chiến binh bị PTSD đã cho thấy có sự giảm nhẹ khối lượng vùng đồi thị của não. Thay đổi cấu trúc trong hạch hạnh nhân (một khu vực của não liên quan với nỗi sợ hãi) cũng đã được chứng minh.

3.8. Nghiên cứu hình ảnh

Một số nghiên cứu hình ảnh não của bệnh nhân PTSD về cấu trúc và chức năng cho thấy bệnh nhân có giảm hoạt động ở vùng limbic và vỏ não. Vùng trí nhớ, cảm xúc, vùng thị giác là các vùng não bị mất chức năng.

Giảm chức năng vùng trí nhớ liên quan đến giảm kích thước hồi hải mã thấy rõ trên phim cộng hưởng từ (phim MRI). Khi có âm thanh gợi lại các chấn thương tâm lý, người ta nghiên cứu được bệnh nhân có sự giảm lưu lượng máu tại các vùng trước trán, hồi hải mã, vùng phối hợp thị giác.

Khi nhìn thấy hình ảnh về chiến tranh, ở bệnh nhân PTSD có sự tăng lưu lượng máu tới vùng hạnh nhân, nhưng lại giảm lưu lượng máu ở vùng Broca. Khi điều trị bệnh PTSD có kết quả tốt, các hiện tượng trên cũng giảm và mất đi.

4. Triệu chứng

Các bệnh nhân với PTSD có 3 nhóm triệu chứng sau:

– Các triệu chứng xâm nhập sau chấn thương.

– Tránh các kích thích liên quan đến chấn thương.

– Tăng các triệu chứng kích thích.

Hồi tưởng, người bệnh cảm nhận và hành động giống như các chấn thương đang tái diễn. Nó được xem là một triệu chứng xâm nhập cổ điển. Các triệu chứng xâm nhập khác bao gồm có những ký ức, kỷ niệm đau buồn hay những phản ứng căng thẳng khi tiếp xúc với các kích thích được liên kết với các chấn thương. Một cá nhân phải thể hiện ít nhất một triệu chứng xâm nhập để đáp ứng các tiêu chí cho PTSD. Rối loạn có thể là đặc biệt nghiêm trọng nếu stress xảy ra do yếu tố con người như tra tấn và cưỡng hiếp. Các tình huống chấn thương tâm lý có thể được tái diễn theo các cách khác nhau. Chủ yếu là người bệnh lại tìm kiếm và sưu tập lại các sự kiện chấn thương; hiếm hơn, bệnh nhân có các trạng thái rối loạn phân ly kéo dài từ vài giây đến vài ngày. Trong đó, các sự kiện chấn thương tâm lý được sống lại và hành vi của bệnh nhân giống nhừ tại thời điểm xảy ra chấn thương tâm lý, hoặc khi gặp biểu tượng gợi lại chấn thương tâm lý thì phản ứng tâm lý của bệnh nhân thường là rất mạnh mẽ.

Các triệu chứng né tránh các kích thích liên quan đến chấn thương của PTSD bao gồm: các cố gắng để tránh các suy nghĩ hoặc các hoạt động liên quan đến chấn thương, giảm khả năng ghi nhớ các sự kiện liên quan đến chấn thương, cảm giác bị bỏ rơi hoặc giải thể thực tà và một cảm giác không có tương lai. Bệnh nhân phản ứng lại các chấn thương tâm lý này bằng các biểu hiện như: hoảng sợ mãnh liệt, họ sợ mất giúp đỡ hoặc bằng các kích động, hỗn loạn. Dần dần họ tìm cách xa lánh các tình huống gợi lại chấn thương tâm lý. Bệnh nhân có thể có các tình trạng chết lặng, tăng các triệu chứng báo hiệu, cảnh giác. Bệnh nhân xa lánh các sự kiện chấn thương, tránh suy nghĩ hoặc thảo luận về chấn thương. Họ có cảm giác xa cách với người thân, bạn bè. Các năng lực cảm xúc của họ giảm sút rõ rệt. Họ luôn có cảm giác thiếu hụt, sợ hãi, luôn sợ khó kết hôn, không có con, không có cuộc sống gia đình bình thường.

Các triệu chứng của tăng kích thích bao gồm có mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, khó chịu, tăng cảnh giác hơn và hay giật mình. Bệnh nhân khó ngủ hoặc khó vào giấc ngủ, họ cáu gắt quá mức, họ luôn kêu rằng mình khó tập trung, đôi lúc họ nhớ lại miễn cưỡng hoàn cảnh chấn, thương tâm lý, nhiều người có cơn ác mộng xuất hiện dai dẳng. Vì thế, nhiều người dễ sa vào nghiện rượu và ma túy để tìm cách lãng quên Sự kiện chấn thương tâm lý.

Nếu các triệu chứng của PTSD kéo dài dưới 3 tháng được gọi là cấp tính còn khi kéo dài trên 3 tháng thì gọi là mãn tính. Nếu khởi phát của bệnh trong phạm vi 3-6 tháng sau khi có stress thì gọi là khởi phát muộn.

5. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt theo DSM5

5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán

A. Người bệnh có hoặc bị đe dọa cái chết, các vết thương nghiêm trọng, bị cưỡng hiêp với cả 1 hoặc hơn các đặc điểm sau:

(1) Trực tiếp trải qua các chấn thương tâm lý nghiêm trọng.

(2) Chứng kiến các sự kiện chấn thương tâm lý xảy ra với người khác.

(3) Học được các sự kiện chấn thương tâm lý từ các thành viên trong gia đình, từ bạn bè.

(4) Trải nghiệm lặp đi lặp lại các sự kiện chấn thương tâm lý.

B. Các sự kiện chấn thương tâm lý được tái trải nghiệm bền vững ở một (hoặc nhiều hơn) trong các cách sau:

(1) Tái diễn mãnh liệt gợi lại những sự kiện khó chịu, bao gồm cả sự tưởng tượng, ý nghĩ hoặc tri giác (cần lưu ý ở trẻ em có sự diễn lại cảnh sang chấn đó xảy ra hoặc các khía cạnh sang chấn được tái hiện).

(2) Tái diễn những giấc mơ khó chịu về chấn thương.

(3) Hoạt động hoặc cảm giác như là sự kiện chấn thương tâm lý tái diễn (bao gồm: cảm giác sống lại các kinh nghiệm về chấn thương, ảo tưởng, ảo giác và các giai đoạn phân ly phản hồi ngược).

Ghi chú: ở trẻ em có sự tái diễn lại các cảnh sang chấn biệt định.

(4) Lo lắng mãnh liệt, biểu hiện bên trong hay bên ngoài khi có biểu tượng hoặc dấu vết về sự kiện chấn thương tâm lý.

(5) Phản ứng tâm lý với các biểu hiện bên trong hoặc bên ngoài biểu tượng của chấn thương tâm lý.

C. Sự xa lánh bền vững các kích thích gợi lại chấn thương tâm lý, xuất hiện ngay sau chấn thương với một hoặc cả 2 các dấu hiệu sau:

(1) Cố gắng tránh các suy nghĩ hoặc nhớ lại các chấn thương tâm lý.

(2) Cố gắng tránh các sự vật, hình ảnh bên ngoài gợi lại chấn thương tâm lý.

D. Giảm khả năng nhận thức và cảm xúc, bắt đầu sau khi có chấn thương hoặc xấu đi sau khi có chấn thương, có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau:

(1) Mất khả năng nhớ lại các biểu hiện quan trọng của chấn thương mà các chấn thương đó không phải hậu quả của chấn thương sọ não, rượu và ma túy.

(2) Luôn tự kết tội bản thân mình.

(3) Giảm nhận thức bền vững về nguyên nhân và hậu quả của chấn thương tâm lý Luôn tự quở trách mình.

(4) Luôn có các cảm xúc tiêu cực (sợ hãi, sợ mất danh dự, xấu hổ, nổi cáu).

(5) Có sự giảm sút rõ ràng các sở thích hoặc các hoạt động đã có từ trước.

(6) Cảm giác tan rã hoặc xa lánh người khác.

(7) Mất khả năng biểu lộ cảm xúc tích cực (hạnh phúc, vui sướng, yêu thích, thỏa mãn).

E. Các triệu, chứng tăng báo động bền vững (không có biểu hiện trước.khi chấn thương), có 2 hoặc nhiều hơn các biểu hiện sau:

(1) Cáu gắt hoặc bùng nổ tức giận.

(2) Liều lĩnh hoặc tự làm hại bản thân.

(3) Tăng sự cảnh giác.

(4) Đáp ứng bằng sự hoảng hốt quá mức.

(5) Khó tập trung chú ý.

(6) Rối loạn giấc ngủ (khó bắt đầu và khó giữ giấc ngủ).

F. Thời gian kéo dài các rối loạn B, C, D là hơn 1 tháng.

G. Rối loạn là nguyên nhân gây ra biểu hiện lâm sàng rõ rệt hoặc tổn thương hồng các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác.

H. Rối loạn không phải là hậu quả của lạm dụng chất hoặc do một bệnh cơ thể khác gây ra

Được biệt định nếu:

– Cấp tính: nếu thời gian của các triệu chứng ngắn hơn 3 tháng sau strees.

– Mạn tính: nếu thời gian của các triệu chứng dài hơn 3 tháng sau strees.

– Có khởi phát muộn: jaeu cao|n§u chitagleu^t hiện 3-6 tháng sau stress.

5.2. Chẩn đoán phân biệt

– Trong rối loạn điều chỉnh, căng thẳng tâm lý có thể gặp ở bất cứ mức độ nào (nhẹ, vừa, nặng); ngược lại, trong rối loạn stress sau sang chấn thì stress là rất mạnh (nghĩa là đe dọa tính mạng).

– Triệu chứng xa lánh, chết lặng và tăng sự báo động xuất hiện trước khi có stress không đáp ứng ở tiêu chuẩn chẩn đoán của PTSD thì khi đó cần đặt chẩn đoán khác.

– Nếu triệu chứng đáp ứng quá mức với stress, đủ tiêu chuẩn cho rối loạn tâm thần khác như loạn thần ngắn, rối loạn trầm cảm chủ yếu, khi đó các chẩn đoán này sẽ thay thế cho chẩn đoán PTSD.

– Phản ứng stress cấp được phân biệt với rối loạn stress sau sang chấn do các triệu chứng trong phản ứng stress cấp xảy ra trong vòng 4 tuần sau sang chấn tâm lý và hết trong vòng 4 tuần đó. Khi các triệu chứng bền vững hơn 1 tháng và đủ tiêu chuẩn cho PTSD thì chẩn đoán sẽ được đổi từ phản ứng stress cấp thành rối loạn stress sau sang chấn.

– Rối loạn ám ảnh cưỡng bức cũng xuất hiện các ý nghĩ áp đặt nhưng không có chấn thương tâm lý.

– Hoang tưởng, ảo giác có thể xảy ra trong bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc có loạn thần, sảng, loạn thần do rượu, do ma túy, do chấn thương sọ não, cần phân biệt với phản ứng phản hồi trong rối loạn stress sau sang chấn.

– Giả vờ ốm gặp trong các tình huống liên quan đến trả công bằng tiền, kiếm lợi nói chung hoặc các cá nhân tìm cách đóng kịch trước pháp luật.

6. Tiến triển và tiên lượng

Rối loạn stress sau sang chấn có thể kéo dài từ vài tháng đến hơn 30 năm. Nếu không điều trị, 30% số bệnh nhân khỏi hoàn toàn, 40% có các triệu chứng mức độ nhẹ và 20% có các triệu chứng mức độ vừa; 10% có các triệu chứng mức độ nặng. Sau 1 năm, tỷ lệ tự khỏi là 50%.

Tiên lượng tốt khi bệnh khởi phát nhanh chóng các triệu chứng, thời gian ngắn của các triệu chứng (dưới 6 tháng), chức năng trước khi-bị bệnh tốt, hỗ trợ xã hội mạnh mẽ và không có các rối loạn tâm thần, bệnh cơ thể,, lạm dụng chất hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Nói chung, trẻ em và người già có khó khăn hơn khi đối phó với sự kiện chấn thương so với người ở độ tuổi trung niên. Ví dụ, khoảng 80% số trẻ em bị bỏng sẽ có triệu chứng của PTSD sau 1 hoặc 2 năm; trong khi đó, tỷ lệ này ở người lớn chỉ là 30%. Có lẽ, trẻ em chưa có cơ chế đối phó đủ tốt đối với những lời trêu chọc, lăng mạ gây tổn thương về thể chất và tình cảm. Tương tự như vậy, những người lớn tuổi có thể có cơ chế đổi phó cứng nhắc hơn người trẻ và ít có đủ linh hoạt để đối phó với chấn thương tâm lý.

Rối loạn stress sau sang chấn, nếu có kèm theo với các rối loạn khác thì thường là nặng hơn, mạn tính hơn và có thể khó điều trị hơn. Sự sẵn sàng giúp đỡ của xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển, mức độ nghiêm trọng và thời gian của PTSD. Nói chung, những bệnh nhân có sự hỗ trợ xã hội tốt sẽ ít có những rối loạn nghiêm trọng và có nhiều khả năng phục hồi nhanh hơn.

7. Điều trị

7.1. Điều trị bằng thuốc

Nhiều loại thuốc khác nhau đã được sử dụng để điều trị bệnh PTSD.

7.1.1. Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)

Ngày nay, SSRI được sử dụng rộng rãi trong điều trị PTSD. Các triệu chứng được cải thiện rõ rệt nhất là tăng báo động và “chết lặng”.

Hiệu quả điều trị tối đa của thuốc xuất hiện sau 2 tuần điều trị. Tuy nhiên, như đã nói ở phần tiến triển, bệnh PTSD cần được điều trị lâu dài (từ 6 -18 tháng). Có trường hợp bệnh mạn tính phải điều trị trong nhiều năm.

Thuốc SSRI có ưu điểm là dung nạp tốt, hiệu quả cao, chỉ cần uống một lần mỗi ngày. Vì thế, thuốc SSRI được coi là sự lựa chọn số 1 trong điều trị bệnh PTSD.

Liều lượng cụ thể thường dùng của từng thuốc như sau:

– Sertralin 50 – 200mg/ngày.

Fluvoxamin 100 – 150mg/ngày.

Paroxetin 20-40mg/ngày.

Fluoxetin 20-40mg/ngày.

7.1.2. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Trước đây người ta hay sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng để điều trị bệnh PTSD. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có hiệu quả điều trị tốt trên 70% số bệnh nhân. Kết quả điều trị không liên quan đến bệnh cơ thể, trầm cảm hay cơn tấn công hoảng sợ phối hợp trên cùng một bệnh nhân. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng cải thiện các triệu chứng hành vi cưỡng bức, làm giảm nhẹ tình trạng mất ngủ và giảm lo âu cho bệnh nhân.

Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường dùng là clomipramin liều 50 – 100mg/ngày, amitriptylin liều 100 – 150mg/ngày. Sau 4 tuần điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, bệnh nhân giậm trầm cảm và lo âu, ngủ tốt, giảm ác mộng; nhưng các triệu chứng xa lánh không thuyên giảm. Sau 8 tuần điều trị, các triệu chứng xa lánh mới thuyên giảm rõ rệt.

7.1.3 Thuốc ức chế adrenergic

Điều trị bệnh nhân PTSD bằng propranolol liều 120 – 160mg/ngày trong 6 tháng cho kết quả tốt, bệnh nhân thuyên giảm nhiều.

Sử dụng clonidin liều 0,2 – 0,4mg/ngày trong 6 tháng cũng cho kết quả tương tự như propranolol.

Kết quả điều trị cho thấy, vai trò của noradrenalin trong việc gây ra và duy trì triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật trong bệnh PTSD. Bệnh nhân sẽ được cải thiện tốt hơn nếu phối hợp giữa clonidin và thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

7.2. Liệu pháp tâm lý

Các kỹ thuật khác nhau của liệu pháp nhận thức và hành vi đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh PTSD.

Người bị chấn thương tâm lý thường phát triển ám ảnh sợ và lo âu liên quan đến tình huống gợi lại chấn thương tâm lý. Khi có lo âu, ám ảnh hoặc xa lánh phối hợp với PTSD, mức độ bộc lộ cảm xúc là rất mạnh mẽ.

Kỹ thuật này áp dụng cho bệnh nhân có lo âu, ám; ảnh bền vững, hoặc lo âu, ám ảnh tăng lên khi có kích thích, nhằm tạo thói quen cho bệnh nhân, giảm; tặc động của các kích thích. Các kỹ thuật được sử dụng bao gồm kỹ thuật tưởng tượng và tiếp xúc với các tình huống có trong thực tế cuộc sống. Dần dần bệnh nhân sẽ có sự dung nạp với các kích thích gây ra triệu chứng lo âu.

Kỹ thuật thư giãn cũng có kết quả làm giảm các căng thẳng vận động ở bệnh nhân PTSD. Kỹ thuật này là sự luyện tập co và giãn các nhóm cơ khắc nhau để tạo ra một đáp ứng thư giãn. Đáp ứng thư giãn rất có ý nghĩa đối với các triệu chứng thần kinh thực vật và các triệu chứng cơ thể, lo âu và mất ngủ.

Kỹ thuật nhận thức và dừng suy nghĩ đi đôi với tưởng tượng về chấn thương tâm lý dùng điều trị các hoạt động tâm thận không mong muốn trong PTSD.

Cả liệu pháp hành vi và liệu pháp nhận thức đều chỉ cho kết quả rõ ràng khi kiên trì điều trị 6 tháng. Khi kết hợp cả hai kỹ thuật này trên cùng bệnh nhân thì hiệu quả không tăng lên. Liệu pháp nhận thức và hành vi không làm bệnh giảm hoàn toàn. Nói chung liệu pháp nhận thức và hành vi phải được tiến hành trong một năm mới cho hiệu quả tối đa. Người ta có thể kết hợp với điều trị bằng thuốc để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân PTSD.

8. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình

– Bệnh PTSD là do chấn thương tâm lý mạnh gây ra, bệnh này có thể điều trị ổn định bằng thuốc và các liệu pháp tâm Ịý.

– Chấn thương tâm lý tuy không còn tồn tại nhưng vẫn gây ra các hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho bệnh nhân như lo âu, ám ảnh, xa lánh, cảm giác chết lặng.

–  Việc xa lánh các sự kiện, tình huống chấn thương tâm lý không làm cho cuộc sống của bệnh nhân dễ chịu hơn mà ngược lại chúng làm cho bệnh nhân mất các chức năng xã hội, sống khép kín.

– Không nên sưu tầm bừa bãi các sự kiện có thể gợi lại chấn thương tâm lý.

– Khuyến khích bệnh nhân uống thuốc điều trị lâu dài theo đơn thuốc của bác sĩ. Khuyên bệnh nhân nên đi khám bệnh định kỳ theo hẹn.

– Khuyến khích bệnh nhân tham gia các khóa điều trị bằng tâm lý như liệu pháp nhận thức và hành vi, liệu pháp thư giãn.

– Tập luyện thể dục, thể thao như đi bộ, bơi lội, cầu lông cũng mang lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân. Bệnh nhân nên thường xuyên tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, điều này sẽ giúp họ có điều kiện hòa nhập trở lại với xã hội.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here